SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A trường tiểu học Đông sơn phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A trường tiểu học Đông sơn phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

Hiện nay việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã và đang thường xuyên được đặt ra và ngày càng cấp bách. Những thay đổi trong sự phát triển kinh tế xã hội, thay đổi trong giáo dục dẫn tới những yêu cầu đòi hỏi trong việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy tiếng mẹ đẻ nói riêng. Môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt (Hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp.) đồng thời hình thành cho học sinh kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Ngoài ra Tiếng Việt còn có chức năng kép đó là: Trang bị cho học sinh một số công cụ để học môn học khác. Tóm lại dạy Tiếng Việt là đưa các em hòa nhập vào một môi trường năng động trong giao tiếp của thời kì hội nhập.[1]

Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ cực mạnh để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ Tiếng Việt. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học tập trong giờ Tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm, chú ý. Ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội dung khó đó là phần nghĩa của từ.[1]

Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, nội dung mảng kiến thức nghĩa của từ được tập trung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu; vấn đề từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cũng đã được đưa vào với 4 tiết ở học kì I. Trong quá trình dạy học, tôi thấy vấn đề từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là một vấn đề khá phức tạp, dễ nhầm lẫn. Các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, nhưng khi học xong từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn, lúng túng, luẩn quẩn trong việc phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.[1]

 

doc 26 trang thuychi01 5823
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A trường tiểu học Đông sơn phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5A 
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG SƠN PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VỚI TỪ NHIỀU NGHĨA
Người thực hiện: Lê Thị Luyến
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đông Sơn
 Thị xã Bỉm Sơn
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
BỈM SƠN, NĂM 2017
	PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN 
TRƯỜNG TH ĐÔNG SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5A - TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG SƠN PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VỚI TỪ NHIỀU NGHĨA
Người thực hiện: Lê Thị Luyến
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đông Sơn
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
TT
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU
I
Lí do chọn đề tài.
1
II
Mục đích nghiên cứu
2
III
Đối tượng nghiên cứu
2
IV
Phương pháp nghiên cứu 
2
V
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
B. NỘI DUNG
I
Cơ sở lí luận
3
II
Thực trạng vấn đề
4
1
Thuận lợi
4
2
Khó khăn
4
3
Kết quả của thực trạng
6
III
Các biện pháp giải quyết vấn đề
7
1
Biện pháp 1
7
2
Biện pháp 2
11
3
Biện pháp 3
13
4
Biện pháp 4
13
5
Biện pháp 5
15
IV
Kết quả 
19
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I
Kết luận
20
II
Kiến nghị
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài.
Hiện nay việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã và đang thường xuyên được đặt ra và ngày càng cấp bách. Những thay đổi trong sự phát triển kinh tế xã hội, thay đổi trong giáo dục dẫn tới những yêu cầu đòi hỏi trong việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy tiếng mẹ đẻ nói riêng. Môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt (Hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp...) đồng thời hình thành cho học sinh kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Ngoài ra Tiếng Việt còn có chức năng kép đó là: Trang bị cho học sinh một số công cụ để học môn học khác. Tóm lại dạy Tiếng Việt là đưa các em hòa nhập vào một môi trường năng động trong giao tiếp của thời kì hội nhập.[1] 
Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ cực mạnh để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ Tiếng Việt. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học tập trong giờ Tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm, chú ý. Ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội dung khó đó là phần nghĩa của từ.[1] 
Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, nội dung mảng kiến thức nghĩa của từ được tập trung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu; vấn đề từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cũng đã được đưa vào với 4 tiết ở học kì I. Trong quá trình dạy học, tôi thấy vấn đề từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là một vấn đề khá phức tạp, dễ nhầm lẫn. Các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, nhưng khi học xong từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn, lúng túng, luẩn quẩn trong việc phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.[1] 
Vấn đề tìm cách giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đã được rất nhiều thầy giáo, cô giáo thảo luận trên các diễn đàn. Tìm hiểu về vấn đề này tại trường Tiểu học Đông Sơn - thị xã Bỉm Sơn, tôi nhận thấy Ban Giám hiệu và các đồng nghiệp đã quan tâm tìm biện pháp giảng dạy để các em học sinh lớp 5 hạn chế sự nhầm lẫn trong mảng kiến thức này nhưng sau khi làm bài kiểm tra giữa kì I năm học 2016 - 2017 vẫn còn nhiều em nhầm lẫn từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. 
