SKKN Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4 - Trường tiểu học Thành Kim

SKKN Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4 - Trường tiểu học Thành Kim

 Từ sau cách mạng tháng Tám, với sự ra đời của một nước Việt Nam độc lập, tiếng Việt đã chiếm giữ một vị trí xứng đáng của mình là ngôn ngữ chính thống của dân tộc. Là một giáo viên Tiểu học, tôi luôn mong muốn học sinh của mình nhận thức sâu sắc vế sự giàu đẹp của tiếng Việt và các em phải có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc tiếng Việt trong nhà tường thông qua các hoạt động giáo dục. Cụ thể là tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra biện pháp dạy - học tốt nhất để giúp học sinh nói và viết đúng chính tả tiếng Việt.

 Mặt khác, trong chương trình cấp Tiểu học, môn Tiếng Việt có một vai trò hết sức quan trọng và chiếm thời lượng tương đối nhiều, trong đó phân môn chính tả với thời lượng 1 tiết/ tuần. Phân môn này có nhiệm vụ hình thành và phát triển kĩ năng viết và kĩ năng nói cho học sinh.

 Để giúp học sinh viết đúng chính tả, các chuyên gia giáo dục đã rất coi trọng việc xây dựng chương trình, nội dung sách giáo khoa và các biện pháp hình thức dạy học theo hướng đổi mới là lấy người học là trung tâm. Song, vấn đề chính tả luôn là vấn đề khá phức tạp do ảnh hưởng phát âm của từng vùng, miền, do thói quen của người lớn trong gia đình phát âm theo tiếng địa phương dẫn đến học sinh cũng nói sai theo và dẫn đến viết cũng sai lỗi chính tả theo quy định.

 

doc 27 trang thuychi01 17112
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4 - Trường tiểu học Thành Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ 
CHO HỌC SINH LỚP 4 - TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH KIM
Người thực hiện: Lê Thị Luyến
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Kim, 
 Thạch Thành, Thanh Hóa
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
THANH HÓA, NĂM 2016
	MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Mở đầu
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
3. Giải pháp
7
3.1. Thống kê các bài tập chính tả cần thay thế
7
3.2. Xây dựng hệ thống bài tập thay thế cho những bài tập chính tả lựa chọn và cung cấp, mở rộng các quy tắc chính tả
8
3.3. Giáo viên đọc mẫu chính xác và rèn đọc đúng cho học sinh.
12
3.4. Trang bị sổ tay chính tả cho học sinh
12
3.5. Chấm chữa bài thường xuyên, cẩn thận.
13
3.6. Giúp học sinh thực hành nói đúng chính tả qua giao tiếp
13
3.7. Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động trò chơi
14
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
14
III. Kết luận, kiến nghị
15
1. Kết luận
15
2. Kiến nghị
16
Tài liệu tham khảo
18
 Phụ lục
19- 24
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 Từ sau cách mạng tháng Tám, với sự ra đời của một nước Việt Nam độc lập, tiếng Việt đã chiếm giữ một vị trí xứng đáng của mình là ngôn ngữ chính thống của dân tộc. Là một giáo viên Tiểu học, tôi luôn mong muốn học sinh của mình nhận thức sâu sắc vế sự giàu đẹp của tiếng Việt và các em phải có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc tiếng Việt trong nhà tường thông qua các hoạt động giáo dục. Cụ thể là tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra biện pháp dạy - học tốt nhất để giúp học sinh nói và viết đúng chính tả tiếng Việt.
 Mặt khác, trong chương trình cấp Tiểu học, môn Tiếng Việt có một vai trò hết sức quan trọng và chiếm thời lượng tương đối nhiều, trong đó phân môn chính tả với thời lượng 1 tiết/ tuần. Phân môn này có nhiệm vụ hình thành và phát triển kĩ năng viết và kĩ năng nói cho học sinh.
 Để giúp học sinh viết đúng chính tả, các chuyên gia giáo dục đã rất coi trọng việc xây dựng chương trình, nội dung sách giáo khoa và các biện pháp hình thức dạy học theo hướng đổi mới là lấy người học là trung tâm. Song, vấn đề chính tả luôn là vấn đề khá phức tạp do ảnh hưởng phát âm của từng vùng, miền, do thói quen của người lớn trong gia đình phát âm theo tiếng địa phương dẫn đến học sinh cũng nói sai theo và dẫn đến viết cũng sai lỗi chính tả theo quy định.
