SKKN Kinh nghiệm giảng dạy trò chơi "chạy tiếp sức ném bóng vào rổ" cho học sinh lớp 4

SKKN Kinh nghiệm giảng dạy trò chơi "chạy tiếp sức ném bóng vào rổ" cho học sinh lớp 4

Giáo dục thể chất nói chung và môn học Thể dục nói riêng là một môn học cơ bản trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm mục tiêu giáo dục con người mới phát triển toàn diện: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Có đủ năng lực, phẩm chất và sức khoẻ. Điển hình trong phong trào tập luyện thể dục thể thao Bác Hồ đã từng nói: “Tự tôi ngày nào cũng tập”. Câu nói của Bác đã trở thành biểu trưng cho phong trào tích cực, tự giác tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ. Thế hệ trẻ hôm nay ngoài trí tuệ còn phải có sức khoẻ: “Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây môn học Thể dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn, được đầu tư về trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Các em được tập luyện thể dục thể thao ngay từ bậc Tiểu học, Với tinh thần “Học mà vui - vui mà học”. Các em đã hăng hái tập luyện thể dục thể thao trong các giờ chính khoá, cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đem lại hiệu quả đáng kể trong việc nâng cao sức khoẻ, phát triển tâm sinh lý cho học sinh, như cha ông ta đã từng đúc kết: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người”.

Từ xưa đến nay, con người đã biết tập luyện thể dục thể thao đê nâng cao sức khỏe và giúp con người ý thức hơn về cái đẹp, cái đáng quý của bản thân mình. Đó là vẻ đẹp của sức mạnh, vẻ đẹp của một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng, tạo niền tin, động lực cho chúng ta bước vào cuộc sống đầy ý nghĩa và tương lai mới ở phía trước.

Môn thể dục là một trong những bộ phận của nền giáo dục, có ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo dục khác, có vị trí hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh có đầy đủ khả năng, sức khỏe để tham gia vào cuộc sống sản xuất và bảo vệ tổ quốc. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi trọng mục tiêu phát triển con người toàn diện, khảng định tầm quan trọng “ Phát triển giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy sự nghiệp: Công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực".

Với nhiệm vụ chính là nâng cao sức khỏe cho học sinh, môn thể dục ở Tiểu học đã góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giáo dục, là cấp học nền móng đặc biệt quan trọng để các em học lên ở các cấp học cao hơn, cũng như việc phát hiện và bồi dưỡng bước đầu các nhân tài thể thao cho đất nước.

 

doc 18 trang thuychi01 10993
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giảng dạy trò chơi "chạy tiếp sức ném bóng vào rổ" cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: 
KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY TRÒ CHƠI "CHẠY TIẾP SỨC NÉM BÓNG VÀO RỔ" CHO HỌC SINH LỚP 4
Người thực hiện: Lê Thanh Tuấn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Hưng
SKKN thuộc môn: Thể dục
THẠCH THÀNH, NĂM 2016
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI 
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
CHO HỌC SINH THPT, QUA BÀI:
" MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU-TIẾT 3-ĐỊA LÍ 11"
Người thực hiện: Lê Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN (môn): Địa lí
THANH HOÁ NĂM 2016
TT
MỤC LỤC
Trang
I
Mở đầu
1
1
Lí do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
2
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2
Thực trạng việc giảng dạy trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ” cho học sinh lớp 4
4
2.1
Thực trạng chung của nhà trường
4
2.2
Thực trạng giảng dạy trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ” cho học sinh lớp 4
5
3
Các giải pháp thực hiện
6
3.1
Giải pháp 1
6
3.2
Giải pháp 2
11
3.3
Giải pháp 3
12
3.4
Giải pháp 4
12
3.5
Giải pháp 5
13
4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
14
III
Kết luận, kiến nghị
14
1
Kết luận
14
2
Kiến nghị
15
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục thể chất nói chung và môn học Thể dục nói riêng là một môn học cơ bản trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm mục tiêu giáo dục con người mới phát triển toàn diện: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Có đủ năng lực, phẩm chất và sức khoẻ. Điển hình trong phong trào tập luyện thể dục thể thao Bác Hồ đã từng nói: “Tự tôi ngày nào cũng tập”. Câu nói của Bác đã trở thành biểu trưng cho phong trào tích cực, tự giác tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ. Thế hệ trẻ hôm nay ngoài trí tuệ còn phải có sức khoẻ: “Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây môn học Thể dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn, được đầu tư về trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Các em được tập luyện thể dục thể thao ngay từ bậc Tiểu học, Với tinh thần “Học mà vui - vui mà học”. Các em đã hăng hái tập luyện thể dục thể thao trong các giờ chính khoá, cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đem lại hiệu quả đáng kể trong việc nâng cao sức khoẻ, phát triển tâm sinh lý cho học sinh, như cha ông ta đã từng đúc kết: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người”. 
