SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tác phẩm truyện ngắn văn học Việt Nam ở trung tâm GDTX thành phố Thanh Hoá

SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tác phẩm truyện ngắn văn học Việt Nam ở trung tâm GDTX thành phố Thanh Hoá

“Văn học là nhân học” ( M r Goorki)

 Văn học đến với mỗi người rất tự nhiên bởi lẽ từ khi còn nằm trong nôi ai cũng nghe được những câu hát ru của bà của mẹ, văn học trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam.Vì vậy môn văn có chức năng quan trọng, có vai trò đặc biệt trong giáo dục mục đích, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. Dạy học môn ngữ văn là một môn khoa học có vai trò quan trọng trong Nhà trường. Hiện nay, khi nền kinh tế phát triển yêu cầu xã hội hóa giáo dục, tất nhiên con người có biến đổi tâm lí và đạo đức. Đạo đức chiến đấu, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc đang chuyển dần sang đạo đức làm người công dân tốt, người lao động sáng tạo, đạo dức kinh doanh đạt hiệu quả,.Tất cả cùng góp phần làm cho dân giàu nước mạnh. Như vậy, mục tiêu bao quát và cao nhất của môn văn là góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho học sinh, một nhân cách cân đối cả về trí tuệ lẫn tâm hồn, nhân văn và thẩm mỹ, có hiểu biết và có kỹ năng hành động đáp ứng nhu cầu do thực tế cuộc sống đòi hỏi.

 Dạy học ngữ văn là một môn học chú trọng nhiều đến mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh qua các tác phẩm văn học giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo và hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, từng bước hoàn thành tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh những hành trang về đối nhân xử thế, sống đẹp, sống có ý nghĩa để bước vào đời .Trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 và Ngữ văn lớp 12 đã đưa vào chương trình giảng dạy một số tác phẩm văn xuôi truyện ngắn, khai thác tác phẩm truyện ngắn như thế nào để có hiệu quả là một việc làm cần thiết, giúp học sinh không những tiếp cận đúng mà còn tạo hứng thú, niềm say mê cho học sinh trong mỗi tiết học. Giúp học sinh tự lĩnh hội, chủ động tiếp thu kiến thức, rèn luyện và hình thành các kĩ năng trong quá trình dạy - học tác phẩm văn chương trong Nhà trường.

 

doc 19 trang thuychi01 4940
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tác phẩm truyện ngắn văn học Việt Nam ở trung tâm GDTX thành phố Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 
 THÀNH PHỐ THANH HOÁ
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN NGẮN VĂN HỌC
VIỆT NAM Ở TRUNG TÂM GDTX THÀNH PHỐ
THANH HOÁ
 Người thực hiện: Lê Thị Liên
 Chức vụ : Tổ trưởng chuyên môn
 	 SKKN thuộc bộ môn : Ngữ văn 
THANH HOÁ NĂM 2017
 MỤC LỤC
 Trang
I. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài 	. 03
1.2. Mục đích nghiên cứu	..04
1.3. Đối tượng nghiên cứu..	..04
1.4. Phương pháp nghiên cứu	..04
II. Nôi dung của sáng kiến kinh nghiệm 
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.........	. 04
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng những kinh nghiệm
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ............	. 06
 2.3.1. Tìm hiểu nhan đề tác phẩm ............	. 06
 2.3.2. Tìm hiểu qua nội dung cốt truyện ............	. 08
 2.3.3. Tìm hiểu tình huống truyện ............	. 10
 2.3.4. Tìm hiểu các chặng đường biến đổi của nhân vật ............	. 11
 2.3.5. Tìm hiểu chi tiết tiêu biểủ nhằm bộc lộ tính cách nhân vật .........	. 12
 2.3.6. Tìm hiểu cách trần thuật truyện, giọng điệu tác giả ............	. 14
 2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. ...................................................................... 15
III. Kết luận, kiến.nghị...........	. 17
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
 Tài liệu tham khảo ............	. 18
 Danh mục: Các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp loại cấp phòng GD&ĐT, cấp sở GD&ĐT và các cấp cao hơn xếp loại từ C trở lên .....19
I. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài
 	 “Văn học là nhân học” ( M r Goorki)
 Văn học đến với mỗi người rất tự nhiên bởi lẽ từ khi còn nằm trong nôi ai cũng nghe được những câu hát ru của bà của mẹ, văn học trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam.Vì vậy môn văn có chức năng quan trọng, có vai trò đặc biệt trong giáo dục mục đích, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. Dạy học môn ngữ văn là một môn khoa học có vai trò quan trọng trong Nhà trường. Hiện nay, khi nền kinh tế phát triển yêu cầu xã hội hóa giáo dục, tất nhiên con người có biến đổi tâm lí và đạo đức. Đạo đức chiến đấu, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc đang chuyển dần sang đạo đức làm người công dân tốt, người lao động sáng tạo, đạo dức kinh doanh đạt hiệu quả,...Tất cả cùng góp phần làm cho dân giàu nước mạnh. Như vậy, mục tiêu bao quát và cao nhất của môn văn là góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho học sinh, một nhân cách cân đối cả về trí tuệ lẫn tâm hồn, nhân văn và thẩm mỹ, có hiểu biết và có kỹ năng hành động đáp ứng nhu cầu do thực tế cuộc sống đòi hỏi.