Để khắc phục vấn đề trên, tôi đã mạnh dạn vận dụng kinh nghiệm giảng dạy mảng kiến thức này mà tôi đã nghiên cứu đúc rút của năm học trước vào trực tiếp giảng dạy tại lớp 5A, trường Tiểu học Đông Sơn, năm học 2016 - 2017. Trong quá trình vận dụng thực tế có đúc rút bổ sung thêm giải pháp mới, các em học sinh lớp 5A đã nắm vững kiến thức, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa một cách dễ dàng đồng thời biết sử dụng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để viết câu văn, đoạn văn chặt chẽ về cấu trúc liên kết về ý. 
Tôi xin chia sẻ cùng các đồng chí, đồng nghiệp kinh nghiệm nhỏ của bản thân dưới dạng văn bản với tiêu đề: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5A - Trường Tiểu học Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.”
II. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa góp phần làm giàu thêm vốn từ cho học sinh.
- Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ của từ với sự vật và tách được ý nghĩa từ vựng của từ khỏi sự vật được biểu thị bởi từ.
- Giúp học sinh có kĩ năng sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong giao tiếp.
- Thông qua việc nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học mảng kiến thức từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cho học sinh trong năm học hiện tại và các năm học tiếp theo.
- Rút ra bài học kinh nghiệm trong việc dạy nội dung từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho bản thân và cho các đồng nghiệp.
III. Đối tượng nghiên cứu.
- Biện pháp phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu (Các tài liệu được trình bày tại phần: Tài liệu tham khảo).
- Phương pháp khảo sát, phân tích thực trạng:
+ Dự giờ đồng nghiệp.
+ Khảo sát bài kiểm tra giữa kì 1 năm học 2016 - 2017 của khối 5.
+ Ra bài kiểm tra khảo sát.
- Tổng hợp số liệu.
- Phương pháp khảo nghiệm, áp dụng vào thực tế: Vận dụng kinh nghiệm giảng dạy mảng kiến thức vào thực tế.
V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi đã áp dụng thực tế tại lớp 5A, trường Tiểu học Thành Tâm, huyện Thạch Thành năm học 2011- 2012. Sáng kiến kinh nghiệm đã được Hội đồng Khoa học ngành giáo dục huyện Thạch Thành đánh giá và áp dụng thực tế có hiệu quả trong những năm học tiếp theo.
	Căn cứ vào thực trạng học sinh lớp 5A, trường Tiểu học Đông Sơn, năm học 2016 - 2017 có nhiều điểm tương đồng phù hợp để vận dụng kinh nghiệm dạy học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Trong quá trình vận dụng, bên cạnh việc phát huy kinh nghiệm của năm học trước, tôi bổ sung thêm phần giải pháp: Tập hợp, nghiên cứu các bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, thiết kế bài tập phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa (phân chia các dạng bài tập theo 4 mức độ phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực của HS tiểu học). Đồng thời tôi trình bày lại cấu trúc của bản báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm theo Công văn số 34/CV - PGDDT V/v nâng cao hiệu quả công tác đúc rút sáng kiến kinh nghiệm Ngành Giáo dục và Đào tạo của Phòng GD&ĐT thị xã Bỉm Sơn.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
Trong Tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác, từ có chức năng định danh sự vật. Từ Tiếng Việt có đặc điểm là có tính không lí do và không biến đổi hình thái. Cấu tạo của từ gồm hai mặt đó là nội dung (nghĩa của từ) và hình thức (âm thanh, chữ viết); Các từ khác nhau chính là khác nhau về nội dung và hình thức. Trong thực tế, số lượng từ có hạn mà sự vật hiện tượng lại hết sức đa dạng phong phú, nó luôn phát sinh và phát triển. Hiện tượng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa xuất hiện chính là cách để giải quyết mâu thuẫn này.[4]
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là hiện tượng độc đáo của Tiếng Việt, nó góp phần làm cho Tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm sắc thái riêng. Vấn đề tìm danh giới cho từ đồng âm và từ nhiều nghĩa hiện nay còn là vấn đề thảo luận sôi nổi của các nhà ngôn ngữ học.
