SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú hơn trong giáo dục phát triển vận động đối với 5-6 tuổi tại lớp Lá 4 trường Mầm non Krông Ana

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú hơn trong giáo dục phát triển vận động đối với 5-6 tuổi tại lớp Lá 4 trường Mầm non Krông Ana

Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: Phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau:

+ Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích

được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể.

+ Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác.

+ Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý

đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động.

Bản thân tôi là giáo viên mầm non tôi nhận thấy được trẻ em bây giờ rất thông minh và hiếu động bởi đối với trẻ mẫu giáo đây là thời kì tâm sinh lý trẻ là thích được khám phá, muốn sử dụng đồ dùng trực quan. Vì vậy nếu người giáo viên muốn giúp trẻ học tốt mà chỉ bằng lý thuyết suông thì không bao giờ thành công mà phải tìm tòi chịu khó làm các đồ dùng mới lạ phục vụ cho việc dạy và học.Để đáp ứng với mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, đặc biệt trong giáo dục phát triển vận động do đó tôi luôn tìm những biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú hơn, chú ý đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ.

 

doc 21 trang hoathepmc36 28/02/2022 5693
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú hơn trong giáo dục phát triển vận động đối với 5-6 tuổi tại lớp Lá 4 trường Mầm non Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC
NỘI DUNG
TRANG
Phần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU
2
I
Đặt vấn đề
2
1
Lý do chọn đề tài
2
1.1
Lý do lý luận
2
1.2
Lý do thực tiễn
2
k
Mục đích nghiên cứu
4
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
I
Cơ sở lý luận của vấn đề
4
II
Thực trạng vấn đề
6
III
Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
7
IV
Tính mới của giải pháp
16
V
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
Phần thứ ba: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
18
I
Kết luận
18
II
Kiến nghị
18
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài 
1.1. Lý do lý luận
Người xưa có câu “Có sức khỏe thì có tất cả
 Không có sức khỏe thì không có gì”
Đúng như vậy câu nói đó rất có ý nghĩa trong cuộc sống của tất cả chúng ta, có sức khỏe thì làm việc gì cũng không ngại và có hiệu quả. Còn đối với trẻ có khỏe mạnh trẻ mới chơi ngoan, học tập, tiếp thu kiến thức tốt và phát triển toàn diện. Trẻ không những đến trường được ăn được ngủ, được học hành mà còn thông qua sự chăm sóc dạy dỗ của những người giáo viên mầm non, bên cạnh đó trẻ còn được vui chơi được vận động dưới nhiều hình thức vận động khác nhau như: Tập thể dục buổi sáng, tham gia hoạt động học, tham gia các hoạt động ngoại khóa......Đã giúp trẻ phát triển toàn diện hơn trong thời đại ngày nay.
Ngoài ra, hoạt động thể dục thể thao còn là cách rèn cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết như tính kỷ luật, sự phối hợp cùng đội nhóm. Tinh thần trẻ cũng thoải mái, vui tươi hơn thông qua các hoạt động này. Khi trẻ được thường xuyên luyện tập thể dục thể thao không chỉ rèn luyện sự dẻo dai, giúp cơ xương phát triển tốt, mà còn giúp trẻ học được sự kiên trì, nỗ lực từ rất sớm. Vì vậy việc tạo cho trẻ thói quen tập thể dục thể thao và khơi gợi cho trẻ lòng yêu thích tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ sẽ có ý thức cao để giữ gìn sức khỏe, chăm chỉ rèn luyện thể chất khi lớn lên. Giúp trẻ có những sự phát triển tốt không những về mặt thể chất mà còn phát triển tinh thần và trí tuệ.
