SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung bình yếu lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2017
Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, thế kỉ của tri thức, khoa học, công nghệ thông tin. Sự thay đổi của thế giới kéo theo những biến động không nhỏ ở một nước đang phát triển như Việt Nam. Từ 2009 đến nay, việc thay đổi sách giáo khoa về cơ bản đã hoàn tất đến chương trình lớp 12. Vấn đề thi cử, dạy học cũng phải đổi mới để phù hợp với tình hình thực tiễn. Giáo dục là một trong bốn trụ cột của nước nhà. Dạy Văn, học Văn là một trong những chiến lược quan trọng để phát triển con người nên giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình này cũng liên tục phải đổi mới để theo kịp với đà phát triển của xã hội.
Thế nhưng có một mâu thuẫn đáng bàn, từ 2010 đến nay, học sinh hầu như không còn “mặn mà” với môn Văn. Học sinh trường THPT Thạch Thành 3 là một thực tế. Trường THPT Thạch Thành 3 là một trường miền núi nhưng số lượng các em theo học khối C, D chỉ còn một lớp, còn lại là các lớp thuộc ban KHTN và các lớp đại trà. Số HS học được Văn và có tố chất thật sự chỉ đếm trên đầu ngón tay. HS học lệch theo khối đã là chuyện thường thấy ở một trường THPT thuộc vùng 135 này.
Hơn nữa, mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra cấp thiết: Trong tất cả các môn KHXH, môn Ngữ Văn từ 2006 đến nay đã có những thay đổi đáng kể: Ra đề thi theo lối trắc nghiệm, chấm theo dạng Pi sa của nước ngoài; rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thay cho việc kiểm tra tái hiện kiến thức; viết bài văn nghị luận xã hội ; rồi đoạn văn nghị luận xã hội được tích hợp với phần Đọc hiểu văn bản; làm văn cảm thụ văn chương. Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã gửi Công văn số 1656/BGDĐT- KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2014, trong đó có nội dung "Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn" [1]Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan” [2]. Tại công văn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 8 năm 2013 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2013-2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh. Đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội” [1].
I- MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, thế kỉ của tri thức, khoa học, công nghệ thông tin. Sự thay đổi của thế giới kéo theo những biến động không nhỏ ở một nước đang phát triển như Việt Nam. Từ 2009 đến nay, việc thay đổi sách giáo khoa về cơ bản đã hoàn tất đến chương trình lớp 12. Vấn đề thi cử, dạy học cũng phải đổi mới để phù hợp với tình hình thực tiễn. Giáo dục là một trong bốn trụ cột của nước nhà. Dạy Văn, học Văn là một trong những chiến lược quan trọng để phát triển con người nên giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình này cũng liên tục phải đổi mới để theo kịp với đà phát triển của xã hội. Thế nhưng có một mâu thuẫn đáng bàn, từ 2010 đến nay, học sinh hầu như không còn “mặn mà” với môn Văn. Học sinh trường THPT Thạch Thành 3 là một thực tế. Trường THPT Thạch Thành 3 là một trường miền núi nhưng số lượng các em theo học khối C, D chỉ còn một lớp, còn lại là các lớp thuộc ban KHTN và các lớp đại trà. Số HS học được Văn và có tố chất thật sự chỉ đếm trên đầu ngón tay. HS học lệch theo khối đã là chuyện thường thấy ở một trường THPT thuộc vùng 135 này. Hơn nữa, mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra cấp thiết: Trong tất cả các môn KHXH, môn Ngữ Văn từ 2006 đến nay đã có những thay đổi đáng kể: Ra đề thi theo lối trắc nghiệm, chấm theo dạng Pi sa của nước ngoài; rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thay cho việc kiểm tra tái hiện kiến thức; viết bài văn nghị luận xã hội ; rồi đoạn văn nghị luận xã hội được tích hợp với phần Đọc hiểu văn bản; làm văn cảm thụ văn chương... Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã gửi Công văn số 1656/BGDĐT- KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2014, trong đó có nội dung "Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn" [1]Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc... Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan” [2]. Tại công văn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 8 năm 2013 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2013-2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh. Đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội” [1]. Vừa qua, Bộ GDĐT đã tổ chức diễn đàn trao đổi trên báo Giáo dục - Thời đại và tiến hành Hội thảo nhằm đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ Văn theo yêu cầu phát triển năng lực học sinh. Dễn đàn đã khẳng định: “Việc kểm tra phải tuân theo một lộ trình: từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ hẹp đến rộng; ...”[3] Trong đợt tập huấn tháng 9 năm 2016 vừa qua, các chuyên gia cũng chú trọng việc ôn thi THPT Quốc gia năm 2017 và Luyện thi HSG. Đề thi mới có sự thay đổi cả về cấu trúc, nội dung và thời lượng làm bài [4]. Vì vậy, GV phải cập nhật tin tức sớm. Được giao nhiệm vụ dạy Ngữ Văn cho HS lớp 12 là một niềm hạnh phúc, vinh dự song cũng là một thách thức, trải nghiệm; đòi hỏi sự nỗ lực, chuyên tâm, tìm tòi, nghiên cứu của giáo viên nhiều hơn. Đặc biệt, năm học này, theo Quy chế thi THPTQG và xét công nhận Tốt nghiệp THPT (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):Tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; viết tắt là KHTN), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT; viết tắt là KHXH) [5].HS phải tham gia ôn thi 6 môn, có ba môn tích hợp liên môn(KHTN hặc KHXH) trong hai ngày rưỡi khiến HS thi theo môn khối nào cũng cần phải ôn số lượng môn gấp rưỡi so với mọi năm. Bởi vậy, mỗi tuần HS đều phải học ôn kín cả 6 buổi chiều. Thời gian ôn luyện cho các em mỗi môn cũng bị cắt giảm. Ngữ Văn là một trong hai môn then chốt để xét tốt nghiệp cho các em cũng chỉ còn 1 buổi chiều / 1 tuần. HS trường THPT Thạch Thành 3 đa số chủ yếu thuộc vùng 135, gồm 7 xã, có 5 xã là con em dân tộc. HS các lớp đại trà, nhất là lớp cuối của khối, để có ý thức học tập, ôn thi tốt không phải dễ; các em có tâm lí e ngại, chây lười; ngại khó; ngại khổ; không chịu học và làm bài; các em cũng không sợ bị điểm liệt...; GV lại phải làm sao cho HS ôn luyện đạt kết quả tốt nhất trong khoảng thời gian ít nhất. Từ đó, thiết nghĩ rằng, nếu giáo viên giảng dạy các môn thi này không có những biện pháp hướng dẫn ôn tập thích hợp và hiệu quả ngay từ đầu năm học thì các em học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hệ thống kiến thức để ôn thi và cũng có thể, điểm số của môn thi Ngữ Văn sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. Vì những lí do nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung bình yếu lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2017 ". 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Môn Ngữ Văn trong nhà trường có vị trí rất quan trọng. Trước hết, môn Ngữ Văn thuộc nhóm khoa học xã hội. Nó có nhiệm vụ giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Với nhiệm vụ xét Tốt nghiệp, Ngữ Văn là một trong hai môn học chính quyết định đến kết quả học tập 12 năm của người học. - Với học sinh trung bình yếu, giáo viên là người hướng đạo quan trọng, là kim chỉ nam dẫn dắt các em đi đúng hướng. - Tìm được những biện pháp ôn tập thích hợp, giáo viên sẽ giúp các em ôn luyện một cách chủ động, tích cực, tự tin để chuẩn bị bước vào kì thi lớn nhất trong cuộc đời. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết việc ôn thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ Văn cho học sinh trung bình yếu lớp 12 năm học 2016 - 2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Từ vấn đề ôn tập và những công trình nghiên cứu việc ôn tập môn Ngữ Văn cho HS khối 12 chuẩn bị thi Tốt nghiệp, người viết nhận xét, đánh giá và rút ra hướng đi mới cho bản thân. 1.4.2. Phương pháp khảo sát thực tế: - Bắt đầu từ tuần học thứ 30 của trường, chúng tôi đều tiến hành ra đề thi theo hướng mới của cấu trúc đề thi minh họa mà Bộ đã ra; sau đó đánh máy, in trong giấy A3. Chúng tôi tiến hành chấm, chữa bài cẩn thận và đối sánh, cứ ba tuần một lần. Ngoài ra, các tiết học trên lớp, tôi đã thu thập, ra thêm dạng đề mới theo chủ trương: Phần Đọc hiểu và viết đoạn văn Nghị luận xã hội, HS tự rèn đều đặn hàng tuần ở nhà; còn câu 5.0 điểm – Nghị luận văn học, GV trực tiếp sửa trên lớp. Có gì không hiểu, HS sẽ trao đổi cùng GV sau. 1.4.3. Phương pháp thống kê: - Để có thể ôn thi tốt cho HS, chúng tôi tiến hành thống kê, so sánh với kiểu bài các năm. So sánh đối tượng HS TB yếu các năm, chúng tôi tìm rõ nguyên nhân yếu kém. Ví dụ: Năm học 2013 – 2014, ngay từ đầu năm, chúng tôi đã khảo sát học lực môn Văn: TT Họ và Tên Lớp N.Dung yếu kém Nguyên nhân yếu kém Điểm Đ N Điểm HKI Điểm HKII 1 Nguyễn Văn Cường 12A4 Bài viết Kĩ năng 4,0 2 Lê Bá Duẩn 12A4 Bài viết Kĩ năng 4,5 3 Đoàn Hồng Sơn 12A4 Bài viết Kĩ năng 4,0 4 Bùi Văn Trung 12A4 Bài viết Tư tưởng 4,0 5 Trương Văn Dược 12A9 Bài viết Kĩ năng 3,0 6 Bùi Văn Thường 12A9 Bài viết Kĩ năng 4,0 7 Bùi Văn Tuyến 12A9 Bài viết Kĩ năng 4,5 8 Quách Văn Phương 12A9 Bài viết Kĩ năng 3,0 9 Bùi Văn Sĩ 12A9 Bài viết Kĩ năng 4,0 10 Bùi Thị Tâm 12A9 Bài viết Tư tưởng 4,0 Năm học 2016 – 2017, kì I và kì II, HS đã có sự tiến bộ rõ rệt: TT Họ và Tên Lớp N.Dung yếu kém Nguyên nhân yếu kém Điểm Đ N Điểm HKI Điểm HKII 1 Bùi Thị Diệp 12A7 Bài viết Kĩ năng 4.0 5.2 6.1 2 Nguyễn Quyết Dũng 12A7 Bài viết Tư tưởng 3.0 6.0 6.1 3 Bùi Ngọc Đoàn 12A7 Bài viết Kĩ năng 3.5 6.2 6.5 4 Bùi Văn Hải 12A7 Bài viết Kĩ năng 4.5 6.2 6.2 5 Đinh Thượng Hải 12A7 Bài viết Kĩ năng 4.0 6.1 6.2 6 Trương Thị Hoa 12A7 Bài viết Kĩ năng 4.5 6.6 6.7 7 Quách Văn Khải 12A7 Bài viết Tư tưởng 4.5 5.8 6.3 8 Phạm Thị Linh 12A7 Bài viết Tư tưởng 3.0 5.3 6.0 9 Bùi Văn Ngân 12A7 Bài viết Kĩ năng 4.5 5.8 6.4 10 Đinh Văn Quang 12A7 Bài viết Kĩ năng 3,0 6.5 6.7 11 Hoàng Đình Tâm 12A7 Bài viết Tư tưởng 4.0 6.3 6.6 12 Nguyễn Huyền Thương 12A7 Bài viết Tư tưởng 3.0 5.8 6.6 13 Quách Văn Thành 12A7 Bài viết Tư tưởng 4.0 5.9 6.3 14 Quách Lương Thao 12A7 Bài viết Kĩ năng 4.5 5.6 6.1 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: Năm học 2013 – 2014 là năm đầu tiên HS khối 12 phải thi theo lối mới. Bản thân tôi cũng được đảm nhiệm giảng dạy hai lớp 12 năm ấy ( Lớp 12A4 và 12A9) – một lớp thuộc đối tượng Ban A, khối Tự nhiên(12A4) và một lớp đại trà( 12A9). Tôi đã tự phân loại đối tượng HS, trăn trở tìm tòi phương pháp; tích cực ra đề theo lối đổi mới; tự mã hóa các bài Đọc thêm, văn nghị luận, chính luận, báo chí, văn chương thành các dạng đề Đọc hiểu; tích cực tìm tòi thêm trên mạng những dạng đề mới. Kết quả ôn tập khả quan; HS đỗ nhiều hơn dự định. Năm học 2014 – 