SKKN Một số biện pháp giúp học sinh phòng tránh chấn thương và khắc phục bệnh xương khớp

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh phòng tránh chấn thương và khắc phục bệnh xương khớp

 Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trong trường phổ thông. Không những giúp các em học sinh phát triển một cách toàn diện về Đức, trí, thể, mĩ, giáo dục thể chất còn giúp các em có những kiến thức kỹ năng cơ bản để tập luyện, giữ gìn sức khỏe,nâng cao năng lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao. Chính vì vậy, hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường nói chung và hoạt động giảng dạy môn Thể dục nói riêng ở trong các nhà trường phổ thông luôn được chú trọng đúng mức.

 Giáo dục thể chất trong trường tiểu học còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước.

 Ở bậc Tiểu học môn Thể dục là môn học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng nhằm bảo vệ sức khỏe, cung cấp những kiến cơ bản, hình thành thói quen vận động, rèn luyện tư thế sao cho học sinh có một vóc dáng cân đối, khỏe mạnh . Trò chơi vận động tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây được không khí vui tươi lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm.

 Là một giáo viên giáo viên dạy môn Thể dục, tôi đặc biệt rất quan tâm đến vấn đề chấn thương và bệnh xương khớp do tập luyện thể dục thể thao không đúng cách đem lại cho học sinh. Thực tế giảng dạy cho thấy, đã có những học sinh bị chấn thương khi tập luyện thể dục thể thao, có học sinh bị cong vẹo cột sống. Trong quá trình giáo dục thể chất tôi đặc biệt chú trọng việc rèn luyện tư thế đúng cho học sinh. Nói cách khác, sự hình thành nên vóc dáng, hình thành nên tư thế đúng và sự hình thành nên những vận động đúng với quy luật phát triển thì cấu trúc về bộ xương được đặt lên hàng đầu.

 Nguyên nhân của những chấn thương và bệnh về xương khớp ở học sinh có thể kể đến như: Do quá trình khởi động các động tác chưa đúng, do quá trình vận động sai động tác, do tâm sinh lý chưa ổn định, do sân bãi, dụng cụ .

 

doc 21 trang thuychi01 11524
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh phòng tránh chấn thương và khắc phục bệnh xương khớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Phương pháp nghiên cứu
3
1.4. Đối tượng nghiên cứu
3
1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
 2.2. Thực trạng của việc phòng chống chấn thương và các bệnh xương khớp trong hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học
5
 2.3. Một số biện pháp phòng tránh chấn thương và bệnh xương khớp cho học sinh tiểu học 
10
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
18
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
1- Kết luận
19
2- Kiến nghị
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trong trường phổ thông. Không những giúp các em học sinh phát triển một cách toàn diện về Đức, trí, thể, mĩ, giáo dục thể chất còn giúp các em có những kiến thức kỹ năng cơ bản để tập luyện, giữ gìn sức khỏe,nâng cao năng lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao. Chính vì vậy, hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường nói chung và hoạt động giảng dạy môn Thể dục nói riêng ở trong các nhà trường phổ thông luôn được chú trọng đúng mức.
 Giáo dục thể chất trong trường tiểu học còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước.
 Ở bậc Tiểu học môn Thể dục là môn học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng nhằm bảo vệ sức khỏe, cung cấp những kiến cơ bản, hình thành thói quen vận động, rèn luyện tư thế sao cho học sinh có một vóc dáng cân đối, khỏe mạnh . Trò chơi vận động tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây được không khí vui tươi lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm.
 Là một giáo viên giáo viên dạy môn Thể dục, tôi đặc biệt rất quan tâm đến vấn đề chấn thương và bệnh xương khớp do tập luyện thể dục thể thao không đúng cách đem lại cho học sinh. Thực tế giảng dạy cho thấy, đã có những học sinh bị chấn thương khi tập luyện thể dục thể thao, có học sinh bị cong vẹo cột sống. Trong quá trình giáo dục thể chất tôi đặc biệt chú trọng việc rèn luyện tư thế đúng cho học sinh. Nói cách khác, sự hình thành nên vóc dáng, hình thành nên tư thế đúng và sự hình thành nên những vận động đúng với quy luật phát triển thì cấu trúc về bộ xương được đặt lên hàng đầu.
 Nguyên nhân của những chấn thương và bệnh về xương khớp ở học sinh có thể kể đến như: Do quá trình khởi động các động tác chưa đúng, do quá trình vận động sai động tác, do tâm sinh lý chưa ổn định, do sân bãi, dụng cụ.
