SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phòng chống bị xâm hại qua bài dạy môn Khoa học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phòng chống bị xâm hại qua bài dạy môn Khoa học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Trẻ em như búp trên cành, các em chính là mầm non tương lai của đất nước. Các em có quyền được học tập, được vui chơi, quyền được cả xã hội yêu thương, đùm bọc. Nhưng hiện nay, không phải tất cả trẻ em đều được hưởng những quyền lợi đó. Nhiều em bị bóc lột sức lao động, bị đánh đập, bị làm tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần. Có thể nói tình trạng trẻ em bị xâm hại hiện nay đang ở mức báo động, cấp thiết, đang là mối lo ngại, trăn trở của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Xâm hại trẻ em ở Việt Nam diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và xảy ra với các em học sinh ở mọi độ tuổi. Trên các phương tiện thông tin hiện nay chúng ta không khó khăn để tìm thấy những thông tin về học sinh bị xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Xâm hại trẻ em diễn ra với nhiều hình thức,nhiều mức độ, xuất phát do nhiều nguyên nhân. Vì vậy để bảo vệ trẻ em không bị xâm hại là một trong những vấn đề cần thiết trong xã hội hiện nay. Nó không phải là việc làm chỉ dành riêng cho những người làm công tác giáo dục hay của những người làm công tác xã hội mà đó là trách nhiệm chung của cả cộng đồng.

Bản thân tôi là một giáo viên, là người làm công tác giáo dục, hàng ngày được chứng kiến các em với những nét ngây thơ, hồn nhiên đến trường, để được lĩnh hội tri thức, trang bị hành trang để bước vào đời. Vậy mà các em lại gặp phải những trường hợp đau lòng như bị xâm hại, điều đó sẽ làm tổn thương đến sinh lí của các em. Rất có thể các em sẽ trở thành những đứa trẻ hoàn toàn khác như: thụ động, đờ đẫn, lo sợ, tự kỉ, ... Đó là điều mà không ai trong chúng ta mong muốn. Vì vậy, bản thân tôi đã cố gắng tìm ra những biện pháp tốt nhất để có thể giúp các em hiểu rõ mối nguy hiểm của xâm hại, biết cách bảo vệ bản thân và phòng ngừa bị xâm hại, để góp phần đào tạo ra một thế hệ trẻ thực sự năng động, tự tin, giàu bản lĩnh ứng phó với bất cứ tình huống nào trong cuộc sống.

doc 36 trang Mai Loan 25/05/2024 4697
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phòng chống bị xâm hại qua bài dạy môn Khoa học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 a. Cơ sở lí luận : 
 Trẻ em như búp trên cành, các em chính là mầm non tương lai của đất nước. Các em có quyền được học tập, được vui chơi, quyền được cả xã hội yêu thương, đùm bọc. Nhưng hiện nay, không phải tất cả trẻ em đều được hưởng những quyền lợi đó. Nhiều em bị bóc lột sức lao động, bị đánh đập, bị làm tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần. Có thể nói tình trạng trẻ em bị xâm hại hiện nay đang ở mức báo động, cấp thiết, đang là mối lo ngại, trăn trở của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Xâm hại trẻ em ở Việt Nam diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và xảy ra với các em học sinh ở mọi độ tuổi. Trên các phương tiện thông tin hiện nay chúng ta không khó khăn để tìm thấy những thông tin về học sinh bị xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Xâm hại trẻ em diễn ra với nhiều hình thức,nhiều mức độ, xuất phát do nhiều nguyên nhân. Vì vậy để bảo vệ trẻ em không bị xâm hại là một trong những vấn đề cần thiết trong xã hội hiện nay. Nó không phải là việc làm chỉ dành riêng cho những người làm công tác giáo dục hay của những người làm công tác xã hội mà đó là trách nhiệm chung của cả cộng đồng.
