SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tốt môn văn học tại trường mâm non Thành Vân năm học 2017 - 2018

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tốt môn văn học tại trường mâm non Thành Vân năm học 2017 - 2018

Ngày nay, chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là sự đánh đổi biết bao máu và nước mắt của các anh hùng dân tộc trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Có những người đã để lại một phần da thịt của mình, nhưng có những người đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất mẹ. Để hôm nay, chúng ta là những chiến sĩ của thời bình viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc, hát mãi bản hùng ca tráng lệ trên một phương diện mới. Đó là, đưa đất nước tiến lên Chủ Nghĩa xã hội, dần hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu, sánh vai với các cường quốc năm châu theo mong mòi của Bác.

Để làm được điều đó, Đảng và nhà nước ta xác định: trước hết phải mở mang dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Cần có những người thầy giáo, cô giáo tài đức vẹn toàn để đào tạo ra thế hệ học trò vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời đại mới. Các thầy giáo, cô giáo phải thực sự gương mẫu, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, Đảng và Nhà nước nhận định giáo dục là Quốc sách hàng đầu, phải được ưu tiên phát triển. Và trên thực tế nền giáo dục nước nhà rất được chú trọng quan tâm, đặc biệt là bậc học mầm non, bởi đây là bậc học vô cùng quan trọng đặt nền móng đầu tiên trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Là bậc học mà các cô giáo không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức cho trẻ mà phải thực sự yêu thương trẻ, coi trẻ như con để uốn nắn, dỗ giành, bởi các em là những tờ giấy trắng chờ khoác lên mình những tác phẩm nghệ thuật chân chính. Thiện, ác đều do bàn tay nhào nặn của những nghệ nhân tâm huyết đại diện cho một nền giáo dục tiên tiến.

 

doc 23 trang thuychi01 7081
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tốt môn văn học tại trường mâm non Thành Vân năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI HỌC TỐT
 MÔN VĂN HỌC TẠI TRƯỜNG MÂM NON THÀNH VÂN
NĂM HỌC 2017-2018
Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Thuý
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm nôn Thành Vân
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung nghiên cứu
2
2.1. Cơ sở lí luận
2
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3
2.2.1. Thực trạng của trường mầm non Thành Vân
3
2.2.2. Kết quả khảo sát trẻ học văn học của lớp MG lớn D đầu năm
5
2.3. Các giải pháp thực hiện
6
2.3.1. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
6
2.3.2. Khơi nguồn cảm hứng, lan tỏa đam mê văn học
12
2.3.3. Xây dựng nề nếp lớp học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo
14
2.3.4. Học văn học mọi lúc mọi nơi, thông qua môn học khác
15
2.3.5. Phối kết hợp với phụ huynh
16
2.4. Kết quả nghiên cứu
18
3. Kết luận, kiến nghị
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị
19
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là sự đánh đổi biết bao máu và nước mắt của các anh hùng dân tộc trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Có những người đã để lại một phần da thịt của mình, nhưng có những người đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất mẹ. Để hôm nay, chúng ta là những chiến sĩ của thời bình viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc, hát mãi bản hùng ca tráng lệ trên một phương diện mới. Đó là, đưa đất nước tiến lên Chủ Nghĩa xã hội, dần hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu, sánh vai với các cường quốc năm châu theo mong mòi của Bác. 
Để làm được điều đó, Đảng và nhà nước ta xác định: trước hết phải mở mang dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Cần có những người thầy giáo, cô giáo tài đức vẹn toàn để đào tạo ra thế hệ học trò vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời đại mới. Các thầy giáo, cô giáo phải thực sự gương mẫu, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, Đảng và Nhà nước nhận định giáo dục là Quốc sách hàng đầu, phải được ưu tiên phát triển. Và trên thực tế nền giáo dục nước nhà rất được chú trọng quan tâm, đặc biệt là bậc học mầm non, bởi đây là bậc học vô cùng quan trọng đặt nền móng đầu tiên trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Là bậc học mà các cô giáo không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức cho trẻ mà phải thực sự yêu thương trẻ, coi trẻ như con để uốn nắn, dỗ giành, bởi các em là những tờ giấy trắng chờ khoác lên mình những tác phẩm nghệ thuật chân chính. Thiện, ác đều do bàn tay nhào nặn của những nghệ nhân tâm huyết đại diện cho một nền giáo dục tiên tiến.
Nhận định được tầm quan trọng của người thầy đối với sự nghiệp giáo dục như vậy nên bản thân tôi luôn ý thức nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện nhằm trang bị cho mình vốn hiểu biết nhất định, để làm sao truyền thụ kiến thức đến trẻ một cách có hiệu quả cao nhất. Làm sao để trẻ tiếp thu vốn kinh nghiệm sống một cách thoải mái không bị gò ép mà hoàn toàn dựa trên khả năng và thế mạnh của từng trẻ. Trẻ được sống trong thế giới của riêng mình bằng trí tưởng tượng phong phú, trong sáng. Trẻ có tâm hồn hướng thiện, trân trọng tình cảm gia đình, đồng cảm với những số phận kém may mắn, những mảnh đời bất hạnh.
Điều đó chỉ có thể tìm thấy trong những tác phẩm văn học những câu truyện cổ tích, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ. Thông qua những câu truyện cổ tích với những cái kết có hậu (người hiền lành, thật thà chăm chỉ sẽ được sống hạnh phúc, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị) giúp trẻ có cái nhìn lương thiện, trẻ ngây thơ nghĩ rằng; nếu mình ngoan ngoãn sẽ được gặp bà tiên, ông bụt. Mặt khác vốn từ của trẻ được mở rộng thông qua việc đọc thơ, ca dao, đồng dao, trẻ được làm quen với văn học nhưng không có cảm giác mình đang phải học.
 Vì vậy, “Làm quen với văn học” là một trong những môn học không thể thiếu trong chương trình học của trẻ mầm non, bởi giá trị nhân văn mà nó mang lại, tác động lên tâm hồn của một đứa trẻ, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách của trẻ. Những cánh cò, những phép màu thần tiên sẽ hòa quện trong tâm hồn trẻ thơ và cùng trẻ lớn dậy hướng tới một tương lại tươi sáng, cái thiện sẽ thắng cái ác. Nhưng làm thế nào để đưa trẻ đến với văn học một cách thoải mái, hiệu quả, giúp tâm hồn trẻ bay bổng, rung động trước những bài thơ, những áng văn hay, khai thác tối đa những vẻ đẹp về con người và thiên nhiên trong các tác phẩm văn học, đó luôn là điều tôi trăn trở và thôi thúc tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn văn học tại trường mầm non Thành Vân”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn văn học tại trường mầm non Thành Vân” là đề tài mà tôi đã chọn để viết sáng kiến nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ , giúp trẻ bước đầu tiếp cận với kho tàng văn hóa, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, giúp trẻ có cái nhìn tích cực về cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đề tài nghiên cứu mà tôi đã chọn giúp đáp ứng nhu cầu học tốt môn văn học cho trẻ 5 – 6 tuổi của trường mầm non Thành Vân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Bản thân tôi phải tìm hiểu, nghiên cứu một số tài liệu có liên quan đến đề tài để đưa ra những luận điểm chính xác, hợp lí.
- Phương pháp kiểm tra thực tiễn: Sau khi nghiên cứu tài liệu, tôi phải kiểm tra xem những luận điểm mà mình đưa ra có phù hợp với điều kiện thực tế của trường, của địa phương hay không? Phù hợp với lứa tuổi của trẻ không để áp dụng có hiệu quả.
- Phương pháp nghiên cứa thực tế: Đối với lớp MG lớn D do tôi phụ trách, mức độ tiếp thu của mỗi trẻ khác nhau, nên tôi phải nghiên cứu tâm lí từng trẻ để áp dụng cách truyền đạt khác nhau với mỗi trẻ.
- Phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp: Sau khi nghiên cứu, phân tích, tôi tổng hợp theo số liệu cụ thể để theo dõi và tiến hành hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
2. Nội dung nghiên cứu
 2.1. Cơ sở lí luận:
 Trong cuộc sống của chúng ta, nếu như âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu thì văn học được coi là một kho báu về văn hóa, tri thức vô cùng quý báu và quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Văn học tái hiện cuộc sống bình dị, đúc kết kinh nghiệm sống, những bài học quý giá, lưu lại bảng vàng các anh hùng dân tộc, các vĩ nhân thế giới. Ghi lại những tinh hoa của đất nước bốn nghìn năm văn hiến, nhắc nhở ngàn đời con cháu tự hào về đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng anh dũng, kiên cường, sẵn sàng chiến đấu chống lại các nước đế quốc hùng mạnh, các thế lực thù địch để bảo vệ chủ quyền đất nước.
 Đối với trẻ nhỏ, văn học là thế giới cổ tích mà ở đó có bà Tiên, cô Tấm, dì ghẻ, có chú cuội, chị Hằng...những nhân vật rất gần gũi với trẻ đại diện cho người tốt, kẻ xấu. Trong con mắt ngây thơ, thánh thiện của trẻ thì người hiền lành tốt bụng sẽ gặp may mắn, được mọi người yêu mến còn kể độc ác xấu xa sẽ bị trừng trị. Từ đó, trẻ sẽ học tập được nhiều đức tính tốt, giúp cho tâm hồn trẻ trong sáng bay bổng, thỏa sức mơ ước được bay vào thế giới thần tiên trên đôi cánh thiên thần trắng muốt, hay được cầm trên tay đôi đũa thần để thỏa sức phù phép mang lại hạnh phúc cho muôn người. Nhờ đó trí tưởng tượng của trẻ phong phú, đa dạng, phù hợp với nghiên cứu của các nhà khoa học nghiên cứu về tâm sinh lí trẻ em(1), đó là: trẻ em phải phát triển cảm giác trước đến âm thanh và cuối cùng là hình ảnh. Điều đó có nghĩa là: khi trẻ được sinh ra, điều đầu tiên trẻ cảm nhận được là hơi ấm của người mẹ, những cái ôm, nụ hôn âu yếm, cái nắm tay nhè nhẹ sẽ làm cho trẻ có cảm giác ấm áp, gần gũi và an toàn, trẻ cảm nhận được tình yêu thương gia đình. Tiếp đến trẻ được nghe những câu hát ru ngọt ngào bên nôi nuôi dưỡng tâm hồn và cùng trẻ lớn dậy. Để rồi khi bập bẹ những câu nói đầu tiên và được quan sát những hình ảnh sinh động về các nhân vật trong truyện cổ tích, trẻ như cảm nhận được sự thân quen, gần gũi như đã gặp từ rất lâu.
 Do vậy, văn học đến với trẻ một cách tự nhiên mà sâu sắc, không bị gò ép. Từ đó, việc đưa văn học vào chương trình giáo dục mầm non là vô cùng quan trọng và phù hợp, giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về cuộc sống, phát triển vốn từ cho trẻ, phát huy khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú. Góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách cho trẻ. Trẻ biết yêu cái đẹp, yêu quý gia đình, người thân, yêu quê hương đất nước, tự tin bước vào đời với hành trang mang theo là cánh cò trong câu ca dao chở nặng tình yêu thương của bà, của mẹ và cả gia đình. 
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
2.2.1. Thực trạng của trường mầm non Thành Vân
 Năm học 2017 - 2018, theo sự phân công của Ban Giám Hiệu nhà trường, tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp Mẫu giáo Lớn D. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 
* Thuận lợi:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch Thành, Đảng uỷ, UBND xã Thành Vân và các ban ngành đoàn thể trong xã rất quan tâm chăm lo phát triển giáo dục Mầm non. Đầu tư sửa chữa CSVC phục vụ cho công tác dạy và học, kịp thời đôn đốc, chỉ đạo. 
- Trường mầm non Thành Vân nằm ở trung tâm của xã với đường bê tông hoá liên thôn thuận lợi cho việc đưa, đón trả trẻ và công tác giảng dạy của giáo viên.
