SKKN Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập tích hợp phân li độc lập với hoán vị gen

SKKN Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập tích hợp phân li độc lập với hoán vị gen

Trong chương trình sinh học THPT, kiến thức cơ bản của chương trình tập trung trong vấn đề thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh tập trung trong phần sinh học lớp 12, trong đó phần di truyền học là nội dung cơ bản nhất. Khi học về di truyền học, phần gây hứng thú cho học sinh nhiều nhất và cũng là phần khó nhất đối với học sinh đó là phần hoán vị gen. Làm thế nào để xác định được quy luật di truyền hoán vị gen, phương pháp nhận dạng, cách xác định tần số hoán vị gen, tỉ lệ các loại giao tử, tỉ lệ các loại kiểu hình trong phép lai? Đó là câu hỏi mà không phải học sinh nào cũng có thể trả lời được.

 Hoán vị gen là phần tương đối khó trong tất cả các quy luật di truyền. Sau khi học xong phần hoán vị gen học sinh thường không biết cách xác định tần số hoán vị gen, tỉ lệ mỗi loại giao tử, tỉ lệ kiểu hình của phép lai hoặc có những trường hợp học sinh có thể xác định được các yêu cầu trên tuy nhiên thời gian tương đối lâu.

 Kì thi tuyển sinh đại học của những năm gần đây khi chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm, kiến thức của chương trình rất rộng, số lượng câu hỏi nhiều (40 câu hỏi trong thời gian làm bài 50 phút, trung bình mỗi câu hỏi chỉ là 1,25 phút), do đó yêu cầu với học sinh phải có những phương pháp giải bài tập làm sao đó đáp ứng được khoảng thời gian nhất định, trong đó có những bài tập trong đề thi rất khó và dài, nếu trước kia thi bằng hình thức tự luận thì bài tập đó phải chiếm khoảng 2 – 2,5 điểm trong bài thi.

 Với yêu cầu như vậy, trong quá trình giảng dạy, quá trình ôn tập cho học sinh thi tuyển sinh, tôi trăn trở rất nhiều, tìm ra những phương pháp, cách giải làm sao đó để học sinh vẫn có thể nắm được bản chất của vấn đề và giải hay tìm ra được đáp án một cách chính xác và nhanh nhất.

 Xuất phát từ những lí do trên và thực tế giảng dạy của bản thân trong suốt thời gian công tác từ khi ra trường (từ năm 2003 đến nay) và nhất là thời gian giảng dạy tại trường THPT Yên Định I tôi quyết định viết sáng kiến kinh nghiệm với để tài: “Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập tích hợp phân li độc lập với hoán vị gen”.

 

doc 22 trang thuychi01 13341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập tích hợp phân li độc lập với hoán vị gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong chương trình sinh học THPT, kiến thức cơ bản của chương trình tập trung trong vấn đề thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh tập trung trong phần sinh học lớp 12, trong đó phần di truyền học là nội dung cơ bản nhất. Khi học về di truyền học, phần gây hứng thú cho học sinh nhiều nhất và cũng là phần khó nhất đối với học sinh đó là phần hoán vị gen. Làm thế nào để xác định được quy luật di truyền hoán vị gen, phương pháp nhận dạng, cách xác định tần số hoán vị gen, tỉ lệ các loại giao tử, tỉ lệ các loại kiểu hình trong phép lai? Đó là câu hỏi mà không phải học sinh nào cũng có thể trả lời được. 
 	Hoán vị gen là phần tương đối khó trong tất cả các quy luật di truyền. Sau khi học xong phần hoán vị gen học sinh thường không biết cách xác định tần số hoán vị gen, tỉ lệ mỗi loại giao tử, tỉ lệ kiểu hình của phép lai hoặc có những trường hợp học sinh có thể xác định được các yêu cầu trên tuy nhiên thời gian tương đối lâu.
	Kì thi tuyển sinh đại học của những năm gần đây khi chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm, kiến thức của chương trình rất rộng, số lượng câu hỏi nhiều (40 câu hỏi trong thời gian làm bài 50 phút, trung bình mỗi câu hỏi chỉ là 1,25 phút), do đó yêu cầu với học sinh phải có những phương pháp giải bài tập làm sao đó đáp ứng được khoảng thời gian nhất định, trong đó có những bài tập trong đề thi rất khó và dài, nếu trước kia thi bằng hình thức tự luận thì bài tập đó phải chiếm khoảng 2 – 2,5 điểm trong bài thi. 
