SKKN Một số biện pháp giúp nâng cao kết quả học tập môn sinh học lớp 12C7 và 12C8 ở trường THPT Trung An năm học 2017-2018
Đối với môn Sinh học, khi bước lên lớp 12 học sinh sẽ được học và kiểm tra theo hình thức 100% trắc nghiệm, vì vậy cả giáo viên và học sinh đều phải thay đổi phương pháp dạy và học, phải sử dụng các phương pháp dạy và học phù hợp với việc kiểm tra bằng trắc nghiệm thì học sinh mới đạt được kết quả học tập cao. Qua kết quả của các lần kiểm tra môn sinh của lớp12 ở trường THPT Trung An những năm gần đây đều có kết quả thấp. Khi tìm hiểu nguyên nhân tôi nhận thấy rằng nhiều em học sinh lười học do không hứng thú với môn học hoặc học không hiểu bài do mất tập trung, phương pháp học chưa đúng, những em học sinh có kiến thức tốt nhưng kiểm tra lại bị điểm thấp do thiếu kỹ năng làm bài trắc nghiệm. Vì vậy để giúp học sinh có phương pháp học đúng và nâng cao kỹ năng làm bài trắc nghiệm để đạt điểm tốt hơn trong các kì kiểm tra tôi đã viết sáng kiến này để cung cấp cho giáo viên và học sinh một số biện pháp dạy và học phù hợp giúp học sinh dễ tiếp thu bài hơn, nâng cao được kết quả học tập cho học sinh ở môn sinh học 12.
Tôi đã viết sáng kiến này nhằm mục đích cung cấp cho giáo viên và học sinh một số phương pháp dạy và học hiệu quả để việc dạy và học môn sinh lớp 12 đạt kết quả cao hơn như: Phương pháp kiểm tra đầu giờ bằng trắc nghiệm thay cho kiểm tra miệng, vừa giúp giáo viên kiểm tra được nhiều nội dung và kiểm tra cùng lúc nhiều học sinh, vừa giúp học sinh làm quen và rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm. Phương pháp ôn tập bằng sơ đồ tư duy giúp học sinh khái quát tốt kiến thức đồng thời sử dụng hình thức cho học sinh hoạt động nhóm để vẽ sơ đồ tư duy vừa giúp phát huy vai trò chủ động của học sinh vừa giúp rèn luyện cho các em một số kỹ năng như: thuyết trình, phân công công việc và thời gian một cách khoa học, tư duy logic, năng động, sáng tạo, đồng thời phương pháp này còn giúp người giáo viên ngoài việc đánh giá năng lực học tập còn đánh giá được nhiều kỹ năng khác của các em thông qua hoạt động nhóm và thuyết trình, bên cạnh đó sản phẩm các em làm được cũng là nguồn tư liệu giảng dạy phong phú và đa dạng cho giáo viên. Phương pháp dạy học bằng từ khóa giúp các em giảm bớt được nội dung kiến thức khi học bài nhưng vẫn nắm được tất cả các nội dung trọng tâm của chương trình, phương pháp giải bài tập bằng các công thức tính nhanh giúp các em tiết kiệm được nhiều thời gian khi làm bài trong các kì thi và kiểm tra. Bên cạnh đó tôi còn cung cấp cho các quý thầy cô một số bài kiểm tra đầu giờ bằng trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ theo tỉ lệ biết, hiểu 60% và vận dụng 40% đúng theo công văn chỉ đạo chuyên môn của sở GD&ĐT Cần Thơ. Cung cấp cho quý thầy cô một số công thức giải nhanh các bài tập vận dụng cao mà tôi tự đề xuất hoặc sưu tầm được, một số mẫu sơ đồ tư duy do chính các em học sinh thiết kế vừa đa dạng sinh động vừa khái quát được nội dung kiến thức.