 Từ việc ý thức được những nguyên nhân dẫn đến những chấn thương và ảnh hưởng đến bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh, từ tầm quan trọng của một cơ thể khoẻ mạnh thì trước hết con người đó phải có một cấu trúc xương bền vững, phù hợp với quy luật tự nhiên, một thể hình tương đối chuẩn về cấu trúc xương và các cơ quan khác, Tôi đã chú tâm đi sâu nghiên cứu về những biện pháp nhằm giúp học sinh phòng tránh được các chấn thương, khắc phục được các bệnh xương khớp trong hoạt động thể dục thể thao.
 Tôi xin được trình bày những kinh nghiệm đó của bản thân trong đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh phòng tránh chấn thương và khắc phục bệnh xương khớp”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm được những biện pháp cụ thể và bài tập thể chất phù hợp giúp học sinh tiểu học phòng tránh chấn thương và khắc phục bệnh xương khớp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
 Một số biện pháp giúp học sinh phòng tránh chấn thương và khắc phục bệnh xương khớp
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Nghiên cứu qua sách báo, tài liệu
 - Phương pháp trực quan
 - Phương pháp làm mẫu
 - Phương pháp luyện tập, thực hành
 - Phương pháp thống kê
1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm
 Tìm được những nguyên nhân cụ thể dẫn tới chấn thương và bệnh xương khớp, hướng dẫn học sinh các bài tập thể chất để các em tập luyện khắc phục chấn thương và bệnh xương khớp có hiệu quả tốt nhất.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận:
2.1.1. Giáo dục thể chất và đặc điểm phát triển thể chất của học sinh Tiểu học
 Sự phát triển của thể chất là một quá trình hình thành và biến đổi có tính quy luật các thuộc tính về hình thái, chức năng tự nhiên của cơ thể con người dưới ảnh hưởng của điều kiện sống, trong đó có giáo dục thể chất. quá trình này không những phụ thuộc vào quy luật sinh học, mà còn phụ thuộc vào các quy luật về cuộc sống xã hội.
 Các chỉ số về số lượng bên ngoài của sự phát triển các tố chất bao gồm những thay đổi về số đo như chiều cao, cân nặng, các vòng đo,lực bóp tay, sức bật, sức bền Còn đặc điểm về sự phát triển thể chất về mặt chất lượng thể hiện trước hết ở sự biến đổi cơ bản các khả năng chức phận của cơ thể theo các thời kì và các giai đoạn phát triển lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, giới tính và trình độ tập luyện. 
 Phát triển thể chất vừa là một quá trình tự nhiên bởi vì nó phát triển trên cơ sở tự nhiên theo bẩm sinh di truyền và tuân theo các quy luật tự nhiên như quy luật thống nhất cơ thể với môi trường, quy luật tác động qua lại giữ sự thay đổi về chất trong cơ thể. Nó vừa phụ thuộc vào các điều kiện sống xã hội và hoạt động của con người như điều kiện phân phối và sử dụng sản phẩm vật chất ( ăn, uống), sinh hoạt ( vui chơi giải trí, nghỉ ngơi), lao động sản xuất, giáo dục, thể dục thể thao
 Sự phát triển các yếu tố thể lực cho học sinh có thể điều khiển theo sự dẫn dắt của giáo viên để đi đúng hướng phù hợp với sự phát triển cá nhân và nhu cầu và xu thế của xã hội
Những chấn thương và cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thông đã được nhiều nhà khoa học và các bác sĩ đầu ngành nghiên cứu và đưa ra những con số đáng phải suy ngẫm và trăn trở. Theo báo Sức khoẻ và Đời sống thì tỉ lệ học sinh cấp tiểu học bị bị chấn thương trong quá trình tập luyện thường xuyên sảy ra. Đặc biệt là cong vẹo cột sống là 19%- một con số đáng báo động. Tuy rằng cong vẹo cột sống do những nguyên nhân chủ quan của chúng ta mang lại, nó không phải do một loại vi khuẩn, vi rút, hay bệnh lạ, không mang yếu tố di truyền và cũng không phải do chính cơ thể tạo nên. Nguyên nhân chính dẫn đến các em học sinh Tiểu học bị cong vẹo cột sống là do tính chủ quan của gia đình, nhà trường, xã hội và do chính các em vận động sai tư thế.