- Nhà trường đầu tư xây dựng vườn cổ tích, vẽ trang trí tường với nhưng hình ảnh ngộ nghĩnh đẹp mắt rất hấp dẫn trẻ, giúp trẻ thích đi học, yêu thích văn học, tạo không gian hoạt động sáng tạo cho trẻ, làm tiền đề để trẻ học tốt môn văn học và các hoạt động khác.
- Đội ngũ CBGV, NV của nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động và có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, giáo dục trẻ, có tâm huyết với nghề, sẵn sàng vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Giáo viên được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề của Huyện mở.
- Trường thực hiện mô hình bán trú có khu trung tâm với các nhóm lớp phân theo độ tuổi nên thuận tiện cho việc giảng dạy và chăm sóc.
- Số trẻ ăn bán trú tại trường là 100%.
- Đồ dùng giảng dạy và học tập khá đầy đủ: sách, vở, bút chì, tranh chủ đề, bộ tranh hướng dẫn, bộ tranh minh họa thơ, truyện, sân khấu.
- Các bậc phụ huynh rất quan tâm đến con mình nên đã đóng góp mua thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi, ủng hộ nhà trường trong hội thi “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. 
- Ban giám hiệu nhiệt tình năng động luôn chú ý đến phần chất lượng, chỉ đạo giáo viên thực hiện đầy đủ và đúng theo chương trình.
- Bản thân tôi đã đứng lớp 13 năm, cũng đã tích lũy được phần nào kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt tình, yêu trẻ.
- Đối với lớp tôi phụ trách 100% các cháu đã học ở lớp mẫu giáo bé và nhỡ.
- Đa số trẻ tiếp thu bài nhanh, tích cực tham gia vào các hoạt động trong ngày cùng cô giáo. Trẻ đến lớp ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, có thói quen nề nếp tốt và biết ứng xử văn minh nơi công cộng.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, trường cũng còn tồn tại không ít những khó khăn sau:
- Giáo viên còn thiếu so với định biên, nhiều giáo viên phải đứng lớp một mình gây nhiều bất cập trong việc giảng dạy.
- Đồ dùng phục vụ các môn học chưa thật đầy đủ về chủng loại. Đối với hoạt động cho trẻ làm quen với văn học còn thiếu các con rối tay, sa bàn, quần áo hóa trang nhân vật.
- Tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ có sự chênh lệch rõ rệt về nhận thức, một số trẻ quá hiếu động còn một số trẻ lại quá nhút nhát, chưa chủ động mạnh dạn, tự tin trong học tập.
- Trình độ dân trí tuy cao nhưng chưa đồng đều, nhiều gia đình vẫn chưa thực sự quan tâm đến con em mình, nhiều bậc phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của bậc học này. Do vậy, việc phối hợp chăm sóc giáo dục giữa gia đình và nhà trường còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra về chất lượng học tập, sức khoẻ.
2.2.2. Sau khi tiến hành điều tra khảo sát trẻ học môn văn học lớp mẫu giáo lớn D (5-6 tuổi) đầu năm học, tôi thu được kết quả như sau:
Số trẻ được KS
Kỹ năng nghe, kể chuyện, đọc thơ diễn cảm
Kỹ năng đàm thoại, đóng kịch
Sự hứng thú
 32
- Trẻ có kỹ năng nghe, đọc tốt
24=75%
- Trẻ có kỹ năng đàm thoại, đóng kịch
20=63%
 70%
- Trẻ đọc thơ, kể chuyện chưa tốt, chưa diễm cảm
8=25%
- Trẻ chưa mạnh dạn tham gia đàm thoại, đóng kịch 
12=37%
 Qua khảo sát, kết quả hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của môn học, của chương trình đề ra. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, kết quả trên luôn làm tôi trăn trở mong muốn tìm ra một số biện pháp, phương pháp tốt nhất phù hợp tâm sinh lí của lứa tuổi mầm Non và đạt được kết quả như mong đợi ở lứa tuổi trẻ. Giúp trẻ hứng thú, tích cực khám phá và yêu thích môn văn học đáp ứng được yêu cầu của chương trình chăm sóc giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. Làm sao để trẻ bước vào giờ học một cách thoải mái, nhẹ nhàng đáp ứng phương trâm: lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ “Chơi mà học”, “Học bằng chơi” đạt kết quả cao hơn. Do đó, bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu tài liệu về tâm sinh lí của trẻ và một số tài liệu khác có liên quan để mạnh dạn đưa ra các giải pháp giúp trẻ học tốt môn văn học tại lớp mình phụ trách có hiệu quả nhất.