Mẫu 02 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ. 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp nâng cao kết quả học tập môn sinh học lớp 12C7 và 12C8 ở trường THPT Trung An năm học 2017-2018. 2. Quyết định: Sáng kiến được công nhận tại quyết định số 28/QĐ-THPTTA ngày 02/04/2018 của Hiệu trưởng trường THPT Trung An 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Anh Sinh ngày: 26/7/1989 Đơn vị công tác: Trường THPT Trung An Chức vụ: Giáo viên Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Sinh vật 4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: Năm học 2017 - 2018 5. Nội dung sáng kiến: Đối với môn Sinh học, khi bước lên lớp 12 học sinh sẽ được học và kiểm tra theo hình thức 100% trắc nghiệm, vì vậy cả giáo viên và học sinh đều phải thay đổi phương pháp dạy và học, phải sử dụng các phương pháp dạy và học phù hợp với việc kiểm tra bằng trắc nghiệm thì học sinh mới đạt được kết quả học tập cao. Qua kết quả của các lần kiểm tra môn sinh của lớp12 ở trường THPT Trung An những năm gần đây đều có kết quả thấp. Khi tìm hiểu nguyên nhân tôi nhận thấy rằng nhiều em học sinh lười học do không hứng thú với môn học hoặc học không hiểu bài do mất tập trung, phương pháp học chưa đúng, những em học sinh có kiến thức tốt nhưng kiểm tra lại bị điểm thấp do thiếu kỹ năng làm bài trắc nghiệm. Vì vậy để giúp học sinh có phương pháp học đúng và nâng cao kỹ năng làm bài trắc nghiệm để đạt điểm tốt hơn trong các kì kiểm tra tôi đã viết sáng kiến này để cung cấp cho giáo viên và học sinh một số biện pháp dạy và học phù hợp giúp học sinh dễ tiếp thu bài hơn, nâng cao được kết quả học tập cho học sinh ở môn sinh học 12. Tôi đã viết sáng kiến này nhằm mục đích cung cấp cho giáo viên và học sinh một số phương pháp dạy và học hiệu quả để việc dạy và học môn sinh lớp 12 đạt kết quả cao hơn như: Phương pháp kiểm tra đầu giờ bằng trắc nghiệm thay cho kiểm tra miệng, vừa giúp giáo viên kiểm tra được nhiều nội dung và kiểm tra cùng lúc nhiều học sinh, vừa giúp học sinh làm quen và rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm. Phương pháp ôn tập bằng sơ đồ tư duy giúp học sinh khái quát tốt kiến thức đồng thời sử dụng hình thức cho học sinh hoạt động nhóm để vẽ sơ đồ tư duy vừa giúp phát huy vai trò chủ động của học sinh vừa giúp rèn luyện cho các em một số kỹ năng như: thuyết trình, phân công công việc và thời gian một cách khoa học, tư duy logic, năng động, sáng tạo, đồng thời phương pháp này còn giúp người giáo viên ngoài việc đánh giá năng lực học tập còn đánh giá được nhiều kỹ năng khác của các em thông qua hoạt động nhóm và thuyết trình, bên cạnh đó sản phẩm các em làm được cũng là nguồn tư liệu giảng dạy phong phú và đa dạng cho giáo viên. Phương pháp dạy học bằng từ khóa giúp các em giảm bớt được nội dung kiến thức khi học bài nhưng vẫn nắm được tất cả các nội dung trọng tâm của chương trình, phương pháp giải bài tập bằng các công thức tính nhanh giúp các em tiết kiệm được nhiều thời gian khi làm bài trong các kì thi và kiểm tra. Bên cạnh đó tôi còn cung cấp cho các quý thầy cô một số bài kiểm tra đầu giờ bằng trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ theo tỉ lệ biết, hiểu 60% và vận dụng 40% đúng theo công văn chỉ đạo chuyên môn của sở GD&ĐT Cần Thơ. Cung cấp cho quý thầy cô một số công thức giải nhanh các bài tập vận dụng cao mà tôi tự đề xuất hoặc sưu tầm được, một số mẫu sơ đồ tư duy do chính các em học sinh thiết kế vừa đa dạng sinh động vừa khái quát được nội dung kiến thức. Để đánh giá về tính hiệu quả của các phương pháp trên tôi đã thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu kiểm tra trước và sau tác động với hai nhóm tương đương. Mỗi nhóm là một lớp nguyên vẹn, hai nhóm có kết quả học tập tương đương nhau. Sử dụng một lớp làm nhóm đối chứng, thực hiện theo phương pháp cũ là giáo viên diễn giảng học sinh ghi chép từng nội dung học cụ thể, một lớp là nhóm thực nghiệm, sử dụng các phương pháp mới phù hợp với thi trắc nghiệm như dạy học bằng từ khóa, giải bài tập bằng công thức tính nhanh, kiểm tra đầu giờ bằng trắc nghiệm, ôn tập bằng sơ đồ tư duy. Dùng phép kiểm chứng T-test độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước và sau khi tác động, sau đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của tác động thông qua chênh lệch SMD. Hai lớp được chọn nghiên cứu là lớp 12C7 và 12C8 năm học 2017- 2018, kết quả kiểm tra T-test độc lập với bài kiểm tra đầu năm là p = 0.444742206 > 0,05 (được minh chứng cụ thể trong sáng kiến), với kết quả trên cho thấy sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 lớp là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Đối với học sinh lớp 12 đa số ở các môn học đều thi bằng hình thức trắc nghiệm nên ở mỗi môn học các em phải nhớ một lượng kiến thức rất lớn đồng thời với việc chạy chương trình, ôn tập thi tốt nghiệp và học thêm ở các môn học khó như toán, tiếng anh, lí, hóa. đã làm cho thời gian biểu của các em trở nên dày đặc vì vậy đa số các em chỉ có thời gian để tiếp thu và ghi nhớ kiến thức trong thời gian các tiết học trên lớp mà không có thời để ôn luyện ở nhà. Đồng thời với sự phát triển của xã hội, có quá nhiều trò chơi, hình thức giải trí mới, hấp dẫn đã phần nào gây xao lãng việc học của các em. Để giải quyết thực trạng trên người giáo viên cần đưa ra các giải pháp thiết thực để giúp học sinh nhớ được nhanh, nhiều và chính xác các kiến thức của mỗi môn học đồng thời sử dụng các phương pháp mới trong giảng dạy giúp các em hứng thú hơn với việc học, hạn chế việc các em bị thu hút, tập trung vào các trò chơi, các hình thức giải trí vô bổ trên điện thoại thông minh hoặc máy vi tính. Việc nâng cao kết quả học tập cho các em lớp 12 sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho các em trong việc thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển vào các trường đại học và cao đẳng. Để góp phần nâng cao được kết quả học tập cho các em học sinh lớp 12 đối với môn sinh học, đồng thời nâng cao được chất lượng dạy và học. Tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: *Kiểm tra đầu giờ bằng trắc nghiệm Vào đầu mỗi tiết học thay vì kiểm tra miệng thì chúng ta kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm. Mỗi bài kiểm tra trắc nghiệm gồm nhiều câu hỏi với nhiều mức độ nhận thức khác nhau và nhiều nội dung khác nhau, đặc biệt là các nội dung trọng tâm. Phương pháp này khi được áp dụng để giảng dạy trên lớp đã giúp các em học sinh rèn luyện được kỹ năng làm bài trắc nghiệm thường xuyên và nâng cao được kết quả học tập. Qua quá trình thực hiện tôi đã xây dựng được một hệ thống các bài kiểm tra đầu giờ với 10 câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ là biết, hiểu 60% và vận dụng 40% đúng theo chỉ đạo chuyên môn của sở. Các bài kiểm tra cụ thể được trình bày rõ trong sáng kiến. Hy vọng với các bài kiểm tra trên sẽ cung cấp được cho quý thầy cô một tài liệu