SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái

 Như chúng ta đã biết: Giáo dục mầm non là nền móng đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm CSND - Giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đầu tiên quan trọng của việc hình thành nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn, phức tạp về sau. Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về "Định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề ra, mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện”.

 Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ em ở độ tuổi Mẫu giáo là nhiệm vụ hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng vì:

 “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

 Trẻ em những Mầm non tương lai của đất nước, Đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiệm vụ của người giáo viên Mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động, trẻ được “Học mà chơi chơi mà học”. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.

 Là giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc và nuôi dạy trẻ tôi nhận thấy được tầm quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, thấy được vai trò và nhiệm vụ cao cả của mình trong việc phát triển những mầm non tương lai của đất nước, góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục nói riêng và đất nước nói chung ngày càng tốt đẹp, tiến bộ xã hội, xứng đáng với lời dạy của Bác:

 “ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

 Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”

 

doc 16 trang thuychi01 157142
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Như chúng ta đã biết: Giáo dục mầm non là nền móng đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm CSND - Giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đầu tiên quan trọng của việc hình thành nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn, phức tạp về sau. Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về "Định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề ra, mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện”. 
 Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ em ở độ tuổi Mẫu giáo là nhiệm vụ hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng vì:
 “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
 Trẻ em những Mầm non tương lai của đất nước, Đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiệm vụ của người giáo viên Mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động, trẻ được “Học mà chơi chơi mà học”. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. 
 Là giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc và nuôi dạy trẻ tôi nhận thấy được tầm quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, thấy được vai trò và nhiệm vụ cao cả của mình trong việc phát triển những mầm non tương lai của đất nước, góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục nói riêng và đất nước nói chung ngày càng tốt đẹp, tiến bộ xã hội, xứng đáng với lời dạy của Bác:
 “ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
 Xác định rõ tầm quan trọng trên, khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động tôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều kiện trường mình đang công tác. 
 Có thể nói hoạt động làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm, đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan, phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định và hoàn thiện các nhân cách cho trẻ. Hơn bao giờ hết thông qua việc làm quen với chữ cái còn cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau nàỳ, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực, là tiền đề vững chắc giúp trẻ tự tin bước vào trường phổ thông.