1.2. Lý do thực tiễn
Nhưng trên thực tế trong thực hiện chương trình mầm non ở môn giáo dục phát triển vận động vẫn còn lúng túng trong việc chọn đề tài để xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động từ đó chưa giúp trẻ phát triển tốt thể dục, tiết dạy đa số giáo viên vẫn còn cứng nhắc. Trong phương pháp giảng dạy hạn chế về sự sáng tạo, chạy theo giáo án, một số tình huống xử lí chưa linh hoạt, chưa chú ý dạy phát triển theo khả năng của trẻ, trẻ tham gia mang tính chất gò épđặc biệt là đồ dùng chuẩn bị cho tiết dạy thể chất còn hạn chế, không đủ cho số trẻ thực hiện chứ chưa nói đến chuẩn bị dồ dùng đẹp mắt, sinh động để gây hứng thú cho tiết dạy
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp sư phạm nhằm giúp trẻ 5 - 6 tuổi hứng thú hơn trong giáo dục phát triển vận động tại lớp lá 4 trường Mầm non Krông Ana.
- Phạm vi nghiên cứu: Trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Krông Ana.
- Về thời gian: Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.
Trong 3 năm học này đồng thời hưởng ứng và thực hiện theo kế hoạch thực hiện chuyên đề phát triển vận động của ngành và nhà trường phát động mọi lớp đều tham gia làm đồ dùng phát triển vận động để phục vụ cho môn học thể dục và các đồ dùng vừa giúp trẻ được học và được chơi để phát triển thể chất.	 Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp, tôi cần tìm ra các biện pháp để nâng cao việc thực hiện chương trình đổi mới đạt kết quả tốt và phát triển đúng mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra, nắm vững tâm sinh lý theo từng lứa tuổi của trẻ.
Bản thân tôi đã tự học hỏi nghiên cứu tìm ra những giải pháp biện pháp nhằm giúp các cháu có sự yêu thích tham gia các hoạt động thể dục tại trường lớp mầm non và vừa thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động mà trường triển khai. Chính vì lẽ đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú hơn trong giáo dục phát triển vận động đối với 5 – 6 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Krông Ana” . Để qua đó bản thân, các quý đồng nghiệp cùng trao đổi kinh nghiệm và có thêm những biện pháp tốt hơn, nhằm giúp cho trẻ hứng thú và yêu thích tham gia các hoạt động thể dục hơn.
II. Mục đích nghiên cứu:
Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục phát triển vận động khỏe mạnh là rất quan trọng giúp hệ thần kinh, các giác quan của trẻ sẽ nhanh nhạy hơn và có tác dụng nâng cao năng lực, sức khỏe cũng như về nhận thức tinh thần của trẻ. Đặc điểm của trẻ 5 tuổi hoạt động giáo dục phát triển vận động là giúp trẻ có thể lực tốt, biết tập các bài vận động là giúp trẻ có thể lực tốt, biết tập những bài vận động cơ bản nhắm phát triển một cơ thể khỏe mạnh thông qua những bài vận động thô, vận động tinh một cách dẻo dai có bài bản để giúp trẻ hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà không phải bỡ ngỡ. Đó cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ tập luyện để năng cao thể chất phòng bệnh béo phì giảm tỉ lệ bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ trong độ tuổi.
Ở chương trình khung đặt ra yêu cầu nội dung giáo dục của từng độ tuổi và đưa kết quả mong đợi cuối độ tuổi. Để dạt được kết quả mong đợi cuối độ tuổi, đặc biệt là trẻ 5 tuổi có các bài tập đánh giá chỉ số nên giáo viên phải chủ động lựa chọn bài dạy phù hợp nội dung yêu cầu cần đạt của trẻ.
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 tuổi đóng vai trò rất quan trọng để giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối về thể lực cũng như về chiều cao và cân nặng của trẻ. Trong quá trình cho trẻ tập luyện các bài tập phát triển các cơ vận động thì giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức cho trẻ trải nghiệm thực hành tập các động tác đúng kỹ thuật của bài tập.