 Là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất, tôi luôn tìm tòi những tài liệu, những bằng chứng khoa học do những bác sĩ đầu ngành cung cấp, đi tìm và nghiên cứu quá trình vận động của học sinh Tiểu học. Những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến những chấn thương mà các em thường gặp . Đặc biệt là những chấn thương về cong vẹo cột sống của các em để từ đó phối hợp với nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội để giúp các em có những hoạt động hình thành nên những thói quen tốt trong sinh hoạt cũng như trong vận động.
Lứa tuổi học sinh tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn, các em thích hoạt động và vận động theo sở thích nên thường mắc những sai lầm dẫn đến bị chấn thương. 
Đặc điểm về mặt thể chất của các em học sinh tiểu học:
 Hệ xương: Tốc độ phát triển xương ở lứa tuổi này nhanh hơn so với các bộ phận khác của cơ thể. Đặc biệt là xương tay, chân phát triển nhanh hơn. Cấu trúc xương cũng chưa phát triển hoàn chỉnh.
 HÖ c¬: Ở lứa tuổi của các em hệ cợ chưa được bền vững, các nhóm cơ đang còn yếu chưa chịu được lực nặng. thời gian chịu lực ngắn. nhanh mệt mỏi rất dễ dẫn đến chấn thương về cơ, gân...
 Hệ tim mạch: Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, hệ tim mạch của các em đang trong giai đoạn phát triển. Chính vì vậy, cần xác định rõ khối lượng vận động cho các em một cách phù hợp, luôn ở mức an toàn. Tránh tình trạng thiếu ô xi lên não cho các em.
 Hệ hô hấp: Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, hệ hô hấp của các em đang trong giai đoạn phát triển. Chính vì vậy, cần cho các em vận động trong khoảng thời gian ngắn, cường độ vận động vừa phải. Tránh mệt mỏi cho các em sau khi tập luyện.
 Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi học sinh tiểu học các em chịu nhiều ảnh hưởng do các yếu tố bên ngoài tác động. Các em còn mang tính chủ quan, cảm tính, bị động về tư duy. Đôi khi do quá trình hưng phấn mà các em chơi say mê dẫn đến sự mệt mỏi kéo dài.
2.1.2. Chấn thương và bệnh xương khớp ở học sinh tiểu học và những yêu cầu đặt ra trong công tác giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học.
Những chấn thương và cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thông đã được nhiều nhà khoa học và các bác sĩ đầu ngành nghiên cứu và đưa ra những con số đáng phải suy ngẫm và trăn trở. Theo báo Sức khoẻ và Đời sống thì tỉ lệ học sinh cấp tiểu học bị bị chấn thương trong quá trình tập luyện thường xuyên sảy ra. Đặc biệt là cong vẹo cột sống là 19%- một con số đáng báo động. Tuy rằng cong vẹo cột sống do những nguyên nhân chủ quan của chúng ta mang lại, nó không phải do một loại vi khuẩn, vi rút, hay bệnh lạ, không mang yếu tố di truyền và cũng không phải do chính cơ thể tạo nên. Nguyên nhân chính dẫn đến các em học sinh Tiểu học bị cong vẹo cột sống là do tính chủ quan của gia đình, nhà trường, xã hội và do chính các em vận động sai tư thế.
 Là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất, tôi luôn tìm tòi những tài liệu, những bằng chứng khoa học do những bác sĩ đầu ngành cung cấp, đi tìm và nghiên cứu quá trình vận động của học sinh Tiểu học. Những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến những chấn thương mà các em thường gặp . Đặc biệt là những chấn thương về cong vẹo cột sống của các em để từ đó phối hợp với nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội để giúp các em có những hoạt động hình thành nên những thói quen tốt trong sinh hoạt cũng như trong vận động. Từ những nguyên nhân trực tiếp như: 
- Do quá trình khởi động các động tác chưa đúng.
- Do quá trình vận động sai động tác.
- Do tâm sinh lý chưa ổn định.
- Do sân bãi, dụng cụ..
- Lớp học chưa đảm bảo ánh sáng.
- Góc học tập ở nhà chưa đảm bảo về kích thước bàn ghế cũng như ánh sáng.
- Bàn ghế, bảng ở trường chưa đạt tiêu chuẩn.
- Đeo cặp, xách cặp nặng một bên.
- Lao động và tập luyện không cân đối, quá sức với học sinh tiểu học.
- Chưa đáp ứng đủ chất dinh dưỡng đầy đủ cho các em.