 Bản thân tôi là một giáo viên, là người làm công tác giáo dục, hàng ngày được chứng kiến các em với những nét ngây thơ, hồn nhiên đến trường, để được lĩnh hội tri thức, trang bị hành trang để bước vào đời. Vậy mà các em lại gặp phải những trường hợp đau lòng như bị xâm hại, điều đó sẽ làm tổn thương đến sinh lí của các em. Rất có thể các em sẽ trở thành những đứa trẻ hoàn toàn khác như: thụ động, đờ đẫn, lo sợ, tự kỉ, ... Đó là điều mà không ai trong chúng ta mong muốn. Vì vậy, bản thân tôi đã cố gắng tìm ra những biện pháp tốt nhất để có thể giúp các em hiểu rõ mối nguy hiểm của xâm hại, biết cách bảo vệ bản thân và phòng ngừa bị xâm hại, để góp phần đào tạo ra một thế hệ trẻ thực sự năng động, tự tin, giàu bản lĩnh ứng phó với bất cứ tình huống nào trong cuộc sống.
 b. Cơ sở thực tiễn:
 Trẻ em là người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt sinh lý và tâm lý, dễ bị tổn thương do các tác động tiêu cực từ môi trường xã hội. Luật Trẻ em năm 2016 quy định rõ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và các cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em Mặc dù vậy, hiện nay, tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em diễn biến hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn mới. Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%. Hiện nay công cuộc đổi mới căn bản toàn diện, GD&ĐT đang được đẩy mạnh trên qui mô cả nước. Trong nền giáo dục mới mà chúng ta đang hướng tới, năng lực và phẩm chất công dân sẽ được chú trọng ở mọi cấp học. Đó chính là sự phát triển kinh nghiệm sống của học sinh. 
Giáo dục chính là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giác tích cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là hành vi thói quen đạo đức. Vì vậy, cần dạy kĩ năng sống, cần tuyên truyền cho các em biết cách phòng chống bị xâm hại, để các em có thể tự bảo vệ bản thân mình, trở thành người hoàn hảo về thể chất, tinh thần và sức khỏe, để có thể tự tin, khẳng định và phát triển trong xã hội hiện đại. Với mong muốn góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nói trên, tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phòng chống bị xâm hại qua bài dạy môn Khoa học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp”.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 1. Mục đích
 “ Tiên học lễ - Hậu học văn”, đây là câu nói nổi tiếng về phương pháp dạy dỗ một con người, muốn con người phát triển toàn diện thì trước hết con người đó phải có đức, có đức rồi mới phát triển về kiến thức khoa học, Bác Hồ, vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc ta luôn quan tâm đến việc rèn luyện nhân cách cho thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Trong một lần nói chuyện với học sinh, Bác đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Chính vì thế trong nhà trường phải quan tâm rèn đức luyện tài cho học sinh, muốn rèn đức luyện tài thì trước hết phải quan tâm đến học sinh, giáo dục các kỹ năng sống cho các em trong đó có kỹ năng tự bảo vệ mình. Nghiên cứu nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ mối nguy hiểm của xâm hại, cách bảo vệ bản thân trước những mối nguy đó, để không có những vấn đề đáng tiếc xảy ra và xã hội có những mầm non mạnh mẽ và có ích cho đất nước. Từ đó, giúp các em ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luậtĐể các em có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời. Từ đó các em phá triển và mở rộng các kinh nghiệm đời sống và lấy đó làm cơ sở để hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất, kĩ năng có ích trong đời sống hàng ngày.
 2. Nhiệm vụ
 Tìm hiểu những cơ cở lí luận, cơ sở thực tiễn, những thuận lợi và khó khăn của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em phòng chống bị xâm hại.
 Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nguy cơ học sinh bị xâm hại. 
 Đưa ra một số biện pháp giúp các em phòng chống bị xâm hại.
 Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm sau khi áp dụng đề tài.
III. ĐỐI TƯỢNG -THỜI GIAN - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng 
 Các em học sinh trong khối lớp 5 của trường.
2. Thời gian
Năm học 2018 - 2019.
3. Phạm vi
 - Nghiên cứu ở lứa tuổi thiếu niên, đồng thời nghiên cứu các giá trị kĩ năng sống cho học sinh.
- Khảo sát, đánh giá, tổng hợp khái quát dựa trên các số liệu thống kê từ học sinh lớp 5C, học sinh khối lớp 5 về khả năng tự nhận thức bảo vệ bản thân ở trường.
