SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái tại lớp Lá - trường Mầm non Bình Minh – xã Đray Sáp – huyện Krông Ana - tỉnh Đăk Lăk

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái tại lớp Lá - trường Mầm non Bình Minh – xã Đray Sáp – huyện Krông Ana - tỉnh Đăk Lăk

Cơ sở lí luận

Giáo dục mầm non là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài, có sự ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển giáo dục phổ thông, đây là bậc học đầu tiên là nền tảng để các em học lên các lớp trên, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Góp phần Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Đồng thời đối với trẻ 5 - 6 tuổi thường xuyên được tiếp nhận các ngữ âm khi nghe người xung quanh nói. Mặt khác cơ quan phát âm đã trưởng thành nên trẻ có thể phát ra những âm tương đối chuẩn kể cả những âm khó trong tiếng mẹ đẻ cũng như khả năng ghi nhớ, nhận biết 29 chữ cái trong hệ thống chữ cái tiếng Việt. Vì vậy cần dạy trẻ phát âm đúng hệ thống ngữ âm và dạy trẻ biết thể hiện ngữ điệu phù hợp. Trẻ 5 - 6 tuổi có thể tích lũy được vốn từ khá lớn nên giáo viên khuyến khích động viên trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc nhận biết xuyên suốt 29 chữ cái qua các trò chơi, các buổi tham quan, trong các giờ làm quen chữ cái, qua trao đổi giao tiếp, các câu chuyện hoặc các bài thơ có ý nghĩa và tác dụng lớn trong việc phát triển vốn từ và kỹ năng nói cho trẻ. Vì thế cần tăng cường các hoạt động phát triển ngôn ngữ và nhận biết chữ cái mang tính tích hợp nhằm tạo cơ hội cho trẻ phát triển các kỹ năng chuẩn bị cho việc nhận biết, đọc viết chữ cái để bước vào lớp 1.

Ngôn ngữ nói chung và chữ viết nói riêng của trẻ em đã được các nhà khoa học nghiên cứu và quan tâm tới cụ thể :

 - “ Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” của bà : PGS-TS Nguyễn Ánh Tuyết. Nhà xuất bản đại học sư phạm( in lần thứ 15) ngày 14 tháng 1 năm 2013

- “ Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non” tác giả Đinh Hồng Thái. Nhà xuất bản đại học sư phạm mầm non ngày 14/1/2013

- “ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của Nguyễn Xuân Khoa. Nhà xuất bản đại học sư phạm năm 2004

- “Cho trẻ làm quen với chữ viết - từ góc nhìn thực tiễn” của Nguyễn Thị Hải Thanh (Sở GD&ĐT Bắc Giang)

 

doc 26 trang hoathepmc36 28/02/2022 11676
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái tại lớp Lá - trường Mầm non Bình Minh – xã Đray Sáp – huyện Krông Ana - tỉnh Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bậc học mầm non trong những năm qua có những chuyển biến về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, được sự quan tâm sâu sắc của các cấp không những ở các thành phố lớn, thị xã, thị trấn mà còn được nhân dân ở các vùng ven, miền núi, đặc biệt là vùng Tây Nguyên có nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số cũng đang từng bước được quan tâm thay đổi và cũng cố. Trong chương trình học của trẻ 5- 6 tuổi lớp lá có sự khác biệt về môn học so với ở các khối lớp còn lại đó là môn làm quen chữ cái không ngừng có ý nghĩa và tác dụng to lớn trong giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt, như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, đặc biệt môn LQCC giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Có thể nói, môn LQCC là tiền đề vững chắc giúp trẻ lứa tuổi mầm non bước vào trường tiểu học với một tâm thế tự tin, vững vàng. Đặc biệt là trẻ mầm non – lứa tuổi bắt đầu làm quen chữ cái, điều mà tôi nhận thấy ở thực tế qua nhiều lần lên lớp với môn làm quen chữ cái ở lớp 5- 6 tuổi thì tôi nhận thấy được những đặc điểm tâm sinh lý nổi bật như: Trẻ rất thích những gì mới lạ, đẹp mắt, hấp dẫn, ngộ nghĩnh, những trò chơi sinh động Và để trẻ tiếp thu tốt 29 chữ cái thì người giáo viên nên lồng ghép sao cho phù hợp, thích ứng với đặc điểm tâm sinh lý phát triển của trẻ. Do đặc điểm của trường Mầm non Bình Minh, đơn vị mà tôi công tác nằm trong vùng khó khăn và tỉ lệ học sinh là người dan tộc thiểu số chiếm đến 90%. Để học sinh mầm non lớp 5 – 6 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số gặp thuật lợi cho việc giao tiếp và tham gia vào các hoạt động ở trường lớp. Khắc phục những khó khăn giúp trẻ tiếp thu được kiến thức mới, đồng thời tạo hứng thú cho trẻ đến trường mạnh dạn, tự tin và tích cực hoạt động, nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ . Đó chính là lý do tôi mạnh dạn chọn đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi làm quen chữ cái tại lớp lá - Trường mầm non Bình Minh – Xã Đray Sáp – huyện Krông Ana- tỉnh Đăk Lăk. 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu của đề tài: 
Giúp trẻ nhận biết, phát âm đúng chữ cái, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
Giúp cho trẻ mầm non lớp 5 tuổi “Làm quen chữ cái” để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ, thái độ, phát triển trí tuệ và toàn diện. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang vững chắc về mọi mặt để trẻ bước vào lớp 1.
* Nhiệm vụ của đề tài
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái .
 Nghiên cứu thực trạng về cách làm quen chữ cái cho trẻ mầm non lớp 5- 6 tuổi ở trường mầm non Bình Minh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp lá - trường mầm non Bình Minh – xã Đray sáp – huyện Krông Ana- tỉnh Đăk Lăk.
- Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái, lớp lá - trường mầm non Bình Minh 
- Thời gian: từ 8/2017 đến 3/ 2018
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái tại lớp lá - trường mầm non Bình Minh” Tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 
 a/ Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
b/ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp thống kê giáo dục.
- Phương pháp trực quan hình ảnh.
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin cá nhân trẻ và phụ huynh. 
c/ Nhóm phương pháp thống kê giáo dục
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Giáo dục mầm non là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài, có sự ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển giáo dục phổ thông, đây là bậc học đầu tiên là nền tảng để các em học lên các lớp trên, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Góp phần Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Đồng thời đối với trẻ 5 - 6 tuổi thường xuyên được tiếp nhận các ngữ âm khi nghe người xung quanh nói. Mặt khác cơ quan phát âm đã trưởng thành nên trẻ có thể phát ra những âm tương đối chuẩn kể cả những âm khó trong tiếng mẹ đẻ cũng như khả năng ghi nhớ, nhận biết 29 chữ cái trong hệ thống chữ cái tiếng Việt. Vì vậy cần dạy trẻ phát âm đúng hệ thống ngữ âm và dạy trẻ biết thể hiện ngữ điệu phù hợp. Trẻ 5 - 6 tuổi có thể tích lũy được vốn từ khá lớn nên giáo viên khuyến khích động viên trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc nhận biết xuyên suốt 29 chữ cái qua các trò chơi, các buổi tham quan, trong các giờ làm quen chữ cái, qua trao đổi giao tiếp, các câu chuyện hoặc các bài thơ có ý nghĩa và tác dụng lớn trong việc phát triển vốn từ và kỹ năng nói cho trẻ. Vì thế cần tăng cường các hoạt động phát triển ngôn ngữ và nhận biết chữ cái mang tính tích hợp nhằm tạo cơ hội cho trẻ phát triển các kỹ năng chuẩn bị cho việc nhận biết, đọc viết chữ cái để bước vào lớp 1.