 Song trên thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay cho thấy, việc cho trẻ làm quen với chữ cái cho trẻ ở trường mầm non theo hướng tích hợp chưa được giáo viên quan tâm đúng mức, chưa chú trọng xây dựng môi trường học tập cho trẻ đồng thời ít tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập vì vậy hiệu quả của quá trình giáo dục đạt chưa cao. Nội dung lồng ghép, đan xen còn rời rạc chưa hoà quyện vào nhau do vậy dẫn đến tình trạng trẻ nhàm chán, không hứng thú trong giờ học. Các phương pháp dạy học chưa được giáo viên sử dụng phù hợp. Làm thế nào để giúp trẻ hứng thú trong việc đọc, tích cực luyện phát âm, vận dụng sự hiểu biết và khả năng của trẻ vào hoạt động hằng ngày. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái và thực tiễn nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái”  nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục này.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
 Giúp giáo viên có cơ sở để dạy tốt hơn hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ và có những đúc kết cho bản thân khi tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi. Giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái, luyện cách phát âm chuẩn, hoàn thiện tiếng mẹ đẻ, phát triển bộ máy phát âm, phát triển nhân cách trẻ, giúp trẻ hứng thú tham gia vào giờ học đạt kết quả cao.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Hoạt động làm quen chữ cái của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại lớp A2 Trường mầm non xã Thọ Xương
 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn.
- Phương pháp tổ chức tiến hành thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê và sử lý số liệu
 PHẦN II: NỘI DUNG SKKN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi “Làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ thái độ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen với chữ cái. Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư duy mở rộng vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang “Tiếng việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1. Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo khi bước vào trường phổ thông là một bước ngoặt lớn và việc quan trọng nhất là ở đây ai sẽ là người giúp trẻ vượt qua những cái khó khăn đó? không ai khác chính là các cô giáo, phụ huynh và bản thân trẻ. Ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Nhờ giáo viên biết linh hoạt, sáng tạo trong tiết dạy lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động, biết khơi gợi lòng say mê, sự hứng thú của trẻ về bộ môn làm quen chữ cái.
 Để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo học tiếng mẹ đẻ ở lớp 1 thì việc cho trẻ làm quen dần với chữ cái( nhận mặt chữ và tập tô chữ) là hết sức cần thiết. Nội dung này chỉ có trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Tuy nhiên việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với chữ cái như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần tổ chức tốt các hoạt động ở trường lớp mẫu giáo mà trong đó hoạt động làm quen với chữ cái cũng rất là quan trọng, khó học đối với trẻ giúp trẻ ghi nhớ tốt các chữ cái là nền tảng vững chắc cho trẻ khi vào lớp 1. Việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với các chữ cái ngộ nghĩnh mà trẻ chưa từng được tiếp cận, đó cũng là một vấn đề được đề cập đế để giúp trẻ nhận biết được dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ mặt chữ, để cho trẻ có một kiến thức vững vàng về chữ cái, để khi bước vào ngưỡng cửa của trường tiểu học, khi được tiếp xúc với các chữ cái thì trẻ không phải ngạc nhiên mà lại thích thú hơn khi được tiếp xúc.
 Như vậy nếu giáo viên biết tạo cơ hội và hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái cho trẻ tham gia một cách tích cực. Thì sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt của trẻ, phát triển các giác quan và hoàn thiện các nhân cách cho trẻ.tạo tiền đề vững chắc cho trẻ tự tin bước vào lớp 1
2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
 Trường mầm non Thọ Xương với số lượng trẻ đông. Qua thực tiễn nghiên cứu và trao đổi với một số phụ huynh học sinh và điều tra tâm sinh lý của trẻ trong lớp tôi nhận thấy: Một số phụ huynh chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ học vô lý do. Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của trẻ nên đã dạy trước chương trình lớp 1 nên dẫn đến việc tiếp thu bài của trẻ không đồng đều, trẻ tỏ ra nhàm chán, không hứng thú vì mình đã biết rồi. Một số trẻ chưa nhớ chữ cái, còn nhầm lẫn chữ nọ sang chữ kia. Khi phát âm nhiều trẻ còn phát âm nhỏ, ngọng, chưa chính xác. 