Theo tài liệu “88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” (Tác giả Lê Hữu Tỉnh - Trần Mạnh Hưởng), Khái niệm nghĩa gốc - nghĩa chuyển của một từ nhiều nghĩa được hiểu như sau:
- Nghĩa gốc: Là nghĩa cơ bản, là nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ. Trong từ điển, nghĩa gốc được nói đến đầu tiên.
- Nghĩa chuyển: Là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, có mối quan hệ mật thiết với nghĩa gốc. Trong từ điển, nghĩa chuyển được nói đến sau nghĩa gốc.
Theo tài liệu “Lý luận - Phương pháp dạy học từ ngữ Tiếng Việt trong nhà trường của PGS - TS Nguyễn Đức Tôn cũng viết:
- Nghĩa gốc - nghĩa chuyển: Đây là cách gọi theo quan điểm lịch đại, nhìn nhận theo quá trình phát triển ý nghĩa của từ. Nghĩa gốc là nghĩa vốn có của từ ngay từ khi xuất hiện, từ đó làm nảy sinh ra nghĩa khác. Nghĩa được nảy sinh ra từ một nghĩa nào đó được gọi là nghĩa chuyển.
- Nghĩa chính - nghĩa phụ: Đây là tên gọi theo quan điểm đồng đại. Nghĩa chính là nghĩa được người ta nghĩ đến đầu tiên khi đọc hoặc nghe thấy một từ. Nghĩa phụ là nghĩa bị phụ thuộc vào vị trí của từ. Nghĩa từ chỉ khi kết hợp với những từ đặc thù nhất định thì nghĩa này mới được hiểu.
Ví dụ: Từ “răng” dùng để chỉ bộ phận cơ thể người hoặc động vật thì đây là nghĩa chính (răng người, mọc răng, răng hổ)
Từ “răng” dùng để chỉ bộ phận giống với răng người ở một số đồ vật thì đó là nghĩa phụ (răng bừa, răng lược)
Còn từ đồng âm được định nghĩa: Là những từ giống nhau về ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa.
Ví dụ: - cổ: bộ phận cơ thể con người và cổ: xưa, lạc hậu 
 - bác: anh, chị của bố mẹ 
 bác: chưng cất
 bác: phủ định
 bác: bố (Bác mẹ em nghèo)
 (Tài liệu giảng dạy của trường Đại học Vinh - Chu Thị Thủy An)
	Trong SGK Tiếng Việt, lớp 5 - NXB Giáo dục cũng đã nêu khái niệm từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, khái niệm là vậy nhưng vận dụng để giải quyết các bài tập phân biệt nghĩa của từ không phải học sinh nào cũng làm được một cách dễ dàng. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5 nhiều năm liền, tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh là rất quan trọng.
