SKKN Dạy học tích hợp theo dự án Chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái và vấn đề phát triển bền vững

SKKN Dạy học tích hợp theo dự án Chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái và vấn đề phát triển bền vững

Biến đổi khí hậu tác động lên mọi thành phần của Trái Đất bao gồm cả môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sức khỏe của con người. Những tác động sơ cấp của do ảnh hưởng của việc tăng nhiệt độ trong môi trường tự nhiên như: Các sông băng tan chảy nhanh hơn dự đoán, mức nước biển toàn cầu tăng lên đặc biệt là ở các vùng đồng bằng châu thổ thấp và các quốc đảo nhỏ. Số lượng các siêu bão cấp 4 và cấp 5 gần gấp đôi trong 30 năm qua.

Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào môi trường tự nhiên như nước , thực phẩm, giao thông, năng lượng, công việc làm ăn . Những tác động sơ cấp kể trên trở nên trầm trọng hơn và tạo ra những tác động thứ cấp ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên mà chúng ta cần như:

+ Nguồn nước: hạn hán, tác động liên quan đến chất lượng nước, nguồn cung cấp nước;

+ Thực phẩm: Năng suất và chất lượng chăn nuôi và trồng trọt bị tác động bởi thiên tai, dịch bệnh, chất lượng đất.

+ Hệ sinh thái: Tác động tới các khu bảo tồn quốc gia, khu bảo tồn đa dạng loài, rừng tự nhiên và rừng trồng.

Sự biến đổi này trước tiên phải kể đến nguyên nhân do con người tác động, từ các hoạt động của con người như xây dựng nhà máy, khai thác rừng bừa bãi, đốt cháy các nhiên liệu, sử dụng đất, cách bón phân không hợp lí . Việc giáo dục về các vấn đề môi trường ở nhà trường phổ thông là một quá trình nhận thức giúp các em hiểu biết về thiên nhiên và môi trường, từ đó giáo dục cho các em ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường, dần dần hình thành ở các em lòng yêu thích tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, phong cảnh đẹp, các di tích văn hoá lịch sử của đất nước. Hình thành niềm đam mê môn học, hăng say tìm tòi khám phá định hướng tìm ra lời giải cho bài toán phát triển bền vững trong tương lai.

 

doc 24 trang thuychi01 8594
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học tích hợp theo dự án Chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái và vấn đề phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Biến đổi khí hậu tác động lên mọi thành phần của Trái Đất bao gồm cả môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sức khỏe của con người. Những tác động sơ cấp của do ảnh hưởng của việc tăng nhiệt độ trong môi trường tự nhiên như: Các sông băng tan chảy nhanh hơn dự đoán, mức nước biển toàn cầu tăng lên đặc biệt là ở các vùng đồng bằng châu thổ thấp và các quốc đảo nhỏ. Số lượng các siêu bão cấp 4 và cấp 5 gần gấp đôi trong 30 năm qua.
Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào môi trường tự nhiên như nước , thực phẩm, giao thông, năng lượng, công việc làm ăn. Những tác động sơ cấp kể trên trở nên trầm trọng hơn và tạo ra những tác động thứ cấp ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên mà chúng ta cần như:
+ Nguồn nước: hạn hán, tác động liên quan đến chất lượng nước, nguồn cung cấp nước; 
+ Thực phẩm: Năng suất và chất lượng chăn nuôi và trồng trọt bị tác động bởi thiên tai, dịch bệnh, chất lượng đất. 
+ Hệ sinh thái: Tác động tới các khu bảo tồn quốc gia, khu bảo tồn đa dạng loài, rừng tự nhiên và rừng trồng. 
Sự biến đổi này trước tiên phải kể đến nguyên nhân do con người tác động, từ các hoạt động của con người như xây dựng nhà máy, khai thác rừng bừa bãi, đốt cháy các nhiên liệu, sử dụng đất, cách bón phân không hợp lí. Việc giáo dục về các vấn đề môi trường ở nhà trường phổ thông là một quá trình nhận thức giúp các em hiểu biết về thiên nhiên và môi trường, từ đó giáo dục cho các em ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường, dần dần hình thành ở các em lòng yêu thích tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, phong cảnh đẹp, các di tích văn hoá lịch sử của đất nước. Hình thành niềm đam mê môn học, hăng say tìm tòi khám phá định hướng tìm ra lời giải cho bài toán phát triển bền vững trong tương lai. 