 Bản thân tôi qua những năm trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi nhận thấy trẻ làm quen với chữ cái không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì chịu khó, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động nói chung và hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái nói riêng. Để giúp trẻ tham gia vào các hoạt động một cách chủ động, tích cực. 
 Từ thực trạng trên tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1 Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi cho trẻ tương đối đầy đủ. 
- 100% số trẻ trong lớp học đúng theo độ tuổi. 
- Bản thân nhiều năm công tác trong nghề, đạt nhiều thành tích cao trong công tác giảng dạy. Là một giáo viên tâm  huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ. Mặc dù có những thuận lợi cơ bản tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài này của lớp tôi vẫn có những khó khăn sau:
2.2.2 Khó khăn:
- Hình thức tổ chức hoạt động chưa phong phú, linh hoạt. Giáo viên còn nói nhiều, chủ yếu dùng các phương pháp truyền thống, chưa tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. 
+ Do đặc điểm tâm lý của trẻ rất hiếu động, thích khám phá, tò mò, nên trẻ không thể chỉ ngồi nhìn và nghe cô giáo giảng bài hoặc nói nhiều. Chính vì vậy nếu không trực quan, không cho trẻ thao tác thực hành trên đồ vật đối tượng nhận biết thì trẻ dễ bị phân tán chú ý, mức độ hứng thú không cao, trí thức lĩnh hội được không sâu, và hay bị quên. Một số trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, phát âm còn nhỏ và chưa chính xác, các nét tô của trẻ còn chệch nhiều ra ngoài, nhiều trẻ chưa biết cách cầm bút.., Một số trẻ chưa chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động.
- Một số phụ huynh chưa nhận thức hết được yêu cầu và tầm quan trọng về môn học. Chưa coi trọng việc học tập của con, cho con đi học không đúng giờ, chưa chuyên cần, còn coi nhẹ việc học tập của con vì chỉ nghĩ các cháu đến trường mầm non chủ yếu là vui chơi và ăn ngủ và thường cho con nghỉ học tùy tiện nên ít nhiều làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của lớp. Một phần nhỏ trẻ được bố mẹ, người thân dạy trước chương trình nên trong giờ học không tập trung có biểu hiện phân tán không muốn học.
- Môi trường lớp học được thay đổi thường xuyên theo từng chủ đề nhưng nội dung và hình thức chưa phong phú, hấp dẫn đối với trẻ.
Tôi đã tiến hành khảo sát trên 40 cháu và kết quả như sau:
STT
Nội dung
Kết quả
Số lượng
Tỉ lệ%
1
Trẻ nhận và phân biệt được các chữ cái đã học
25/40
63%
2
Trẻ sao chép lại được chữ cái đã học 
24/40
60%
3
Trẻ phát âm chuẩn, chính xác
25/40
63%
4
Trẻ biết cách tô và tô trùng khít lên các nét chấm mờ
20/40
50%
5
Kỷ năng tô viết, tư thế ngồi cách cầm bút
20/40
50%
 Từ kết quả trên, tôi băn khoăn, suy nghĩ cần phải làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, diễn đạt và phát âm chính xác tiếng mẹ đẻ. Bằng kiến thức đã học và kinh nghiệm giảng dạy tôi đã đề ra một số biện pháp để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua HĐLQ với chữ cái. Cụ thể như sau:
2.3 CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường học tập theo hướng mở là điều kiện cần thiết tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt độnglàm quen với chữ cái.
 Môi trường học tập là yếu tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động trải nghiệm nhằm thoả mãn nhu cầu của trẻ. Đây cũng là nơi mà trẻ được giúp đỡ để thu nhận một khối lượng kiến thức và kỹ năng nền tảng cần thiết cho việc học sau này ở phổ thông. Vì thế giáo viên luôn sẵn sàng đón tiếp tất cả trẻ đến với mình, dành thời gian quan tâm đến từng trẻ, từng nhóm, cả lớp. Biết cung cấp cơ hội để tạo sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau. Biết sắp xếp lớp học theo cách khuyến khích trẻ hoạt động. Tạo cơ hội để phát triển tư duy, phát triển các kỹ năng nhận thức xã hội, phát triển ngôn ngữ, hứng thú trong học tập và khám phá thế giới xung quanh.