Từ xưa đến nay, con người đã biết tập luyện thể dục thể thao đê nâng cao sức khỏe và giúp con người ý thức hơn về cái đẹp, cái đáng quý của bản thân mình. Đó là vẻ đẹp của sức mạnh, vẻ đẹp của một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng, tạo niền tin, động lực cho chúng ta bước vào cuộc sống đầy ý nghĩa và tương lai mới ở phía trước.
Môn thể dục là một trong những bộ phận của nền giáo dục, có ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo dục khác, có vị trí hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh có đầy đủ khả năng, sức khỏe để tham gia vào cuộc sống sản xuất và bảo vệ tổ quốc. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi trọng mục tiêu phát triển con người toàn diện, khảng định tầm quan trọng “ Phát triển giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy sự nghiệp: Công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực".
Với nhiệm vụ chính là nâng cao sức khỏe cho học sinh, môn thể dục ở Tiểu học đã góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giáo dục, là cấp học nền móng đặc biệt quan trọng để các em học lên ở các cấp học cao hơn, cũng như việc phát hiện và bồi dưỡng bước đầu các nhân tài thể thao cho đất nước.
Trước tình hình thực tế của trường tiểu học Thành Hưng, khi nói đến giờ Thể dục thì tất cả các em đều rất thích học, tích cực tập luyện. Chính vì vậy mà các em tiếp thu nhanh và thực hiện tốt các nội dung, yêu cầu tập luyện. Song bên cạnh đó trong một lớp học vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh do điều kiện sống của các em hay sự phát triển tâm lí còn chậm, chưa phù hợp với kiến thức, nội dung bài học hay tác phong chậm chạp, chưa nhạy bén, ý thức tự tin trong học tập môn thể dục còn hạn chế dẫn đến tiếp thu bài học còn thụ động khi thực hiện các trò chơi trong chương trình không đúng theo yêu cầu. Do đó trò chơi không mang tính hấp dẫn, lôi cuốn, đúng luật chơi. 
Trong chương trình giảng dạy môn Thể dục lớp 4, nội dung giảng dạy trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ” là nội dung đòi hỏi sự phối hợp khéo léo, kĩ năng định hướng của học sinh. Đây là một trò chơi hay, bổ ích, thu hút được sự tập trung chú ý và có tác dụng tốt đến sức khoẻ cũng như kỹ năng phối hợp vận động của các em. Qua trò chơi này rèn luyện cho các em tinh thần đoàn kết, nâng cao khả năng phối hợp với nhau... Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy thực tế khi học sinh tham gia trò chơi tôi thấy một số em kĩ năng ném rổ còn hạn chế, sau khi chạy tư thế ném rổ vội vàng, chưa tĩnh tại, đặc biệt là các em nữ, nên chán nản, chưa ham thích chơi. Nguyên nhân do các em chưa có kỹ năng điều khiển được bóng, cảm giác bóng và định hướng không gian chưa tốt, ngoài ra một số em tay và cổ tay còn yếu nên không gập được cổ tay khi ném bóng. Chính vì vậy tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và có một số biện pháp khắc phục tình trạng trên, làm cho các em tiếp thu nhanh, thực hiện đúng kỹ thuật động tác và đạt hiệu quả ném rổ cao qua sáng kiến “ Kinh nghiệm giảng dạy trò chơi chạy tiếp sức ném bóng vào rổ”. Với các biện pháp và giải pháp tổ chức giảng dạy cụ thể tôi đã giúp các em tham gia tốt, chủ động, linh hoạt và tích cực hơn khi chơi trò chơi "Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ".