 Từ những thực tế trên, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Sinh học tôi rất băn khoăn làm thế nào để tích hợp giáo dục môi trường có hiệu quả, mang tính giáo dục cao, phù hợp với từng lớp, từng đối tượng học sinh, gây được sự hứng thú học tập của học sinh, nhưng lại không làm mất đi đặc trưng riêng của môn học. Từ suy nghĩ trên nên tôi đã quyết định chọn và thực hiện chuyên đề: “Chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái và vấn đề phát triển bền vững” 
 MỤC ĐÍCHNGHIÊN CỨU
- Chuyên đề này kết hợp của các bài 
+ Bài 61: Chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái.
+ Bài 64: Sinh thái học và việc quản lí tài nguyên thiên nhiên. 
- Trong dự án dạy học này, GV mô tả lại kiến thức , kĩ năng , thái độ của một số môn học như: Vật lí, Địa lí, Văn học, Hoá Học, GDCD, Công nghệ.
* Bài 13: “ Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa” - Sách giáo khoa Địa lí 10.
* Bài 15 “ Thuỷ quyển” - Sách giáo khoa Địa lí 10.
* Chương X “Môi trường và sự phát triển bền vững” - Sách giáo khoa Địa lí 10.
* Bài 12 “Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” - Sách giáo khoá GDCD 11 .
* Bài Nitơ – Hóa 11.
* Bài Phốtpho – Hóa 11
* Bài “Sự hoá hơi và ngưng tụ ”. - Sách giáo khoa Vật lí 10 Nâng cao.
* Bài 9: “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá” công nghệ 10.
* Bài 10: “Biện pháp cải tạo đất mặn, đất phèn” công nghệ 10 
 Học sinh sẽ sử dụng các kiến thức đã được học trong Vật lí, Địa lí, sinh học, GDCD, Văn học, Công nghệ tìm hiểu về các chu trình trong tự nhiên, qua việc tìm hiểu các chu trình tự nhiên đến quá trình Biến đổi khí hậu Trái đất. Qua tìm hiểu học sinh sẽ thảo luận để tìm ra giải pháp nhằm hạn chế tác hại của các hiện tượng đó đến biến đổi khi hậu. Từ đó có thái độ, hành động tích cực tham gia vào các hoạt động sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ sự thay đổi của khí hậu, môi trường và tuyên truyền cho mọi người cùng có ý thức bảo vệ môi trường.
- Trong dự án này Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn Vật lí, Địa lí, Văn học, Hoá Học, GDCD, Sinh học, toán học. 
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Học sinh tham gia học theo dự án : Số lượng 40 - Học sinh thuộc lớp 12A7.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+ Quan sát.
+ Thu thập tư liệu.
+ Đối chứng.
+ Phân tích tổng hợp.
+ Xử lí kết quả. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN.
2.1.1 CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA 
* TRAO ĐỔI VẬT CHẤT QUA CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ:
Chu trình sinh địa hóa: Là một chu trình vận động các chất vô cơ trong hệ sinh thái theo đường từ ngoại cảnh chuyển vào trong cơ thể sinh vật, rồi được chuyển lại vào môi trường. 
- Chu trình vận động các chất vô cơ ở đây khác với sự chuyển hóa năng lượng đi qua các bậc dinh dưỡng ở chỗ nó được bảo toàn chứ không bị mất đi một phần nào dưới dạng năng lượng và không sử dụng lại.
Cơ thể sống Môi trường Nguồn vật chất
Trong số hơn 90 nguyên tố được biết trong thiên nhiên có khoảng 30-40 nguyên tố cần thiết cho cơ thể sống. Một số nguyên tố như cacbon (C), nitơ (N2), oxy (O2), hydro (H2), phospho (P)  mà cơ thể đòi hỏi với một số lượng lớn, còn có một số nguyên tố khác cơ thể chỉ đòi hỏi một lượng nhỏ, có khi cực nhỏ (vi lượng), nhưng hết sức cần thiết như đồng (Cu), mangan (Mn) cần cho phản ứng oxy hóa khử.