	Với yêu cầu như vậy, trong quá trình giảng dạy, quá trình ôn tập cho học sinh thi tuyển sinh, tôi trăn trở rất nhiều, tìm ra những phương pháp, cách giải làm sao đó để học sinh vẫn có thể nắm được bản chất của vấn đề và giải hay tìm ra được đáp án một cách chính xác và nhanh nhất.
 	Xuất phát từ những lí do trên và thực tế giảng dạy của bản thân trong suốt thời gian công tác từ khi ra trường (từ năm 2003 đến nay) và nhất là thời gian giảng dạy tại trường THPT Yên Định I tôi quyết định viết sáng kiến kinh nghiệm với để tài: “Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập tích hợp phân li độc lập với hoán vị gen”. 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 	- Đối với giáo viên: có cái nhìn tổng quát hơn về việc giảng dạy phần hoán vị gen, mối quan hệ giữa phần phân li độc lập và hoán vị gen đồng thời bổ sung thêm những hạn chế về kiến thức và phương pháp mà sách giáo khoa và sách giáo viên chưa có thể đáp ứng được. Có cái nhìn rộng hơn về hình thức thi tự luận và trắc nghiệm.
 	- Đối với học sinh: hiểu được bản chất quy luật hoán vị gen, các công thức để xác định, tính toán và áp dụng một cách linh hoạt trong thi cử để có kết quả cao, đồng thời có hứng thú và yêu thích môn Sinh học.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 12A3, 12A4, năm học 2015 – 2016.
- Học sinh lớp 12A4 và 12A9 năm học 2016 – 2017.
- Học sinh trong lớp ôn thi tuyển sinh năm học 2015 – 2016.
- Học sinh trong lớp ôn thi tuyển sinh năm học 2016 – 2017.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu.
 	- Thực hiện trong bài kiểm tra 1 tiết ở học kì I năm học 2015 – 2016 và năm học 2016 – 2017.
 	- Tiến hành kiểm tra trắc nghiệm đối với các lớp ôn thi tuyển sinh trong năm học 2015 – 2016 và năm học 2016 – 2017.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 	- Tiến hành kiểm tra trắc nghiệm ở các lớp trên trong phần trắc nghiệm của đề kiểm tra một tiết với những nội dung tương tự nhau trong 2 năm học 2015 – 2016 và 2016 – 2017.
	- Tiến hành kiểm tra kiến thức trắc nghiệm trong các lớp ôn thi tuyển sinh trong 2 năm học 2015 – 2016 và 2016 – 2017.
Lưu ý: Trong mỗi phương pháp để giải nhanh một dạng bài tập, tôi đưa ra quy trình thực hiện như sau:
- Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong trường hợp tổng quát.
- Từ kết quả trên đưa ra cách nhận biết để giải dạng bài tập.
- Bài tập vận dụng.
 	+ Đưa ra một số dạng bài tập
 	+ Phương pháp giải thông thường.
 	+ Phương pháp giải nhanh.
 	+ Nhận xét, so sánh giữa hai phương pháp giải và đi đến kết luận.
- Bài tập tự giải (dạng trắc nghiệm khách quan): tổng hợp các bài tập trong đề thi Đại học, cao đẳng trong những năm gần đây.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ DI TRUYỀN HỌC CỦA PHÂN LI ĐỘC LẬP.
2.1.1. Lý thuyết
- Xảy ra khi các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
- Xác suất xuất hiện tỉ lệ kiểu hình (kiểu gen) của phép lai bằng tích xác suất tỉ lệ kiểu hình (kiểu gen) tương ứng tạo thành.
*Phương pháp:
- Xác định tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen của từng phép lai trên từng cặp NST.
- Tỉ lệ kiểu hình (kiểu gen) chung bằng tích tỉ lệ kiểu hình (kiểu gen) khi xét riêng ở từng cặp NST.
2.1.2. Bài tập 
Bài tập 1: Ở một loài thực vật: A (thân cao), a (thân thấp), B (hoa đỏ), b (hoa trắng), D (chín sớm), d (chín muộn). 
Cho phép lai: AaBbDd x AaBbdd. Xác định:
- Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa trắng, chín muộn.
- Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ, chín sớm.
- Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa trắng, chín sớm.
- Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội.
- Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng trội.
- Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội.
Bài làm
- Tỉ lệ kiểu hình ở từng cặp tính trạng:
Phép lai: Aa x Aa thân cao = , thân thấp = .
	Phép lai: Bb x Bb hoa đỏ = , hoa trắng = .
	Phép lai: Dd x dd chín sớm = , chín muộn = .
- Tỉ lệ kiểu hình:
	- Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa trắng, chín muộn = ..=.
- Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ, chín sớm = ..= .
- Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa trắng, chín sớm = .. = .
- Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội = A_B_dd + A_bbD_ + aaB_D_ = .. + .. + .. = .
- Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng trội = 1 – tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng lặn = 1 - .. = .
- Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội = tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội + tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội = + = .
2.2. CƠ SỞ DI TRUYỀN HỌC CỦA HOÁN VỊ GEN.
2.2.1. Lý thuyết.
- Xảy ra khi các cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng (trong nội dung đề tài chỉ áp dụng đối với hai cặp gen dị hợp).
 - Cơ chế: Khi ở kì đầu của giảm phân I, do sự tiếp hợp và bắt chéo của 2 trong 4 cromatit không chị em trong cặp NST kép tương đồng dẫn đến các NST trao đổi cho nhau những gen tương ứng. 
 - Khoảng cách giữa các gen càng gần, lực liên kết càng lớn thì tần số hoán vị gen càng nhỏ và (ngược lại) hay tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách và lực liên kết giữa các gen.
 - Tần số hoán vị gen (f) 50% . Dấu “ = “ xảy ra khi tất cả các tế bào đều có hoán vị gen (lúc này tỉ lệ giao tử, kiểu gen, kiểu hình giống trong phân li độc lập).
- Hoán vị gen đa số xảy ra ở cả 2 giới, với tần số hoán vị gen giống hoặc khác nhau. Tuy nhiên, ở một số đối tượng đặc biệt như ruồi giấm, bướm tằm thì hoán vị gen chỉ xảy ra ở một giới (đồng nghĩa với 1 cơ thể tối đa chỉ tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 50%).
- Cơ thể dị hợp hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, xảy ra hoán vị luôn tạo nên 4 loại giao tử, được chia làm 2 nhóm, tỉ lệ giao tử trong mỗi nhóm là bằng nhau.
 	+ Giao tử liên kết: (tỉ lệ giao tử 25% x 50%).
 	+ Giao tử hoán vị: (tỉ lệ giao tử 0% x 25%).
- Khi xác định được tỉ lệ một loại giao tử nào đó, ta sẽ xác định được đó là giao tử liên kết hay hoán vị, xác định được kiểu gen là liên kết đồng hay liên kết đối và xác định được tần số hoán vị gen.
2.2.2. Các công thức tổng quát trong tính nhanh.
2.2.2.1. Trường hợp F1 dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn (tần số hoán vị gen ở 2 cơ thể giống nhau, tính trạng trội, lặn hoàn toàn).
2.2.2.1.1. Kiến thức cơ bản.
Gọi tỉ lệ giao tử của cơ thể F1 là: AB = ab = x	Ab = aB = 0,5 – x
Kết quả khi cho F1 tự thụ phấn, kết quả tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F2 thể hiện qua bảng.
 ♀ 
 ♂
AB = x
Ab = 0,5 - x
aB = 0,5 - x
ab = x
AB = x
x
x(0,5 – x)
x(0,5 – x)
x
Ab = 0,5 - x
x(0,5 – x)
x(0,5 – x)
aB = 0,5 - x
x(0,5 – x)
x(0,5 – x)
ab = x
x
x(0,5 – x)
x(0,5 – x)
x
Vậy, tỉ lệ kiểu hình ở F2 như sau:
- Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn: x. 
- Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội: x + 0,5.
- Tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội, một tính trạng lặn: 0,25 - x.
- Tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng lặn, một tính trạng trội: 0,25 - x.
Hay một cách tổng quát (nếu lấy tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn là trung tâm) thì:
- Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội = 0,5 + Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn.
- Tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội, một tính trạng lặn = Tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng lặn, một tính trạng trội = 0,25 - Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn.