 - Các tiết học hàng ngày, các tiết sinh hoạt, hoạt động ngoại khoá,
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 1. Nghiên cứu lí luận
 Tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất có thể giúp các em học sinh khối 5 nói riêng và tất cả các em học sinh trong trường tiểu học nói chung có được những kĩ năng, những biện pháp cần thiết trong việc phòng chống bị kẻ xấu xâm hại. Góp phần giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ năng động, tự tin đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Quan tâm đến tâm sinh lý học sinh, nắm bắt những biểu hiện của học sinh, chia sẻ những khó khăn các em mắc phải, kể những câu chuyện trong sách và từ thực tế, đặc biệt nghe các em tâm sự về mình về người mình quen và những khó khăn khi các em mắc phải, chú ý đến những vấn đề tế nhị trong cuộc sống.
Tìm đọc tài liệu có liên quan đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh. Tài liêu dạy hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học.
 2. Nghiên cứu thực tế
 - Phương pháp khảo sát, thống kê.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát các con số, số liệu đã thống kê.
 - Phương pháp gặp gỡ trao đổi, xin ý kiến giáo viên hướng dẫn về nhận định thực trạng,. chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và đưa ra giải pháp với từng vấn đề. 
 - Tổng hợp các biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm khối lớp năm, của nhà trường và gia đình.
B. NỘI DUNG
I. 1.THỰC TRẠNG KĨ NĂNG PHÒNG CHỐNG BỊ XÂM HẠI CỦA HỌC SINH CHƯA TỐT
 Như chúng ta đã biết, mục tiêu giáo dục Tiểu học là: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Qúa trình giáo dục được tổ chức giúp người học nắm được những nội dung: hệ thống tri thức, thái độ, kĩ năng, hành vi ứng xử và thói quen hành vi thể hiện trong cuộc sống của cộng đồng, của xã hội. Từ đó hình thành ở người học những mặt xã hội, tâm lí, thể chất, cách ứng xử đúng đắn thông các mối quan hệ cùng nhau trong tập thể, trong nhóm, trong các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội. Học tập là một nhu cầu thường trực của con người trong mọi thời đại. Học tập không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường xung quanh. Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiện nay đang gặp phải nhiều chỉ trích do quá nặng nề về kiến thức trong khi những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
 Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 5, bản thân thân tôi thấy kĩ năng sống, kĩ năng phòng ngừa xâm hại của học sinh chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. Học sinh thể hiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân. Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế. Trong khi đó, thực tế hàng ngày, hàng giờ trên đất nước Việt Nam chúng ta xảy ra biết bao nhiêu hiện tượng trẻ em bị xâm hại và không ai trong chúng ta có thể khẳng định rằng tất cả học sinh chúng ta đề được an toàn. Rất có thể có một tỉ lệ nhỏ các em bị xâm hại nhưng các em đều không dám nói với bố mẹ, thầy cô, với người thân, các em đều tự mình giải quyết hoặc chịu đựng, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần và kết quả học tập của các em. Bởi thủ phạm xâm hại các em có thể là người thân trong gia đình, người quen hoặc tin cậy. Và chúng có thể tìm mọi cách để tạo dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ và gia đình các em để tiến hành hành vi xâm hại trẻ. Có thể nói xâm hại trẻ em là một hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục.
Trong việc phát hiện, ngăn chặn và giải quyết hành vi bạo lực giới thì giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo, giáo dục gia đình đóng vai trò then chốt và sự cộng hưởng của xã hội đóng vai trò quan trọng. Phải tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó mỗi nhân tố cần làm tốt vai trò và trách nhiệm của mình, đặc biệt là giáo dục gia đình, vì mỗi gia đình là một đơn vị độc lập trong khi các nhà trường là một tập hợp có hệ thống, có chế tài quản lí và giám sát của các cơ quan chức năng, gia đình cũng chính là tế bào của xã hội. 