Chu trình sinh địa hóa học là một trong những cơ chế cơ bản để sự duy trì cân bằng trong sinh quyển và đảm bảo sự cân bằng này được thường xuyên. Người ta phân biệt 2 loại chu trình sinh địa hóa học:
• Chu trình hoàn hảo: chu trình của những nguyên tố như C, N mà giai đoạn ở dạng khí, chúng chiếm ưu thế trong chu trình và khí quyển là nơi dự trữ chính của những nguyên tố đó, mặt khác từ cơ thể sinh vật chúng trở lại ngoại cảnh tương đối nhanh.
• Chu trình không hoàn hảo: chu trình của những nguyên tố như P, lưu huỳnh (S). Những chất này trong quá trình vận chuyển một phần bị đọng lại thể hiện qua chu kỳ lắng đọng trong hệ sinh thái khác nhau của sinh quyển. Chúng chỉ có thể vận chuyển được dưới tác động của những hiện tượng xãy ra trong thiên nhiên (sự xói mòn), hoặc dưới tác động của con người.
** MỘT SỐ CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ:
 1. Chu trình carbon:
- Carbon là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật sống.
- Carbon trong sinh quyển tồn tại ở dạng khí CO2 và carbonat trong đá vôi.
- Một phần C không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường đất, môi trường nước như: than đá, dầu hoả 
Các quá trình chính trong chu trình tuần hoàn cacbon gồm quá trình quang hợp, quá trình phân hủy các sản phẩm bài tiết. Ngoài ra còn có quá trình hô hấp, quá trình khuếch tán khí CO2 trong khí quyển.
Khí quyển là nguồn cung cấp cacbon (chủ yếu ở dạng CO2) chính trong chu trình tuần hoàn C. CO2 đi vào hệ sinh thái nhờ quá trình quang hợp và trở lại khí quyển nhờ quá trình hô hấp và quá trình đốt cháy. C có thể tồn tại thời gian dài ở các dạng vô cơ như CO2 (hòa tan và dạng khí); H2CO3 (hòa tan); HCO3- (hòa tan); CO32- (hòa tan, như CaCO3 cacbonat calcium) hoặc dạng hữu cơ như glucose; acid acetic, than, dầu, khí.
Một số tác động của con người làm tăng lượng khí CO2 trong không khí, nước:
• Đốt cháy nhiên liệu (xăng, than), đốt cháy củi, gỗ làm trái đất nóng lên, tăng nhiệt độ trên trái đất-hiệu ứng nhà kính.
• Việc tăng khí CO2 và một số chất ô nhiễm khác (NOx, SOx), gây mưa acid (pH ≤ 4,0), làm cá chết, thay đổi pH đất, ảnh hưởng đến cây trồng.
• Sự nóng lên toàn cầu có thể làm băng tan ở Nam cực, tăng mực nước biển, thay đổi khí hậu, thay đổi sản lượng ngũ cốc và lượng mưa.
- Hiện nay do các hoạt động của con người, cùng với việc chặt phá rừng đã làm cho nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên. Đó là một trong những nguyên nhân gây Hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng lên và gây thêm nhiều thiên tai.
2. Chu trình nitơ:
Chu trình tuần hoàn nitơ có vai trò quan trọng trong việc chuyển nitơ trong không khí sang dạng mà thực vật và động vật có thể sử dụng được. N2 chiếm khoảng 78% trong khí quyển và hầu như ở dạng khí. Khí nitơ, chỉ phản ứng hóa học ở những điều kiện nhất định. Hầu hết các sinh vật đều không thể sử dụng nitơ trong không khí, chỉ sử dụng nitơ ở dưới dạng nitrat (NO3-) hoặc nitrit (NO2-). Nếu không có nitơ, thì protein và acid nucleic không thể được tổng hợp trong cơ thể động vật, thực vật cũng như con người.
Các quá trình chính trong chu trình tuần hoàn nitơ:
• Cố định nitơ: Nitơ được các vi khuẩn cố định nitơ, thường sống trên nốt sần rễ cây họ đậu, chuyển nitơ ở dạng khí sang dạng NO3-.
• Ammon hóa: các vi khuẩn phân hủy sẽ phân hủy các acid amin từ xác chết động vật và thực vật để giải phóng NH4OH.
• Nitrat hóa: các vi khuẩn hóa tổng hợp sẽ oxid hóa NH4OH để tạo thành nitrat và nitrit, năng lượng được giải phóng sẽ giúp phản ứng giữa oxy và nitơ trong không khí để tạo thành nitrat.