hữu ích trong giảng dạy. *Sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập kiến thức Tôi đã cho học sinh hoạt động nhóm để thuyết kế các sơ đồ tư duy và thuyết trình vào các tiết ôn tập. Đối với môn sinh 12 sau khi tôi áp dụng phương pháp này để ôn tập cho các em đã giúp các em nắm được nội dung kiến thức tốt hơn đồng thời cũng phát huy tính chủ động và sáng tạo của các em học sinh trong việc thiết kế các sơ đồ tư duy, tạo không khí sinh động cho lớp học và các em cũng hứng thú hơn với môn học từ đó đã giúp nâng cao được kết quả học tập cho các em học sinh. Đây là một phương pháp được khuyến khích sử dụng ở tất cả các môn học và tất cả các khối lớp, vì nó giúp học sinh khái quát một cách logic và khoa học nhất nội dung của từng chương, từng phần hoặc toàn bộ chương trình học. Hình ảnh về các sơ đồ tư duy do các em học sinh thiết kế và thực hiện báo cáo trên lớp được minh họa cụ thể trong sáng kiến. *Sử dụng các công thức tính nhanh để giải bài tập Trong các bài tập di truyền, đặc biệt là phần vận dụng cao thường là dạng bài tập phải tính qua nhiều bước mới tìm được đáp án, đặc biệt hiện nay dạng câu hỏi điếm trong phần vận dụng cao khá phổ biến nên nếu học sinh giải bằng cách giải thông thường thì sẽ mất nhiều thời gian cho một câu hỏi. Để giúp các em giải các bài tập nhanh hơn, tôi đã đề xuất một số công thức tính nhanh trong một số dạng bài toán như: - Tính tỉ lệ kiểu gen có k alen. - Tính số kiểu gen tối đa trong quần thể với các gen có nhiều alen. - Tính tỉ lệ kiểu hình trong phân li độc lập, liên kết gen, hoán vị gen. - Cách nhẩm nghiệm (nhẩm đáp án) Ví dụ: Tính tỉ lệ kiểu gen có k alen trội Cách bình thường nhất để tính dạng bài tập này là học sinh sẽ liệt kê tất cả các kiểu gen có k alen trội theo yêu cầu của đề sau đó tính tỉ lệ của các kiểu gen đó và cuối cùng sẽ tổng tất cả các kết quả lại để được đáp án. Nếu làm theo phương pháp này học sinh sẽ mất rất nhiều thời gian và đặc biệt các em có thể liệt kê sót các trường hợp dẫn đến sai kết quả. Ngoài ra cũng có một công thức nhanh cho dạng bài tập này là , trong đó x là số alen trội cần tìm, y là số alen tối đa trong kiểu gen, n là số cặp di hợp. Tuy nhiên công thức này chỉ áp dụng được khi P có kiểu gen giống nhau nếu P có kiểu gen khác nhau thì ta sẽ không thể áp dụng được. Trong sáng kiến của tôi, tôi đã giới thiệu cho quý thầy cô và các em học sinh một công thức tính nhanh có thể ứng dụng được trong tất cả các trường hợp của P là Trong đó: k: số alen trội cần tìm m: số cặp gen đồng hợp trội ở cả bố và mẹ n: số cặp dị hợp ở cả bố và mẹ VD: Tỉ lệ kiểu gen mang 4 laen trội trong phép lai AABbDdee x AaBbDDee chiếm tỉ lệ A. B. C. D. Áp dụng công thức ta có: k = 4; m= 2; n = 4 = = Với công thức này các em có thể giải được dạng bài tập này một cách nhanh chóng mà không cần quan tâm kiểu gen của P là giống hay khác nhau, đồng hợp hay dị hợp. Hy vọng tất cả các công thức mà tôi giới thiệu cho quý thầy cô và các em học sinh trong sáng kiến của tôi sẽ giúp cho quý thầy cô và các em học sinh chinh phục được các bài tập di truyền một cách nhanh và chính xác nhất. *Dạy học bằng từ khóa (keywords) Khi giảng bài tôi đã nhấn mạnh các nội dung trọng tâm và yêu cầu các em chọn lọc các từ khóa quan trọng để ghi chú. Phương pháp này đã giúp các em học sinh chép bài