SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A trường Tiểu học Luận Khê 2 về rèn kĩ năng đọc’

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A trường Tiểu học Luận Khê 2 về rèn kĩ năng đọc’

Trong chương trình Tiểu học hiện nay xác định mục tiêu và chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là:

- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

- Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt ngoài việc rèn luyện thao tác tư duy ra mà còn phải chú trọng vào việc rèn luyện cho các em học sinh dân tộc thiểu số kĩ năng đọc diễn cảm, đọc và phát âm đúng Tiếng Việt là rất cần thiết.

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hoá văn học Việt Nam.

- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người.

- Phân môn Tập đọc trong Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng bởi có đọc tốt thì mới học tốt Tiếng Việt và các môn học khác. Rèn kĩ năng đọc tốt là các em được củng cố khắc sâu thêm những tri thức, kỹ năng học tốt ở những phân môn Tiếng Việt và các môn học khác. Chức năng của việc luyện đọc: rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay (đọc diễn cảm). Thông qua đọc đúng, đọc trôi chảy mà học sinh còn biết cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Nó là chìa khoá đưa các em vào kho tàng văn hoá, khoa học, giúp các em nhận ra những tinh hoa của dân tộc đang được tàng trữ trong sách vở. Mỗi bài tập đọc là một văn bản là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực về cảnh đẹp đất nước, con người, xã hội. Mặt khác, thể hiện được tâm hồn của tác giả không chỉ có nội dung hấp dẫn của bài văn bài thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác phẩm đó. Trước hết người đọc phải đọc đúng, đọc chính xác, đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm, đọc theo vai thì mới diễn tả cảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả bộc lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm.

 

doc 19 trang thuychi01 6443
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A trường Tiểu học Luận Khê 2 về rèn kĩ năng đọc’", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 	1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình Tiểu học hiện nay xác định mục tiêu và chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
- Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt ngoài việc rèn luyện thao tác tư duy ra mà còn phải chú trọng vào việc rèn luyện cho các em học sinh dân tộc thiểu số kĩ năng đọc diễn cảm, đọc và phát âm đúng Tiếng Việt là rất cần thiết.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hoá văn học Việt Nam.
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người.
- Phân môn Tập đọc trong Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng bởi có đọc tốt thì mới học tốt Tiếng Việt và các môn học khác. Rèn kĩ năng đọc tốt là các em được củng cố khắc sâu thêm những tri thức, kỹ năng học tốt ở những phân môn Tiếng Việt và các môn học khác. Chức năng của việc luyện đọc: rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay (đọc diễn cảm). Thông qua đọc đúng, đọc trôi chảy mà học sinh còn biết cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Nó là chìa khoá đưa các em vào kho tàng văn hoá, khoa học, giúp các em nhận ra những tinh hoa của dân tộc đang được tàng trữ trong sách vở. Mỗi bài tập đọc là một văn bản là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực về cảnh đẹp đất nước, con người, xã hội... Mặt khác, thể hiện được tâm hồn của tác giả không chỉ có nội dung hấp dẫn của bài văn bài thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác phẩm đó. Trước hết người đọc phải đọc đúng, đọc chính xác, đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm, đọc theo vai thì mới diễn tả cảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả bộc lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm.
- Bởi vậy nâng cao năng lực đọc cho học sinh nhất là đọc đúng, đọc diễn cảm là hết sức cần thiết đối với giáo viên cuối bậc Tiểu học. Qua nhiều năm được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 và qua dự giờ trao đổi học tập lẫn nhau và được dự thi hội giảng cấp trường, huyện. Còn bộc lộ nhiều tồn tại:
+ Có những học sinh học tới lớp 5 đọc vẫn chưa lưu loát, chưa trôi chảy, ngắt nghỉ chưa đúng, nhấn giọng lên xuống tuỳ tiện, học sinh phát âm chưa chính xác. Từ việc đọc chưa tốt dẫn đến các em không hiểu được nội dung không hiểu được nghệ thuật, không hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm. 