Ngôn ngữ nói chung và chữ viết nói riêng của trẻ em đã được các nhà khoa học nghiên cứu và quan tâm tới cụ thể : 
 - “ Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” của bà : PGS-TS Nguyễn Ánh Tuyết. Nhà xuất bản đại học sư phạm( in lần thứ 15) ngày 14 tháng 1 năm 2013
- “ Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non” tác giả Đinh Hồng Thái. Nhà xuất bản đại học sư phạm mầm non ngày 14/1/2013
- “ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của Nguyễn Xuân Khoa. Nhà xuất bản đại học sư phạm năm 2004
- “Cho trẻ làm quen với chữ viết - từ góc nhìn thực tiễn” của Nguyễn Thị Hải Thanh (Sở GD&ĐT Bắc Giang)
          2. Thực trạng 
Tình hình của lớp: Tổng số trẻ trong lớp : 35 , dân tộc: 32, nữ dân tộc: 24
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy tỉ lệ trẻ có khả năng tiếp thu khi làm quen chữ cái rất thấp. Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái theo các chủ đề, theo những chuyên đề trọng tâm hoặc những lễ hội nổi bật trong năm. Tôi đã làm khảo sát thực trạng về khả năng nhận biết chữ cái của trẻ lớp lá như sau: 
- Bảng khảo sát trẻ lớp lá đầu năm 2017 - 2018
Nội dung khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ
Số trẻ
Tỉ lệ
Số trẻ nhận biết, phát âm đúng 29 chữ cái.
12/35 trẻ
34%
23/35 trẻ
66%
Số trẻ hứng thú tham gia tích cực vào hoạt động LQCC
17/35 trẻ
49%
18/30 trẻ
51%
 Số trẻ nhận biết, phát âm được chữ cái qua các trò chơi, mọi lúc mọi nơi, trong tiết học. 
12/35 trẻ
34%
23/35 trẻ
66%
Số trẻ có khả năng ghi nhớ các chữ cái.
14/35 trẻ
40%
21/35 trẻ
60%
* Uư điểm 
- Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên sắp xếp tạo điều kiện cho tôi được tham dự các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và đi dự giờ các đợt lên chuyên đề hoạt động làm quen chữ cái cũng như chuyên đề của các môn học khác do Phòng GD&ĐT huyện tổ chức.
- Bản thân là giáo viên đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có khả năng dạy trẻ hoạt động làm quen chữ cái và biết định hướng cho trẻ tham gia hoạt động làm quen chữ cái có hiệu quả, tạo được môi trường hoạt động ở lớp tương đối phong phú.
- Trẻ yêu thích đến trường và quý mến ,vui vẻ, gần gũi với cô giáo.
- Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh học sinh khi gửi con em mình đến trường, lớp.
* Một số hạn chế.
- Số trẻ trong lớp 91,4% là con em dân tộc thiểu số, sử dụng tiếng mẹ đẻ là chủ yếu, vốn tiếng Việt còn nghèo nàn nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái.
- Phụ huynh học sinh phần lớn là lao động nghèo, chưa thấy được tầm quan trọng trong việc đưa con em mình đến trường học là một việc làm thiết thực và cần thiết nhất trong điều kiện đời sống như ngày nay. Nên rất khó khăn trong việc hỗ trợ đóng góp kinh phí để tạo góc hoạt động vui chơi làm quen chữ cái.
- Khi dạy trẻ hoạt động làm quen chữ cái, giáo viên chưa linh động tạo nên nhiều tình huống bất ngờ làm cho trẻ hứng thú và chưa vận dụng triệt để các môn học khác, sự đầu tư sưu tầm các trò chơi làm quen chữ cái ngoài chương trình còn hạn hẹp.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Giáo viên trong khi tổ chức cho trẻ tham gia vảo các hoạt động còn mắc phải một số hạn chế như : Lúng túng trong cách xử lý tình huống, dẫn dắt vào bài còn khô khan chưa lôi cuốn được trẻ vào hoạt động, phân bố chưa đều trong các hoạt động trong ngày khi cho trẻ làm quen với chữ cái.