 Từ ngày 05 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông – cấp Tiểu học, trong đó có hướng dẫn chung chương trình các môn học ở Tiểu học bằng tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng. Phân môn chính tả phần bài tập được xây dựng hai loại bài: Bài tập bắt buộc và bài tập lựa chọn. Điều này giúp gợi ý cho giáo viên cách chọn bài tập phù hợp với đối tượng học sinh. Do đó giáo viên có thể căn cứ vào lỗi chính tả của học sinh do ảnh hưởng phát âm của địa phương mình để lựa chọn các bài tập chữa lỗi chính tả cho phù hợp hoặc giáo viên có thể tự soạn một bài tập chữa lỗi khác mà học sinh thường sai khi viết, khi nói. 
 Thạch Thành là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hoá với địa hình tương đối phức tạp, dân di cư ở các huyện khác như Thiệu Hoá, Hoàng Hoá khá đông với hai dân tộc chủ yếu là Mường và Kinh. Cũng giống như nhiều địa phương khác trên đất nước ta, vấn đề phương ngữ cũng đang là đề tài nóng cho giáo viên trực tiếp đứng lớp cũng như các nhà quản lí giáo dục. Để soạn được một bài chữa lỗi chính tả thay thế cho sát với đối tương học sinh của mình không phải giáo viên nào cũng có thể làm được.
 Song, trên thực tế lại chưa có một hệ thống bài tập cụ thể nào ở địa phương bàn sâu và cung cấp các dạng bài tập cụ thể cho giáo viên trực tiếp giảng dạy phân môn chính tả.
 Là giáo viên trẻ có nhiều năm được giao chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 4, tôi đã luôn trăn trở: “Làm thế nào để khắc phục lỗi chính tả phương ngữ cho học sinh lớp 4?”. Sau nhiều năm nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp tôi đã tiến hành xây dựng hệ thống bài tập thay thế cho các bài tập chính tả lựa chọn cho phân môn chính tả lớp 4. Vì những lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Thành Kim huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa ”. Rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp quản lí giáo dục!
2. Mục đích nghiên cứu:
 Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để thể hiện tư duy. Vì thế mà Tiếng Việt không chỉ là phương tiện nhận thức, tư duy, giao tiếp giữa mọi người trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày mà nó còn là một công cụ để học tập, nghiên cứu,Đối với học sinh Tiểu học cũng vây, Tiếng Việt giúp các em vui chơi, học tập và giao tiếp. Ngược lại, trong môi trường học tập các em lại được học những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt một cách thành thạo, đúng quy chuẩn. Điều này góp phần giúp các em nói đúng, viết đúng và sử dụng đúng Tiếng Việt trong mỗi văn cảnh cụ thể. Mà khi các em đã biết sử dụng đúng ngữ pháp Tiếng Việt thì các em mới cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt. Trong phạm vi đề tài này, tôi muốn xây dựng được một hệ thống các bài tập chính tả thay thế cho các bài tập chính tả lựa chọn trong chương trình Tiếng Việt lớp 4. Điều này chắc chắn sẽ giúp học sinh lớp 4 trên địa bàn huyện Thạch Thành nắm vững hơn các quy tắc chính tả, khắc phục được một số lỗi do thói quen của địa phương.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đề tài này sẽ nghiên cứu về một số lỗi chính tả phổ biến của học sinh do cách phát âm địa phương và lỗi chính tả do chưa nắm được quy tắc chính tả của học sinh lớp 4 trên địa bàn huyện Thạch Thành. Từ đó xây dựng hệ thống bài tập thay thế cho các bài tập lựa chọn trong phân môn chính tả lớp 4 phù hợp.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Các nhà ngôn ngữ cho rằng: Thuật ngữ chữ viết chỉ chung hệ thống kí hiệu dùng để ghi ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu thì chữ viết là hệ thống kí hiệu của kí hiệu. 