 Dạy học ngữ văn là một môn học chú trọng nhiều đến mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh qua các tác phẩm văn học giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo và hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, từng bước hoàn thành tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh những hành trang về đối nhân xử thế, sống đẹp, sống có ý nghĩa để bước vào đời .Trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 và Ngữ văn lớp 12 đã đưa vào chương trình giảng dạy một số tác phẩm văn xuôi truyện ngắn, khai thác tác phẩm truyện ngắn như thế nào để có hiệu quả là một việc làm cần thiết, giúp học sinh không những tiếp cận đúng mà còn tạo hứng thú, niềm say mê cho học sinh trong mỗi tiết học. Giúp học sinh tự lĩnh hội, chủ động tiếp thu kiến thức, rèn luyện và hình thành các kĩ năng trong quá trình dạy - học tác phẩm văn chương trong Nhà trường. 
 Mỗi người thầy đều luôn muốn học hỏi nâng cao, luôn tìm cách dạy tốt nhất truyền đạt những cái đúng, cái hay, cái đẹp, cái cần thiết đối với các em, nhưng nhiều em không chú trọng đến việc đọc và học tác phẩm truyện ngắn văn học Việt Nam, các em hiểu một cách hời hợt mơ hồ thậm chí còn hiểu sai lệch nội dung của tác phẩm. Là giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn tôi muốn học sinh của mình học tốt môn ngữ văn, hiểu đúng nội dung tác phẩm, cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của tác phẩm . Qua thực tế bản thân và đồng nghiệp trong những năm qua, tôi đã đúc rút được : “ Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tác phẩm truyện ngắn văn học Việt Nam ở Trung tâm GDTX Thành Phố Thanh Hoá ” với mong muốn các em hiểu được nội dung của các bài văn, thấy được cái hay cái đẹp của môn văn và ngày càng yêu thích văn chương.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Mục đích cao nhất của việc dạy học môn ngữ văn không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của môn học, mà còn hướng dẫn cho học sinh có kỹ năng cách đọc - hiểu, để học sinh tự thu nhận thông tin và phân tích các vấn đề được phán ánh trong các tác phẩm văn học. Nên giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức hoạt động dạy học cùng học sinh. Để sau mỗi bài học các em tự cảm thụ, phân tích, lĩnh hội đầy đủ chính xác về nội dung, nghệ thuật, quan điểm tư tưởng mà nhà văn phán ánh trong tác phẩm văn học. Đặc biệt dạy học tác phẩm văn chương luôn gắn với cuộc sống của mọi thời đại. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng phản ánh trong tác phẩm truyện ngắn văn học Việt Nam là sự tổng hợp các yếu tố về lịch sử, xã hội, chính trị và giá trị bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam: Lòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình; tinh thần tụ tôn của dân tộc; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; lòng nhân ái; ý thức tôn trọng pháp luật; tinh thần hiếu học; chí tiến thủ lập thân; lập nghiệp ... Nhằm đáp ứng yêu cầu chung của giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện”. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu tác phẩm truyện ngắn văn học Việt Nam : Tìm hiểu nhan đề tác phẩm, tìm hiểu qua nội dung cốt truyện, tìm hiểu tình huống truyện , Tìm hiểu các chặng đường biến đổi của nhân vật, tìm hiểu chi tiết tiêu biểủ nhằm bộc lộ tính cách nhân vật, tìm hiểu cách trần thuật truyện, giọng điệu tác giả ... rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong số các giải pháp của “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010” đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng ta xác định: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp nhận tri thức. Dạy cho người học có phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống có tư duy phân tích tổng hợp. Từ đó phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tự chủ sáng tạo của học sinh”. Như vậy, hoạt động dạy học trong Nhà trường không phải là cung cấp kiến thức một chiều, mà nhằm hướng dẫn cho học sinh cách học. Để đạt được hiệu quả này bản thân mỗi giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, năng lực cảm thụ và truyền đạt, nghệ thuật sư phạm linh hoạt sáng tạo, tâm huyết với nghề, luôn cập nhật thông tin mới nhất để đưa vào bài giảng phù hợp xu thế về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.[1] 
 Theo giáo sư Lê Bá Hán, Trần Đình Sử: “TruyÖn ng¾n là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện đời sống: Đời tư thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn viết ra để tiếp thu liền một mạch... thường khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nảy sinh hay đời sống tâm hồn của con người... T¸c phÈm truyÖn ng¾n th­êng chØ chó ý ®Õn mét khÝa c¹nh nµo ®ã trong ®êi sèng ®Ó tõ ®ã n©ng cao, kh¸i qu¸t thµnh mét vÊn ®Ò cã ý nghÜa x· héi réng lín... [2] 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng những biện pháp
:
 * Thực trạng: 
 Môn văn có chức năng quan trọng, có vai trò đặc biệt trong giáo dục mục đích, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. Một thực tế được thấy rõ hiện nay là: phần đông học sinh ngán ngại học môn Ngữ văn, ít đầu tư cho môn này, dẫn đến hiệu quả học tập không cao, không đều giữa các môn học. Một thực trạng là học sinh không học bài, không soạn bài, không đọc văn bản, lên lớp học thụ động, chép và trả bài một cách máy móc. Những điều này dẫn đến kết quả là học sinh không hứng thú khi tiếp nhận tác phẩm văn chương; không có kỹ năng vận dụng kiến thức để viết một bài luận cho đúng, hay; thiếu tư duy sáng tạo, thiếu tinh thần thái độ học tập đúng đắn. 
 Trung tâm GDTX Thành Phố Thanh Hóa với số lượng khoảng hơn 200 học sinh, chất lượng đầu vào kém, các em chưa có động cơ học tập, lười học, chán học. Chính vì động cơ học tập lệch lạc, mờ nhạt dẫn đến kết quả học tập còn yếu kém,... trong các giờ học văn chỉ số ít học sinh chăm chỉ học, phát biểu xây dựng bài, còn một số học sinh khác rất mơ hồ, không chỉ ở học sinh khối 10 ,11 mà ngay cả học sinh khối 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp cũng chưa chú trọng đến giờ học môn văn. Hầu hết các em viết những câu văn mơ hồ, sử dụng từ không đúng nghĩa hoặc không đúng văn cảnh, thậm chí có em còn viết sai tên tác giả, tên nhân vật,... Như vậy, chúng ta thấy học sinh còn mắc rất nhiều lỗi khi viết văn, cảm thụ tác phẩm chưa tốt, chưa hiểu hết được ý tưởng của tác giả,...