- Đôi khi giáo viên sử dụng phương pháp để truyền đạt cho trẻ trong các hoạt động chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng, phong phú, ở mỗi tiết học của trẻ dẫn đến sự nhàm chán lập đi lập lại. Sự vận dụng tích hợp giữa các môn học khác với nhau chưa thật sự tinh tế và triệt để, các trò chơi chưa thật sự gây hứng thú. 
- Phụ huynh đi làm xa chưa quan tâm đến vấn đề học tập và vấn đề chăm sóc sức khoẻ của con em mình. 
* Nguyên nhân khách quan:
- Học sinh trong lớp 91,4% là đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ chiếm tỉ lệ 70% trên tổng số trẻ, khả năng tiếp thu, ghi nhớ, lĩnh hội trong các hoạt động cũng hạn chế.
- Phụ huynh học sinh phần lớn là dân lao động, chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, trình độ học vấn thấp có nhiều gia đình bố mẹ không biết chữ nên rất khó khăn trong việc phối hợp với giáo viên hướng dẫn trẻ Làm quen chữ cái.
- Cơ sở vật chất chỉ cung cấp phần nào cơ bản trong quá trình học tập và vui chơi của của trẻ.
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ
+ Tình trạng học sinh bỏ học không lý do vẫn còn tồn động do điều kiện kinh tế bố mẹ hay đi làm xa mang con cháu của mình đi theo nên các cháu chưa đến trường đều đặn mỗi ngày
Những yếu tố khách quan trên đã ảnh hưởng đến thực trạng. Nên định hướng hiện nay của bản thân tôi về hoạt động làm quen chữ cái tại lớp lá trường Mầm non Bình Minh là tiếp tục vận dụng các biện pháp cũ để phát huy những mặt mạnh, những thành công, tận dụng những đều kiện thuận lợi của thực trạng song bên cạnh bổ sung thêm những biện pháp mới linh hoạt hơn, có sự phong phú, ứng dụng thực tế, áp dụng được mọi lúc mọi nơi cho đề tài mà tôi đang nghiên cứu.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của biện pháp, giải pháp
Từ những nguyên nhân, các yếu tố thực trạng nêu trên nên tôi chọn các biện pháp giải pháp nhằm giúp trẻ đạt được những vấn đề sau:
- Trẻ nhận biết và phát âm chuẩn 29 chữ cái, nhận biết chữ cái được qua các trò chơi, không nói ngọng, phát triển ngôn ngữ.
- Nghiên cứu hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ. Những biện pháp nêu trên đóng góp cho sự thành công của đề tài, mang lại kết quả cao trong quá trình nhận thức, thay đổi những cách tiến hành lên lớp rập khuôn trong tiết dạy trẻ làm quen chữ cái, mang lại tâm thế vững chắc, thoải mái trong hành trang bước vào môi trường học tập mới ở trường tiểu học cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
- Khi áp dụng những biện pháp này thành công sẽ mang lại những kết quả sau:
+ Trẻ hứng thú tham gia hoạt động làm quen chữ cái, phát huy tính tích cực , chủ động sáng tạo, trẻ biết hoạt động theo nhóm
+Trẻ nhận biết và phát âm chuẩn 29 chữ cái, nhận biết chữ cái tốt qua các hoạt động
+ Phụ huynh đã nhận ra tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường mầm non là thết thực, đặc biệt là đối với hoạt động làm quen chữ cái cho con em mình.
+ Qua thời gian sử dụng các biện pháp để giúp trẻ làm quen chữ cái giáo viên đã tích luỹ được vốn kinh nghiệm cho bản thân nhằm nâng cao chuyên môn về lĩnh vực phát triễn ngôn ngữ, giáo viên biết cách phân nhóm năng lực trẻ để có kế hoạch giáo dục đón đầu sự phát triễn của trẻ. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
* Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn:
+ Tham gia vào lớp học trên chuẩn để tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của bản thân.