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, các biểu tượng về cuộc sống xung quanh được hình thành khá đầy đủ, vốn kinh nghiệm phong phú, tư duy của trẻ phát triển mạnh. Trẻ ghi nhớ bằng hình ảnh. Nên việc tìm ra các biện pháp thực hiện giúp trẻ tiếp thu nhanh, đạt kết quả mong đợi đòi hỏi giáo viên phải có chuyên môn, yêu thơ ca và hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để đưa văn học đến với trẻ một cách có hiệu quả nhất. Với tôi, sau khi khảo sát trẻ và nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, tôi đã mạnh dạn lựa chọn các biện pháp thực hiện như sau:
2.3.1. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 Sau khi học tập chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo duc lấy trẻ làm trung tâm” do huyện mở, bản thân tôi thấy đây là một chuyên đề rất bổ ích với những nét mới mang lại nhiều lợi ích cho người học. Nó giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi và học tập, phát huy tối đa khả năng, thế mạnh và nhu cầu của từng trẻ. Giáo viên không phải quá ôm đồm về kiến thức mà chủ yếu sáng tạo xây dựng một môi trường sư phạm thân thiện, gần gũi trẻ, làm sao để trẻ được và phát huy hết khả năng vốn có. Trên thực tế, có nhiều cách phân loại môi trường giáo dục, nhưng đúc kết lại thì môi trường giáo dục trong trường mầm non được phân chia thành hai môi trường chính: môi trường vật chất và môi trường xã hội(2). Môi trường vật chất tạo những cơ hội tốt để trẻ hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Còn môi trường xã hội nhằm giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, tìm hiểu các mối quan hệ, cách xưng hô với những người xung quanh, tạo tâm lí thoải mái, tình cảm cho trẻ khi tiếp nhận việc học.
 Hai môi trường này luôn phát triển song song và hỗ trợ cho nhau, cung ứng điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt. Thông qua đó, nhân cách của trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi. Với việc xây dựng môi trường giáo dục giúp trẻ học tốt môn văn học, tôi đã tiến hành như sau: 
* Môi trường vật chất:
 Theo quan điểm của các nhà giáo dục thì việc xây dựng một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp, ngoài trời phù hợp có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giáo dục phù hợp là phương tiện, là điều kiện giúp giáo viên hoàn thiện sự phát triển của từng trẻ theo từng giai đoạn, từng độ tuổi. Từ đó, giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn tích cực, thân thiện hơn và có niềm tin vào một môi trường giáo dục lành mạnh, đặt niềm tin vào sự nghiệp trồng người, cùng chung tay từng bước hoàn thiện và phát triển nhân cách cho trẻ theo phương châm “ Học bằng chơi, chơi mà học”(3)
 Trẻ đến trường phải được hoạt động, học tập và vui chơi phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của trẻ. Vì vậy, phía bên trái ngoài lớp học, tôi đã tham mưa với Ban Giám Hiệu nhà trường khi sắp đặt, bố trí đồ chơi, sân chơi cho trẻ. Các đồ chơi ngoài trời được đặt gần lớp học thuận tiện cho việc đi lại, đảm bảo tính khoa học và an toàn đối với trẻ. Các đồ chơi có tính liên hoàn, liên kết giữa các vận động bò, chui, trèo, giúp trẻ phát triển cơ bàn tay, bàn chân, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Phía dưới trồng cỏ xanh tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát, trẻ dễ hoạt động, cô dễ quan sát, an toàn đối với trẻ.