 Tuy nhiên không thể đồng nhất ngôn ngữ và chữ viết. Người ta có thể không biết chữ nhưng vẫn có ngôn ngữ như thường. Về mặt lịch sử, ngôn ngữ xuất hiện cùng với xã hội loài người, nhưng tới giai đoạn cao của xã hội loài người mới có chữ viết. Chữ viết là hệ thống kí hiệu ghi lại ngôn ngữ. Hiện nay chữ viết tiếng Việt bao gồm 29 chữ cái và được viết theo một kích thước nhất định với những dáng chữ khác nhau ( chữ thẳng, chữ nghiêng, chữ có nét thanh đậm,). Trong nhà trường, chữ viết tiếng Việt là một phương tiện đẻ giao tiếp giữa thầy và thầy, thầy và trò, trò và trò. Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh trong nhà trường là rất cần thiết. Đặc biệt đối với bậc Tiểu học, chữ viết là một trong những công cụ dạy học của giáo viên. Bên cạnh việc dạy cho học sinh viết đẹp thì yêu cầu dạy cho học sinh viết đúng rất quan trọng. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải nắm được những nguyên tắc chính tả Tiếng Việt sau:
 + Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực: Nghĩa là nội dung giảng dạy về chính tả phải sát với phương ngữ.
 + Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức. Trong nhà trường, giáo viên cần sử dụng và khai thác tối đa phương pháp có ý thức. Muốn vậy, giáo viên cần phải được trang bị những kiến thức về ngữ âm học, về từ vựng – ngữ nghĩa học liên quan đến chính tả.
 + Nguyên tắc phối hợp giữa biện pháp tích cực với biện pháp tiêu cực 9 xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai). Đối với học sinh Tiểu học có ba loại lỗi cơ bản sau: 
Lỗi chính tả do không nắm được trình tự.
Lỗi chính tả do không nắm được cấu trúc Tiếng Việt. 
Lỗi chính tả do viết theo lỗi phát âm địa phương.
 Việc dạy cho học sinh viết đúng chính tả, đặc biệt là dạy cho các em nắm vững nguyên tắc chính tả để thay cho cách viết theo phương ngữ lại càng khó. Trong khi đó chính tả tiếng Việt lại đang còn một số hạn chế như: 
 - Để ghi một âm lại dùng nhiều con chữ khác nhau. Ví dụ: Ghi âm /k/ dùng 3 con chữ (c, k, q),..
 - Chữ viết còn chưa tốt do những qui định tuỳ tiện. Ví dụ: cách viết “i”, “y”,..
 - Nhiều vần còn chưa hợp lí: nhiều khi cùng một vần nhưng lại viết bằng những cách khác nhau. Ví dụ: ia/iê, ua/uô, ưa/uô,
 Từ xa xưa, dân tộc ta đã có truyền thống quý trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và đề cao cái hay cái đẹp trong lời ăn tiếng nói. Những phẩm chất cao đẹp trong lời ăn tiếng nói được đánh giá như những tiêu chuẩn thẩm mĩ, đồng thời như là giá trị đạo đức con người. Do đó mà việc bảo về tiếng nói, chữ viết của dân tộc đã trở thành tư tưởng có tính chất chính thống. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là phải có tình cảm yêu quý, có thái độ trân trọng đối với tiếng nói và chữ viết của dân tộc. Muốn vậy thì chúng ta phải nói và viết tiếng Việt một cách chính xác, hơn nữa phải đạt hiệu quả giao tiếp cao. Mà sử dụng tiếng Việt trong sáng là sử dụng theo các chuẩn mực của tiếng Việt, trong đó chuẩn mực quan trọng là: Chuẩn mực về chính tả.
 Thế nhưng, học sinh Tiểu học có đặc điểm là nhanh nhớ nhưng cũng rất nhanh quên, nếu giáo viên không nhắc, không chú ý sửa sai thường xuyên thì các em sẽ quên ngay. Bên cạnh đó, khi rời trường về nhà các em lại tiếp xúc với những người thân, người xung quanh, thì những lỗi do phát âm lại hình thành.Vì vậy mà đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên quan tâm đến học sinh, phải biết lựa chọn các bài tập chính tả chữa lỗi phù hợp với địa phương để giúp
học sinh viết đúng chính tả theo tiếng nói phổ thông của cả nước. Điều này cũng
sẽ giúp các em - những chủ nhân tương lai của đất nước góp phần giữ gìn sự 
trong sáng của tiếng Việt.