+ Mặt khác, địa bàn của trường còn bị ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương có 97% học sinh đều là người dân tộc thiểu số, nên học sinh phần lớn còn đọc sai, phát âm nhầm lẫn b/v; d/đ; ch/tr ; s/x ; d /r/gi; dấu sắc với dấu ngã, ... Trong các giờ dạy tập đọc, việc rèn đọc cho học sinh còn hạn chế giáo viên chưa chú ý rèn đọc khi phát âm sai, khi ngắt nghỉ chưa đúng. Trong việc rèn đọc diễn cảm mang tính chất hình thức, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh rèn đọc: đọc thành tiếng, đọc thầm. Ngược lại, trong giờ tập đọc có giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài, số lượng học sinh được đọc trong lớp ít, chưa biết lên giọng, hạ giọng khi nào, nhấn giọng ở những từ ngữ nào. Nhất là khi đọc lời các nhân vật chưa thể hiện được tính cách của các nhân vật, qua đó giờ dạy chưa đạt được mục tiêu của tiết học.
- Qua nhiều năm giảng dạy Tập đọc ở lớp 5A, tôi đã vận dụng phương pháp giảng dạy mới theo chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung sách giáo khoa mới, do Bộ GD&ĐT quy định. Đồng thời, rút kinh nghiệm của bản thân qua từng tiết dạy; vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, tích cực phát huy chủ động sáng tạo của học sinh và chú ý rèn kỹ năng toàn diện cho học sinh. Trong những năm qua tôi đã đi sâu vào điều tra, nghiên cứu và đề ra những giải pháp, biện pháp hợp lý sát thực với yêu cầu của bộ môn cũng như đặc điểm tình hình học sinh của nhà trường. Do vậy kỹ năng đọc của học sinh nói riêng và chất lượng dạy, học môn Tiếng Việt nói chung thu được kết quả tốt. Từ những lý do trên, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A trường Tiểu học Luận Khê 2 về rèn kĩ năng đọc’’.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 - Để giải quyết vấn đề “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A trường Tiểu học Luận Khê 2 về rèn kĩ năng đọc’’ tôi khảo sát năng lực đọc của học sinh để tìm ra nguyên nhân và giải pháp rèn kỹ năng đọc qua mỗi tiết tập đọc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Những biện pháp giúp học sinh lớp 5A trường Tiểu học Luận Khê 2 về rèn kỹ năng đọc thông qua trực tiếp học các tiết tập đọc theo nội dung chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng, phương pháp dạy mới.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục... có liên quan đến nội dung sáng kiến.
- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo.  
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học.
          - Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học. 
- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm.
- Tham khảo tài liệu trên mang Internet. 
- Đồng thời trao đổi trực tiếp với đồng chí giáo viên chủ nhiệm năm trước để nắm kỹ hơn về kỹ năng đọc của các em và tiếp tục tìm nguyên nhân dẫn đến phát âm sai, ngắt nghỉ sai, học sinh đọc diễn cảm còn yếu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
Môn tiếng việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện qua bốn dạng kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một dạng ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh.
Đọc không phải là giải bộ mã gồm hai phần (Chữ viết và phát âm). Nghĩa là: Nó không phải là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng như các ký hiệu chữ viết mà còn là một quà trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì đọc được. Từ những kinh nghiệm của đời sống, từ những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời, phần lớn đã ghi lại chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống cuộc sống bình thường có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại.
	Biết đọc, con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác. Đặc biệt khi đọc một số tác phẩm văn chương, con người không chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở ước mơ tươi đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng về tâm hồn.
	Để có khả năng thông hiểu những gì đọc được và để phát huy cao về ý nghĩa của việc đọc. Học sinh ngoài việc đọc đúng: từ, tiếng, câu, đoạn, bài mà còn phải biết kết hợp với đọc diễn cảm. Vì đó là sự thể hiện hiểu biết thấu đáo những gì đọc được.
	Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản, văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngắt giọng, cường độ giọng để diễn đạt đúng tính cách tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc với tác phẩm.
	Đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài học. Đọc diễn càm là yêu cầu đọc giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm phù hợp từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có xúc cảm, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Để đọc diễn cảm người ta phải làm chủ chổ ngắt giọng (Kỹ thuật ngắt giọng biểu cảm), làm chủ tốc độ đọc (nhanh, chậm, ngân hoặc giãn nhịp đọc), làm chủ cường độ (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay không nhấn giọng) và làm chủ ngữ điệu. Ở tiểu học khi nói đến đọc, người ta thường nói đến một số kỹ thuật như: Ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ và ngữ điệu.
Bằng kinh nghiệm dạy học qua quá trình truyền thụ nội dung bài chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu, dể nhớ giúp học sinh dễ dàng vận dụng vào khâu luyện đọc diễn cảm. Tôi đã xây dựng quy trình dạy học, đặc biệt là chú trọng vào dạy đọc diễn cảm và luôn đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với thực tế.
Do vậy kỹ năng đọc của học sinh nói riêng và chất lượng dạy, học môn Tiếng Việt nói chung, thu được kết quả tốt. Nên tôi nghiên cứu sâu về “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A trường Tiểu học Luận Khê 2 về rèn kĩ năng đọc”.
2.2. Thực trạng.
 	2.2.1. Giáo viên:
Trước hết muốn rèn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọc hay (đọc diễn cảm). 
Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà lại đọc chưa chuẩn. Trước khi soạn bài, giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó. 
Dành quỹ thời gian cho việc soạn bài và thiết kế các hoạt động cụ thể của cô trò ở từng đoạn của bài. Cô phải chú ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc kém. Nhất là những tiết luyện đọc ở buổi hai. Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh phát âm sai ở từng cặp phụ âm mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc chưa đúng.
Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình. 
Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài sâu hơn.
Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều càng tốt.
Đôi khi giáo viên chuẩn bị bài chưa được chu đáo. Tranh ảnh, đồ dùng học tập chưa phong phú, hình thức tổ chức tiết học chưa sinh động.
Thời gian hạn chế nên việc rèn đọc cá nhân chưa nhiều cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp.
Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm còn qua loa, chỉ chú trọng vào từng bài cụ thể chưa khái quát thành dạng tổng hợp.
Chưa thường xuyên rèn đọc, rèn phát âm, những phụ âm sai. 
Chưa đầu tư quỹ thời gian và rèn dứt điểm dẫn đến ảnh hưởng tới học sinh. Nhiều giáo viên đọc chưa hay, chưa đúng làm ảnh hưởng không ít tới việc đọc của học sinh.
Hơn nữa trong giờ tập đọc còn có giáo viên chưa chú ý đến học sinh đọc sai, chỉ chú ý đến học sinh đọc đúng, đọc hay. Các em này được làm việc liên tục trong giờ dạy do vậy các em đọc tốt càng đọc tốt, em đọc yếu vẫn hoàn yếu.
Giáo viên còn nặng về phương pháp truyền thống, nặng thuyết trình không chú ý năng lực chủ động của học sinh. 
Gọi học sinh đọc ít, kể cả khâu rèn đọc và đọc giảng. Nhất là khi đọc diễn cảm giáo viên chỉ gọi một em khá đọc mang tính hình thức. 
Chưa chú ý đến việc rèn đọc cho học sinh, nhận xét bạn đọc đúng hay sai để sửa cho bạn và điều chỉnh mình khi mình đọc sai. Khi học sinh đọc sai đọc lại để sửa thì chưa rèn dứt điểm đối với những lỗi sai của học sinh. 
Chưa chú ý đến đọc nhóm đôi nối tiếp, đọc cho bạn nghe và ngược lại.