 Tận dụng những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học, đầu tư đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động. Đổi mới cách trang trí lớp tạo môi trường học tập theo hướng mở phù hợp từng chủ đề, tạo cơ hội để trẻ hoạt động trải nghiệm với đồ dùng trang trí để lĩnh hội kiến thức. Các đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh trang trí không dán cố định mà được bố trí trẻ có thể dễ dàng lấy sử dụng theo ý thích, ý tưởng của trẻ.
 Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường làm quen chữ cái trong lớp học rất cần thiết. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay giờ rãnh rỗi tôi và trẻ thường cắt dán chữ cái, các loại quả hay con vật để trang trí theo chủ điểm.
VD: Phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ “Bé cùng làm quen chữ cái” và tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ điểm. Ví dụ như chủ điểm thực vật thì tôi cắt bìa thành một cây to sau đó cho trẻ vẽ cắt dán hoặc sưu tầm hoạ báo tranh ảnh về các loại lá, hột hạt ... sau đó cho trẻ cắt các chữ cái l,m,n, cho trẻ dán chữ cái dưới các loại hột hạt hay tranh ảnh theo sự hướng dẫn của cô giáo.
 Hoặc cô giáo vẽ các hình ảnh về vườn hoa cúc mùa thu trong bài thơ “Hoa cúc vàng” cô giáo viết chữ in thường hết cả bài thơ nhưng những chữ cái cô định cho trẻ làm quen L, M, N thì cô tô với màu sắc khác nổi bật để trẻ dễ nhận thấy.
 Và những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ điểm. Không những ở góc “Bé cùng làm quen chữ cái” mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng và từ tương ứng, như hộp đựng hoá lá, rổ đựng hình, viết tên các đồ dùng vào nhãn và và dán vào. Treo xung quanh lớp một cụm từ như bảng thời tiết, bé lên lớp, tên của trẻ, tất cả những cái đó đều phải vừa tầm nhìn với trẻ. Hoặc có những bức vẽ của trẻ được viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động làm quen chữ cái trẻ học đến nhóm chữ cái gì tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để đựng đồ dùng phục vụ môn chữ cái đồ dùng của cô và trẻ như bút chì màu, vở tập tô ... ngoài ra còn có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ đội có gắn chữ, hoa lá, hột hạt, chữ cái rời, các chấm tròn để trẻ ghép chữ..
 Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, ở đó trẻ được tìm những chữ cái đã học, nhưng chữ cái giống nhau, gắn tên các con vật, tên trẻ, tìm những từ còn thiếu..., thông qua đó trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. 
 Như vậy tạo môi trường lớp đẹp, thân thiện ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên rèn trẻ cá biệt yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ. Giúp trẻ phát triển hơn về khả năng tưởng tượng sáng tạo từ đó trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động. Môi trường học tập là yếu tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động trải nghiệm nhằm thoả mãn nhu cầu của trẻ. Đây cũng là nơi mà trẻ được giúp đỡ để thu nhận một khối lượng kiến thức và kỹ năng nền tảng cần thiết cho việc học sau này ở phổ thông. 
Biện pháp2: Tổ chức linh hoạt các hoạt động làm quen với chữ cái. Khuyến khích tính tự giác, chủ động tích cực ở trẻ.
* Thông qua hoạt động làm quen với chữ cái.
 Để tiết học làm quen với chữ cái đươc thành công và trẻ hiểu bài, một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ làm quen với chữ cái là kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu, tránh sự rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm quen với chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng chu đáo, nghiên cứu bài soạn kỹ lưỡng . Ví dụ : Với chủ điểm “Trường mầm non” 
 Nhóm chữ cái o,ô,ơ Tôi gây hứng thú bằng bài hát : “ Vịt con học chữ” Cô hỏi trẻ trong bài hát vịt con không nhớ chữ gì? ( Chữ o) Có một câu truyện cũng kể về bạn vịt đấy,bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Vịt con trong ngày khai trường” sau đó hỏi trẻ, ngày đầu tiên đến lớp Vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì? Trẻ nói bảng con, vở, hộp màu ... tôi cho trẻ làm quen chữ o qua từ “bảng con” ( Cô cho trẻ phát âm ,nói cấu tạo chữ o) khi Vịt con viết trên bảng đã thành thạo cô giáo Ngan bảo Vịt con lấy gì? (Hộp màu) và cô cho trẻ làm quen chữ Ô trong từ “hộp màu”( Cô cho trẻ phát âm chữ ô ,và câu tạo của chữ ô), cô giáo Ngan ra bài tập về nhà vào đâu “Quyển vở”.cô cho trẻ làm quen chữ cái ơ tương tự như chữ o,ô . Tiếp theo cô cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng thành chữ cái. Bạn nào có thể tạo dáng chữ O trên cơ thể nào? Cô cho nhiều trẻ được tạo như cong hai ngón tay lại, cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai cách tay....Trên cơ thể bộ phận nào giống chữ O. Trẻ nói mắt, đầu ..