2. Mục đích nghiên cứu:
Qua thực tế giảng dạy môn thể dục ở Tiểu học tôi thấy học sinh rất yêu thích môn học này, khi đến giờ thể dục các em rất hồ hởi, phấn khởi. Chính vì vậy, khi giảng dạy tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ, sử dụng các biện pháp, phương pháp phù hợp để làm sao các em tiếp thu tốt được bài, thực hiện tốt nội dung tập luyện, qua đó nâng cao hiệu quả giảng dạy và hứng thú tập luyện của học sinh. Cụ thể qua sáng kiến tôi muốn nâng cao khả năng phối hợp đồng đội, sức nhanh và kĩ năng ném rổ chính xác cho học sinh. Giúp các em tham gia trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ” một cách chủ động, nhanh nhen, linh hoạt và đạt hiệu quả giáo dục cao hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4A. Trường Tiểu học Thành Hưng.
- Nội dung nghiên cứu: Phương pháp giảng dạy trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ”.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tham khảo tài liệu: Sách giáo viên thể dục lớp 4, tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học, chuẩn kiến thức kĩ năng...
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu kết quả thực hiện trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ” của học sinh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp sử dụng lời nói: phổ biến cách chơi, luật chơi, giảng giải, hướng dẫn.
- Phương pháp trực quan:
+ Trực tiếp: Giáo viên làm mẫu động tác.
+ Gián tiếp: Cho xem tranh ảnh kĩ thuật.
- Phương pháp rèn luyện sức nhanh: Phát triển sức nhanh.
- Phương pháp tập luyện: Hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động và phát triển các tố chất vận động.
- Phương pháp trò chơi, thi đấu: Tổ chức chơi phân thắng thua, thưởng phạt để phát huy tối đa các tố chất vận động và kĩ năng, kĩ xảo của học sinh.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như ta đã biết, sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh là một quá trình diễn ra dưới các tác động giáo dục và dạy học, được tổ chức và thực hiện ở trong nhà trường, gia đình và xã hội. Lứa tuổi học sinh tiểu học là một giai đoạn cụ thể tham gia vào quá trình xã hội hoá cá nhân với tư cách là một thành viên của xã hội. Trong đó hoạt động vui chơi là một nhu cầu không thể thiếu được đối với các em. Bởi nó cần thiết cho sự phát triển tâm lý, thể lực, nhân cách trẻ em. Tổ chức cho học sinh tiểu học tham gia vào các trò chơi có mục đích, có kế hoạch giữ vai trò to lớn trong thực hiện mục tiêu giáo dục của bậc học nói chung, mục tiêu phát triển nhân cách nói riêng. Ngày nay, trong công tác giáo dục nhân cách học sinh tiểu học trò chơi đã được đưa vào vận dụng trên phương diện là nội dung, là phương pháp dạy học. Trò chơi là phương tiện đồng thời cũng là con đường để trẻ lĩnh hội tri thức, khám phá thế giới xung quanh. Qua trò chơi, trẻ khám phá được bản thân, mối quan hệ với bố mẹ, bạn bè và thế giới xung quanh mình. Trong các trò chơi, hầu hết các em đều có bạn chơi, có thể là một hay nhiều bạn chơi, điều này sẽ giúp trẻ phát huy được tính tương tác xã hội, đồng thời cũng giúp cho trẻ trở nên độc lập hơn, có khả năng giải quyết vấn đề, phát huy tính tập trung và trí tưởng tượng. Các nhà khoa học đã kết luận rằng: “di truyền chỉ có thể quyết định các tiềm năng, nhưng chính môi trường và sự nuôi dưỡng mới có những tác động quan trọng đến trí thông minh của trẻ”.
Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học các em rất hiếu động, yêu thích vận động, các hoạt động vui chơi, trò chơi, đặc biệt luôn hứng thú với những bài tập, những trò chơi có dụng cụ. Thông qua trò chơi giúp cho các em bồi dưỡng tính sáng tạo, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, tạo không khí vui vẻ để học tập và rèn luyện.
Học sinh tiểu học có khuynh hướng ghi nhớ được những kiến thức do cha mẹ, thầy cô chỉ bảo, nhưng chưa có khả năng phân tích, tự giác. Tuy nhiên học sinh Tiểu học bước đầu đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng của sự vật, biết phân biệt sắc thái của các chi tiết, các phần kỹ thuật để đi đến tổng hợp, nhưng đang còn giản đơn và chưa tinh tế. Việc ghi nhớ và hình thành các kĩ năng, kĩ xảo vận động đang phát triển, giáo viên khi lên lớp cần chú ý tới phương pháp sư phạm để khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của học sinh, giúp các em nắm được nội dung bài học, đặc biệt là các kĩ thuật động tác thực hành. Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến về tâm, sinh lí, tư duy. Hành động của các em chuyển dần từ thụ động, giản đơn sang trạng thái tương đối chủ động và linh hoạt hơn. Lứa tuổi này bước đầu các em đã có khả năng phân tích và tổng hợp đơn giản, biết tự điều chỉnh những hoạt động của bản thân nhưng ở mức độ không cao. Học sinh có ý thức và khả năng tự quản tương đối tốt, biết phối hợp và giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện, nhưng còn kém linh hoạt với những thay đổi trong sinh hoạt, tập luyện. Vì vậy các em thường bị động, kém tự tin hoặc phản ứng chậm. Mọi sự vận động thể dục thể thao còn ở mức độ nhẹ nhàng, mang tính chất khái niệm, mục đích nhằm rèn luyện sức khoẻ cho học sinh được đặt lên hàng đầu. 