 Từ những nguyên nhân trên đòi hỏi công tác giáo dục thể chất ở trường tiểu học phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Trong tập luyện phải đảm bảo tính vừa sức, các bài tập phải phù hợp với từng lứa tuổi.
Thực hiện các động tác đúng kỹ thuật, đúng biên độ động tác
Sân bãi trước khi tập luyện phải được chuẩn bị sạch sẽ, an toàn.
Dụng cụ học tập phải đầy đủ..
2.2. Thực trạng của việc phòng tránh chấn thương và các bệnh xương khớp trong hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học X
 2.2.1. Đặc điểm tình hình chung
Năm học 2018 – 2019 trường tiểu học X có tổng số học sinh 382 em, được chia thành 12 lớp. Trong đó khối lớp 4 có 2 lớp và có tổng số là 62 học sinh.
Trong những năm qua, hoạt động thể chất trong trường học luôn được chú trọng đúng mức. Việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất của nhà trường có những thuận lợi và khó khăn sau: 
 - Thuận lợi: 
+ Với sự quan tâm và chỉ đạo của chi bộ nhà trường, Ban Giám hiệu nhà trường, tập thể giáo viên luôn đề cao công tác quản lí học sinh, khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, luôn phát huy tinh thần tự giác của thầy và trò, giữ gìn vệ sinh trường lớp, trang trí lớp học một cách khoa học, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
+ Trường có khuôn viên, có sân tập cho các em tập luyện.( nhưng còn hạn chế so với tỉ lệ học sinh)
+ Hoạt động Đội, Sao thường xuyên, có chất lượng, học sinh luôn có ý thức rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân và tham gia lao động phù hợp với lứa tuổi của các em.
 - Khó khăn:
+ Điều kiện sân bãi tập luyện còn hạn chế.
+ Các em đa số là con em gia đình nông nghiệp. Vì vậy, ngoài giờ học tập các em còn phải lao động giúp gia đình.
+ Số bàn ghế chưa đạt chuẩn còn nhiều, ảnh hưởng đến tư thế ngồi học của các em.
+ Điều kiện dinh dưỡng của các em chưa đảm bảo vì còn nhiều gia đình còn khó khăn.
2.2.2 Thực trạng về phòng trách chấn thương và các bệnh về xương khớp trong hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học X
 Là một giáo viên giảng dạy Thể dục của nhà trường, bản thân tôi xác định rất rõ nhiệm vụ phòng tránh chấn thương và các bệnh về xương khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do vị trí chỗ ngồi học, do tập luyện không đúng tư thế, do chế độ dinh dưỡng.
 Từ việc xác định nguyên nhân trên, đầu năm học 2018 – 2019 tôi đã khảo sát thực trạng ở 2 lớp 4A và 4B để áp dụng một số biện pháp giúp học sinh phòng tránh chấn thương và khắc phục bệnh xương khớp.
 Qua khảo sát học sinh ở 2 lớp tôi thu được kết quả như sau:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÁC CHỈ SỐ TRUNG BÌNH HỌC SINH LỚP 4A, 4B
ĐẦU NĂM HỌC 2018 – 2019
TT
Chỉ số trung bình
Lớp 4A
Lớp 4B
Ghi chú
Nam
Nữ
Nam
Nữ
1
Số học sinh
15 em
16em
16em
15em
2
Chiều cao
129cm
128cm
129cm
128cm
3
Cân nặng
23kg
22kg
23kg
22kg
4
Thực hiện cơ Lưng bụng
6 lần
4 lần
7 lần
5 lần
5
Thục hiện cơ Lưng 
3 lần
2 lần
4 lần
3 lần
6
Thực hiện chống đẩy
2lần
1 lần
3 lần
2 lần 
7
Thực hiện đạt đông tác lưng - bụng
55%
55%
65%
65%
ĐIỀU TRA SƯ PHẠM
TT
Nội dung
Lớp 4A
Lớp 4B
Ghi chú
Biết
Không biết
Biết 
Không biết
1
Nguyên nhân do bàn ghế
65%
35%
75%
25%
2
Nguyên nhân do ánh sáng
63%
37%
73%
27%
3
Nguyên nhân do xách cặp
57%
43%
57%
43%
4
Nguyên nhân do tập luyện sai tư thế
46%
54%
56%
44%
5
Nguyên nhân do lao động
43%
57%
53%
47%
 Dựa vào kết quả khảo sát trên cho thấy các nguyên nhân dẫn đến các chấn thương liên quan đến bệnh xương khớp mà các em học sinh không biết còn chiếm tỉ lệ khá cao. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cho giáo viên là phải có những biện pháp hiểu hiệu để giúp học sinh phòng tránh chấn thương và khắc phục bệnh xương khớp trong tập luyện thể dục thể thao và giáo dục thể chất. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng những biện pháp sau đây.