2015, tôi lại được đảm nhiệm giảng dạy hai lớp 12 nữa (12A3 và 12A7). Tuy nhiên, từ năm học 2014 – 2015 đến năm học 2015 – 2016, đề thi tương đối giữ nguyên cấu trúc; dung lượng kiến thức cũng như thời lượng làm bài. Còn từ năm học 2016 - 2017 này, theo đề thi minh họa môn Ngữ văn mà Bộ GD-ĐT đã công bố, “dễ thấy đề thi lần này yêu cầu cao hơn về độ khó, đi sâu vào từng câu. Vì vậy, cần định hướng đúng cách học và ôn thi để đạt hiệu quả cao” [4]. - Điểm mới của đề tài lần này là chỉ ra những khó khăn của HS TB yếu khi ôn thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2017; chỉ ra những giải pháp và biện pháp cụ thể sau mỗi tuần luyện ôn, thực hành chấm chuyên cần; hiệu quả thiết thực đối với các phần Đọc hiểu; viết đoạn văn nghị luận xã hội và làm bài văn nghị luận vê một ý kiến cảm thụ văn học. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Theo tôi được biết, “vấn đề ôn tập và những công trình nghiên cứu ôn tập có tác dụng rất lớn trong việc hoàn thiện kiến thức cho học sinh” [9]. Ôn tập là dịp để củng cố những kiến thức đã học, hệ thống hóa lại kiến thức, nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết của học sinh. Kỹ năng ôn tập là một trong những kỹ năng mang tính chất tích hợp đã được đề cập đến trong hầu hết các công trình nghiên cứu về kỹ năng học tập. Các nhà nghiên cứu đã cho rằng việc ôn tập là một trong những kỹ năng học tập cơ bản, nếu thiếu nó người học khó đạt tới thành công trong học tập [9]. Khi nghiên cứu vấn đề này, trong tác phẩm “Những thủ thuật dạy học”, J.Mekeachia cho rằng: “Chiến lược ôn tập được thực hiện bằng các hình thức lặp đi lặp lại nhiều lần, tóm tắt tài liệu, vẽ sơ đồ minh họa nội dung học tập...”[6]. Theo Geoffrey Fetty [7] trong cuốn “Dạy học ngày nay”, ông cho rằng: “một trong các PPDH tích cực là dạy cho học sinh cách nhớ, qua đó rèn luyện cho HS kỹ năng ôn tập”. Theo tác giả, “giáo viên nên sử dụng một số hình thức ôn tập như: tóm tắt bài học, đưa ra hệ thống câu hỏi ôn tập, kiểm tra ôn tập, làm việc theo nhóm, chơi trò chơi”. “ Vẽ sơ đồ nhận thức” là một trong những chiến lược học tập cần dạy cho học sinh do Robert Fishes [8] đưa ra. “Việc tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập còn được nhiều tác giả trong nước đề cập đến trong các công trình khác nhau” [9]. 2.2. Thực trạng của vấn đề ôn tập Ngữ văn 12(trước khi áp dụng SKKN) Ngay từ đầu năm học 2016-2017, Thầy Trần Văn Tâm – Hiệu trưởng Trường THPT Thạch Thành 3 đã chú trọng xây dựng kế hoạch chuyên môn. Theo thầy, đối với môn thi học sinh có nhu cầu xét tuyển ĐH: Ngoài việc thực hiện các nội dung kiến thức như môn thi tốt nghiệp trong giờ chính khóa, nhà trường tổ chức cho học sinh học thêm theo đúng quy định của thông tư 17. Yêu cầu giáo viên chú trọng bồi dưỡng cho học sinh rèn luyện kỹ năng theo các mức độ thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Đề thi môn Văn ra theo hướng mở, có tính phân hóa cao, gắn liền với thực tiễn nhà trường THPT, nhất là khối 12, có thể dùng kết quả với hai mục đích xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. BGH yêu cầu thầy cô dạy chi tiết, cẩn thận kiến thức cơ bản đồng thời bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng thông hiểu và vận dụng. Qua kết quả khảo sát thực trạng, chúng tôi thấy: - HS còn phân bố thời gian làm bài không hợp lí. - Có những HS đã bỏ qua 2/4 câu hỏi phần Đọc hiểu. - Phần viết đoạn văn nghị luận xã hội, có những em viết quá ngắn, chỉ đạt 1/4 hoặc 1/3 số điểm quy định. Quy trình viết đoạn chưa tốt. Chưa viết câu chủ đề. Dùng từ chưa đạt, ngắt câu còn lủng