Để tiếp thu được những kiến thức, kĩ năng, các em rất thích được tham gia vào quá trình tìm tòi, sáng tạo. Quá trình hưng phấn thường chiếm ưu thế, vì vậy các em rất hiếu động. Các em thường ham chơi, ưa hoạt động, thích bắt chước và cố gắng làm theo đúng động tác. Ở lớp 4, học sinh đã có thể thực hiện được một số kĩ năng vận động cơ bản ở mức khá thành thạo, có khả năng phối hợp vận động tương đối tốt, mức độ phức tạp của động tác kĩ thuật và biên độ hoạt động của các động tác được các em thể hiện ở mức cao hơn hẳn so với các lớp dưới. Tuy nhiên những kĩ năng đó còn ở mức độ thập, mang nặng tính tự nhiên và chưa bền vững.
2. Thực trạng việc giảng dạy trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ” cho học sinh lớp 4.
2.1. Thực trạng chung của nhà trường:
- Thành Hưng là một xã thuộc vùng trung du của huyện Thạch Thành, có bề dày lịch sử về phát triển giáo dục. Trong đó trường Tiểu học Thành Hưng là một trong những những trường dẫn đầu về thành tích học tập cũng như các hoạt động khác.
- Nhà trường có sân tập thể thao, nhà tập thể dục, phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập, tập luyện môn thể dục của học sinh. 
* Thuận lợi:
- Lãnh đạo địa phương, các đoàn thể trong xã, phụ huynh học sinh và nhân dân luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi phong trào hoạt động trong nhà trường.
- Nhà trường có cảnh quan xanh, sạch, đẹp, thuận lợi cho việc tập luyện và vui chơi của học sinh.
- Giáo viên có đủ năng lực, trình độ vững vàng để giảng dạy bộ môn thể dục. Luôn nhiệt tình, tận tuỵ với công việc, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tập luyện.
- Hầu hết các em học sinh ngoan ngoãn, nhanh nhẹn, tiếp thu nhanh các kỹ năng vận động, yêu thích hoạt động đặc biệt là các trò chơi vân động. 
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia dự giờ đồng nghiệp ở trường bạn, cũng như tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ môn thể dục.
* Khó khăn:
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy môn thể dục là rất cần thiết nhưng nhà trường vẫn còn thiếu nhiều. Trong đó sân bãi chưa đúng quy cách, thiếu diện tích, đặc biệt dụng cụ cho việc tập luyện môn học còn thiếu như bóng rổ, bảng rổ được cấp lâu ngày đã hư hỏng nặng, đệm bật xa, cầu, một số dụng cụ cho trò chơi (vợt tâng cầu, vòng, vật đích của trò chơi tung vòng vào đích...)
2.2. Thực trạng giảng dạy trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ” cho học sinh lớp 4:
Trong phân bổ nội dung của một tiết thể dục ở Tiểu học, với khung thời gian 35 phút, khi đến nội dung trò chơi rất ít thời gian để giáo viên có thể cho học sinh tập thử động tác trước khi vào chơi thử và chơi chính thức trò chơi. Trong khi đó, trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ” là một trò chơi khó, có sử dụng các dụng cụ là bóng, bảng rổ. Yêu cầu học sinh phải biết cách phối hợp với nhau và sự chính xác khi ném rổ. Chính vì vậy, việc tập trước động tác ném bóng vào bảng rổ và cách phối hợp với nhau khi tham gia chơi cho học sinh là rất cần thiết. Nếu giáo viên chỉ hướng dẫn cách chơi, luật chơi thì chưa đủ để các em có thể tham gia được vào trò chơi một cách chủ động, tích cực nên khi thực hiện chơi các em rất khó khăn và ném rổ độ chính xác chưa cao.