 Mặt khác, xuất phát từ cơ sở tâm lí học, việc dạy học các bài tập chính tả cho học sinh còn cần phải sử dụng những phương pháp dạy học thích hợp nhằm khêu gợi và kích thích sự chú ý, tích cực hoá hoạt động tư duy của học sinh, giúp các em thấy được tầm quan trọng về ý nghĩa thực tiễn của việc viết đúng chính tả trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Từ đó, các em sẽ thực hiện tốt các yêu cầu của kĩ năng chính tả và tự giác rèn luyện để ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Trong chương trình phân môn chính tả hiện nay của bậc học tiểu học, tuy phần bài tập chính tả, đã được các Nhà nghiên cứu Giáo dục có xây dựng chương trình theo hướng mở để giáo viên có thể vận dụng linh hoạt vào thực trạng học sinh của địa phương mà soạn những bài tập thay thế phù hợp. Song trên thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các giáo viên vẫn dạy theo chương trình đã được biên soạn sẵn như trong sách giáo khoa, mà chưa dành thời gian nghiên cứu, tìm tòi để xây dựng hệ thống bài tập thay thế. Như vậy, việc xây dựng chương trình theo hướng mở sẽ không hề có hiệu quả. Học sinh viết sai chính tả do phương ngữ, do chưa nắm vững quy tắc chính tả thì vẫn sai, các bài tập trong chương trình thì không mang lại hiệu quả gì cho học sinh. Bởi vì, trên địa bàn Thạch Thành học sinh không hoặc có chăng cũng rất hạn hữu mắc các lỗi chính tả như: có âm đầu l/n; có vần uôn/uông; ât/âc; an/ang, Mà lỗi chính tả cơ bản của các em thường mắc do cách phát âm địa phương là các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã, các tiếng có nguyên âm đôi,.. hay những lỗi phổ biến do các em không nắm được quy tắc chính tả như: r/ d /gi, s/x, ch/tr, c/q, g/gh, ng/ngh hay cách viết hoa tên riêng, tên tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, do các cụm từ biểu thị như: Bộ giáo dục, Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ ngoại giao, Bộ trưởng bộ Ngoại giao, Trường Đại học Hồng Đức, Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, phân môn Luyện từ và câu (tuần 7) có dành 2 bài/2 tiết cung cấp cho học sinh: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Sang tuần 8 có 1 bài/1tiết cung cấp cho học sinh kiến thức: Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài. Song theo tôi với thời lượng như vậy là quá ít, không đủ để học sinh với năng lực hoàn thành có thể nắm bắt được.
 Mặt khác, mục đích của việc dạy chính tả là hình thành cho học sinh kĩ năng viết thông thạo tiếng Việt theo các chuẩn chính tả. tức là giáo viên phải rèn cho học sinh viết chính tả một cách tự động hoá, khi viết các em không cần phải trực tiếp nhớ đến các quy tắc chính tả, không cần đến sự tham gia của lí trí.
 Là một giáo viên, nhiều năm liền trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4, tôi nắm rất kĩ những vướng mắc của học sinh khi viết sai chính tả. Cụ thể, đầu năm học 2014 – 2015 có những bài chính tả viết sai lỗi như sau:
(Bài viết của em: Trịnh Hồng Thêm - Lớp 4A trường TH Thành Kim)
(Bài viết của em: Hoàng Thị Ngọc - Lớp 4A trường TH Thành Kim)
 Từ thực trạng trên, để giúp các em tránh được các lỗi phương ngữ, lỗi do chưa nắm vững quy tắc viết chính tả tiếng Việt, tôi đã mạnh dạn xây dựng hệ thống các bài tập chính tả thay thế cho phần bài tập lựa chọn trong phân môn chính tả lớp 4. Tôi tin rằng, với hệ thống bài tập này sẽ phần nào giúp các em nói và viết sẽ không mắc lỗi chính tả, sẽ dùng từ, đặt câu, hành văn trong sáng góp phần để học tốt môn Tiếng Việt cũng như những môn học khác. đồng thời góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
 Để nắm được chính xác, cụ thể những lỗi chính tả mà học sinh trường tôi thường mắc phải, tôi đã tiến hành làm một bài khảo sát với học sinh khối lớp 4, năm học 2014- 2015 như sau:
Tổng số học sinh tham gia khảo sát: 78 em 
Nội dung khảo sát gồm 2 bài tập chính tả sau:
Thời gian khảo sát: Tháng 10 năm 2014
Thời gian: 15 phút/ bài
Bài 1:
a, Điền vào chỗ trống l hoặc n để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
 Điên điển, oại cây hoang dã, thân mềm mà dẻo, á nhỏ i ti, mọc từng chòm từng vạt ớn trên đồng ruộng đồng bằng sông Cửu Long. Từ An Giang, Đồng Tháp dài xuống Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau, ruộng đồng ào cũng có.