Lựa chọn đề tài này nhằm giúp trẻ lớp tôi nói riêng và trẻ mầm non trường Mầm Non Krông Ana nói chung nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ. Góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận của vấn đề 
Ở lứa tuổi mầm non, giáo dục phát triển vận động có tác dụng đặc biệt quan trọng. Cơ thể của trẻ phát triển mạnh mẽ dưới ảnh hưởng của những điều kiện tốt do hoạt động tạo ra. Mặt khác, giáo dục phát triển vận động nhằm làm cho cơ thể của trẻ phát triển đều đặn, cân đối, sức khỏe tăng cường, là cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người. Quyết định 55 của Bộ giáo dục và Đào tạo qui định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Nhà trẻ - Mẫu giáo.
(Hà Nội, 1990 trang 6) ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là: “...Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam: - Khỏe mạnh – Nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối - Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi (Bố mẹ, bạn bè, cô giáo...), thật thà, lễ phép, hồn nhiên - Yêu thích cái đẹp, biết gìn giữ cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. - Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ đẳng (Quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận,..) Cần thiết để vào trường phổ thông, thích đi học”. Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”.
Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: Phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau: 
+ Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích 
được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể. 
+ Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác. 
+ Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý
đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. 
Bản thân tôi là giáo viên mầm non tôi nhận thấy được trẻ em bây giờ rất thông minh và hiếu động bởi đối với trẻ mẫu giáo đây là thời kì tâm sinh lý trẻ là thích được khám phá, muốn sử dụng đồ dùng trực quan. Vì vậy nếu người giáo viên muốn giúp trẻ học tốt mà chỉ bằng lý thuyết suông thì không bao giờ thành công mà phải tìm tòi chịu khó làm các đồ dùng mới lạ phục vụ cho việc dạy và học...Để đáp ứng với mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, đặc biệt trong giáo dục phát triển vận động do đó tôi luôn tìm những biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú hơn, chú ý đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ.
2. Thực trạng của vấn đề:
- Trường đang triển khai đồng bộ chuyên đề phát triển vận động trong trường mầm non, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana và Ban Giám hiệu nhà trường nên đã tạo điều kiện cho chị em giáo viên học tập các chuyên đề do Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức khuyến khích động viên chị em học tập, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Lớp có đủ hai giáo viên/lớp và đều đạt trình độ trên chuẩn trở lên, là
 giáo viên giỏi cấp trường, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động sáng tạo trong công tác nâng cao chất lượng chuyên đề.
- Lớp được trang bị một số dụng cụ, thiết bị phục vụ cho trẻ vận động để đảm bảo cho công tác chuyên đề.
 - Lớp học, sân trường rộng rãi thoáng mát, an toàn nên việc tổ chức các hoạt động đi dạo đi chơi, hoạt động thể dục sáng, tiết giáo dục thể chất, các trò chơi vận động, hoạt động ở mọi lúc mọi nơi đều thuận tiện trong công tác công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Học sinh đúng theo độ tuổi và thực hiện đúng chương trình GDMN, nên việc nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo về phát triển vận động của trẻ trong lớp tương đối đồng đều.
- Ban Giám hiệu đã có kế hoạch chỉ đạo chuyên đề giáo dục phát triển vận động, từ đó giáo viên đứng lớp rất thuận tiện cho việc thực hiện kế hoạch.
- Nhà trường phát động phong trào làm đồ dùng từ nguyên vật liệu phế thải để phục vụ cho trẻ vận động bản thân tôi cũng có động cơ phấn đấu làm các đồ dùng phong phú không chỉ phục vụ giảng dạy mà còn có đồ dùng để tham gia dự thi “Phát triển vận động” tại trường.