II. Thực trạng vấn đề.
1. Thuận lợi.
Trường Tiểu học Đông Sơn nằm phía Đông Bắc của thị xã, trước kia trường được biết đến với tên gọi Trường Tiểu học Lam Sơn 2, sau khi phường Đông Sơn được thành lập trường được mang tên mới phù hợp với địa danh của phường. Hiện tại nhà trường đã có khu phòng học 2 tầng, khu nhà hiệu bộ, khu nhà bán trú...được thiết kế đúng tiêu chuẩn phù hợp với học sinh tiểu học, phòng học đã có máy chiếu thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Nhìn chung cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học. Chất lượng học sinh của trường luôn được chú trọng và nâng cao do Ban giám hiệu nhà trường có năng lực chuyên môn và năng lực quản lí tốt. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên của nhà trường đều có trình độ chuẩn trở lên, nhiệt tình trong công tác. Các em học sinh chăm ngoan, tích cực tham gia các hoạt động học tập. Nhà trường có bề dày truyền thống trong công tác giảng dạy: Năm 2014 - 2015 trường đạt được nhiều thành tích xuất sắc và được UBND tỉnh Thanh Hóa trao cờ thi đua, năm học 2015 - 2016 nhà trường vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, đến năm học 2016 - 2017 trường Tiểu học Đông Sơn đã chính thức được công nhận trường chuẩn Quốc gia giai đoạn II. 
Tất cả các yếu tố trên chính là động lực giúp tôi không ngừng học hỏi và nghiên cứu tìm ra các biện pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học các môn học nói chung và mảng kiến thức phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
2. Khó khăn.
2.1. Về học sinh.
Trong năm học này, tôi được phân công dạy lớp 5A, lớp có 25 em học sinh. Chất lượng học sinh trong lớp được đánh giá là thấp hơn so với lớp 5B và 5C. Đa và số học sinh trong lớp là con em các gia đình thuần nông, gia đình công nhân và gia đình buôn bán nhỏ lẻ của thôn Sơn Nam, thôn Trường Sơn..., một số em bố mẹ đi làm ăn xa nhà phải ở nhà với ông bà như em Thuyết, em Định. Một số em bố mẹ đi làm trong nhà máy Giày da, Công ty May 10 từ sáng sớm đến tối mới về như em: Giang, Đại, Cường, Phúc...,sự quan tâm của cha mẹ còn hạn chế phần nào làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
Trong thực tế, học sinh hoàn thành bài tập về từ đồng âm nhanh và ít sai hơn khi làm các bài tập về từ nhiều nghĩa, cũng có thể do từ nhiều nghĩa trừu tượng hơn. Đặc biệt khi cho học sinh phân biệt và tìm các từ có quan hệ đồng âm, các nghĩa của từ nhiều nghĩa trong một số văn cảnh thì đa số học sinh lúng túng và làm bài chưa đạt yêu cầu. Ban đầu, khi học từng bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì phần đa các em làm được bài, song khi làm các bài tập lồng ghép để phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì học sinh chưa hoàn thành nhiều hơn.
Những khó khăn mà học sinh lớp 5A của tôi thường gặp phải trong quá trình làm bài tập vận dụng đó là:
- Khó khăn trong việc giải nghĩa các từ: học sinh còn giải nghĩa từ sai, diễn đạt lúng túng và còn lủng củng.
Ví dụ: Khi học bài tập đọc: Lập làng giữ biển (Sách TV 5, tập 2, trang 36), em Mai Hằng đã hiểu từ vàng lưới là: lưới đánh cá có gắn vàng.
- Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: còn mơ hồ, định tính. Nhiều học sinh còn chưa phân biệt được đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Ngoài thời gian được đọc sách tại thư viện nhà trường các em ít đọc sách ở nhà nên vốn từ hạn chế.
Ví dụ: Trong bài tập chính tả: Anh hùng núp tại Cu - ba (Sách TV 5, tập 1,trang 47), có câu: ‘‘Anh Hùng Núp thấy người Cu - ba giống người Tây Nguyên mình quá, cũng mạnh mẽ, cũng sôi nổi, bụng dạ hào phóng như cánh cửa bỏ ngỏ, thích nói to và đặc biệt thích nhảy múa’’. Một nửa số học sinh trong lớp không hiểu nghĩa chuyển của từ bụng dạ.