+ Tự tìm tòi các nguồn tài liệu từ báo chí mạng internet, các loại sách nghiên cứu về chuyên ngành giáo dục mầm non
+ Tham gia đầy đủ vào các buổi chuyên đề các cấp: cụm, huyện, tỉnh.
+ Tham gia tự học bồi dưỡng thường xuyên 44 module mầm non. Đăng ký tham gia vào lớp học nâng cao bồi dưỡng thường xuyên của sở giáo dục 
+ Tôi luôn phải nắm bắt những cái mới, những quan điểm cần phải được thay đổi trong phương pháp cho trẻ làm quen chữ cái. Luôn học hỏi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp của mình. Nâng cao khả năng soạn giáo án điện tử để ứng dụng vào việc dạy chữ cái tạo hiệu ứng sinh động lạ mắt cho trẻ hứng thú. Tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân được tham gia các buổi ngọai khóa, tham gia học hỏi rút kinh nghiệm tích lũy chuyên môn.
* Biện pháp 2: Tạo môi trường và các thủ thuật gây hứng thú cho trẻ làm quen với chữ cái.
Với trẻ mầm non thì những gì mới lạ đẹp mắt, hấp dẫn thì sẽ gây được sự chú ý của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái không những trong lớp học, ngoài lớp học mà trong mọi vị trí trẻ được tiếp xúc là một việc rất thiết yếu làm nổi bật lên mục đích ý đồ của giáo viên trong họat động làm quen với chữ cái cho trẻ, nhưng không thực hiện 1 cách cưỡng ép, bắt buộc trẻ phải chú ý mà để trẻ tự nhiên đi vào hoạt động.
+ Trong tiết học luôn tạo ra những tình huống bất ngờ đối với trẻ, tạo ra các trò chơi sáng tạo để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học. Ví dụ : Cô cho trẻ làm quen chữ cái n, m, l chủ đề nhánh sắc hoa mùa xuân, cô cho các cháu được tiếp xúc thực tế với các loài hoa có chứa chữ n, m, l trong vườn hoa của trường như hoa mai, hoa lan, hoa hồng để trẻ có được trải nghiệm thực tế và ghi nhớ chữ cái lâu hơn. Trong trò chơi luyện tập củng cố cô sử dụng trò chơi “ hoa nở chữ cái gì?” cô làm hiệu ứng cho bông hoa nở ra chữ cái tên của loài hoa và yêu cầu trẻ nhận ra chữ cái vừa học.
+ Môi trường trong lớp học: ở góc học tập có các chữ cái trên các cuốn sách có chữ cái đầu tiên của tên sách. Đồ dùng như: ca cốc, kệ bỏ dép, kệ bỏ cặp, áo quần có chữ cái ký hiệu tên của từng trẻ ( viết bằng chữ in thường), thường xuyên cho trẻ chơi ở góc thư viện để trẻ thường xuyên được nhìn thấy, tiếp xúc với chữ cái. Ví dụ: trên máy tính tôi dán chữ “máy tính” để lúc tiếp xúc với máy tính trẻ thấy được các chữ cái này 
+ Môi trường ngoài lớp học: ở góc thiên nhiên các loại cây, đồ dùng đồ chơi ngoài trường đều có bản ghi tên của loại cây, đồ chơi đó (viết nằng chữ in thường) để lúc trẻ tiếp xúc thiên nhiên, vui chơi ngoài trời cũng là lúc trẻ tiếp xúc với chữ cái. Ví dụ: ở góc thiên nhiên lớp tôi có cây sung tôi dán lên cây chữ “ cây sung” để lúc trẻ chăm sóc cây trẻ sẽ thấy được những chữ cái này.
Tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái tôi luôn chú ý tích hợp sao cho phù hợp với từng chủ đề để cung cấp đầy đủ kiến thức và nội dung cho trẻ.