• Khử nitrat hóa: các vi khuẩn kỵ khí phá vỡ các nitrat, giải phóng nitơ trở lại vào khí quyển.
Một vài tác động gay gắt nhất của con người vào chu trình tuần hoàn nitơ
• Sử dụng phân bón đạm để tăng năng suất cho các vụ mùa, làm tăng tốc độ khử nitrit và làm nitrat đi vào nước ngầm. Lượng nitơ tăng trong hệ thống nước ngầm cuối cùng cũng chảy ra sông, suối, hồ, và cửa sông. Tại đây, có thể sinh ra hiện tượng phú dưỡng hóa.
• Làm tăng sự lắng đọng nitơ không khí vì cháy rừng và đốt cháy nhiên liệu. Cả 2 quá trình này đều giải phóng các dạng nitơ rắn ở trạng thái bụi.
• Chăn nuôi gia súc. Gia súc đã thải vào môi trường một lượng lớn ammoniac (NH3) qua chất thải của chúng. NH3 sẽ thấm dần vào đất, nước ngầm và lan truyền sang các khu vực khác do nước chảy tràn.
• Chất thải và nước thải từ các quá trình sản xuất.
  3. Chu trình nước:
Nước rất quan trọng cho sự sống, cần cho tất cả sinh vật và con người. Nước giúp quá trình trao đổi, vận chuyển thức ăn, tham gia vào các phản ứng sinh hóa học và các mối liên kết cấu tạo trong cơ thể của con người, động vật, thực vật. Ở đâu có nước, ở đó đã đang và sẽ có sự sống. Nhưng ngược lại ở đâu có sự sống thì ở đó tất yếu phải có nước.
Trong cơ thể người 65% là nước và khi mất đi từ 6-8% nước, con người có cảm giác mệt, nếu mất 12% sẽ hôn mê và có thể tử vong. Trong cơ thể động vật 70% là nước, ở thực vật đặc biệt là dưa hấu có thể đến 90% là nước.
Ngoài ra nước còn cần cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cho y học, giao thông vận tải, du lịch .v.v
Các dạng tồn tại của nước
Dạng nước Thể tích (Km 3× 10 6 ) Tỉ lệ (%)
Đại dương 507,2 97,22
Đá băng 11,2 2,15
Nước ngầm 3,2 0,61
Hồ ao nước ngọt 0,048 0,009
Biển nội địa 0,04 0,008
Độ ẩm của đất 0,025 0,005
Hơi nước trong không khí 0,005 0,001
Sông rạch 0,0005 0,0001
(Nguồn: Nace, U.S. Geological Survey, 1967 and The Hydrologic Cycle (Pamphlet). U.S. Geological Survey, 1984)
Thời gian tồn đọng của các dạng nước trong tuần hoàn nước
Địa điểm Thời gian lưu trữ
Khí quyển 9 ngày
Các dòng sông 2 tuần
Đất ẩm 2 tuần đến một năm
Các hồ lớn 10 năm
Nước ngầm nông 10-100 năm
Tầng pha trộn của các đại dương 120 năm
Đại dương thế giới 300 năm
Trong chu trình tuần hoàn nước: nước vận chuyển không đổi giữa thủy quyển, khí quyển, và sinh quyển nhờ năng lượng mặt trời và trọng lực. Tổng lượng nước chảy tràn hàng năm từ đất liền ra đại dương khoảng 10,3× 1015 gallon.
Nước luôn chuyển đổi liên tục qua nhiều trạng thái, phần lớn qua các dạng như băng tuyết; bay hơi; sự thoát hơi nước ở thực vật, động vật, con người; mưa.
* Tác động của con người
Tổng lượng nước trên trái đất là không đổi, nhưng con người có thể làm thay đổi chu trình tuần hoàn nước.
• Dân số tăng làm mức sống, sản xuất công nghiệp, kinh tế đều tăng, tăng nhu cầu của con người đối với môi trường tự nhiên, tác động đến tuần hoàn nước.
• Nhu cầu nước cho sinh hoạt, nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tăng làm giá nước tăng lên.
• Các thành phố lớn, khu đô thị, nguồn nước sạch càng khan hiếm.