củng, rườm rà. Chưa có phần Mở rộng vấn đê và liên hệ bản thân hoặc rút ra bài học nhận thức và hành động. - Đa số HS làm bài bị sa vào tình trạng đầu voi đuôi chuột. - Đối với câu hỏi yêu cầu viết bài nghị luận văn học, HS hầu như không thuộc thơ, chỉ có các lí lẽ, luận cứ mà không trích dẫn và phân tích thơ được. - Có HS chưa chú ý các từ khóa trong văn bản, nên không sử dụng những ký hiệu như trong đề thi và trình bày chưa rõ ràng, sạch sẽ. - Có HS chưa nắm vững cốt truyện của các văn bản văn xuôi trong chương trình ngữ văn 12, còn vẽ rắn thêm chân. 2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN * CÁC GIẢI PHÁP: 2.3.1. Cung cấp cho học sinh về khung cấu trúc và đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn của các năm học trước. 2.3.1.1. Khung cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm 2013-2014( Xem phụ lục 1) Chỉ có hai phần, vì là năm thí điểm theo lối thi mới nên đề tương đối đơn giản; phần I – Đọc hiểu văn bản, ngữ liệu là một đoạn trích trong bài báo của Nguyễn Thế Hanh viết về tình hình biển Đông và ba câu hỏi(3,0 điểm). Phần II, không có câu Nghị luận xã hội riêng mà nhập chung vào với Nghị luận văn học trích dẫn sẵn một đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích( trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ), từ đó yêu cầu thí sinh phân tích quan điểm sống của hai nhân vật cùng chính kiến của chính bản thân người viết: Phải làm sao để được sống là chính mình. Với cách ra đề đó, HS không thể “học tủ”, “học vẹt” mà đã bước đầu bày tỏ chính kiến bản thân; thực sự xứng đáng là “văn mình”; còn người chấm cũng phải linh hoạt, hiểu biết, chấm theo hướng mở. 2.3.1.2. Khung cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm 2014-2015 và 2015 – 2016 Từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2015 – 2016, đề thi tương đối giữ nguyên cấu trúc; dung lượng kiến thức cũng như thời lượng làm bài. Phần Đọc hiểu gồm hai đoạn trích: Thơ và văn xuôi cùng 8 câu hỏi (3,0 điểm); Phần Làm văn, nghị luận xã hội, HS phải viết thành một bài văn khoảng 600 chữ(3,0 điểm). Câu 2, nghị luận văn học(4,0 điểm) là các kiểu bài được học ở chương trình lớp 12. 2.3.1.3. So sánh với cấu trúc Đề thi minh họa tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ Văn - năm 2017 Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi minh họa các môn cho kỳ thi THPT quốc gia 2017, trong đó môn Văn như sau: Thời gian: 120 phút. Câu hỏi: Phần 1: Đọc hiểu gồm 4 câu (3 điểm), Phần 2: Làm văn: câu 1: 2 điểm (tích hợp từ phần đọc hiểu- Nghị luận xã hội), câu 2: 5 điểm(Nghị luận văn học). Cấu trúc đề minh họa môn Ngữ văn có một chút thay đổi so với đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ những năm trước đây. Cụ thể, năm 2014-2015 và 2015 – 2016, phần 1: Đọc hiểu (3 điểm), tăng 1 điểm, gồm 2 văn bản (văn bản nhật dụng và văn bản văn học)-Theo Thầy Lê Văn Hồng ( Phúc Yên). Với đề thi minh họa Tốt nghiệp của Bộ năm 2017, chủ yếu tập trung vào một văn bản nghị luận hoặc báo chí, dung lượng 150 – 300 chữ. Văn bản nhật dụng thường yêu cầu tìm thông tin có ngay trong văn bản và vận dụng vào thực tế bản thân, nhưng văn bản khá dài, nên học sinh cần bình tĩnh khi đọc đề (Chương trình Ngữ Văn 12 có ba văn bản). Việc Bộ GD&ĐT giới thiệu đề minh họa là rất tốt cho phụ huynh, học sinh và cả giáo viên bộ môn, giúp người sắp đi thi và cả người dạy học xác định được cấu trúc đề, từ đó định hướng được mục tiêu ôn tập, theo thầy Lê Văn Hồng. Hơn nữa, đề minh họa còn giúp cho cả thầy và trò có một tâm lý thoải mái trong suốt quá trình ôn tập trước