 VÝ dô: Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài một số bạn viết: “Nhiều lần Mỵ định tẩu thoát đời mình để khỏi sống nhục nhã”; “Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã lên án khốc liệt thời chiến tranh trong xã hôi bấy giờ ” ; “ Cũng vì sức sống tiềm tàng giật gân ấy của Mỵ làm ta luôn nảy sinh một tâm lý nóng vội ”
* Nguyên nhân:
 - Về phía gia đình:
 Gia đình có vai trò quan trọng đối với con cái, do thiếu sự quan tâm và giáo dục của các bậc phụ huynh ; cũng có nhiều gia đình có hoàn cảnh éo le, bố mẹ chia tay hoặc bố mất, mẹ mất,...các em sao nhãng việc học tập. Bên cạnh đó cũng có phụ huynh và học sinh cho rằng môn văn "dễ" nên không chú ý học. Đối với học sinh ở các trường phổ thông thì các em rất chú ý học và cả phụ huynh nữa đều rất quan tâm, lo lắng đầu tư cho con mình còn đối với các em học sinh của Trung Tâm GDTX Thành Phố Thanh Hóa thì nhiều phụ huynh không biết con em mình học thế nào, có học tốt hay học kém, có được khen hay bị vi phạm xử lí kỉ luật cũng không quan tâm thậm chí không đi họp phụ huynh, cũng không hề gọi điện thoại cho giáo viên hỏi xem tình hình của con ra sao.
 - Về phía giáo viên 
 Một số chưa thu hút được học sinh, hoặc có tâm lí dạy cho đủ nghĩa vụ, không quan tâm đến tâm lí, tình cảm của học sinh.Chưa thực sự áp dụng đổi mới phương pháp dạy học mới, vẫn duy trì phương pháp dạy học truyền thống, dạy học lấy thầy giáo làm trung tâm, giờ học môn ngữ văn chủ yếu là thầy giảng, trò nghe, trò ghi chép, học thuộc lòng một cách thụ động, nên tiết học còn mang tính dập khuôn áp đặt. Hơn nữa dạy văn là dạy một môn khoa học mang tính đặc thù, ngoài việc tuân theo những kiến thức chuẩn, quy định của chương trình thì sự thành công của của mỗi tiết học, bài học, còn phụ thuộc rất lớn vào năng lực cảm thụ, đánh giá, phân tích đề, cảm hứng của mỗi giáo viên, tâm thế học tập của học sinh. Vì dạy văn là dạy cho học sinh kỹ năng đọc để học sinh có thể đọc - hiểu bất cứ một loại văn bản cùng loại. Cũng có nghĩa hướng dẫn cho học sinh làm việc với từng con chữ, câu văn, cách ngắt nhịp, tạo giọng điệu và phong cách nghệ thuật khác nhau của từng loại văn bản. 
 - Về phía học sinh 
 Đối tượng học sinh của Trung Tâm GDTX Thành Phố Thanh Hóa thường tiếp thu chậm, hiểu nội dung mơ hồ, khả năng cảm thụ một tác phẩm văn chương chưa tốt,...Nhiều em học tốt môn ngữ văn nhưng do áp lực thi cử, mục tiêu chọn ngành, chọn nghề đã chuyển hướng học và thi sang các môn học khác. Số còn lại đa phần học sinh ngại học môn văn, nên việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đọc tài liệu tham khảo, sưu tầm những tác phẩm văn chương cũng qua loa chiếu lệ. Có nhiều em học sinh không học bài cũ, không chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, thậm chí trước khi học một tác phẩm văn chương các em không hề đọc bài và sau khi học xong cũng không hề đọc bài, hiểu bài. Xuất phát từ những thực trạng trên, việc đọc- hiểu một tác phẩm văn xuôi truyện ngắn trong chương trình giảng dạy bậc BT - THPT đối với các em còn nhiều hạn chế. [8] 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
2.3.1. Tìm hiểu nhan đề tác phẩm
 “Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Thường được viết bằng văn xuôi đề cập hầu hết các phương diện đời sống của con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng, tác phẩm thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ. Với tư cách là một thể loại tự sự, truyện ngắn hiện đại cũng như truyện vừa, truyện dài ít nhiều mang tính tư duy của tiểu thuyết. Truyện ngắn thường khắc họa một hiện tượng, phát hiện một đặc tính trong quan hệ con người hay trong đời sống tâm hồn con người. Truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp chồng chéo. Nhân vật truyện ngắn ít khi trở thành một thế giới hoàn chỉnh, một tính cách, thường khi là hiện thân cho một trạng thái quan hệ, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người. Cốt truyện của truyện ngắn thường tự giới hạn về thời gian, không gian, nó có chức năng nhận ra một điều gì sâu sắc về cuộc đời, về con người. Kết cấu truyện ngắn thường không nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được dựng theo kiểu tương phản hoặc liên tưởng ...” Như vậy để tìm hiểu khai thác về tác phẩm văn xuôi truyện ngắn cần chú ý các yếu tố: Nhan đề tác phẩm; cốt truyện; chi tiết tiêu biểu; lời trần thuật; tình huống truyện...[2]
 Khi tìm hiểu tác phẩm văn xuôi truyện ngắn nào, chúng ta cần chú ý đến nhan đề. Vì ở nhan đề nhà văn thường đã khái quát nội dung, chủ đề tác phẩm; hoặc nhan đề đã bộc lộ rõ quan điểm nghệ thuật, cũng có khi nhan đề tác phẩm còn gợi được hoàn cảnh, số phận của nhân vật chính. Đó là người đàn bà không tên trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân). Nhan đề tác phẩm còn mang yếu tố biểu tượng ca ngợi cho vẻ đẹp thiên nhiên, phẩm chất con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ: kiên trung bất khuất, dũng cảm gan góc, đoàn kết gắn bó với buôn làng sẵn sàng đứng dậy chống trả kẻ thù được thể hiện ở nhan đề “Rừng xà nu” (Nguyên Trung Thành).