Kết quả khảo sát đầu năm ở lớp tôi chủ nhiệm thì tỉ lệ về kĩ năng sống của các em như sau: 
“ Biết các hình thức bị xâm hại”:
Tổng số học sinh
Biết rõ
Có biết một chút
Không biết
SL
%
SL
%
SL
%
31
5
16,1
11
35,5
15
48,4
 “Kĩ năng ứng phó các tình huống ở nơi vắng vẻ”:
Tổng số học sinh
Biết rõ
Có biết một chút
Không biết
SL
%
SL
%
SL
%
31
5
16,1
10
32,3
16
51,6
“Được nghe bố mẹ chia sẻ, tuyên truyền, được xem các hình ảnh về xâm hại tình dục trẻ em”: 
Tổng số học sinh
Được nghe
Có được nghe ít
Không được nghe
SL
%
SL
%
SL
%
31
8
25,8
6
19,4
17
54,8
 Kết quả trên cho thấy, số học sinh có kĩ năng hiểu biết về xâm hại và kĩ năng tự bảo vệ mình còn ít, số học sinh được nghe bố mẹ chia sẻ, tuyên truyền, được xem các hình ảnhvề xâm hại tình dục trẻ em chưa nhiều . Chính vì vậy mà việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là vấn đề cần quan tâm. Muốn làm tốt công tác này chúng ta cần phải làm gì? Nhất là những người làm công tác giáo dục vì nhà trường là nơi tốt nhất để hình thành nhân cách cho học sinh. Đây cũng chính là câu hỏi mà bản thân tôi cần phải tìm tòi nghiên cứu, để từ đó tìm ra biện pháp rèn kĩ năng phòng chống bị xâm hại cho học sinh đạt hiệu quả.
2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG TRẺ EM BỊ XÂM HẠI
 Hiện nay công tác giáo dục giới tính, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em vẫn là vấn đề nhạy cảm với cả giáo viên và phụ huynh. Với văn hóa phương đông truyền thống, đây vẫn là “vùng cấm” đối với không ít phụ huynh cũng như giáo viên. Do đó, có rất nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau dẫn đến tình trạng xâm hại trẻ em, mà đặc biệt là xâm hại tình dục, theo tôi có những nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất: Nguyên nhân từ phía gia đình.
Gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sự nghèo đói, lạc hậu, không có điều kiện
để chăm sóc, quản lí giáo dục các em, thường để các em ở nhà một mình hoặc gửi các em ở những đối tượng không đáng tin cậy, do sự thiếu thốn tình cảm, sống trong hoàn cảnh gia đình không hoàn thiện, lại không được học tập chu đáo, dẫn đến tình trạng các em bị lợi dụng rủ rê hoặc ép buộc vào các hành vi phạm tội ngoài ý muốn. Do cha mẹ thiếu quan tâm, buông lỏng quản lí, chưa giáo dục thường xuyên về đạo đức lối sống cho trẻ, thiếu kiến thức và phương pháp giáo dục về giới tính và hướng dẫn trẻ cách phòng ngừa. Khi đề cập đến vấn đề giới tính, không ít phụ huynh lảng tránh, không ủng hộ hoặc nếu nói về vấn đề này nhiều khi không mang lại hiệu quả vì tâm lí e ngại, không biết cách sẻ chia từ hai phía. Trong nhiều trường hợp khi xảy ra các việc trẻ bị xâm hại, gia đình ngại tố cáo tội phạm, cho qua hoặc dấu kín vì sợ bị tai tiếng, mặc cảm, điều đó vô tình đã tiếp tay cho kẻ xâm hại trẻ em thoát tội và tiếp tục phạm tội.
Thứ hai: Nguyên nhân xã hôi:
Do công tác quản lí các loại hình dịch vụ, băng đĩa hình, văn hóa phẩm đồi trụy
 thiếu chặt chẽ, nhiều bộ phim, sách tuyên truyền có nội dung bạo lực, khiêu dâm vẫn được trình chiếu và bán tràn lan trên thị trường. Sự phối hợp của các cơ quan ban ngành đoàn thể từ Trung ương đến địa phương còn thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ hoặc thiếu kiên quyết. Do lối sống buông thả, suy đồi đạo đức cá nhân thấp hèn, mất nhân tính, những việc làm tiêu cực của người lớn cũng ảnh hưởng đến tình trạng phạm tội đối với trẻ em. Tình trạng mù chữ, thất học, không có việc làm, không hiểu biết pháp luật, coi thường pháp luật.