2.3. Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phòng tránh chấn thương và khắc phục bệnh xương khớp..
2.3.1. Khắc phục kịp thời những nguyên nhân dẫn đến chấn thương ở học sinh trong quá trình học tập môn Thể dục.
- Các em tập các bài tập học chưa phù hợp với lứa tuổi của mình.
- Không khởi động kỹ trước khi tập luyện, tập không đúng kỹ thuật động tác.
- Do dụng cụ sân bãi tập luyện không tốt.
 Như nghiên cứu cho thấy các hệ vận động của các em học sinh đang trong quá trình phát triển mạnh và chưa ổn định. Chính vì vậy đòi hỏi giáo viên phải xác định tốt quá trình vận động của từng em. Để từ đó có những bài tập phù hợp.
Ví dụ: khi dạy nội dung chạy ngắn.
1: Giáo viên phân tích ngắn gọn kỷ thuật chạy ngắn.
2: Giáo viên thị phạm động tác.
3: Giáo viên cho khởi động kỷ các động tác khởi động
4: Tập chạy nhanh dần giúp các em có cảm giác về tốc độ
5: Quy định rõ các đường chạy.
6: Hướng dẫn các em chạy đúng kỷ thuật và đạt thành tích tốt nhất.
2.3.2. Phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên giảng dạy và phụ huynh học sinh để khắc phục những nguyên nhân dẫn đến chấn thương và bệnh xương khớp.
+ Nguyên nhân do bàn ghế
Hiện nay ở trường tôi do điều kiện cơ sở vật chất đang còn khó khăn, chính vì vậy số bàn ghế cũ vẫn còn ở một vài lớp lớn : lớp 4, lớp 5. Ghế và bàn được đóng bằng gỗ, kích thước khống đúng quy định, chính vì vậy dể dẫn đến các em phải ngồi gắng cố lên hoặc phải cúi xuống để viết.	
+ Biện pháp khắc phục :
Từ đầu năm tôi đã cùng giáo viên chủ nhiệm kiểm tra lại số bàn ghế trong lớp, khắc phục khó khăn, xếp các em lớn ngồi vào những bàn có kích thước to và cao hơn.Với sự quan tâm của địa phương và Hội cha mẹ học sinh đến nay số bàn ghế đạt tiêu chuẩn khoảng 90%. Nhà trường cũng đã thuê thợ đóng lại những bàn ghế bị hỏng giúp các em có vị trí ngồi tốt nhất trong điều kiện của nhà trường.
+ Nguyên nhân do ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác. Khi các em không đủ ánh sáng thường phải nghiêng người trườn lên bàn hoặc nhìn với góc độ nhỏ lên trên bảng. Ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của các em, học sinh sẽ dễ bị cận thị và cong vẹo cột sống. Cũng như gây ra các khuyết tật về tay, chân. 
+ Biện pháp khắc phục : Ban Giám hiệu cùng giáo viên chủ nhiệm. Hội Cha mẹ học sinh giúp đỡ tạo điều kiện đến nay mỗi phòng học đã có 6 bóng đèn, 2 quạt trần và một quạt tường dành cho giáo viên. Tội luôn nhắc nhở các em, nếu điều kiện thuận lợi phải mở hết các cửa sổ.
+ Nguyên nhân do chỗ ngồi: Với điều kiện bàn ghế và ánh sáng còn khó khăn, việc học sinh ngồi một vị trí cũng là ảnh hưởng dẫn đến Các khớp như cổ, cột sống của các em thường quay về phía bảng nhiều hơn, mắt các em cũng vậy. Nếu các em chỉ ngồi phía bên phải bảng , lâu ngày cột sống của em học sinh đó sẽ bị vẹo sang bên trái và mắt cũng bị ảnh hưởng.
+ Biện pháp khắc phục :Với kinh nghiệm của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, sự kiểm tra theo dõi của các đội viên, chỗ ngồi của các em luôn được thay đổi một tháng một lần, nhưng vẫn đảm bảo các em ngồi phù hợp với bàn ghế và không ảnh hưởng đến các bạn.