2.2.2.1.2. Phương pháp giải bài tập
Khi bài tập cho biết tính trạng trội, lặn hoàn toàn. F1 dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn thu được F2 gồm 4 kiểu hình với tỉ lệ (hoặc số lượng một kiểu hình bất kì), ta xác định được kiểu gen của F1, tần số hoán vị gen tương ứng và xác định được tỉ lệ kiểu hình nào đó (còn lại) trong kết quả lai. Cụ thể:
- Nếu bài tập cho biết tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn = x2, ta xác định được tỉ lệ giao tử ab = x. 
 	+ Nếu x > 25% thì đó là tỉ lệ của giao tử liên kết, kiểu gen tương ứng , tần số hoán vị gen f = 1 – 2x.
 	+ Nếu x < 25% thì đó là tỉ lệ của giao tử hoán vị, kiểu gen tương ứng , tần số hoán vị gen f = 2x.
 	+ Nếu x = 25% thì đó là tỉ lệ của giao tử hoán vị hoặc liên kết (trường hợp đặc biệt, tỉ lệ giống trong phân li độc lập) thì kiểu gen của F1 có thể là hoặc , tần số hoán vị gen f = 50% (dạng này rất ít khi xảy ra).
- Nếu bài tập cho biết tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội (A_, B_), 1 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn (A_, bb) hoặc 1 tính trạng lặn, 1 tính trạng trội (aa, B_) ta đều đưa đến xác định tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn theo mối quan hệ phần công thức tổng quát. Từ đó xác định được kiểu gen, tần số hoán vị gen và tỉ lệ của một kiểu hình nào đó trong phép lai.
2.2.2.1.3. Bài tập vận dụng.
Bài tập 1: Đem lai giữa cây hoa kép, màu đỏ với cây hoa đơn, màu vàng thu được F1 toàn cây hoa kép, màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, đời F2 xuất hiện 2000 cây gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 180 cây hoa kép, màu vàng. (Biết mỗi gen qua định một tính trạng). Sử dụng dữ kiện trên để trả lời các câu hỏi sau
a. Quy luật di truyền nào đã chi phối phép lai
	A. Phân li	B. Phân li độc lập.
	C. Liên kết gen	D. Hoán vị gen.
b. Kiểu gen của F1, tần số hoán vị gen là:
	A. (f=20%)	B. (f=40%).	
C. (f=20%)	D. (f=40%).
c. Số lượng cây có kiểu hình hoa kép, màu đỏ ở F2 là:
	A. 1000	B. 1300	C. 1320	D. 1475.
d. Số lượng cây có kiểu hình hoa đơn, màu vàng ở F2 là:
	A. 180	B. 320	C. 450	D. 600.
Phương pháp giải
*Phương pháp giải nhanh
Từ F1 xác định được hoa kép, màu đỏ là 2 tính trạng trội, hoa đơn, màu vàng là 2 tính trạng lặn. 
Do P có kiểu gen khác nhau nên F1 dị hợp hai cặp gen.
a. Quy luật di truyền nào đã chi phối phép lai
Tỉ lệ kiểu hình hoa kép, màu vàng chiếm .100% = 9%.
Ta có: 9% (phân li độc lập) (liên kết gen). Vậy quy luật di truyền là hoán vị gen (D).
b. Kiểu gen của F1, tần số hoán vị gen là:
Tỉ lệ kiểu hình hoa kép, màu vàng (1 trội, 1 lặn) = 9%. Do đó tỉ lệ kiểu hình 2 tính trạng lặn = 25% - 9% = 16%.
Hay x2 = 16% x = 40% (giao tử liên kết).
Kiểu gen F1 , f = 1 – 2.40% = 20% (A).
c. Số lượng cây có kiểu hình hoa kép, màu đỏ ở F2 là:
Tỉ lệ kiểu hình hoa kép, màu đỏ (2 tính trạng trội) = 50% + 16% = 66%.
Số cây kiểu hình hoa kép, màu đỏ: 66%.2000 = 1320 (C).
d. Số lượng cây có kiểu hình hoa đơn, màu vàng ở F2 là:
Tỉ lệ kiểu hình hoa đơn, màu vàng (2 tính trạng lặn) = 16%.
Số cây kiểu hình hoa đơn, màu vàng: 16%.2000 = 320 (B).