 Ví dụ : Chơi ở các góc chủ đề thế giới thực vật tôi cho trẻ làm quen chữ cái h, k ở góc phân vai trẻ chơi cửa hàng bán rau, củ, quả, hoa tôi dán chữ cái k lên quả khế, chữ cái h lên quả hồng, chữ m lên quả mận, n lên quả nho, và kết hợp ôn lại những chữ cái đã học như chữ b lên quả bưởi, chữ c lên quả cam, d lên quả dứa.Trước lúc chơi tôi thỏa thuận với trẻ : người đi mua phải yêu cầu người bán lấy đúng quả có chữ cái mà người mua yêu cầu mới đạt danh hiệu người bán hàng suất xắc nhất. 
Qua trò chơi này tôi thấy kết quả rất khả quan, trẻ hứng thú chơi, khả năng nhận thức chữ cái của trẻ có tiến triển, khả năng ghi nhớ chữ cái lâu hơn.
Với biện pháp tạo môi trường, gây hứng thú cho trẻ làm quen với chữ cái tôi thấy trẻ rất hứng thú, tránh được sự nhàm chán trong hình thức ôn lại bài cũ và xua tan mệt mỏi sau một ngày hoạt động ở trường mầm non. Bằng biện pháp này trẻ tiếp nhận sự luyện tập tự nhiên bất ngờ, gây thêm sự hứng thú mới, môi trương cho trẻ làm quen với chữ cái trở nên đa dạng và phong phú hơn.
* Biện pháp 3: Giúp trẻ làm quen với chữ cái thông qua các trò chơi, câu đố:
Qua quá trình lên lớp tìm hiểu thực tế và nghiên cứ tài liệu đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non muốn trẻ hiểu bài nhanh nhớ lâu, thì trẻ phải được trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Ngoài những trò chơi truyền thống của hoạt động làm quen với chữ cái tôi đã sưu tầm, xây dựng được một số trò chơi khi cho trẻ làm quen với chữ cái để trẻ tăng hứng thú và cũng cố kỹ năng cụ thể như sau: 
* Trò chơi “Vòng quay kỳ diệu”
+ Cách chơi cô gắn thẻ chữ vào vòng quay như hình minh hoạ, cho trẻ lên quay khi kim chỉ vào chữ nào trẻ phát âm nói cấu tạo chữ đó.
+ Luật chơi: trẻ nào nói chưa đúng cấu trúc, nhận dạng chưa đúng chữ cái đã học thì bị mất lượt chơi.
Trò chơi trên đã giúp cho trẻ sự nhanh nhạy khi nhận dạng chữ cái, kích thích phát triễn trí nhớ, sự ghi nhớ hình dạng của chữ cái lâu hơn.
* Trò chơi : Ai có trí tưởng tượng phong phú nhất (có thể áp dụng được mọi lúc mọi nơi)
+ Cách chơi: cô chuẩn bị những chữ cái bằng xốp cứng cho trẻ bịt mắt lại sờ lên chữ cái nói được các nét cơ bản của chữ cái và đoán tên chữ cái.
+ Luật chơi: bạn nào đoán chưa đúng thì mất lượt chơi.
Trò chơi này nhằm phát triển tính tư duy và tưởng tượng, hồi ức lại trí nhớ hình dạng chữ cái nhằm làm cho trẻ nhớ lâu hơn cấu tạo hình dạng của chữ cái đó. 
* Sử dụng những câu vè , câu đố để ôn luyện chữ cái cho trẻ
Ví dụ 1 : Nói đến chữ o,ô,ơ
 O tròn như quả trứng gà 
 Ô thời đội mũ Ơ thời mang râu
Ví dụ 2: Câu đố “ Cái thùng không có móc câu 
 Đích thị là chữ cái u đây rồi
 Có anh bạn họ cũng cùng tôi
 Khác nhau thêm một móc câu bên mình( chữ ư)
Những câu đố vui trên giúp trẻ nhận ra chữ cái trong trí tưởng tượng của trẻ và hình ảnh mà trẻ liên tưởng đến chứ cái sẽ khắc sâu vào trí nhớ trẻ.