 Thế nhưng, cũng có những tên truyện thì vấn đề chủ yếu của tác phẩm đã được gợi mở qua việc xây dựng tình huống truyện éo le độc đáo giàu kịch tính. Đặt nhân vật trong tình thế tương phản đối nghịch, đối đầu nhau trên phương diện xã hội (viên quản ngục - quan cai ngục và Huấn Cao tên tử tù cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống phá triều đình). Nhưng trên phương diện nghệ thuật họ trở thành người bạn tri kỉ tâm giao. (Huấn Cao là người sáng tạo ra cái đẹp và viên quản ngục người say mê trân trọng cái đẹp, nghệ thuật viết chữ Hán, hay gọi là nghệ thuật thư pháp) “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân).
 Hoặc qua sự thay đổi tên truyện, người đọc dễ dàng nhận ra quan điểm nghệ thuật tác giả khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao). Nam Cao viết tác phẩm “Chí Phèo” năm 1941 nguyên có tên là “Cái lò gạch cũ” hướng chúng ta chỉ chú tâm tới hoàn cảnh và nguồn gốc xuất thân của Chí Phèo. Năm 1941, khi in thành sách lần đầu Nhà xuất bản Đời mới, Hà Nội đã tự ý đổi tên “Đôi lứa xứng đôi”. Điều này chứng tỏ Nhà xuất bản Đời mới chỉ chú ý tới mối tình nửa người nửa ngợm giữa Chí Phèo và Thị Nở. Năm 1946 tác phẩm được in lại trong tập “Luống cày” Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội với tên “Chí Phèo” (Nam Cao) đã đưa đến cách nhìn toàn diện sâu sắc về nội dung của tác phẩm. Có thể nói bằng tác phẩm Chí Phèo Nam Cao đã khẳng định tài năng, vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại, với biệt tài quan sát tinh tế, ngòi bút sắc sảo trong việc phân tích khắc họa những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật. Đồng thời thể hiện cái nhìn thông cảm trân trọng niềm tin hướng thiện của nhà văn đối với số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Như vậy chúng ta có thể thấy được việc tìm hiểu nhan đề một tác phẩm văn xuôi, truyện ngắn có thể được coi là khúc dạo đầu mang ấn tượng đầu tiên cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm.
2.3.2. Tìm hiểu qua nội dung cốt truyện
 	Một điều dễ nhận thấy là tác phẩm truyện ngắn thường có cốt truyện: “Cốt truyện sự phát triển của hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm... Cốt truyện tạo ra một trường hành động cho các nhân vật cho phép tác giả thể hiện, lí giải tính cách của chúng. Nghĩa là cốt truyện có chức năng quan trọng là bộc lộ mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột...” [2]
Tuy nhiên bên cạnh những truyện ngắn có cốt truyện, còn có những truyện không có cốt chuyện. Đó là những truyện được kết cấu theo tâm trạng của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày truyện “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam). Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm chân thành yêu mến của nhà văn. Đây là một trong những đặc điểm riêng biệt về phong cách nghệ thuật của Thach Lam.
