SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh

Người ta thường nói “Học văn là học cách làm người”, bởi văn học là nhân học, Tiếng việt giúp con người biết nói và viết đúng với chuẩn mực giao tiếp của xã hội. Chính vì vậy, Tiếng Việt có thể coi là môn học có nhiệm vụ hình thành nhân cách và phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản về tiếng Việt, góp phần trang bị cho thế hệ trẻ khả năng sử dụng tiếng Việt để học tập ở tiểu học và các bậc học cao hơn, để suy nghĩ và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

Ngoài những kiến thức, kĩ năng cần thiết, môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng cho học sinh tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lẽ phải và sự công bằng trong xã hội. Đồng thời, giáo dục cho các em lòng yêu mến và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.

Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học đã nối kết một cách tự nhiên các phân môn khác nhau của môn Tiếng Việt nhằm giúp học sinh có một năng lực mới, năng lực sản sinh ngôn bản. Nhờ năng lực này, các em biết cách sử dụng Tiếng việt làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập. Bản thân mỗi giáo viên đều biết phân môn Tập làm văn đòi hỏi học sinh phải huy động vốn từ, vốn kiến thức của nhiều mặt. Từ những hiểu biết về cuộc sống đến các tri thức về văn hoá, khoa học thường thức. Nhưng học sinh không chỉ vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết văn là xong mà các em còn phải thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình khi làm bài để bài viết của các em có cá tính, có hồn, làm rung động được người đọc.

 