Tôi sử đã sử dụng bài đồng dao luyện phát âm cho trẻ chuẩn hơn về chữ cái.
“ Đi cầu đi quán 	 Mua một đàn gà	
 Đi bán lợn con 	Về cho ăn thóc
 Đi mua cái soong 	Mua lược chải tóc 	 
 Mang về đun nấu 	Mua cặp cài đầu
 Mua quả dưa hấu 	 Đi mau về mau
 Về biếu ông bà 	 Kẻo trời sắp tối”
Việc sử dụng bài đồng dao trên giúp trẻ phát âm chuẩn và luyện chữ cái n, l cho trẻ không bị nói ngọng , hình thức này sử dụng linh hoạt mọi lúc mọi nơi.
Sau khi sử dụng biện pháp “Giúp trẻ làm quen với chữ cái bằng các trò chơi, câu đố” tôi thấy thái độ của trẻ khi làm quen chữ cái đã thay đổi , trẻ vui vẽ, hứng thú, hoạt động với làm quen chữ cái nhanh nhẹn hơn. Và kết quả thu lại khả quan hơn so với thực trạng trước khi chưa áp dụng đề tài.
* Biện pháp 4: Sử dụng phương pháp lồng ghép tích hợp làm quen chữ cái với các môn học khác.
Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự khéo léo linh hoạt sáng tạo ứng xử sư phạm của cô giáo trong một tiết dạy phải nhanh nhạy để mang lại sự chú ý cao cho trẻ, cô giáo phải kết hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào chi tiết học làm quen chữ cái sao cho phù hợp với chủ đề chủ điểm.
* Tích hợp môn âm nhạc:
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ,âm nhạc làm tâm hồn trẻ tươi vui rộn ràng và hứng khởi .Vì vậy tôi thường chọn những bài hát phù hợp với từng loại tiết và phù hợp từng chủ đề. 
Ví dụ: Nhóm chữ o,ô,ơ chủ điểm trường mầm non tôi cho trẻ hát và vận động bài “Vịt con học chữ ”hay “bài hát chữ o tròn”.
Khi sử dụng bài hát này vừa phù hợp với chủ đề mà vừa giúp trẻ luyện phát âm nhóm chữ cái o,ô,ơ mang lại không khí vui tươi làm cho trẻ có hứng thú như đang được học âm nhạc, làm cho tiết học sôi động tránh dạy theo khuôn khổ cứng nhắt của trình tự giáo án viết 
* Tích hợp văn học:
Để tiết học lô rích và xuyên suốt cả bài học khi vào một tiết học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp bộ môn văn học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái. Đây là bộ môn mà Bộ giáo dục chọn làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái. Khi tích hợp một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô sẽ cho trẻ làm quen.
Ví dụ: Câu chuyện “Sự tích hồ gươm” cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó đưa tranh “Rùa vàng” ra cho trẻ lên rút chữ cái đã được học. Hôm nay cô sẽ dạy các con chữ cái v và r.
Khi sử dụng biện pháp này tôi đã dẫn dắt trẻ đi vào trọng tâm bài học làm quen chữ cái “v và r” rất tự nhiên và nhẹ nhàng lại thu hút được sự chú ý của trẻ mà lại cung cấp cho trẻ được thêm kiến thức văn học rất nhẹ nhàng và tinh tế.
* Tích hợp bộ môn tạo hình:
Trong mỗi tiết học của trẻ thường xen kẽ động và tĩnh mà trong tiết học trẻ được hoạt động nhiều rồi thì bộ môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh. Ví dụ: Tôi cho trẻ cắt dán, tô màu chữ theo yêu cầu của cô để làm tranh dán vào góc tạo hình. Hoặc cắt chữ cái dán vào đồ dùng cho đúng với chữ cái đầu tiên của đồ dùng mà trẻ thích .Cho trẻ viết chữ cái lên những chất liệu như: vải, vẽ lên đất, vẽ lên cát, vẽ vào không trung. Tập tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_lam_quen_chu_cai_tai.doc