+ Nguyên nhân do đeo cặp sách : Hiện nay các em học từ 8-10 buổi/ tuần. Số đầu sách khá nhiều, trọng lượng từ 3-5kg. Mỗi ngày các em phải mang trên tay, trên vai 
 3 - 5kg cả 4 lượt đi đến trường và về nhà nếu các em chỉ dùng một tay hoặc một vai lâu ngày sẽ dẫn đến lệch vai. Hoặc vai to vai nhỏ.
+ Biện pháp khắc phục :
Từ đầù năm, tôi cùng giáo viên chủ nhiệm cùng đề xuất với Ban giám hiệu, họp phụ huynh đề nghị các bậc phụ huynh mua cặp đúng tiêu chuẩn, luôn kiểm tra sách vở theo đúng thời khoá biểu, hàng tuần, trong giờ chào cờ các bạn trong Ban chỉ huy chi đội luôn nhắc nhở và làm mẫu trước toàn trường.
+ Nguyên nhân về lao động và tập luyện không đúng tư thế : 
Do đặc điểm làm nông nghiệp vì vậy các em phải thường xuyên lao động chân tay giúp đỡ gia đình : các gia đình không thể xác định được ở tuỏi các em lao động với khối lượng và thời gian thế nào là đúng và đủ. Vì vậy cũng dẫn đến các em làm quá sức, ảnh hưởng đến Tư thế cũng như dáng vóc của các em
+ Về lao động và tập luyện : Ban chấp hành Đoàn trường đã phối hợp chặt chẽ với Ban Chấp hành Đoàn xã, thông qua loa phát thanh, luôn tuyên truyền quyền của trẻ em, động viên các gia đình tạo điều kiện để con em mình làm việc phù hợp với khả năng, không làm việc quá sức.
Bên cạnh đó tôi cũng yêu cầu các em tập những môn thể thao phát triển sức mạnh như: Bóng đá, bơi lội, điền kinh, vật....
 + Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng : Các em ở đây ăn uống không có khẩu phần và định lượng, điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Vì vậy không thể đủ chất dinh dưỡng đúng tiêu chuẩn cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương cũng như các bộ phận khác.
+ Biện pháp khắc phục :
: Trong những lần họp phụ huynh, nhà trường luôn yêu cầu các bậc phụ huynh tạo điều kiện hết mức cho các em đủ dinh dưỡng để học tập và sinh hoạt, tổi thiểu cũng được ngày 3 bữa Sáng, Trưa, Chiều. Và đáp ứng được chế độ dinh dưỡng.
2.2.3 Tổ chức cho học sinh tập luyện một số bài tập thể chất giúp học sinh phòng chống chấn thương và khắc phục bệnh xương khớp.
1. Tập động tác lưng bụng lớp 4. 
a. Bài tập 1 : Tăng lượng vận động và số lần của động tác Lưng - bụng.
H§2: Đội hình tập luyện
 x x x x	 x x
 x x x x x x 
 x x x x	x x
 GV
Giáo viên cho tập hợp thành 4 hàng ngang, đứng so le.
GV giải thích + làm mẫu.
GV hô, học sinh thực hiện, giáo viên quan sát, sửa sai.
- ở nhịp 2, giáo viên hô chậm, yêu cầu học sinh cúi sâu, 2 chân thẳng, 2 mũi bàn tay gần chạm đất, đầu cúi sâu.
- GV chia tổ tập luyện, cán sự điều khiển nhắc các em ở nhịp 2 thực hiện chậm đúng kĩ thuật.
Số lần tăng từ 5 - 7 lần.
b. Bài tập 2: Tập cơ lưng – bụng
- Giáo viên chia lớp thành 4 tổ, trước mỗi tổ đặt một ghế băng dài.
Lần lượt 4 em đứng đầu tổ lên ngửa trên ghế hai tay để xuôi bám chặt vào hai bên mép ghế. 
- Khi có lệnh các em dùng sức co của bụng và cơ lưng dưới đưa hai chân từ mặt ghế lên trên, gập về phía trước.
- Giáo viên: khi thực hiện các em em hít vào, dùng lực của cơ bụng, lực đưa hai chân lên, hai chân không co gót thẳng mũi bàn chân, khi chân được hạ xuống đồng thời thở sâu ra.
-Giáo viên yêu cầu từng em thực hi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_phong_tranh_chan_thuong.doc