Thứ ba: Nguyên nhân từ đặc điểm sinh lí, thể chất, trình độ nhận thức của
 các em:
Do đặc điểm về sinh lí của trẻ em, sự bồng bột thiếu suy nghĩ và sự non nớt về
 trí tuệ, do sự biến chuyển về sinh lí, làm theo tranh ảnh sách báo đồi trụy là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị xâm hại. Thể chất của các em còn yếu ớt chưa có sự phát triển đầy đủ, chưa có khả năng chống cự lại các hành vi xâm hại của tội phạm. Một phần nữa cũng do trình độ nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, còn thiếu kiến thức về xã hội và kiến thức về pháp luật, kiến thức về giới tính, người bị hại có nhược điểm về tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân và điều kiện cho kẻ phạm tội thực hiện.
Thứ tư: Nguyên nhân từ công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật,
 giáo dục giới tính:
Do công tác tuyên truyền về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em chưa thường
 xuyên còn mang tính hình thức chạy theo phong trào, do pháp luật còn nhiều bất cập, việc điều tra xử lí tội phạm xâm hại trẻ em chưa kịp thời, thiếu nghiêm minh chưa tạo ra được dư luận xã hội lên án mạnh mẽ đối với hành vi xâm hại trẻ em.
Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa đi sâu xuống từng địa bàn, từng cụm dân cư nên không đạt hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức pháp luật trong nhân dân. Trong khi đó, công tác giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ chưa được chú trọng, công tác giáo dục giới tính chưa thường xuyên, chưa có phương pháp giáo dục giới tính và hướng dẫn cách phòng ngừa tội phạm cho các em. Sự kết hợp quản lí giáo dục giữa gia đình , nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Hiện tượng trẻ em ngu ngơ khi phải xử lí những tình huống của cuộc sống thực, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn, thiếu sáng kiến và dễ nản chí ngày càng nhiều. 
 Chính việc thiếu hụt nghiêm trọng các kĩ năng sống do sự hạn chế của giáo dục gia đình và nhà trường, sự phức tạp của xã hội hiện đại là nguyên nhân trực tiếp khiến học sinh gặp khó khăn trong xử với tình huống thực của cuộc sống.
II. 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
 Chúng ta có thể hiểu xâm hại trẻ em nói chung là một vấn đề được quan tâm và đặc biệt hơn thế là vấn đề xâm hại trẻ em. Theo UNICEF: “Xâm hại tình dục trẻ em là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào các hoạt động liên quan đến tình dục, mà trẻ không đủ khả năng (hoặc không hiểu), hoặc không đủ tâm thế để đưa ra quyết định đối với các hành vi này, hoặc các hành vi đó vi phạm đến pháp luật hay các giá trị văn hóa sở tại. Thực tế hiện nay, tình trạng trẻ em bị xâm hại xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, cả trẻ em gái và trẻ em trai đều có thể là nạn nhân. Vậy phải làm thế nào để chúng ta có thể bảo vệ được các em, bảo đảm cho các em có một cuộc sống an toàn không có nguy cơ tiềm ẩn bị xâm hại? Đó là một vấn đề cần được quan tâm và cần được các cấp trong xã hội giải quyết. Trẻ em là thế hệ trẻ, sẽ là những chủ nhân chính xây dựng đất nước trong tương lai. Vì vậy chúng ta phải dành cho các em những điều tốt đẹp nhất. Thế nhưng trong thời gián qua tình hình tội phạm xâm hại trẻ em xảy ra nhiều, luôn tiềm ẩn yếu tố gia tăng. Tình trạng trẻ em bị xâm hại là hồi chuông báo động cho sự suy đồi về đạo đức xã hội, gây bức xúc trong dư luận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã và đang hội nhập với các nước khác trên thế giới và từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển mạnh song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận không nhỏ là trẻ em. Theo xu thế phát triển của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi của trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường gia đình đầm ấm, người lớn gương mẫu, quan tâm dạy dỗ trẻ, không những thế còn có những gia đình cha mẹ nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè, ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm hồn trẻ, tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường. cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn, mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lí thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
 Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường TIỂU HỌC áp dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.	
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Hiện nay việc giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh là một dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bới đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đòa tạo 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_phong_chong_bi_xam.doc