 Theo Mai Văn Tạo
b, Điền vào chỗ trống vần an hoặc ang để hoàn chỉnh đoạn văn:
 Chuyến ô tô h... sơn màu v... đ lê ì ạch trên bờ đê dưới những bụi tre già. Bụi đường và ánh nắng bốc lên đỏ xuộm. Trong l... bụi, mờ mờ thấy những h... cơm, quán nước.
 Theo Tô Hoài
c, Điền tiếng có vần ât hoặc âc để tạo từ ngữ đúng:
  ngủ	 đèn  đống  vả
 lật   chội quả  thang
d, Điền vào chỗ trống vần ut hoặc uc để hoàn chỉnh đoạn thơ:
 Tiếng nhạc v... lên cao
 Bé lắc người theo nhịp
 Tr... ngoài vườn xào xạc
 Nước trong hồ xôn xao.
	Hoàng Trang
Bài 2:
a, Điền vào chỗ trống r, d hay gi để hoàn chỉnh truyện sau:
 Hai chú bé đang ủ ỉ trò chuyện:
 - Mẹ cậu là cô áo mà cậu chẳng biết viết một òng chữ nào!
 - Thế sao cha cậu là bác sĩ ăng mà em cậu lại không có cái nào?
 Theo Trần Mạnh Thường
b, Đặt thanh hỏi hoặc thanh ngã trên các chữ in đậm để hoàn chỉnh đoạn thơ:
 Thấy anh mơ sách học
 Em lâm châm đến bên
 Anh dạy em chư nhé
 Chư A này bé ơi.
	Nguyễn Thị Hồng Ngát
c, Trong các từ ngữ sau, từ ngữ nào viết sai chính tả? Em hãy viết lại cho đúng.
 Sạch sẽ, xanh sao, sang sông, sáng xủa, ngôi xao, sôi gấc, cặp xách, sương đêm, xửa chữa, xức khoẻ.
d, Điền vào chỗ trống ch hay tr:
 Nền ời rực hồng. Từng đàn én ao lượn, bay ra phía biển. Những con tàu sơn ắng đậu san sát, tung bay cờ đủ màu sắc, ông úng như những toà lâu đài nổi ẩn hiện ong gió ban mai.
Kết quả khảo sát như sau:
Bài 1:
Lỗi/ HS
l/n
an/ang
ât/âc
ut/uc
Ghi chú
78 em
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2
2,6%
3
3,84%
1
1,3%
2
2,6%
Bài 2:
Lỗi/ HS
r/d/gi
thanh hỏi/ thanh ngã
s/x
ch/tr
Ghi chú
78 em
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
41
52,6%
52
66,7%
58
74,4%
59
75,6%
 Nhìn vào bảng kết quả khảo sát trên, tôi nhận thấy học sinh khối lớp 4 trường Tiểu học Thành Kim không viết sai cặp phụ âm l/n nhiều ( cá biệt có 2 học sinh mắc lỗi là do các em nói ngọng). Các cặp vần an/ang, ât/âc, ut/uc sô học sinh viết sai cũng rất ít, nguyên nhân là những học sinh này không suy nghĩ kĩ khi làm bài. Nên đến khi giáo viên hỏi các em lại biết đưa ra đáp án đúng.
 Ngược lại, số lượng học sinh viết sai các cặp phụ âm: r/d/gi, thanh hỏi /thanh ngã, s/x, ch/tr còn sai rất nhiều. Mặc dù trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt, phần bài tập chính tả cũng có hệ thống bài tập tương đối phong phú giúp học sinh được thực hành để nắm chắc cách viết các phụ âm này. Tuy nhiên, đa số học sinh ở mức độ hoàn thành cũng chưa nắm được các luật chính tả này. Ngoài ra trong quá trình giảng day, tôi còn thống kê thêm một số lỗi chính tả học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thành Kim thường nhầm lẫn như: ng/ngh, g/gh, oc/ooc, iu/uyu.
