SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học tại lớp Lá 4 trường Mầm non Cư Pang

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học tại lớp Lá 4 trường Mầm non Cư Pang

Cơ sở lí luận của vấn đề

Hoạt động làm quen văn học ở trường mầm non là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, là phương tiện giúp trẻ rèn luyện ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, giúp tăng cường vốn tiếng Việt cho trẻ. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là chúng ta đã góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ kĩ năng đọc và kể truyện những điều này sẽ góp phần rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 56/KH-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ GDĐT về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020, Bộ GDĐT tổ chức hội thảo sơ kết 02 năm triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 2/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng 2025 với mục tiêu: Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số đảm bảo các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học, tạo tiền đề để trẻ lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của đất nước”.

Thực hiện có hiệu quả chương trình Giáo dục mầm non mới, chú trọng vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong công tác giáo dục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp giáo dục; củng cố, phát triển số lượng và chất lượng ở trường mầm non. hoạt động làm quen văn học ở trường mầm non là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, là phương tiện giúp trẻ rèn luyện ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, giúp tăng cường vốn tiếng Việt cho trẻ. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là chúng ta đã góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ kĩ năng đọc và kể truyện những điều này có vai trò rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Nhận thấy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Trẻ đến lớp nhút nhác, ngại giao tiếp, trẻ chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp, vốn từ tiếng Việt của trẻ hạn chế. Đặc biệt trong hoạt động làm quen văn học trẻ hầu như chưa hiểu được nội dung của bài thơ, câu truyện, chưa hứng thú trong hoạt động Vì vậy tôi đã tìm và đưa ra những giải pháp, biện pháp để khắc phục những tồn tại và phát huy những tính mới trong đề tài.

 

doc 27 trang hoathepmc36 28/02/2022 10135
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học tại lớp Lá 4 trường Mầm non Cư Pang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I.Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết “Mẫu giáo tốt, mở đầu cho nền giáo dục tốt”. Chính vì vậy mà người giáo viên mầm non được xem là người thợ đầu tiên đặt “viên gạch” nền móng cho việc đào tạo nhân cách cũng như tri thức con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa.
	Văn học là một loại hình nghệ thuật, là người bạn không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mầm non. Văn học nuôi dưỡng và sáng tạo nghệ thuật, phát triển trí tưởng tượng ở trẻ. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến với trẻ rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và phát triển toàn diện.
Có lẽ từ thuở còn nằm trong nôi mỗi chúng ta ai cũng một lần được nghe những lời ru à ơi của bà, của mẹ hay được nghe những câu chuyện mà bà và mẹ đã kể và cũng từ đó những lời ru, những câu hát, hay những câu chuyện đã theo chúng ta suốt cả cuộc đời và để lại trong mỗi chúng ta những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống. Có rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã viết những tác phẩm hay dành cho lứa tuổi thiếu nhi và nhi đồng, đặc biệt là Bác Hồ kính yêu của chúng ta, tuy Bác bận trăm công nghìn việc nhưng Bác đã dành rất nhiều thời gian để sáng tác những tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi. Thông qua tác phẩm văn học các tác giả muốn nhắn nhủ đến chúng ta hãy dành những tình yêu thương cho các cháu thiếu nhi không những vậy còn giáo dục các cháu những điều hay lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày, hình thành trong các cháu những tình cảm, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu con người, con vật...Và từ đó giúp phát triển toàn diện cho trẻ.
Trong chương trình Giáo dục mầm non, hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (thơ, truyện) có ưu thế nhiều hơn trong việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Qua mỗi lần lên lớp với môn làm quen văn học của trẻ 5-6 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số đặc điểm tâm lý mà tôi nhận thấy nổi bật nhất của trẻ đó là: trẻ rất thích những điều mới lạ, đẹp mắt, ngộ nghĩnh, hấp dẫn, và những trò chơi sinh động Là một người giáo viên mầm non, thông qua hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học chúng ta đã mang đến cho trẻ những bài thơ, câu truyện có nội dung hay, đáng yêu, ngộ nghĩnh, thiết thực và bổ ích giúp cho trẻ hình thành và phát triển tình cảm trong con người trẻ, trẻ biết yêu cái đẹp, hướng về cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời mới, chân trời mơ ước, chân trời nhận thức cho trẻ. Và đặc biệt chuẩn bị hành trang cho trẻ về mọi mặt để trẻ có một tâm thế bước vào lớp một. 