Chưa chú ý đến khâu rèn đọc thường xuyên ở các tiết dạy tập đọc và các tiết học khác.
 	2.2.2. Học sinh:
Đặc thù học sinh trong trường các em đều là người dân tộc thái nên khi đọc các em cũng đọc và phát âm sai, đọc sai do các em phát âm theo phương ngữ địa phương. Phát âm sai thanh phụ âm đầu b thành v. Ví dụ “vào” đọc thành “bào”. Phát âm lẫn lộn thanh hỏi,  thanh ngã với thanh nặng ; ví dụ: “suy nghĩ” đọc thành “suy nghị”; ví dụ: “mãi mãi” đọc thành “mại mại” Đọc sai chủ yếu phụ âm đầu l/đ; s/x; tr/ch; r/gi/d. Ví dụ: “con lợn” đọc thành “con đợn”; “lặc lè” đọc thành “đặc đè”, “ Trên trời mây trắng như bông..” đọc thành “ Chên chời mây chắng như bông”
Nhiều học sinh còn xem nhẹ môn tập đọc nên chưa có sự chuẩn bị bài trước. Còn có em đọc yếu, vừa đọc vừa đánh vần tiếng khó dẫn đến đọc không trôi chảy. 
Học sinh chưa hiểu được mối quan hệ về nghĩa, quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ nên ngắt hơi chưa đúng, chưa biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả dẫn đến chưa thể hiện được cách đọc diễn cảm bài đọc. 
Nhiều học sinh khi đọc một văn bản chưa biết thể hiện diễn cảm, các em chỉ biết thể hiện diễn cảm khi có sự gợi ý của giáo viên.
Học sinh đã đọc kém lại lười đọc, không chú ý đến cách hướng dẫn đọc của thầy, không nghe những bạn đọc đúng để mình học tập, để mình đọc đúng. 
Đối với những em đã đọc đúng thì chưa chịu rèn kỹ năng đọc diễn cảm (đọc hay) để thể hiện được cảm xúc, tình cảm thái độ qua giọng đọc và tính cách của các nhân vật như: đọc đúng tốc độ, cao độ, trường độ, và âm sắc.
Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự luyện đọc. Tham gia đầy đủ các câu lạc bộ thi đọc mà nhà trường tổ chức. Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc. 
Học sinh Thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung hay trong các tiết tập đọc nói riêng. 
* Nguyên nhân:
+ Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương phát âm chưa chuẩn, ông bà, bố mẹ người lớn nói thế nào các em bắt chước như thế.
+ Do bố mẹ ở địa phương khác chuyển đến hay đến xây dựng gia đình nói, phát âm chưa đúng.
Ví dụ: Bố mẹ phát âm sai: l/đ lẫn lộn thì con cái phát âm cũng rất rễ nhầm như vậy. 
Vì vậy quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc của học sinh ở những tiết học tập đọc đầu năm năm học 2017 – 2018 cụ thể kết quả khảo sát như sau:
* Kết quả khảo sát
Lớp
Tổng số học sinh
Đọc phát
âm sai
Đọc ngắt
nghỉ sai
Đọc đúng
Đọc diễn cảm
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
5A
27
9
33,3
11
40,7
5
18,5
2
7,4
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.
Trải qua nhiều năm giảng dạy và áp dụng các biện pháp khác nhau để rèn cho học sinh học đọc tốt, tôi xin đưa ra  một số biện pháp sau:
 	2.3.1. Tổ chức dạy đọc thành tiếng:
Chuẩn bị cho việc dạy đọc: Giáo viên hướng dẫn học sinh tư thế ngồi đọc. Khi ngồi đọc phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách từ 30cm đến 35cm, cổ và đầu thẳng. Ở lớp, khi cô giáo gọi đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay.