Bước đầu khảo sát kết quả trước khi chưa thực hiện các giải pháp mới trên 31 trẻ lớp lá 4 tôi có được kết quả như sau:
Mục tiêu đạt dược
Nội dung
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ
Só trẻ
Tỉ lệ
Về giáo dục
Tập trung chú ý hứng thú của trẻ khi tham gia vận động
14
44,8%
17
55,2%
Trẻ tích cực trong giờ học
16
52%
15
48%
Trẻ có kỹ năng kỹ xảo vận động tốt
16
52%
15
48%
Về sức khỏe
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt
23
74%
8
26%
 Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng vận động ở trẻ còn hạn chế, mình cần phải có những giải pháp cụ thể hơn để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
III. Các giải pháp tiến hành đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Giải pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động:
Biện pháp: Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của nhà trường và kế hoạch hoạt động của lớp. Trước khi bắt đầu vào chương trình học chính thức, tôi và tổ khối cùng các chị em trong khối lá kết hợp lên kế hoạch cụ thể từng bài vận động sao cho phù hợp với trẻ, phù hợp với địa phương nơi trẻ sinh sống và học tập nhưng phải luôn bám sát vào chương trình khung, căn cứ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện. Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả.
 Ví dụ: Kế hoạch tổ chức các hoạt động Giáo dục phát triển vận động.
CHỦ ĐỀ
TÊN NHÁNH
TÊN ĐỀ TÀI
TRƯỜNG MẦM NON
- Trường mầm non thân yêu
- Lớp chúng mình.
- Các hoạt động thú vị của bé ở trường
- Chuyền bóng bên trái, bên phải.
- Bật xa tôi thiểu 50cm
- Tung bóng lên cao và bắt bóng.
BẢN THÂN
- Tôi là ai?
- Cơ thể tôi.
- Nhu cầu bản thân
- Đi trên ghế băng đầu đội túi cát.
- Đi nối bàn chân tiến lùi
- Đi và đập bóng sang hai bên.
GIA ĐÌNH THÂN YÊU
- Gia đình của bé.
- Người thân trong gia đình bé
- Gia đình hạnh phúc
- Nhu cầu gia đình bé
- Ném xa bằng 1 tay
- Nhảy lò cò ít nhất 5 bước, đổi chân theo hiệu lệnh.
- Bật xa 50cm, ném xa bằng 1 tay
- Trườn kết hợp trèo qua ghế thể dục.
CÁC NGHỀ BÉ YÊU
- Ngày hội của cô giáo
- Ước mơ của bé
- Một số nghề gần gũi
- Chu bộ đội
- Bật tách chân, khép chân qua 7 ô.
- Nhảy xuống từ độ cao 40 cm.
- Trườn sấp trèo qua ghế thể dục.
- Chuyền bóng qua đầu, qua chân
- Bò theo đường zich zắc qua 7 điểm.
 THỰC VẬT – TẾT VÀ MÙA XUÂN
- Một số rau, củ, quả
- Cây xanh
- Bé vui đón xuân về
- Lễ hội ngày tết
- Đập bóng xuống sàn và bắt bóng.
- Bật qua vật cản.
- Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian.
- Bật liên tục qua các chướng ngại vật
ĐỘNG VẬT
- Vật nuôi trong gia đình
- Động vật sống trong rừng
- Động vật sống dưới nước
- Một số loại côn trùng
- Ném trúng đích bằng một tay, hai tay.
- Đi trên dây đặt trên sàn nhà
- Bật nhảy từ trên cao xuống ( cao 40- 45 cm)
- Chạy chậm 100- 120m.
HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
- Nước, đất, đá, cát, sỏi
- Hiện tượng thiên nhiên
- Mùa hè và các mùa trong năm
 - Bò chui qua cổng thể dục.
- Ném bóng vào rổ.
- Chạy 18m trong khoảng 10 giây
GIAO THÔNG
- Giao thông đường bộ
- Giao thông đường thủy- đường sắt - hàng không.
- Bé hãy nhớ nhé
- Đi theo đường hẹp, chạy nhanh 12m.
- Ném và bắt được bóng bằng hai tay.
- Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m
QH – ĐN – BÁC HỒ –
- Quê hương của bé
- Hà Nội Mến yêu
- Bác Hồ kính yêu
- Một số danh lam thẳng cảnh của đất nước Việt Nam
- Nhảy lò cò 5m.