- Theo sách giáo viên lớp 4, hướng dẫn cách chơi trò chơi chạy tiếp sức ném bóng vào rổ, thì phần quy định phân thắng thua như sau: Trong thời gian quy định hàng nào xong trước và có số lần ném vào rổ nhiều hơn, hàng đó thắng. Như vậy xảy ra 2 tình huống:
+ Tình huống 1: Đội ném xong trước và có số lần ném vào rổ nhiều hơn, có thể nói là đội thắng (có thể phân thắng thua được).
+ Tình huống 2: Đội ném xong trước nhưng lại có số lần ném bóng vào rổ ít hơn, còn đội xong sau lại có số lần ném bóng vào rổ nhiều hơn. Như vậy không phân định được thắng thua.
Qua 2 tình huống trên ta thấy quy định phân thắng thua như vậy là chưa hợp lí, nếu rơi vào tình huống 1 thì không sao, nhưng rơi vào tình huống 2 thì không phân định được thắng thua, như vậy là chưa đảm bảo tiến trình trò chơi. Trò chơi này không giống như trò chơi “Ném bóng trúng đích” phân định thắng thua bằng số lần ném bóng trúng đích, mà còn phụ thuộc vào sự phối hợp đồng đội, sức nhanh khi chạy tiếp sức.
- Ngoài quy định phân thắng thua chưa hợp lí trên, trong quá trình giảng dạy trò chơi "Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ" tôi thấy các em rất vội vàng khi ném bóng vào rổ, động tác thiếu tự tin, định hình động tác ném rổ phù hợp với hình thể cá nhân chưa rõ ràng. Vì vậy hiệu quả ném rổ độ chính xác chưa cao, số lần bóng vào rổ còn hạn chế, đặc biệt với các em nữ, các em có thể hình thấp hoặc một số em còn nhút nhát, thiếu chủ động trong tập luyện.
- Kết quả khảo sát ở lớp 4A và 4B: Số lượng học sinh ném bóng trúng đích chưa cao, còn nhiều em ném chưa trúng đích, sự phối hợp đồng đội khi tham gia trò chơi còn hạn chế.
Kết quả
Tổng số học sinh
Ném bóng
Phối hợp đồng đội
Ghi chú
Vào rổ
Chưa vào rổ
Tốt
Chưa tốt
4A
4B
4A
4B
4A
4B
4A
4B
4A
4B
Số lượng
33
31
21
20
12
11
23
23
10
8
Tỷ lệ %
100
100
64
64,5
36
35,5
70
74
30
26
Từ thực trạng trên để công tác giảng dạy của giáo viên và học tập, cũng như tập luyện của học sinh đạt hiệu quả cao tôi đã mạnh dạn cải tiến về phương pháp, cách thức tiến hành giảng dạy cũng như tổ chức hướng dẫn trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ” cho học sinh lớp 4. Giúp các em nắm được các kĩ thuật và nâng cao kết quả thực hiện động tác ném bóng vào rổ, đồng thời phối hợp tốt với nhau khi tham gia trò chơi, qua đó nâng cao hiệu quả tập luyện.
3. Các giải pháp thực hiện
3.1. Giải pháp 1: Luyện tập các động tác kĩ thuật chuẩn bị ném rổ và ném bóng vào rổ trước khi tổ chức trò chơi.
Khi giảng dạy trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ” cho học sinh tôi thấy các em chưa định hình được động tác ném bóng vào rổ, động tác của các em thực hiện vội vàng, tư thế chưa ngay ngắn. Chính vì vậy mà hiệu quả chưa cao. Từ thực tế trên, tôi nghĩ việc đầu tiên phải dạy cho các em đó là kĩ thuật ném bóng vào rổ, giúp các em có định hình bước đầu về trò chơi và nâng cao hiệu quả khi thực hiện ném bóng vào rổ.