- Đặt câu có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa: chưa chính xác, chưa hay, chưa đúng với nét nghĩa yêu cầu. Chính vì vậy các em vận dụng viết đoạn văn còn rời rạc, các câu văn chưa liên kết ý.
	Ví dụ: Em Mai Hậu viết đoạn văn tả con đường từ nhà đến trường như sau: ‘‘Con đường từ nhà em đến trường là đường phố. Hai bên lề đường có hàng cây hoa sữa và hàng cây bằng lăng thẳng tắp. Vượt lên trên vòm lá là con đường điện chạy thẳng về xóm Trường Sơn .’’ (thêm con vào đường điện làm cho cách dùng từ không hợp lí).
2.2.Về giáo viên. 
Qua thực tế giảng dạy của bản thân và dự giờ của hai đồng chí giáo viên lớp 5C và 5B tại trường tiểu học Đông Sơn, tôi nhận thấy việc dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn tồn tại: Trong quá trình dạy học các bài học này, mỗi giáo viên đều làm đúng vai trò hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tiếp cận kiến thức trong SGK. Tuy nhiên do thời lượng 1 tiết học có hạn nên giáo viên chưa lồng ghép liên hệ phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong các bài học. Do đó, sau các bài học đó học sinh chỉ nắm được kiến thức về nội dung học một cách tách bạch. 
2.3. Về nội dung chương trình.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, mảng kiến thức từ đồng âm và từ nhiều nghĩa rất quan trọng trong phân môn luyện từ và câu đã được đưa vào giảng dạy ngay từ những tuần đầu nhưng số tiết rất ít, cụ thể như sau:
* Từ đồng âm: Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5, các em được học khái niềm về từ đồng âm. Các bài tập về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt nghĩa các từ đồng âm, đặt câu phân biệt các từ đồng âm. (Tiết thứ 2 về từ đồng âm được trình bày ở trang 61, tuần 6 của TV lớp 5 tập 1 đã được giảm tải theo công văn 5842/BGDĐT ngày 1tháng 9 năm 2011), vì thế thời lượng còn ít. [1] 
* Từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8. Học sinh được học khái niệm về từ nhiều nghĩa. Các bài tập chủ yếu là phân biệt các từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa, nêu các nét nghĩa khác nhau của một từ.[1] 
Mặt khác từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm và hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về ý nghĩa. Tuy khó phân biệt nhưng dạng bài tập về phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa không có trong khi đó khả năng tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế.[1] 
3. Kết quả của thực trạng.
Sau khi học sinh lớp 5A làm bài kiểm tra của tuần 10 (tuần ôn tập và kiểm tra), tôi tổng hợp kết quả và phát hiện nhiều học sinh không hoàn thành câu hỏi tìm từ đồng âm, tìm từ nhiều nghĩa trong phần kiểm tra đọc hiểu. 
Tôi đã ra đề khảo sát mảng kiến thức này (Ngữ liệu để ra đề tôi sưu tầm tại trang mạng Tài liệu.vn và vở Bài tập TV5 – tập 1, Nhà XB Giáo dục):
Bài 1:	Khoanh tròn vào chữ cái trước dòng có từ nhiều nghĩa dưới đây:
a. đàn gà mới nở - hoa nở - nở nụ cuời
b. vàng ươm - vàng hoe - vàng tươi
c. thơ thẩn - thơ ca - thơ ngây
Bài 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước cặp từ đồng âm dưới đây:
a. vỗ bờ - vỗ tay
b. vách đá - đá bóng
c. mắt cá - mắt lưới
d. lưng núi - đau lưng
Bài 3: Trong các từ in đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng âm, những từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau? Đánh dấu x vào ô thích hợp.
Câu
Quan hệ đồng âm
Quan hệ nhiều nghĩa
- Giá vàng nước ta tăng đột biến.
- Cô ấy có tấm lòng vàng.