nhanh hơn và có nhiều thời gian để nghe giảng và hiểu bài tốt hơn. Phương pháp này hiệu quả hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống là người giáo viên đọc và các em cắm cúi chép bài theo, nếu các em học sinh viết chữ chậm thì suốt tiết học chỉ lo cắm cúi chép bài mà không thể tập trung nghe giảng, kết quả là cả tiết học các em chẳng hiểu gì và đương nhiên phần kiến thức đó kể như là bị hỏng vì dù cho về nhà các em có học bài thì cũng như là các con vẹt mà thui. Tuy nhiên đối với các em học sinh trung bình và yếu thì khả năng chọn lọc kiến thức chưa cao dù đã được giáo viên nhấn mạnh khi giảng bài vì vậy để nâng cao hiệu quả cho bài học người giáo viên sau khi giảng bài xong cũng phải kết lại bài học bằng các từ khóa trên bảng cho các em dễ ghi chú bài học hơn. Phương pháp này ngoài việc giúp các em ghi chú bài nhanh hơn thì còn đặc biệt có hiệu quả trong việc nâng cao kết quả học tập của những em học sinh yếu và trung bình, vì tâm lý của các em học sinh này là nếu thấy bài học quá dài các em sẽ lười học và bỏ ngang, bện cạnh đó bài dài các em này sẽ rất khó nhớ do việc ghi nhớ kiến thức của các em không tốt bằng các em khá giỏi do đó bài học càng ngắn, càng ít chữ thì sẽ càng dễ học cho các em. Một số ví dụ về cách ghi chú bài học ngắn gọn bằng từ khóa được trình bày cụ thể trong sáng kiến. Khi áp dụng các phương pháp trên vào thực tế giảng dạy ở lớp. Tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau: *Phương pháp kiểm tra đầu giờ bằng trắc nghiệm (thay cho kiểm tra miệng) và sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập: Ở học kì 1 các em sẽ học phần di truyền học với nội dung kiến thức khó và phức tạp đồng thời để các em quen dần với việc thi trắc nghiệm tôi đã áp dụng đồng thời 2 phương pháp kiểm tra đầu giờ bằng trắc nghiệm và ôn tập bằng sơ đồ tư duy ở lớp thực nghiệm 12C8 và ở lớp đối chứng 12C7 tôi thực hiện theo phương pháp cũ là kiểm tra miệng và ôn tập bằng diễn giảng lý thuyết. Kết quả thu được như sau: Biểu đồ thể hiện điểm trung bình kiểm tra trước tác động và sau tác động của 2 lớp 12C7 và 12C8 bằng phương pháp kiểm tra đầu giờ bằng trắc nghiệm và ôn tập bằng sơ đồ tư duy. Qua biểu đồ chúng ta nhận thấy rằng có sự chênh lệch điểm số trung bình của bài kiểm tra trước tác động và sau tác động ở 2 lớp 12C7 và 12C8, trong đó lớp 12C7 là nhóm đối chứng và lớp 12C8 là nhóm thực nghiệm. Nhóm thực nghiệm 12C8 có điểm trung bình kiểm tra cao hơn so với lớp đối chứng 12C7. Qua kiểm tra về ảnh hưởng của tác động bằng T-test độc lập ta được kết quả ở lớp đối chứng 12C7 giá trị P = 0.254083891 > 0.05, chứng tỏ rằng sự chênh lệch giữa kết quả kiểm tra trước và sau tác động là không có ý nghĩa và sự chênh lệch này chỉ là do các yếu tố ngẫu nhiên. Ở lớp thực nghiệm 12C8, giá trị P = 0.000512395 < 0.05, điều này chứng tỏ sự chênh lệch điểm số kiểm tra trước và sau tác động là có ý nghĩa và không phải do các yếu tố ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Để biết mức độ ảnh hưởng của tác động trong nghiên cứu ta đánh giá dựa trên chỉ số chênh lệch SMD, dựa vào bảng kết quả kiểm tra ta có SMD = 0.853340521 (số liệu và công thức tính được minh chứng cụ thể trong sáng kiến). Ta thấy giá trị SMD nằm trong khoảng giá trị “0,8 £ SMD £ 1” từ đó có thể kết luận tác động có mức ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu. Vậy phương pháp kiểm tra thường xuyên bằng trắc nghiệm thay cho kiểm tra miệng đầu giờ kết hợp với ôn tập bằng sơ đồ tư duy đã giúp nâng cao được kết quả học tập cho các em học sinh, đây là hai phương pháp có tính thực tiễn và ứng dụng trong hoạt động sư phạm. *Phương pháp giải bài tập bằng công thức tính nhanh: Phương pháp này đã được tôi áp dụng để hướng dẫn các em giải nhanh các bài tập di truyền, khi đánh giá trên một nhóm các em học sinh có học lực khác nhau ở cả 2 lớp 12C7 và 12C8. Kết quả cho thấy các em học sinh khá giỏi ứng dụng được các công thức tính nhanh và giải bài tập khá tốt. Các em học sinh trung bình và yếu khó áp dụng được phương pháp này vì các em không nhớ được công thức, không biết linh hoạt sử dụng công thức vào các dạng bài tập với các yêu cầu khác nhau. Vì vậy phương pháp này chỉ khuyến khích áp dụng chủ yếu ở các em học sinh có học lực khá, giỏi và có nguyên vọng thi khối B vì nó chủ yếu được sử dụng cho các câu vận dụng cao. Với các môn học có các bài tập tính toán khó như toán, lí, hóa, sinh thì đây là phương pháp không thể thiếu được vì nó sẽ là một bí kíp bỏ túi tuyệt vời cho các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh khá giỏi để chinh phục các câu bài tập khó một cách dễ dàng giúp các em đạt điểm tối đa trong bài thi. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều thời gian và công sức để tìm tòi, nghiền cứu các công thức mới, cách giải nhanh các dạng bài tập. *Phương pháp dạy học bằng từ khóa (Keywords): Ở học kì 2 các em sẽ học 2 phần kiến thức mới là tiến hóa và sinh thái, trong đó phần tiến hóa chủ yếu là lý thuyết. Vì vậy để giảm bớt nội dung kiến thức cho các em học sinh tôi đã áp dụng phương pháp dạy học bằng từ khóa ở lớp thực 12C7 và lớp 12C8 theo phương pháp cũ là diễn giảng và đọc chép. Kết quả thu được cụ thể như sau: Biểu đồ thể hiện điểm trung bình kiểm tra trước và sau tác động ở 2 lớp 12C7 và 12C8 bằng phương pháp dạy học bằng từ khóa Qua bảng kết quả về kiểm tra trước và sau tác động ở lớp thực nghiệm (12C7) và lớp đối chứng (12C8) cho thấy có sự chênh lệch giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiện cao hơn lớp đối chứng, với giá trị của P = 0.000213204 và chênh lệch SMD = 0.65841856 cho thấy sự chênh lệch này là do kết quả của tác động chứ không phải do yếu tố ngẫu nhiên. Vì vậy có thể kết luận phương pháp dạy học bằng từ khóa đã giúp nâng cao được kết quả học tập của học sinh. 6. Tính hiệu quả: Phương pháp kiểm tra đầu giờ bằng trắc nghiệm: Giải pháp này sẽ vừa giúp cho học sinh làm quen với cách trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm, vừa giúp học sinh khái quát được nội dung bài học vì một bài kiểm tra trắc nghiệm chúng ta có thể hỏi nhiều nội dung với nhiều mức độ nhận thức khác nhau, từ đó giúp học sinh củng cố được nhiều kiến thức hơn đồng thời nhận biết được những nội dung nào là trọng tâm của bài từ đó có phương pháp học tập phù hợp. Phương pháp này còn giúp cho giáo viên vừa kiểm tra được nhiều kiến thức của bài học trong thời gian ngắn và vừa có thể kiểm tra cùng lúc nhiều học sinh thông qua các bài kiểm tra trắc nghiệm ngắn đầu giờ. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập: So với một tiết ôn tập bình thường qua việc đổi mới phương pháp bằng cách cho các em ôn tập bằng sơ đồ tư duy do chính các em học sinh thiết kế thông qua hoạt động nhóm đã thực sự mang đến một không khí học tập mới cho lớp học, các em học tập một cách vui tươi, sinh động, đồng thời tôi cũng đã khám phá được nhiều khả năng nổi bật của nhiều em học sinh của lớp như vẽ, thuyết trình, tư duy logic, sáng tạo,Từ việc thay đổi tâm lý học tập cho các em với môn học, phương pháp này đã thật sự mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao kết quả học tập cho các em học sinh. Đồng thời các sản phẩm sơ đồ tư duy do các em học sinh thiết kế được tôi lưu trữ lại làm nguồn tư liệu phong phú và đa dạng cho quá trình dạy học của cá nhân và cả tổ bộ môn. Phương pháp dạy học bằng từ khóa: Đối với môn Sinh học 12 với hình thức thi trắc nghiệm, các em chỉ cần nhớ được các từ khóa là đã có thể chọn lọc và khoanh được đáp án nên phương pháp này khi áp dụng đã giúp nâng cao được kết quả học tập cho cho các em học sinh. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả đối với việc cải thiện kết quả cho các em học sinh trung bình, yếu, vì yêu cầu của các em này chỉ cần đạt mức trung bình (5 điểm), vì vậy chúng ta chỉ cần các em nắm được trọng tâm kiến thức mà không cần phải học quá nhiều. Bệnh cạnh đó phương pháp dạy học bằng từ khóa này đã giúp các em giảm được một lượng lớn kiến thức cần ghi nhớ nên sẽ giảm được áp lực học tập cho các em học sinh. Vì vậy nếu phương pháp này được áp dụng ở nhiều môn học thì lượng kiến thức cần ghi nhớ ở các môn học đều giảm xuống thì sẽ giảm được áp lực học tập rất lớn cho các em. Phương pháp giải bài tập bằng công thức tính nhanh: Phương pháp này giúp các em học sinh giải nhanh và chính xác các bài tập di truyền. Đặc biệt với các câu hỏi điếm sẽ giúp các em tiết kiệm được nhiều thời gian khi làm bài. 7. Phạm vi ảnh hưởng: Các phương pháp được giới thiệu trong sáng kiến ngoài áp dụng ở môn sinh học lớp 12, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp này ở nhiều môn học khác nhau của trường THPT Trung An và các trường THPT khác trên địa bàn thành phố có điều kiện tương tự như trường THPT Trung An. Cụ thể như: Phương pháp kiểm tra đầu giờ bằng trắc nghiệm và ôn tập bằng sơ đồ tư duy sẽ áp dụng có hiệu quả ở tất cả các môn có hình thức thi trắc nghiệm như toán, lí, hóa, sử, địa,.. vì giúp các em rèn luyện được kỹ năng làm bài trắc nghiệm và hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học. Phương pháp dạy học bằng từ khóa có thể áp dụng ở tất cả các môn học đặc biệt là các môn lý thuyết nhiều vì nó giúp giảm bớt nội dung kiến thức cho học sinh, giúp giảm áp lực học tập cho các em. Phương pháp giải bài tập bằng công thức tính nhanh áp dụng ở các môn học có tính toán như toán, lí, hóa. Phương pháp này giúp các em giải nhanh và chính xác các câu bài tập, tuy nhiên đòi hỏi người giáo viên của từng bộ môn phải mày mò nghiên cứu để tìm ra các công thức, phương pháp giải bài tập nhanh và hiệu quả nhất, các cách để nhẩm nghiệm để học sinh chọn được đáp án một cách nhanh chóng. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Trung An, ngày 02 tháng 04 năm 2018 Người mô tả sáng kiến (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Kim Anh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_nang_cao_ket_qua_hoc_tap_mon_sinh.docx