Năm học 2017-2018 nhận thấy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Trẻ đến lớp nhút nhát, ngại giao tiếp, trẻ chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp, vốn từ tiếng việt của trẻ hạn chế. Riêng đối với trẻ 5 tuổi sẽ phải chuẩn bị kỹ hơn về mọi mặt để trẻ bước tiếp vào một môi trường hoàn toàn mới lạ đó là môi trường của trường tiểu học. Nhưng trẻ lại gặp khó khăn trong phát triển ngôn ngữ nói chung và quá trình làm quen với tác phẩm văn học nói riêng. Chính vì vậy cô giáo là người đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giúp trẻ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, và nghe, hiểu nội dung các tác phẩm văn học. 
Năm học 2018-2019 nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ nói chung và hoạt động làm quen văn học nói riêng. Người giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp và cách lồng ghép sao cho phù hợp, thích ứng với đặc điểm tâm sinh lý phát triển của trẻ. Do đặc điểm trường Mầm non Cư Pang đơn vị mà tôi công tác, nằm trong vùng đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 90%. Để trẻ đồng bào dân tộc thiểu số 5-6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Cư Pang được thuận lợi trong việc giao tiếp và tham gia vào các hoạt động ở trường lớp nói chung và hoạt động làm quen văn học nói riêng, ngoài kế thừa các các phương pháp cũ bản thân tôi đưa ra những giải pháp để giúp trẻ tiếp thu được kiến thức mới đồng thời tạo hứng thú cho trẻ đến trường mạnh dạn, tự tin và tích cực hoạt động, nâng cao chất lượng nhận thức cho trẻ. Xuất phát từ tầm quan trọng đó bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen văn học tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang”. 
II. Mục đích nghiên cứu: 
- Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; Hình thành cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số những kĩ năng nói, đọc rõ ràng, kể chuyện diễn cảm; Phát triển khả năng giao tiếp hàng ngày giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và trẻ với mọi người xung quanh. 
- Dạy trẻ phát âm chính xác ngôn ngữ tiếng Việt; Luyện cho trẻ phát âm đúng từ, câu. Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, hiểu, đọc thơ, kể lại câu truyện, các sự việc, trong cuộc sống và trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ một cách linh hoạt.
- Giúp cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số hình thành và phát triển nhân cách, đồng thời trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, có lối ứng xử văn minh trong cuộc sống hàng ngày.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lí luận của vấn đề
Hoạt động làm quen văn học ở trường mầm non là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, là phương tiện giúp trẻ rèn luyện ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, giúp tăng cường vốn tiếng Việt cho trẻ. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là chúng ta đã góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ kĩ năng đọc và kể truyệnnhững điều này sẽ góp phần rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. 
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 56/KH-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ GDĐT về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020, Bộ GDĐT tổ chức hội thảo sơ kết 02 năm triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. 
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 2/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng 2025 với mục tiêu: Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số đảm bảo các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học, tạo tiền đề để trẻ lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của đất nước”.
Thực hiện có hiệu quả chương trình Giáo dục mầm non mới, chú trọng vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong công tác giáo dục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp giáo dục; củng cố, phát triển số lượng và chất lượng ở trường mầm non. hoạt động làm quen văn học ở trường mầm non là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, là phương tiện giúp trẻ rèn luyện ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, giúp tăng cường vốn tiếng Việt cho trẻ. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là chúng ta đã góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ kĩ năng đọc và kể truyệnnhững điều này có vai trò rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Nhận thấy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Trẻ đến lớp nhút nhác, ngại giao tiếp, trẻ chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp, vốn từ tiếng Việt của trẻ hạn chế. Đặc biệt trong hoạt động làm quen văn học trẻ hầu như chưa hiểu được nội dung của bài thơ, câu truyện, chưa hứng thú trong hoạt động Vì vậy tôi đã tìm và đưa ra những giải pháp, biện pháp để khắc phục những tồn tại và phát huy những tính mới trong đề tài.