2.2.2.1.4. Bài tập tự giải
Bài tập 1: Khi lai thứ lúa thân cao, hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp, hạt gạo đục thu được F1 100% thân cao, hạt gạo đục. Cho F1 tự thụ phấn thu được đời F2 gồm 15600 cây, có 4 kiểu hình trong đó có 3744 cây thân thấp, hạt gạo đục. (Biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định, tác động riêng rẽ, mọi diễn biến của NST trong giảm phân ở tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn là giống nhau). Xác định
a. Quy luật di truyền nào đã chi phối phép lai
	A. Phân li	B. Phân li độc lập.
	C. Liên kết gen	D. Hoán vị gen.
b. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cơ thể F1 là
	A. (f=40%)	B. (f=20%).
	C. (f=40%)	D. (f=20%).
c. Số lượng cây có kiểu hình thân cao, hạt gạo trong là
	A. 3744	B. 156 	C. 2456	D. 1560.
d. Số lượng cây có kiểu hình thân thấp, hạt gạo trong là
	A. 1560	B. 1404 	C. 624	D. 156.
Bài tập 2: F1 dị hợp hai cặp gen Aa, Bb có kiểu hình hoa kép, màu vàng. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 2000 cây trong đó có 245 cây hoa đơn, màu trắng. Hãy xác định
a. Xác định tần số hoán vị gen của cây F1 là
	A. (f=20%)	B. (f=30%).
	C. (f=20%)	D. (f=30%).
b. Số lượng cây hoa đơn, màu vàng xuất hiện ở F2 là
A. 255	B. 300	C. 350	D. 400.
c. Tỉ lệ % kiểu hình hoa kép, màu vàng ở F2 là
A. 50%	B. 52,25%	C. 59%	D. 66%.
Trong trang này: Bài tập 1, 2 được tham khảo từ TLTK số 5.
Bài tập 3: F1 dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb) có kiểu hình thân cao, hạt tròn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 7000 cây trong đó có 1680 cây thân cao, hạt dài (tương phản với thân cao là thân thấp). Hãy xác định
a. Quy luật di truyền nào đã chi phối phép lai
	A. Phân li	B. Phân li độc lập.
	C. Liên kết gen	D. Hoán vị gen.
b. Loại kiểu hình cây thân thấp, hạt dài xuất hiện ở F2 với tỉ lệ là 
A. 25%	B. 16%	C. 9% 	D. 1%.
c. Số lượng cá thể thuộc kiểu hình thân cao, hạt tròn ở F2 là?
	A. 1680	B. 2575	C. 3570	D. 3900.
d. Xác định kiểu gen và tần số hoán vị gen 
	A. , (f=20%)	B. , (f =20%).
	C. , (f=30%)	B. , (f =30%).[5]
Bài tập 4: Khi lai giữa bố mẹ đều thuần chủng, khác nhau về 2 cặp gen tương phản, đời F1 xuất hiện toàn cây cao, chín sớm. Tiếp tục cho cây F1 tự thụ phấn thu được đời F2 8000 cây, gồm 4 kiểu hình, trong đó có 1820 cây cao, chín muộn. (Tương phản với tính trạng cây cao là cây thấp, mỗi tính trạng do một cặp gen quy định, tác động riêng rẽ, mọi diễn biến của NST trong giảm phân ở tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn là giống nhau). Hãy xác định
a. Kiểu gen của F1, tần số hoán vị gen là:
	A. (f=20%)	B. (f=30%).	
C. (f=20%)	D. (f=30%).
b. Số lượng cây có kiểu hình thân cao, chín sớm ở F2 là:
	A. 4000	B. 4180	C. 4800	D. 4320.
c. Số lượng cây có kiểu hình thân thấp, chín muộn ở F2 là:[5]
	A. 180	B. 320	C. 450	D. 600.
Bài tập 5: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là:
A.1%	B. 66%	C. 59% D. 51%.[2]
Trong trang này: Bài tập 3, 4 được tham khảo từ TLTK số 5. Bài tập 5 được tham khảo từ TLTK số 2.
Bài tập 6: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?
1. F2 có 9 loại kiểu gen
2. F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn
3. Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%
4. F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. 
	A. 1	B. 4	C. 3	D. 2.[2]
Bài tập 7: Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả 2 tính trạng với cây có kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây về F2 sai? 