 - Hai bạn có thể tạo thành chữ O không? (Trẻ cầm tay nhau giang rộng)
 - Ai có thể tạo thành chữ ô?
Cô muốn cả lớp mình cùng tạo một chữ ô thật lớn nào? trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng trong rộng và cho 6 trẻ làm dấu ô.Với chữ cái “ơ” cô cũng cho thực hiện như thế.
 Hoặc với trò chơi “Tìm đồ dùng học tập” trên các đồ dùng học tập có chứa các chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn một chữ cái khi có hiệu lệnh các con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó. Ví dụ: Trẻ có chữ ô thì phải lấy o tô, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “vịt con học chữ” sau đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ dùng đó.
 Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì? Để phát huy tính tích cự và tư duy của trẻ. Ví dụ: Chữ o giống quả trứng, quả cam... Song song với việc làm quen với mặt chữ tôi còn phải hướng trẻ cách phát âm. Bởi lúc này bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện hoặc bên cạnh còn có người lớn phát âm sai nên trẻ bắt chước. Trong khi dạy tôi cho trẻ luyện đọc nhiều lần, trước tiên tôi cho trẻ đọc đồng thanh vài lần sau đó cho cá nhân trẻ đọc. Để dễ theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho. Nếu trẻ phát âm chưa đúng, tôi yêu cầu trẻ nhìn miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần. 
VD: Khi trẻ phát âm chữ N- L, trẻ rất khó nhận biết hay lẫn lộn nên phát âm thường sai nên tôi hướng dẫn kỹ cách phát âm
 + L: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi
 + N: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với hàm dưới
Hoặc chữ u,ư cũng có một số trẻ phát âm chưa chuẩn. Bên cạnh những trẻ phát âm sai, còn có một số trẻ phát âm còn nhỏ chưa rõ ràng. Tôi đã giúp trẻ phát âm to rõ ràng bằng cách cho những trẻ phát âm tốt phát âm mẫu cho trẻ nghe. Lúc này với tâm lý mình cũng phải bằng bạn nên trẻ đã cố gắng phát âm to, rõ ràng giống như bạn.Với cách làm như vậy, trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ rệt, trẻ đã nhận biết chính xác chữ cái đã học, phát âm rõ ràng, chuẩn hơn so với đầu năm.
 Bên cạnh đấy để giờ học trở nên hứng thú, thay đổi giữa động và tĩnh tôi đã đưa trò chơi vào để giúp trẻ củng cố sâu hơn kiến thức. Nếu trò chơi không mới lạ, không hấp dẫn dễ gây cho trẻ cảm giác nhàm chán. Vì vậy tôi đã không ngừng đổi mới sáng tạo, đưa các trò chơi hấp dẫn vào tiết học. Ví dụ tiết làm quen với chữ e,ê, tôi cho trẻ chơi trò chơi: Ai nhanh hơn
 + Luật chơi: Đội gia đình đông con sẽ đứng xếp thành hình chữ ê. Đội gia đình ít con đứng xếp thành hình chữ e. Trong thời gian một bản nhạc đội nào đứng xếp nhanh đúng và đẹp sẽ là đội chiến thắng
 + Cách chơi: Các thành viên trong đội chơi sẽ thảo luận, bàn bạc để sắp xếp các chỗ đứng sao cho tạo thành chữ cái theo yêu cầu
 Với trò chơi này không chỉ giúp trẻ có biểu tượng về chữ e,ê mà còn giúp trẻ có sự đoàn kết, biết phân công sắp xếp, bàn bạc theo nhóm
 Ở lứa tuổi mầm non, tư duy của trẻ phát triển rất nhanh.Trẻ nhanh nhớ cũng nhanh quên. Có thể trẻ đã nhận biết phát âm được chữ cái khi cô đưa ra nhưng khi cho trẻ chơi trò chơi vẫn còn một số trẻ chưa nhớ kỹ được đặc điểm hình dạng của chữ cái. Do đó tôi đã đưa vào một số trò chơi giúp trẻ nhớ được đặc điểm của chữ cái. VD như trò chơi xếp chữ cái bằng hột hạt, trò chơi nặn chữ cáiỞ các trò chơi này, ban đầu tôi thấy nhiều trẻ xếp, nặn chữ bị ngược chẳng hạn như chữ: c, a, ă, â, e, ê, b,d, p, qSau đó được cô giáo gợi ý trẻ đã nhanh chóng sửa sai. Không chỉ được sử dụng đất nặn tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot_mon_lam_quen.doc