II. Thực trạng của vấn đề
Trường Mầm non Cư Pang là một đơn vị đóng trên địa bàn xã Ea Bông thuộc xã đặc biệt khó khăn, trường. Hơn 90% trẻ là người dân tộc thiểu số, hơn 50% trẻ thuộc hộ nghèo. Riêng lớp lá tôi chủ nhiệm 100% trẻ là người dân tộc thiểu số, đa số trẻ mới lần đầu đến trường, chưa học qua lớp 3 tuổi, 4 tuổi. Hầu hết trẻ chưa nói rõ tiếng Việt, trẻ giao tiếp chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ giao tiếp tiếng Việt của trẻ còn gặp nhiều hạn chế. 
Năm học 2018-2019 là năm học tiếp tục hưởng ứng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các cuộc vận động do ngành phát động như “Xây dựng môi trường 
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”,“Xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dạy và học, nhưng để chất lượng giáo dục được nâng cao bản thân cô và trò cần phải cố gắng hơn trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
 Những yếu tố trên đã ảnh hưởng tạo ra thực trạng trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học hiện nay. Định hướng của bản thân về phương pháp tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động làm quen với tác phẩm văn học là tiếp tục vận dụng phát triển các biện pháp cũ nhằm phát huy những mặt mạnh, những thành công giúp nâng cao chất lượng giáo dục.
Vào cuối năm học 2017- 2018 , tôi chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê trẻ ở lớp lá 4 tổng số trẻ 25, nữ 9, dân tộc thiểu số là 25. Kết quả như sau:
Nội dung
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ đạt
Tỉ lệ %
Số trẻ chưa đạt
Tỉ lệ %
Trẻ nói rõ ràng
15/25
60
10/25
40
Trẻ đọc thơ, kể chuyện diễn cảm
12/25
48
13/25
52
Trẻ biết kể truyện sáng tạo.
11/25
44
14/25
56
Trẻ diễn đạt ý tốt
12/25
48
13/25
52
 Thuận lơi:
- Nhà trường có sân chơi sạch sẽ, an toàn, phòng học rộng rãi, thoáng mát, đồ dùng đồ chơi cho trẻ học tập và vui chơi tương đối đầy đủ, đồ dùng , đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu mở: Như lốp xe, vỏ chai, thùng sơn, tre, nứa sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực các hoạt động trong ngày, có khu vui chơi phát triển vận động và môi trường trong và ngoài lớp học, trang trí tăng cường tiếng việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tổ chuyên môn luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia chuyên đề, tập huấndo phòng, cụm chuyên môn, tổ chức các tiết dạy mẫu, chuyên đề cấp trường phổ biến những phương pháp hình thức đổi mới trong chương trình mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
- Toàn thể giáo viên có chuyên môn về công tác giảng dạy, luôn học hỏi, trao dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên luôn nhiệt tình, đổi mới trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đã tuyên truyền có hiệu quả của việc đưa trẻ đến trường.
Khó khăn:
- 100% trẻ là con em dân tộc thiểu số, phần lớn các cháu chưa qua lớp 4 tuổi nên việc tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn, đa số trẻ còn sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp và trong các hoạt động ở trường.
- Đồ dùng đồ chơi tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng cho một số hoạt động, đặc biệt là hoạt động làm quen văn học.
- Đời sống kinh tế của một số phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn phần lớn là làm nông trên 40% là hộ nghèo nên sự quan tâm về chăm sóc giáo dục trẻ chưa cao.
- Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học hiện nay chưa mang lại kết quả như mong muốn, những biện pháp đã sử dụng trước đây như dạy trẻ làm quen văn học chưa đạt hiệu quả cao. Những yếu tố khách quan khác làm cho thực trạng của đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế.
Qua thực trạng cấp bách của vấn đề và theo hướng dẫn thực hành quan điểm lấy trẻ làm trung tâm thì rõ ràng nhiệm vụ đặt ra đối với người giáo viên đó là phải giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển cho trẻ khả năng nghe, hiểu nội dung tác phẩm văn học và đặc biệt trẻ thể hiện cảm xúc khi đươc nghe tác phẩm văn học. Nhiệm vụ đặt ra với người giáo viên phải làm thế nào để trẻ phát triển một cách hài hòa có hiệu quả đúng với kết quả mong đợi mà độ tuổi trẻ cần đạt được. Dựa trên tình hình thực tế của lớp tôi đưa ra các nhiệm vụ để giải quyết vấn đề như sau:
- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ đồng bào dân tộc thiểu số lập kế hoach giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số.
- Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong hoạt động của trẻ đồng bao dân tộc thiểu số. 
- Tổ chức tiết học linh hoạt, lồng ghép tác phẩm văn học trong các giờ học.
- Tuyên truyền phối hợp và vận động cha mẹ học sinh, kết hợp lồng ghép vào các hội thi, lễ hội.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Giải pháp1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ đồng bào dân tộc thiểu số lập kế hoach giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ.
 - Nghiên cứu tài liệu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đồng bào dân tộc thiểu số. Trên thực tế cho ta thấy trẻ đồng bào dân tộc thiểu số luôn có tâm lý sẵn sàng cho hoạt động lao động hơn là hoạt động học tập. Trẻ đồng bào dân tộc thiểu số tâm lý hay nhút nhác, luôn sợ hãi, ngại giao tiếp với người lạ, chưa có tâm lý sẵn sàng cho hoạt động học tập ở trường, thích theo bố mẹ đi rẫy bên cạnh đó môi trường giao tiếp xã hội của trẻ dân tộc thiểu số còn hạn hẹp, có những trẻ chưa được học qua chương trình mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi. Trẻ dân tộc thiểu số tuy còn nhỏ nhưng đã phải tham gia vào các hoạt động tại gia đình như cõng em, chăn gia súc, nấu cơmvì vậy cô giáo phải gần gũi với trẻ, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của trẻ luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của trẻ, luôn bên cạnh trẻ động viên hỗ trợ, cảm hóa trẻ bằng sự tận tình chăm sóc của mình. Cô luôn tạo cho trẻ một niềm tin để từ đó trẻ luôn có lòng tin yêu vào cô từ đó giúp cô giáo phát huy được tác dụng trong nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Quan sát trẻ là phương pháp không thể thiếu trong quá trình tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ, giúp cô giáo nhận biết được qua nét mặt, lời nói, cử chỉcủa trẻ. Trong quá trình quan sát trẻ cô cần xác định rõ mục đích, nội dung, kế hoach quan sát, cô tiến hành quan sát trẻ một cách có hệ thống, có sự ghi chép cụ thể rõ ràng và rút ra được những nhận định của bản thân đối với trẻ sau khi quan sát trẻ.
- Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ hoàn toàn khác nhau, mỗi trẻ có những đặc điểm riêng, bên cạnh những trẻ nhút nhát có những trẻ mạnh dạn, bên cạnh những trẻ nhanh có những trẻ chậm, Vì vậy để hiểu trẻ hơn cô giáo thường xuyên trò chuyện với trẻ, sử dụng các câu hỏi dễ hiểu để trẻ trả lời, các bài tập để kiểm tra tâm lý của trẻ dưới hình thức trò chơi. Sau khi nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ cô giáo có kế hoạch cũng như phương pháp giáo dục cụ thể phù hợp với đặc điểm phát triển của mỗi trẻ.
- Trao đổi với cha mẹ của trẻ về tính cách của mỗi trẻ, có sự ghi chép cụ thể rõ ràng vào nhật ký giáo viên để cô giáo tiện theo dõi các đặc điểm tâm sinh lý của mỗi trẻ nhằm phát huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế yếu kém của trẻ.
Song song với việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cô giáo cần chú ý đến đặc điểm ngôn ngữ của trẻ. 
- Thời gian mới bước vào đầu năm học cô giáo lên kế hoạch cho việc tìm hiểu đặc điểm của trẻ trong lớp thông qua hoạt động trò chuyện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, bên cạnh đó cô giáo gặp cha mẹ trẻ để tìm hiểu thêm về tính cách, khả năng nhận thức cũng như tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà, sau khi nắm bắt một số đặc điểm của trẻ cô giáo sẽ có những biện pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt mạnh của trẻ.
- Thường xuyên ra những bài tập bằng hình thức trò chơi để kiểm tra đặc điểm phát âm của trẻ 
- Tăng cường tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số mọi lúc mọi nơi giúp tăng vốn từ cho trẻ. Trong lớp học, ngoài sân trường cô giáo và cha mẹ trẻ cùng nhau xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ. 