- Giá vàng nước ta tăng đột biến.
- Ông tôi mua một bộ vàng lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản. 
- Cô ấy có tấm lòng vàng.
- Ông tôi mua một bộ vàng lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản. 
Tôi lựa chọn đề bài trên bởi đó là dạng đề tổng hợp được kiến thức cần khảo sát, đồng thời các sự vật được nhắc tới trong ngữ liệu rất gần gũi trong đời sống của học sinh, các em đã được học.
Kết quả thu được như sau: 
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
25
1
4
17
68
7
28
 	Với kết quả như trên thực sự là một vấn đề đáng lo ngại và tôi đã tìm biện pháp giải quyết những khó khăn trên. 
III. Các biện pháp giải quyết vấn đề.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung và nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu cụ thể là mảng kiến thức từ đồng âm và từ nhiều nghĩa của lớp 5, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
1. Biện pháp 1: Nghiên cứu kĩ nội dung, cấu trúc chương trình của mảng kiến thức này.[1]
Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung, cấu trúc chương trình của mảng kiến thức này, bám sát yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng và công văn 5842/BGDĐT ngày 1/9/2011 về giảm tải chương trình Tiểu học để thiết kế bài dạy sao cho đảm bảo việc dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh của địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
1.1. Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa:
* Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa (theo SGK TV5 - tập 1 - trang 51)
Ví dụ về từ đồng âm: 
	“	- kiến bò: bò chỉ hoạt động di chuyển ở tư thế áp bụng xuống nền bằng cử động của toàn thân hoặc những cái chân ngắn.
- trâu bò: bò chỉ loài động vật nhai lại, sừng ngắn, lông thường có màu vàng, được nuôi để lấy sức kéo, thịt, sữa...
- đầm sen: đầm chỉ khoảng trũng rộng và sâu giữa đồng để giữ nước.
- bà đầm: chỉ đàn bà, con gái phương Tây.
- cái đầm đất: chỉ vật nặng, có cán dùng để nện đất cho chặt.”[4]
 Đối với giáo viên tiểu học, cần chú ý thêm từ đồng âm được nói tới trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 gồm cả từ đồng âm ngẫu nhiên (nghĩa là có 2 hay hơn 2 từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống nhau, trùng nhau nhưng giữa chúng không có mối quan hệ nào, chúng vốn là những từ hoàn toàn khác nhau) như trường hợp “câu” trong “câu cá” và “câu” trong “đoạn văn có 5 câu” là từ đồng âm ngẫu nhiên và cả từ đồng âm chuyển loại (nghĩa là các từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa, đây là kết quả của hoạt động chuyển hóa từ loại của từ).
Ví dụ: a) 	+ cuốc (danh từ): cái cuốc; 
	+ cuốc (động từ): cuốc đất; 
 + đá (động từ): đá bóng
	 + đá (danh từ): hòn đá
 b) + thịt (danh từ): miếng thịt 
	+ thịt (động từ): thịt con gà
- Từ đồng âm hình thành do nhiều cơ chế: do trùng hợp ngẫu nhiên (gió bay, bọn bay, cái bay), do chuyển nghĩa quá xa mà thành (nhiều người vì lợi nhuận, vì lý do gì), do từ vay mượn trùng với từ có sẵn (đầm sen, bà đầm, la mắng, nốt la), do từ rút gọn trùng với từ có sẵn (hụt mất hai ly, cái ly, hai ký, chữ ký...).
Trong giao tiếp cần chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.[4]
* Từ nhiều nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (SGK Tiếng Việt 5 - trang 67).
Ví dụ: 
- Đôi mắt của bé mở to (bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt). Từ “mắt” mang nghĩa gốc.
 	- Từ “mắt” trong câu “quả na mở mắt” mang nghĩa chuyển.
Đối với giáo viên có thể hiểu: Một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5a_truong_tieu_hoc_d.doc