• Đô thị hóa cùng với hệ thống thoát nước, cống rãnh xuống cấp làm tăng sự ngập lụt, ảnh hưởng đến quá trình lọc, bay hơi, và sự thoát hơi nước diễn ra trong tự nhiên.
• Sự làm đầy tầng nước ngầm xảy ra với tốc độ ngày càng chậm.
Như vậy, con người có thể làm thay đổi chất lượng nước mà môi trường tự nhiên dành cho con người và có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước từ sông, hồ, nước ngầm và đến tất cả trên hành tinh này. Do đó, chúng ta cần phải hiểu được vấn đề và bảo vệ nguồn nước.
4. Chu trình tuần hoàn Phospho (P)
Chu trình tuần hoàn phospho là chu trình không hoàn hảo. Phospho là chất cơ bản của sinh chất có trong sinh vật cần cho tổng hợp các chất như acid nucleic, chất dự trữ năng lượng ATP, ADP.
Nguồn dự trữ của phospho: trong thạch quyển dưới dạng hỏa nham, hiếm có trong sinh quyển. Phospho có khuynh hướng trở thành yếu tố giới hạn cho hệ sinh thái.
• Sự thất thoát phospho là do trầm tích sâu hoặc chuyển vào đất liền (do người đánh bắt cá hoặc do chim ăn cá ).
Hiện nay, phospho là khâu yếu nhất trong mạng lưới dinh dưỡng. Với sự gia tăng nhu cầu sử dụng phospho, xói mòn (do đốt phá rừng), thì nguồn dự trữ phospho có nguy cơ sẽ cạn dần.Khi xảy ra sự mất cân bằng ở các chu trình tuần hoàn thì sẽ có sự cố về môi trường, ảnh hưởng đến sự tồn tại của sinh vật và con người trong một khu vực hay trên toàn cầu.
III. SINH QUYỂN
- Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong địa quyển, thủy quyển và khí quyển của Trái Đất
- Sinh quyển dày khoảng 20km, bao gồm các lớp đất dày khoảng vài chục mét, lớp không khí cao 6-7km và lớp nước đại dương sâu tới 10-11km
- Sinh quyển được chia thành nhiều vùng sinh thái khác nhau, tùy theo các đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật sống trên đó. Mỗi vùng là một khu sinh học (biom) lớn. Các khu sinh học được phân thành khu trên cạn, nước ngọt và khu sinh học biển. Ví dụ về các khu sinh học trên cạn của Việt Nam: các khu rừng bảo vệ và Vườn Quốc gia như Vườn Quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Nam Cát Tiên,.. Khu sinh học dưới nước: Khu bảo vệ Hòn Mun, Khánh Hòa.
2.1.2 . PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
 * Phát triển bền vững:  là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
 - Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." 1. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
* Phát triển bền vững về môi trường 
Việt Nam đã và đang đạt được những tiến bộ đáng khích lệ về bền vững môi trường nhưng đến năm 2015 có nhiều khả năng sẽ không đạt được MDG 7. Biến đổi khí hậu đang khiến cho việc đạt được các mục tiêu quan trọng của MDG ngày càng khó hơn. Các thành tựu đã đạt được cho đến nay bao gồm đưa các nguyên tắc phát triển bền vững vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (giai đoạn từ 2011 đến 2020) và vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (giai đoạn từ 2006 đến 2010 và từ 2011 đến 2015). Diện tích rừng bao phủ tăng từ 28,8% năm 1990 lên 39,5% tổng diện tích đất năm 2010. Hơn 96% tổng số hộ gia đình đã được sử dụng năng lượng hiện đại và được sử dụng điện lưới. 
Mặc dù tỷ lệ khí thải nhà kính của Việt Nam thấp, chỉ chiếm 0,3% tổng lượng khí thải toàn cầu năm 2004 song lượng khí thải CO2 tính theo đầu người đã tăng bốn lần trong giai đoạn 1990-2008. Việc sử dụng năng lượng (tương đương kg dầu) trên 1.000 đô la GPD (PPP) giảm từ 407 năm 1990 xuống còn 267 năm 2008.
Trong khi đó, năm 2011, 92% hộ gia đình đã được sử dụng nước sạch an toàn, tăng lên từ mức 78,7% vào năm 2000. Các hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch tăng từ 73,5 lên 89,4% trong thập kỷ qua. Năm 2011, 78% tổng số hộ gia đình và 71,4% các hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng hố xí hợp vệ sinh, tăng lên từ mức 44,1% và 32,5% vào năm 2000. Tỷ lệ dân sống trong nhà tạm giảm từ 15,9% năm 1999 xuống còn 7,8% năm 2009.