3. Giải pháp: 
3.1. Thống kê các bài tập chính tả lựa chọn cần thay thế:
 Sau khi có kết quả khảo sát, tôi tiến hành nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa hiện hành một cách tỉ mỉ, chi tiết. Đặc biệt là nghiên cứu hệ thống bài tập lựa chọn của phân môn chính tả. Tôi nhận thấy trong chương trình, các nhà viết sách đã có rất nhiều bài tập được xây dựng theo hướng mở để giúp giáo viên có thế soạn bằng các bài tập thay thế phù hợp với địa phương. Trong đó những bài tập chưa phù hợp với đối tượng học sinh trường Tiểu học Thành
Kim. Cụ thể gồm các bài ở một số tuần học sau: 
STT
Bài/ tuần
Nội dung bài tập lựa chọn
Nội dung thay thế
1
Tuần 1
phân biệt l/n, an/ang
phân biệt thanh hỏi/ thanh ngã
2
Tuần 9
phân biệt l/n,uôn/uông 
phân biệt ch/tr
3
Tuần 14
phân biệt ât/âc
phân biệt r/d/gi
4
Tuần 16
phân biệt ât/âc
phân biệt r/d/gi
5
Tuần 17
phân biệt l/n, ât/âc
phân biệt s/x
6
Tuần 22
phân biệt l/n, ut/uc
phân biệt s/x, ch/tr, iu/uyu
7
Tuần 26
phân biệt l/n, in/inh
phân biệt ng/ngh, g/gh, oc/ooc
 3.2. Xây dựng hệ thống bài tập thay thế cho những bài tập chính tả lựa chọn và cung cấp, mở rộngcác quy tắc chính tả:
(Hệ thống bài tập và quy tắc chính tả này tôi đã biên soạn và hướng dẫn cho các giáo viên trong khối 4 cùng thực hiện ).
*Tuần 1: Bài tập thay thế là:
Bài tập: Em hãy điền thanh hỏi hoặc thanh ngã trên các chữ in đậm để hoàn chỉnh truyện sau:
 Có một người nôi tiếng bun xin. Một hôm, anh ta có khách.Gà, vịt, ngan, ngông thì đầy sân, nhưng chu thì luôn miệng than là chăng có gì đai khách. Đến trưa, vẫn chăng thấy động tinh gì dưới bếp, người khách nói: “ Thôi bác giết quách ngựa cua tôi đi. Ta làm bưa chen, mấy khi mình gặp nhau”.Chu nhà ngạc nhiên: “ Thế lúc về thì bác đi bằng gì?” Khách than nhiên: “ Bác cho tôi mượn một con ngông to nhất đàn. Tôi cươi ngông về cung được”.
 Theo truyện cười dân gian Việt Nam
*Tuần 9: 
Bài tập: Điền vào chỗ trống tr hoặc ch để hoàn chỉnh đoạn văn:
 a) Tôi yêu những cánh đồng vàng rực ngày mùa, thơm vị mía lùi và ắng xoá sương mù sau Tết. Tôi yêu tiếng uông ùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng iều tà ải màu vàng ên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên iền núi.
 Theo Mai Văn Tạo
 b) ...oáng ngợp bé ...oắt 	 ...uệch choạc
 chập ...oạng tối	choảnh ...ọe mở ...oàng mắt
 c) nông ...ường phù hộ độ ...ì ...ại an dưỡng
 ...ưởng họ ...ọng nhau vì tài phong ...ào
 d) ...én trà ...ảo gang ...õ đồ xôi ...ắp vá
 ...áu nội vắt ...anh bỏ vỏ ...è bưởi ...ớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
 Sau bài tập này tôi lại củng cố, mở rộng thêm cho học sinh về quy tắc chính tả tr/ch như sau:
+ Chữ tr không đứng trước các tiếng có âm đệm ( oa, oă, oe, uê, oo, eng, en). Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn ch để viết, không chọn tr.
Ví dụ 1: 
- choa đèn, chóa lòa, sáng chóa, vỡ choang, choàng dậy, choáng ngợp, chếnh choáng, chăn choắt, choảnh chọe, bảnh chọe, vàng chóe, 
- chòong khoan, đục chòong, nện chòong,...
- cheng cheng, chập cheng, cá chẻng, chẹn cổ, chẹn đường, ăn chẹn,...
- chuệch choạng, ... 
+ Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầu tr. Do đó n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_khac_phuc_loi_chinh_ta_cho_hoc_sinh_lo.doc