2.3.2. Rèn phát âm đúng: 
Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Trong giờ tập đọc tôi gọi học sinh đọc khá đọc bài, và giao nhiệm vụ cụ thể các em khác đọc thầm theo tìm những tiếng khó đọc, các phụ âm hay đọc sai. Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em khác theo dõi nhận xét phát âm của bạn và phát âm lại. Gọi 3,4 em phát âm và giáo viên chốt lại cuối cùng. Chẳng hạn: Các em hay phát âm sai l/đ, v/b giáo viên nói khi phát âm đ: đầu lưỡi thẳng (vì nó là âm tắc), l là âm sắc phát âm đầu lưỡi cong lên hoặc “tr” đầu lưỡi thụt vào. “ch” lưỡi để thẳng 
* Luyện phát âm đúng “n” trong các từ sau:
+ Nóng nực, nuôi nấng, nơm nớp, na ná, nao núng, nấu nướng, não nùng, non nước này, nung nấu, nồng nàn...
* Luyện phát âm đúng âm “l” trong các từ:
+ Lắm lỗi, lầm lỗi, lẫn lộn, lấp lánh, lọt lòng, lầy lội, la lối, lập loè, lừng lẫy, làm lụng, lai láng, lạnh lẽo, lanh lảnh, lành lặn,...
* Luyện cả “n và l”.
+ Nới lỏng, nói lại, nước - lửa, nức lòng, làm nũng, làng nước, ...
- Ví dụ: Trong lớp tôi em Cầm Thị Phong khi đọc luôn phát âm sai “và đọc là bà vv.... Tôi tìm nhiều từ có phụ âm v, b để gọi em phát âm. Gọi em khá đọc trước, em nghe đọc lại, đọc nhiều lần sửa đến khi em đọc đúng. Khi đã sửa cho em đọc đúng rồi, trong các tiết học sau tôi luôn luôn chú ý đến em khi đọc xem em còn mắc lỗi lại nữa không để kịp thời uốn nắn, sửa chữa nếu em mắc lại.Vì số lượng học sinh mắc lỗi này không nhiều nên tôi sửa sai triệt để. Và các phụ âm khác khi học sinh phát âm sai tôi tiến hành tìm các từ ngữ có âm đó luyện phát âm cho học sinh ngay trong giờ và luyện thêm ở những tiết dạy luyện tập buổi hai.
2.3.3. Rèn đọc đúng: 
Giáo viên phải nói đến tiêu chí cường độ và tư thế khi đọc, tức là rèn đọc to, đọc đàng hoàng. Cho học sinh biết khi mình đọc thành tiếng là người đọc có thể đọc cho mình hoặc cho người khác hoặc cho cả hai. 
Đọc và phát biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp giúp cho các em có sự tự tin cần thiết. Khi đọc thành tiếng các em phải tính đến người nghe. Đọc không phải chỉ cho mình thầy, cô giáo mà để cho tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn cho tất cả những người này nghe rõ. 
Nhưng hoàn toàn không có nghĩa là phải đọc quá to hoặc gào lên. Đối với học sinh đọc quá nhỏ “lí nhí”, giáo viên cần tập cho học sinh đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. 
Giáo viên nên cho học sinh đứng lên bảng để đối diện với những người nghe. Tư thế đọc phải vừa đàng hoàng, vừa thoải mái. Sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay.
Đối với từ, câu khó và luyện đọc đúng: Giáo viên phải rèn cho học sinh thể hiện cảm xúc các âm vị Tiếng Việt.
Đọc đúng các phụ âm đầu, có ý thức phân biệt để không đọc “đẫn độn”, “độn xộn”,.... mà phải đọc “lẫn lộn ”, “lộn xộn”.
Đọc đúng các âm chính: Cần có ý thức phân biệt, không đọc “iu tin”, “mua riệu”, “chấm múi”, “hoọc hành” mà phải đọc “ưu tiên”, “mua rượu”, “chấm muối”, “học hành”. 