* Tập tư thế chuẩn bị và ném bóng vào rổ: 
- Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng rộng bằng vai hoặc đứng chân trước chân sau tùy thuộc vào động tác ném bóng vào rổ. Thân người giữ thẳng, mặt hơi ngửa, mắt hướng về bảng rổ. Tư thế của tay phụ thuộc vào động tác ném bóng, có thể thực hiện bằng một tay hoặc hai tay, cũng có thể ném bóng bằng một tay trên vai hoặc tung bóng cụ thể như sau:
- Động tác ném bóng bằng một tay trên vai: 
+ Tư thế của tay và chân: Tay thuận đỡ bóng, cánh tay vuông góc với thân người, khuỷu tay gần như vuông góc với cánh tay, bàn tay xòe đều hình túi bao quanh bóng, lòng bàn tay hướng về hướng ném. Tay còn lại đỡ nhẹ ở phía bên quả bóng, bóng ở phía trên đâu, trước trán. Đứng chân trước chân sau, chân cùng bên với tay ném bóng ở phía trước.
+ Động tác ném bóng vào rổ:
 Khuỵu gối hạ thấp trọng tâm, thân người hơi ngả về trước. Duỗi khớp gối, vai, khuỷu tay, phối hợp với thân người vươn lên cao, đẩy bóng lên cao, về trước, khi bóng chuẩn bị rời tay thì gập cổ tay, bàn tay vuốt nhẹ theo bóng, tạo lực xoáy xuống cho quả bóng. Học sinh cũng có thể bật nhảy để ném bóng.
Giáo viên làm mẫu, phân tích động tác ném bóng bằng một tay trên vai
 Học sinh thực hiện ném bóng bằng một tay trên vai
- Động tác ném bóng bằng hai tay trước ngực: 
+ Tư thế của tay và chân: Cánh tay tạo với thân người một góc khoảng 600, cẳng tay gấp ở khuỷu, hai bàn tay xòe rộng đỡ ở hai bên phần dưới quả bóng, lòng bàn tay hướng vào nhau, bóng ngang tầm phía trước ngực, hai chân đứng rộng bằng vai hoặc đứng chân trước chân sau.
+ Động tác ném bóng vào rổ:
 Khuỵu gối hạ thấp trọng tâm, vai hơi co, thân người ngả về trước. Duỗi khớp gối, vai, khuỷu tay, phối hợp với thân người vươn lên cao, đẩy bóng lên cao, về trước, khi bóng chuẩn bị rời tay thì gập cổ tay, bàn vuốt nhẹ theo bóng.
Giáo viên làm mẫu, phân tích tác ném bóng bằng hai tay trước ngực
 Học sinh thực hiện động tác ném bóng bằng hai tay trước ngực
- Động tác tung bóng: 
+ Tư thế của tay và chân: Hai tay giữ bóng thấp ngang thắt lưng, hai bàn tay xòe đều đỡ phần bên dưới quả bóng, lòng bàn tay hướng lên trên, hai chân đứng rộng bằng vai hoặc chân trước chân sau.
+ Động tác ném bóng vào rổ: Khuỵu gối hạ thấp trọng tâm, thân thân người hơi ngả về trước, tiếp theo duỗi khớp gối, 2 bàn tay đỡ bóng đưa từ dưới, lên cao, ra trước, khi bóng chuẩn bị rời tay thì bàn tay vuốt nhẹ theo bóng, tạo thành lực xoáy xuống khi bóng bay trên không.
Giáo viên làm mẫu, phân tích động tác tung bóng
Học sinh thực hiện động tác tung bóng vào rổ
* Phương pháp giảng dạy: 
- Giáo viên làm mẫu, kết hợp chỉ dẫn, giảng giải. 
- Học sinh thực hiện, giáo viên quan sát uốn nắn, sửa sai.
* Phương pháp tập luyện: 
- Tập không bóng: 
+ Học sinh đứng theo hàng ngang thực hiện đứng tư thế chuẩn bị, giáo viên kiểm tra uốn nắn.
+ Học sinh thực hiện mô phỏng động tác ném bóng vào rổ (theo 3 cách trên). Tập theo 3 nhịp đếm. 
Nhịp 1: Khuỵu gối hạ thấp trọng tâm, thân thân người hơi ngả về trước.
Nhịp 2: Duỗi khớp gối, vai, khuỷu tay, phối hợp với thân người vươn lên cao.
Nhịp 3: Đẩy bóng lên cao, về trước, khi bóng chuẩn bị rời tay thì gập cổ tay, bàn tay vuốt nhẹ theo bóng.
Tập phối hợp toàn bộ động tác.
Giáo viên quan sát nhắc nhở, sửa sai.
Đội hình:
 x x x x x
x x x x x
Ogv
x x x x x
 x x x x x
- Tập có bóng:
+ Học sinh cầm bóng, đứng tư thế

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_giang_day_tro_choi_chay_tiep_suc_nem_bong_v.doc