- Bật tách chân, khép chân qua 7 ô.
- Trèo lên xuống 7 gióng thang.
- Đi trên ván dốc
TRƯỜNG TIỂU HỌC
- Trường tiểu học
- Bé chuẩn bị vào lớp 1
- Bật xa 50cm, ném bóng vào rổ.
- Đi, đập và bắt bóng nảy 4-5 lần liên tiếp.
Giải pháp 2: Trẻ và gia đình trẻ hỗ trợ, phối hợp làm đồ dùng, dụng cụ cho bài vận động 
Biện pháp: Bạn thử tưởng tượng nếu một bài vận động bạn dạy cho trẻ mà thiếu đồ dùng hay đạo cụ thì nó sẽ diễn ra như thế nào? Một bài vận động khô khan, quá đơn điệu khi không có sự hỗ trợ của đồ dùng sẽ làm cho trẻ mất hứng thú, không còn sự tò mò muốn khám phá ở trẻ, chính vì vậy giáo viên dạy vận động thì vẫn chưa đủ để phát triển hết những yêu cầu mà giáo viên đặt ra cho bài vận động đó, điều quan trọng hơn là cần cho trẻ trải nghiệm vận động cùng các dụng cụ trực quan. Vì thế đồ dùng trực quan đóng vai trò thiết yếu, nếu nó được trang bị đầy đủ thì trẻ tham gia hứng thú sôi nổi hơn đồng thời giúp trẻ khắc sâu những vận động mà người giáo viên muốn truyền đạt cho trẻ.
Vì vậy sau khi tôi đã lên kế hoạch chi tiết cụ thể từng bài dạy vận động cho trẻ. Tôi sẽ liệt kê chi tiết từng đồ dùng cần làm cho từng học kì 1 và chia phụ huynh thành 2 đợt hỗ trợ trong năm, mỗi nhóm sẽ làm 1 buổi/1 năm học, cùng giáo viên sưu tầm, thu gom chai, lọ, nguyên vật liệu phế thải để tiến hành làm đồ dùng, việc tận dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương vừa giúp cho giáo viên và gia đình trẻ bớt được chi phí mua sắm thiết bị đồ dùng, mà qua việc thu gom được chai, lọ, hộp giấy...bản thân trẻ cũng ý thức được việc tiết kiệm cũng như bảo vệ môi trường trong sạch.
Để kích thích sự hứng thú vận động của trẻ giáo viên cần động viên khuyến khích trẻ cùng gia đình trẻ làm đồ dùng từ các nguyên vật liệu mở sẵn có tại địa phương như: Gậy thể dục, vòng thể dục, đường zích zắc được làm từ tre nứa, hộp giấy cát tông, hộp sữa Khi trẻ được tham gia làm những đồ dùng, dụng cụ trẻ sẽ dễ dàng nhớ được cách sử dụng đồ dùng đó cho bài tập nào, hay có thể sáng tạo nhiều cách tập khác nhau từ đồ dùng dụng cụ đó. VD: Qua đề tài “ Đi thăng bằng trên vật” tôi đã phát động trẻ thu gom hộp sữa nộp cho cô để làm đường dích dắc. Trẻ của tôi rất hào hứng về nhà lấy những hộp sữa đã hết, có trẻ thì đi xin hàng xóm để nộp cho cô. Có phụ huynh lên trao đổi với tôi rằng “ Cô ơi bé nhà em rất lười uống sữa vậy mà hôm qua về nhà nói với mẹ pha sữa cho con uống nhiều lên đi mẹ, tôi ngạc nhiên hỏi ra mới biết con uống sữa hết để lấy hộp nộp cho cô giáo”. Qua đó tôi cảm nhận được rõ rệt hơn về tinh thần hào hứng của trẻ khi được trải nghiệm với những đồ dùng do chính bàn tay trẻ và gia đình hỗ trợ cùng cô giáo làm.
Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ ngang tầm mắt của trẻ để trẻ dễ quan sát và lấy đồ dùng khi sử dụng. Đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ được bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem. Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình, xem với vận động này, vận động kia con mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay đi trên cầu thăng bằng không,
Giải pháp 3: Tận dụng 1 đồ dùng sử dụng được nhiều bài tập khác nhau
Việc tận dụng một đồ dùng để tập được nhiều bài vận động khác nhau vừa giúp cho giáo viên tiết kiệm được chi phí mà còn tiếp kiệm được thời gian làm đồ dùng, tận dụng một đồ dùng để sử dụng được nhiều bài tập đòi hỏi người giáo viên phải biết liệt kê, liên kết các bài tập thành từng nhóm để chọn đồ dùng phù với các nhóm bài tập đó. Vì vậy khi thu thập những nguyên vật liệu mở thì người giáo viên cần có tính sáng tạo cao, có óc liên tưởng hợp lý thì mới có thể kết hợp được đồ dùng với bài tập một cách hợp lý và gây được hứng thú với trẻ vì cách sử dụng hợp lý thì kết quả bài tập mới đạt. Bởi chúng ta cũng đã biết tâm lý trẻ mầm non “rất chóng chán” vì vậy chúng ta phải luôn biết làm mới mọi thứ, cũng là một đồ dùng nhưng giáo viên biết làm mới đồ dùng đó bằng cách “ sử dụng chúng thật thông minh, thay đổi hình thức với chúng”. Hay với một bài tập quen thuộc như “Đi thăng bằng trên ghế thể dục” cô làm mới bài tập đó bằng cách “Đi thăng bằng trên hộp sữa; đi thăng bằng trên sợi dây; đi thăng bằng trên dải lá” Vậy mục đích của giáo viên ở đây là rèn luyện kỹ năng đi thăng bằng cho trẻ nhưng với rất nhiều hình thức khác nhau, cũng nhờ thay đổi hình thức mà trẻ hào hứng luyện tập, thi đua không phải bị nhàm chán 
Sau đây tôi sẽ nêu ra một số đồ dùng mà tôi đã tận dụng nhiều bài tập khác nhau:
+ Với vòng: Trẻ có thể xếp thành những vòng liên tiếp nhau để tập bài vận động bật liên tục qua 6 – 7 ô, bật liên tục về phía trước, ngoài ra còn sử dụng vòng làm tâm điểm để ném trúng đích nằm ngang, ném bóng vào ô, ném trúng đích thẳng đứng...
+ Bài tập với gậy: Tôi sử dụng gậy cho trẻ tập bài tập phát triển chung, sau đó cho trẻ xếp gậy thành đường zích zắc để bò theo đường zíc zắc hay đi theo đường zích zắc, đường hẹp: Đi trong đường hẹp, bò trong đường hẹp, xếp làm thành những ô vuông cho trẻ bật nhảy qua các ô, xếp gậy thành 2 đầu có chiều dài 40 – 50cm để trẻ bật qua 40 – 50cm...
+ Tập với dây lụa: Tôi cũng sử dụng dải lụa để trẻ tập bài tập phát triển chung, sau đó hướng cho trẻ thiết kế bài tập theo ý tưởng của mình như có thể thắt những dải lụa đó để dặt trên nền nhà tập với bài vận động “Đi trên dây đặt trên sàn nhà” hoặc trẻ nối dây vào những cọc cô đã chuẩn bị để làm đích chay nhanh 15m không hạn chế thời gian...
	 + Với biện pháp này tuy một đồ dùng nhưng trẻ vẫn hào hứng, hứng thú trong mỗi hình thức vận động khác nhau kết quả trên trẻ tôi thấy có phần chuyển biến rõ rệt, các cháu yêu thích tham gia chiếm số lượng rất lớn, trẻ ra sân tham gia hoạt động thể dục với sự hăng say, nhiệt tình và hoạt động rất sôi nổi.
Giải pháp 4: 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_hung_thu_hon_trong_giao_duc_p.doc