	A. Có 10 loại kiểu gen. 
B. Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
C. Kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất. 
D. Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.[2]
Bài tập 8: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Hai cây dị hợp về cả hai cặp gen trên giao phấn với nhau, thu được đời con gồm 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình quả tròn, chua chiếm tỉ lệ 24%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình quả tròn, ngọt chiếm tỉ lệ:
	A. 51%	B. 54%	C. 24% 	D. 56%.[2]	 
2.2.2.2. Trường hợp F1 dị hợp hai cặp gen giao phấn (tần số hoán vị gen ở 2 cơ thể giống nhau, hoặc khác nhau, tính trạng trội, lặn hoàn toàn), đặc biệt đối tượng ruồi giấm, bướm tằm.
	Do giới hạn quy định của sáng kiến kinh nghiệm (phần nội dung không quá 20 trang), phần này không đủ nội dung trình bày, sẽ giới thiệu cho bạn đọc trong đề tài tiếp sau.
Trong trang này: Bài tập 6, 7, 8 được tham khảo từ TLTK số 2.
2.3. Giải nhanh bài tập tích hợp phân ly độc lập với hoán vị gen. 
2.3.1. Biết kiểu gen của F1, tần số hoán vị gen. Xác định tỉ lệ kiểu hình bất kì của phép lai khi có nhiều cặp NST (kể cả kiểu hình tổng quát).
Phương pháp giải bài tập
- Xác định số cặp NST.
- Xác định tỉ lệ kiểu hình trong phép lai ở từng cặp NST (đặc biệt tính nhanh trong dị hợp 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST).
- Tỉ lệ kiểu hình chung = tích tỉ lệ kiểu hình ở từng cặp NST.
2.3.1.1. Bài tập vận dụng.
Bài tập 1: Cho biết A (thân cao), a (thân thấp), B (hoa đỏ), b (hoa trắng), D (chín sớm), d (chín muộn). Ở phép lai: Dd x Dd, nếu xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số là 20%.
a. Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa trắng, chín muộn là
A. 1%	B. 4%	C. 6% D. 8%.
b. Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, chín muộn là
A. 2,25%	B. 5%	C. 12% D. 14,75%.
c. Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ, chín sớm là
A. 30%	B. 49,5%	C. 52,5% D. 42%.
d. Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội là
A. 45%	B. 42%	C. 49% D. 52%.
e. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội là
A. 27,5%	B. 30%	C. 32% D. 36,5%.
f. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội là
A. 8,5%	B. 10,5%	C. 12,5% D. 16,5%.
g. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng trội là
A. 84%	B. 88%	C. 96% D. 99%.
h. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng lặn là
A. 44%	B. 50,5%	C. 58% D. 60%.
*Phương pháp giải nhanh
- Xét cặp NST thứ nhất x (f=20%). 
Giao tử liên kết: AB = ab = 40%, giao tử hoán vị Ab = aB = 10%
 	+ Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa trắng (2 tính trạng lặn):
40%.40% = 16%.
 	+ Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ (2 tính trạng trội): 
50% + 16% = 66%.
 	+ Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa trắng (1 trội, 1 lặn):
25% - 16% = 9%.
 	+ Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ (1 lặn, 1 trội):
25% - 16% = 9%.
- Xét cặp NST thứ hai Dd x Dd thì:
Chín sớm (tính trạng trội) = , chín muộn (tính trạng lặn) = .
a. Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa trắng, chín muộn: 16%.= 4%.
b. Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, chín muộn = 9%. = 2,25%.
c. Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ, chín sớm = 66%. = 49,5%.
d. Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội là: 66%. = 49,5%.
e. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội là:
A_B_dd + A_bbD_ + aaB_D_ = 66%. + 9%. + 9%. = 30%.
f. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội là:
A_bbdd + aaB_dd + aabbD_ = 9%. + 9%. + 16%. = 16,5%.
g. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng trội là
100% – tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng lặn = 100% – 16%. = 96%.
h. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng lặn là
100% – tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội = 100% – 66%. = 50,5%.
Bài tập 2: Cho biết A (thân cao), a (thân thấp), B (hoa đỏ), b (hoa trắng), D (chín sớm), d (chín muộn). Ở phép lai: Dd x dd, nếu xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số là 40%.
a. Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa trắng, chín muộn là
A. 1%	B. 2%	C. 3% 	D. 4%.
b. Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa trắng, chín sớm là
A. 8%	B. 10,5%	C. 11,25% D. 14

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giai_nhanh_mot_so_dang_bai_tap_tich_hop_pha.doc
  • docBia SKKN.doc
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
  • docMuc luc.doc
  • docPhiếu học tập 1.doc
  • docPhiếu học tập 2.doc
  • docPHỤ LỤC.doc