 Đối với những truyện ngắn có cốt truyện, diễn biến các sự kiện, tình tiết thì nhất thiết phải yêu cầu học sinh đọc trước ở nhà, tóm tắt theo nội dung cốt truyện hoặc tóm tắt theo nhân vật chính. Việc tóm tắt tác phẩm có thể ngắn gọn hoặc chi tiết tùy theo yêu cầu nội dung từng tác phẩm. Khi tóm tắt tác phẩm cần nắm vững nội dung cốt truyện phát triển theo trục thời gian nào, cốt truyện phát triển theo trục thời gian một chiều (tuyến tính) hoặc trục thời gian đảo ngược. Có thể thấy rõ trong truyện ngắn “Vợ chồng A phủ” (Tô Hoài). Tác phẩm đã kể về cuộc đời cô gái Mèo - tên Mị xinh đẹp hiếu thảo, giàu lòng tự trọng ở vùng núi cao xa xôi, nhưng vì món nợ từ đời trước: Cha mẹ Mị lấy nhau không có tiền phải vay tiền nhà Thống lí Pá Tra, cha mẹ đã làm vất vả cả cuộc đời mà trả không hết nợ, Mị phải lấy A Sử con trai nhà thống lí Pá Tra trừ nợ (con dâu gạt nợ). Kể từ đó Mị làm quần quật cả ngày, cuộc sống của Mị lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, cuộc sống của kiếp người nô lệ nghèo khổ ở vùng miền núi Tây Bắc xa xôi. A Phủ cũng là một con người tự do khỏe mạnh vì đánh A Sử con trai nhà thống lí Pá Tra, nên bị bắt, bị trói ở cột đánh đập, bị thống lí Pá Tra phạt vạ 100 đồng bạc trắng. A Phủ không có tiền nên phải ở lại làm việc để trả nợ. Để cuối thiên truyện ánh sáng cách mạng soi đường cho những con người nghèo khổ bị áp bức trà đạp, đã cho họ niềm tin sức mạnh, Mị cởi trói cho A phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi đất Hồng Ngài đến vùng đất Phiềng Sa tham gia hoạt động cách mạng.
 Nhưng ta cũng thấy sự khác biệt trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao), truyện ngắn “Rừng xà nu” (NguyÔn Trung Thµnh) cả hai tác giả cùng xây dựng truyện cốt truyện phát triển theo cách đảo ngược trục thời gian: Mở đầu truyện “Chí Phèo” (Nam Cao) đã dẫn người đọc bắt gặp hình ảnh một con người ngả nghiêng với những cơn say rượu, tiếng chửi của Chí Phèo, tiếp đó mới kể về hoàn cảnh nguồn gốc xuất thân, quá trình trưởng thành và quá trình tha hóa biến chất của Chí Phèo. Một con người bị tha hóa cả nhân tính lẫn hình dáng, bị cả xã hội cự tuyệt khinh bỉ tước bỏ quyền làm người của một “con người”, Chí Phèo trở thành con quỹ của làng Vũ Đại. Để cuối cùng tình yêu và bát cháo hành của Thị Nở đã thức tỉnh tâm hồn vốn dĩ đã chai sạn méo mó của Chí Phèo. Để Chí Phèo trở thành một con người biết buồn, biết cô đơn, khao khát làm hòa với mọi người, ước muốn trở về làm người lương thiện: “Tao muốn làm người lương thiện - Ai cho tao lương thiện - tao không thể là người lương thiện được nữa” .
 Ở truyện ngắn “Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành) xây dựng cốt truyện đan xen giữa hai lớp thời gian: hiện tại - qúa khứ, kết cấu vòng tròn (đầu cuối tương ứng). Mở đầu thiên truyện với sự xuất hiện của hình tượng cây xà nu tràn đầy sức sống kiên cường bất khuất trong đau thương “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẫm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy” và cuối thiên truyện hình ảnh rừng xà nu chạy dài tít tắp “Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít lại đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn ...”. Qua hình tượng cây xà nu tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, ch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_gop_phan_nang_cao_hieu_qua_giang_day_t.doc