Sau khi nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ giáo viên giúp trẻ chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, trẻ có một tinh thần tốt, luôn thoải mái, vui vẽ, hứng thú tham gia mọi hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ cô giao, điều này sẽ giúp trẻ có thêm niềm tin khi tham gia vào các hoạt động nói chung và hoạt động làm quen với tác phẩm văn học nói riêng. Văn học là phương tiện hiệu quả không chỉ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà nó còn ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Xây dựng kế hoạch tháng, chủ đề, kế hoạch tổ chức hoạt động một ngày tích hợp phù hợp với độ tuổi và tình hình thực tế của lớp.
Để xây dựng kế hoạch hoạt động đúng với sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tôi không ngừng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu về giáo dục mầm non như: Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, bồi dưỡng thường xuyên môdun 3: đặc điểm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về mặt ngôn ngữ. 
Dựa vào kế hoạch gợi ý của tổ khối và bám sát tình hình thực tế của lớp tôi chủ nhiệm. Tôi xây dựng mạng chủ đề cả năm gồm 10 chủ đề, ở mỗi chủ đề phân ra các chủ đề nhánh bám sát vào tiêu chí 6: Kế hoạch giáo dục tháng/ chủ đề phù hợp với thực tiễn, chỉ số 15: Kế hoạch có thể điều chỉnh để phù hợp với trẻ, với hoàn cảnh thực tiễn. Thường một chủ đề có 2 đến 3 chủ đề nhánh. Dựa vào chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 17 và tình hình thực tế của lớp tôi đưa ra kết quả mong đợi trên trẻ.
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi của trẻ 5-6 tuổi trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ tôi chủ động xây dựng kế hoạch tuần và đưa ra đề tài phù hợp với tình hình, điều kiện của lớp và đúng với chương trình giáo dục mầm non, dựa vào hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cô giáo là người gợi mở trẻ là hoạt động, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Và đánh giá trẻ hằng ngày và cuối chủ đề.
Ví dụ: Ở chủ đề đầu tiên của năm học tôi thực hiện chủ đề “Trường mầm non” với 4 chủ đề nhánh “Ngày hội bé đến trường” “Lớp bé yêu thương” “tết Trung thu”. “Những hoạt động thú vị” Từ chủ đề nhánh này tôi chọn những đề tài phù hợp với tình hình của trẻ đầu năm học như: bài thơ “Cô giáo của con” “thỏ trắng đi học”...Vì mới bước vào năm học nên tôi chọn những bài thơ câu truyện với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để tạo hứng thú cho trẻ. Và cuối chủ đề tổng hợp xem đã đạt được mục tiêu đưa ra chưa so với kết quả đã đưa ra ở đầu chủ đề hay chưa và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp thay đổi phù hợp với chủ đề sau.
Việc lựa chọn bài thơ, câu truyện phù hợp với trẻ rất quan trọng, nó giúp trẻ, hứng thú hơn khi tham gia hoạt động và mang lại kết quả cao hơn.
Qua các biện pháp trên đã góp phần không nhỏ vào quá trình tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ, giúp cô giáo nắm được các đặc điểm của trẻ để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ đồng bào dân tộc thiểu số. 
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số. 
Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi.
Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội. Để xây dựng môi trường hoạt động của trẻ tôi bám sát các tiêu chí sau:
- Các góc/khu vực hoạt động được bố trí khoa học phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo các điều kiện về ánh sang, an toàn và thuận tiện đối với trẻ.
- Phương tiện dạy học, đồ dùng, đồ chơi được bố trí hợp lý, an toàn.
- Các góc/khu vực hoạt động, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được dán nhãn bằng tiếng việt.
- Khu vực/ góc được bố trí hợp lý; hệ thống giá, kệ chắc chắn, an toàn đảm bảo quy định, bàn ghế phù hợp với trẻ, đủ ánh sáng...
- Có hệ thống sách, tranh truyện,thẻ chữ cái, thẻ từ, bút chì, sáp màu, đất nặn, giấy bìa, học liệu phù hợp để hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ
- Có đài máy hoặc trang thiết bị để trẻ được nghe chương trình phát thanh, truyền hình tiếng Việt.
- Có đồ dùng, đồ chơi gần gũi với bản sắc văn hóa dân tộc của trẻ, vật thật, đồ chơi có nguồn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_nguoi_dong_bao_dan_t.doc