mắt( như trên)[10]. Phần 2: Làm văn (7 điểm) gồm 2 câu. Câu Nghị luận xã hội đã quá quen thuộc, thường là chỉ hỏi các vấn đề xã hội cập nhật. Tuy nhiên, trong đề thi minh họa, vấn đề được đưa ra là một vấn đề tổng hợp (tích hợp với phần Đọc hiểu ở trên) chứ không cụ thể là nghị luận về tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng đời sống Câu Nghị luận văn học: 5 điểm. Đề mới nhìn qua thấy có vẻ khó vì là dạng đề nghị luận một ý kiến bàn về văn học. Nhưng đối với câu nghị luận văn học nâng cao này, học sinh cũng đã thấy xuất hiện trong đề thi ĐH các năm trước. Nếu được các thầy/cô luyện kỹ cách làm bài này, học sinh không khó để đạt điểm trung bình, nhưng cũng sẽ rất khó để HS trung bình yếu đạt được mức 3 điểm trở lên. Về nội dung kiến thức, theo thầy Lê Văn Khải( Chuyên viên Ngữ Văn tỉnh Thanh Hóa), đề thi theo đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT, nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12[4]. Đề thi cũng đặt ra yêu cầu ở 2 mức độ cơ bản và nâng cao, tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng các năm 2014 – 2015 và 2015- 2016. 2.3.2. Nhận diện đáp án và thang điểm mới: Thầy Lê Văn Khải( Chuyên viên Ngữ Văn tỉnh Thanh Hóa) nhận định: “Phần Làm văn, viết đoạn văn nghị luận xã hội, vấn đề được tích hợp từ phần Đọc hiểu: chú ý chấm theo những vấn đề cụ thể: Cấu trúc (0,25 điểm); Vấn đề cần nghị luận (0,75 điểm)”[4].Khi làm bài, HS cần chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, song phải đảm bào ba ý: Giải thích khái niệm được nêu trong đề bài; Phân tích, chứng minh, bình luận; Đánh giá khái quát vấn đề; các luận cứ được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động. “Sáng tạo (0,5 điểm); chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)”[4]. 2.3.3. Định hướng ôn tập và cách học ôn cho học sinh trung bình yếu lớp 12 * Chú ý về Kiến thức và kĩ năng làm bài thi Ngữ văn 120 phút Một là, để làm tốt phần Đọc hiểu: Chủ yếu sẽ là văn bản khoảng 150 – 300 chữ. Đề tài, kiểu loại văn bản đa dạng, ngoài SGK nên không thể “tủ” sẵn mà phải rèn luyện cách làm. Sau đây là hỗ trợ kiến thức, kĩ năng để làm tốt phần đọc hiểu(Theo thầy Lê Văn Khải( Chuyên viên Ngữ Văn tỉnh Thanh Hóa))- Trích: Tài liệu tập huấn 2016[4]. Như vậy, giáo viên cần điều chỉnh cho HS cách học ôn phù hợp với cấu trúc đổi mới. Với Phần I: Đọc hiểu văn bản, GV nên chú trọng rèn cách làm các dạng bài Đọc hiểu cho HS. Chú ý câu hỏi nhận biết thuộc 9 dạng: 2.3.3.1. Dạng bài yêu cầu nhận diện các phương thức biểu đạt: * Phương thức biểu đạt: Yêu cầu: - Nắm được có bao nhiêu phương thức biểu đạt (6). - Nắm được: Khái niệm; Đặc trưng của từng phương thức biểu đạt. (1). Tự sự (kể chuyện, tường thuật) (2). Miêu tả (3). Biểu cảm (4). Nghị luận (5). Thuyết minh (6). Hành chính – công vụ 2.3.3.2. Dạng bài yêu cầu nhận diện các phong cách chức năng ngôn ngữ: Yêu cầu: Nắm được có bao nhiêu loại? Khái niệm. Đặc trưng. Cách nhận biết. (1).Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Đầu chương trình Ngữ Văn 10) (2). Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Cuối chương trình Ngữ Văn 10) (3). Phong cách ngôn ngữ báo chí (chương trình Ngữ Văn 11) (4). Phong cách ngôn ngữ chính luận(chương trình Ngữ Văn 11) (5). Phong cách ngôn ngữ khoa học(Đầu chương trình Ngữ Văn 12) (6). Phong cách ngôn ngữ hành chính (Cuối chương trình Ngữ Văn 12) 2.3.3.3. Dạng bài yêu cầu nhận diện những hình thức ngôn ngữ.(Cụ thể ở trang sau ) 2.3.3.4. Dạng bài yêu cầu nhận diện các phương th
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_trung_binh_yeu_lop.doc