 Phía bên trái là vườn cổ tích với nhiều loại hoa được trồng đan xen và nổi bật là hình ảnh nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, các nhân vật cổ tích ngộ nghĩnh đáng yêu đưa trẻ đến gần với thế giới cổ tích đầy màu sắc, trẻ yêu thích các nhân vật trong chuyện. Trẻ cảm nhận được thế giới cổ tích rất gần gũi, các nhân vật như có thật, từ đó giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết, kích thích trẻ khám phá, yêu văn học. Hay với hình ảnh dân giã, mộc mạc của ngôi nhà nhỏ xinh xắn, nơi có cô Tấm hiền dịu, nết na đang cầm trên tay bát cơm với lời gọi ngọt ngào, trìu mến: “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người”(4). Có thể những câu truyện cổ tích mà cô đã kể trẻ chưa nhớ hết nội dung, nhưng khi đến với vườn cổ tích, đến với thế giới của riêng mình, trẻ sẽ phần nào sâu chuỗi được nội dung câu truyện và nhớ lại các tình tiết trong truyện một cách sâu sắc, lô gic, tư duy của trẻ được bồi đắp phong phú hơn. Do đó, tôi luôn cố gắng tận dụng và khai thác triệt để khuôn viên của vườn cổ tích, tạo cho trẻ không gian học thông qua chơi một cách thoải mái, tự do trong khuôn khổ nhất định theo kế hoạch của cô.
 Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời, tôi có thể tập trung trẻ lại nhà cô Tấm, cho trẻ chơi và hỏi trẻ những câu hỏi đơn giản như: Các con có biết đây là hình ảnh của ai không? Có trong câu truyện gì? Tay cô Tấm đang cầm cái gì? Để làm gì? Nói đến cô Tấm là các con nghĩ đến người như thế nào? Sau đó, tôi cùng trẻ đọc lại lời của cô Tấm gọi cá bống giúp trẻ phát triển vốn từ, cũng là tạo cho nội dung câu truyện. Tiếp đến, tôi hoàn thiện các câu trả lời của trẻ, hướng trẻ vào hình ảnh một con người lương thiện được mọi người yêu mến. Từ đó, giúp trẻ hiểu hơn về câu truyện “Tấm Cám”, yêu nhân vật, bước đầu hình thành cho trẻ biểu tượng về người tốt. Trẻ mong muốn được mọi người yêu mến như cô Tấm, cố gắng làm nhiều việc tốt, trở thành một đứa trẻ ngoan. Nhờ đó, trẻ sẽ có những việc làm phù hợp với suy nghĩ của trẻ đồng thời cho chúng ta thấy được giá trị nhân văn to lớn mà văn học mang lại cho trẻ.
	Hình ảnh minh họa thăm quan nhà cô Tấm 
 Ví dụ: Với hình ảnh nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, thay vì đặt các câu hỏi với trẻ thì tôi lại cho trẻ chọn nhân vật mà trẻ thích, cùng tạo dáng với các chú lùn. Trẻ sẽ lựa chọn xem mình hợp với tính cách của chú lùn nào như: hắt xì, cau có, điềm đạm, xấu hổ, hậu đậu, thông minh, mọt sách....Tạo cho trẻ cảm giác vui tươi, gần gũi với các nhân vật cổ tích, thông qua đó giáo dục trẻ biết quý trọng tình bạn. Bởi tình bạn là thứ quý giá nhất và nhờ có tình bạn của bảy chú lùn đã giúp Bạch Tuyết vượt qua những thời điểm khó khăn nhất đóng vai trò rất lớn trong việc cứu sống Bạch tuyết. 
Hình ảnh trẻ cùng vui chơi với nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn.
Thông qua tình bạn của nàng Bạch tuyết và bảy chú lùn, cô giáo dục trẻ biết trân trọng, yêu quý bạn bè mà mình đang có, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. Hay rộng hơn là lòng dũng cảm, sự bình tĩnh sử lí mọi rắc rối, không nản lòng và luôn hi vọng vào cuộc sống tươi đẹp. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, trẻ em đang là đối tượng nhắm đến của bọn buôn người vô nhân tính, thì việc giáo dục trẻ không ăn đồ ăn của người lạ, không nghe lời dụ dỗ của người lạ và kiểm tra kỹ đồ ăn trước khi an là điều vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp trẻ tránh được những mối nguy hiểm mà còn trang bị cho trẻ kỹ năng sử lí tình huống khi gặp nạn. Điều mà bậc cha mẹ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_hoc_tot_mon.doc