GIỮ VỮNG CÁC THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
Để đạt được MDG 7, Việt Nam cần hết sức chú trọng hơn vào 3 lĩnh vực quan trọng mà hiện tại đang chậm so với tiến độ, đó là: nước sạch và vệ sinh, biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học.
Nước sạch và vệ sinh
Vẫn còn sự khác biệt về tiếp cận nước sạch giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, với tỷ lệ thấp nhất ở các vùng núi phía Bắc và Tây nguyên là 80,7% và 86,1%. Mức độ tiếp cận nước sạch cao nhất là ở Đồng bằng Sông Hồng và các vùng Đông Nam bộ (tương đương 99% và 98,4%). Trên phạm vi toàn quốc, 93,8% dân cư thành thị và 71,4% dân nông thôn sử dụng nhà vệ sinh cải tiến trong khi 1,1% dân số thành thị và 8,6% dân số nông thôn không có nhà vệ sinh cho đại tiện. Tình trạng không có nhà vệ sinh cho đại tiện chủ yếu xảy ra đối với người nghèo (22,9%) và các nhóm dân tộc thiểu số (27,5%). Ba vùng có mức sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên và vùng phía Bắc.
Để cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, cần đầu tư nhiều hơn nữa về nhân lực và tài lực cũng như sự tham gia tích cực hơn của chính quyền và cộng đồng địa phương, đảm bảo tính bền vững của các dịch vụ được cung cấp. Cần đẩy mạnh hợp tác với khu vực tư nhân để tranh thủ các phương án xây dựng chi phí thấp cho các hộ dân ở nông thôn cũng như trình độ kỹ thuật và kỹ năng tiếp thị của tư nhân nhằm nâng cao nếp sống vệ sinh của người dân.
Biến đổi khí hậu
Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai và đặc biệt dễ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong hai thập kỷ qua, ở Việt Nam, trung bình hàng năm thiên tai liên quan đến khí hậu đã gây thiệt hại 1,8 tỷ đô la Mỹ tương đương 1,2% GDP (tính theo PPP) và tử vong trung bình 445 người. Khí thải nhà kính cũng đang gia tăng ở Việt Nam.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu rất có thể sẽ làm chậm tiến độ thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ ở Việt Nam. Lụt bão, hạn hán ngày càng nhiều hơn tác động đến sinh kế của người nghèo, đồng thời mực nước biển tăng sẽ ảnh hưởng đến các đồng bằng là nơi sản xuất lúa gạo của Việt Nam và vì vậy sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Công tác thích nghi và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu là rất cần thiết song cần có kinh phí và điều này có nghĩa là nguồn tiền dành cho việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ sẽ bị giảm đi.
Tuy vậy, hoạt động đối phó với biến đổi khí hậu là khả thi và có thể mang đến nhiều cơ hội cho phát triển. Cùng với bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu cần có sự phối hợp liên ngành hài hòa và sự hợp tác của các cơ quan và đối tác khác nhau.
Các ưu tiên trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu:
- Thực hiện hiệu quả chiến lược về biến đổi khí hậu với các mục tiêu dài hạn trong cả hai lĩnh vực thích ứng và giảm thiểu khí thải nhà kính;
- Đưa những quan tâm về biến đổi khí hậu vào kế hoạch của cả khu vực công và khu vực tư nhân;
- Tăng cường quy hoạch không gian đô thị và nông thôn, có tính đến tác động của biến đổi khí hậu;
- Cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng quy mô lớn, bao gồm mở rộng đê điều, rừng ngập mặn, chắn bão, hồ chứa lớn để trữ nước ngọt, đường và cầu cần được gia cố để không bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu.
- Chuẩn bị cho một nền kinh tế đô thị có mức các-bon thấp và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng
- Mở rộng năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng gió và năng lượng mặt trời;
Cải tổ các chính sách tài chính liên quan đến sử dụng năng lượng hóa thạch (than, dầu và khí đốt tự nhiên);
- Tăng cường nghiên cứu 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_tich_hop_theo_du_an_chu_trinh_sinh_dia_hoa_tron.doc