Đọc đúng các thanh: Về thanh có các lỗi phát âm địa phương như sau: lẫn thanh hỏi và thanh ngã; thanh ngã và thanh nặng. 
Đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc không đọc tách một từ ra làm hai, ngắt hơi giữa các cụm từ cho đúng:
Ví dụ khi đọc câu thơ và câu văn sau thì học sinh thường đọc: 
           Đất xanh tre / mãi xanh màu / tre xanh.
           Tôi quay / phắt lưng phóng càng đạp phanh phách / ra oai.     
Việc dựa vào nghĩa và quan hệ cú pháp sẽ giúp chúng ta xác định cách ngắt đúng của các câu như sau: 
           Đất xanh / tre mãi / xanh màu tre xanh. 
           Tôi quay phắt lưng / phóng càng / đạp phanh phách ra oai.
Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu; nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Đọc đúng các ngữ điệu câu: Lên giọng ở cuối câu hỏi, xuống giọng ở cuối câu kể. Thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câu cảm. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng cho phù hợp để thấy rõ các nội dung yêu cầu khác nhau. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu
Dùng lời nói kết hợp chữ viết, ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp. Mỗi đoạn gọi 2,3 học sinh đọc. Gọi học sinh nhận xét bạn và đọc lại chú ý đọc ngắt nghỉ những cụm từ trong những câu văn dài bài văn xuôi. 
+ Ví dụ: Bài : “Một chuyên gia máy xúc’’ 
“Thế là/ A-lếch -xây đưa bàn tay vừa to /vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:// 
Sau khi học sinh phát hiện câu dài, giáo viên ghi vào bằng giấy hoặc bảng phụ gọi 2,3 em đọc. Các em khác nhận xét bạn ngắt nghỉ đúng chưa, ngắt hơi, nghỉ hơi sau với những tiếng nào, em có đồng ý không? Mời em đó đọc lại. học sinh đọc và ngắt hoặc nghỉ để các ban khác nhận xét bổ xung và giáo viên thống nhất cách đọc. 
Đối với những em đọc yếu tôi chú ý cho các em đó đọc nhiều hơn. Hôm nay đọc một câu, ngày mai đọc hai câu, và tăng dần số câu. Các em khác chú ý nghe nhận xét bổ xung bạn đọc. Nếu bạn vẫn đọc sai tiếp tục cho em đó đọc. Trong khi đọc nối tiếp đoạn kết hợp đặt câu hỏi gợi ý để các em trả lời hiểu những từ được chú thích trong bài để học sinh hiểu nghĩa của từ.
 	Đối với những văn bản nước ngoài giáo viên hướng dẫn thật cụ thể cách đọc những từ được phiên âm thành tiếng Việt: như Lê - ô - nác - đô đa Vin - xi, Vê - rô - ki - ô, Bu - ra - ti - nô,  Tooc - ti - la  
Để thực hiện tốt yêu cầu luyện đọc đúng, trước khi lên lớp giáo viên phải dự tính để ngăn ngừa các lỗi khi đọc. Tùy đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi phát âm mà học sinh địa phương dễ mắc phải để định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu khó để cho những học sinh đó luyện đọc. Tức là giáo viên phải có sự chuẩn bị bài tốt.
Khi lên lớp, đầu tiên giáo viên đọc mẫu (nếu giáo viên có giọng đọc không tốt, chưa chuẩn thì có thể gọi học sinh có giọng đọc tốt, phát âm chuẩn đọc mẫu cho cả lớp nghe), cuối cùng cho học sinh đọc cá nhân các tiếng, từ khó. Đối với cách ngắt nghỉ câu, giáo viên cũng hướng dẫn tương tự như đọc đúng âm, tiếng, từ.
Ngoài ra giáo viên nên có sự sắp xếp các đối tượng học sinh ngồi xen kẽ vào nhau để tạo điều kiện cho các em có sự giao tiếp, giúp nhau sửa sai khi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5a_truong_tieu_hoc_l.doc