doc 21 trang thuychi01 29778
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 . MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Người ta thường nói “Học văn là học cách làm người”, bởi văn học là nhân học, Tiếng việt giúp con người biết nói và viết đúng với chuẩn mực giao tiếp của xã hội. Chính vì vậy, Tiếng Việt có thể coi là môn học có nhiệm vụ hình thành nhân cách và phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản về tiếng Việt, góp phần trang bị cho thế hệ trẻ khả năng sử dụng tiếng Việt để học tập ở tiểu học và các bậc học cao hơn, để suy nghĩ và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. 
Ngoài những kiến thức, kĩ năng cần thiết, môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng cho học sinh tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lẽ phải và sự công bằng trong xã hội. Đồng thời, giáo dục cho các em lòng yêu mến và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. 
Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học đã nối kết một cách tự nhiên các phân môn khác nhau của môn Tiếng Việt nhằm giúp học sinh có một năng lực mới, năng lực sản sinh ngôn bản. Nhờ năng lực này, các em biết cách sử dụng Tiếng việt làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập. Bản thân mỗi giáo viên đều biết phân môn Tập làm văn đòi hỏi học sinh phải huy động vốn từ, vốn kiến thức của nhiều mặt. Từ những hiểu biết về cuộc sống đến các tri thức về văn hoá, khoa học thường thức. Nhưng học sinh không chỉ vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết văn là xong mà các em còn phải thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình khi làm bài để bài viết của các em có cá tính, có hồn, làm rung động được người đọc.
Thể loại văn miêu tả là một thể loại có số lượng lớn trong chương trình Tập làm văn ở Tiểu học. Văn miêu tả là loại văn mà học sinh phải dùng ngôn ngữ để tái hiện cảnh vật, sự vật, sự việc... mà mình quan sát được, mình cảm nhận được để giúp cho người đọc có thể hình dung ra đối tượng mà người viết sẽ miêu tả một cách rõ nét, cụ thể như nó vốn có trong cuộc sống. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện trí tưởng tượng, cảm xúc, đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả.
Các bài văn miêu tả ở Tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng quen thuộc ở xung quanh các em. Mặc dù là những đối tượng miêu tả khá quen thuộc, gần gũi với các em, song các em gặp rất nhiều khó khăn cả về tri thức và phương pháp, hiểu biết về cảm xúc, về đối tượng miêu tả. Những khó khăn về nội dung miêu tả càng được nhân lên do các em chưa nắm được phương pháp quan sát, bố cục bài văn, sử dụng ngôn ngữ để diễn tả những điều mình quan sát được. Ở một số em tìm được từ ngữ miêu tả thì lại vụng về trong cách diễn đạt hoặc dùng từ tối ý, hoặc từ không gợi tả, gợi cảm khiến cho bài văn miêu tả mang tính kể lể sự việc là chính. Còn có nhiều em rất lúng túng khi viết văn, không biết sắp xếp ý như thế nào cho phù hợp để có một bài văn hoàn chỉnh và nhiều học sinh cho rằng phân môn Tập làm văn rất khó. Từ đó các em sinh ra ngại viết văn.
Đặc biệt là với chương trình sách giáo khoa hiện nay, để có một bài văn hoàn chỉnh, các em phải học qua một số tiết Tập làm văn. Mỗi tiết Tập làm văn chỉ thực hành rèn luyện một vài kỹ năng cơ bản nào đó của quá trình làm văn. Vậy các em phải kết nối mạch kiến thức đó như thế nào để có một bài văn hoàn chỉnh, một bài văn hay, giàu cảm xúc 
Từ thực tế trên đây, tôi nhận thấy vấn đề dạy bồi dưỡng kiến thức và cách làm văn cho học sinh là rất cần thiết. Do đó, trong quá trình dạy bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ phải làm thế nào để giúp học sinh yêu thích và có khả năng làm văn miêu tả tốt hơn. Vì vậy, trong phạm vi hẹp của đề tài này, tôi xin được mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ của mình về “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh”.
1.2.Mục đích nghiên cứu: 
 Nhằm giúp học sinh lớp 5 của trường Tiểu học Mỹ lộc:
- Có kĩ năng quan sát, tìm ý, biết dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, biết liên kết các câu thành đoạn, các đoạn văn thành bài với bố cục rõ ràng.
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, biết trân trọng những cảnh vật xung quanh từ đó làm phong phú thêm tâm hồn và tình cảm.
- Yêu thích môn Tiếng việt và làm tốt bài văn tả cảnh.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung chương trình Tiếng việt lớp 5: Phân môn Tập làm văn – thể loại văn tả cảnh.
 - Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Mỹ Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế việc học phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu học Mỹ Lộc
 - Phương pháp nghiên cứu nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5 mạch kiến thức văn tả cảnh.
 - Phương pháp tổ chức nghiệm thu, so sánh đối chứng tổng hợp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong trường tiểu học, việc dạy các môn học nói chung và dạy môn Tiếng Việt nói riêng đang hướng tới mục tiêu chung của giáo dục. Mỗi phân môn, mỗi tiết học của môn Tiếng Việt đều hướng đến mục đích phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Trong khi đó, Tập làm văn là một trong những phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt. Bởi nó vận dụng tất cả những hiểu biết về nhận thức, kĩ năng của phân môn, đòi hỏi học sinh phát huy cao độ trí tuệ và cảm xúc để thực hiện các yêu cầu của bài học. Đặc biệt, văn miêu tả là rất cần thiết và quan trọng vì nó giúp trẻ sản sinh ra những văn bản có cảm xúc chân thực khi nói và viết và là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu biết, đời sống, trình độ văn hóa của học sinh. Trong từ điện Tiếng việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “ Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thể giới nội tâm của con người”. Có thể thấy, miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về đối tượng đó như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những chỉ thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn phải thể hiện được trí tưởng tượng được miêu tả. Bởi vì trong thực tế, không ai tả để mà tả, mà thường tả để gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá của mình, những tình cảm yêu ghét cụ thể của người viết. Các bài văn miêu tả ở Tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà các em yêu mến, yêu thích. Vì vậy, qua bài làm của mình, các em được gửi gắm tình cảm của mình với những gì mà mình miêu tả và cảm nhận được. Khi đó, bài Tập làm văn trở thành sản phẩm tổng hợp, là nơi trình bày kết quả đích thực của việc học Tiếng Việt. Do đó, để học sinh biết làm một bài văn miêu tả hoàn chỉnh về bố cục và sâu sắc về nội dung là một việc làm không phải dễ đối với cả giáo viên và học sinh.
2.2. Thực trạng của việc dạy và học làm văn tả cảnh ở lớp 5.
2.2.1. Thực trạng việc dạy văn tả cảnh ở trường Tiểu học Mỹ Lộc.
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp, tôi thấy giáo viên đã hiểu rõ được vai trò, nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn nói chung, cũng như cách thức hướng dẫn học sinh tìm hiểu các tiết học văn tả cảnh cơ bản đã đúng trình tự các bước lên lớp. Học sinh phần nào đã biết làm bài tập làm văn theo các dạng bài khác nhau. Song về phía giáo viên, khi sử dụng phương pháp dạy Tập làm văn ở lớp 5 vẫn còn nhiều lúng túng, đôi khi còn đơn điệu, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Ví dụ có những bài dạy hướng dẫn học sinh quan sát và tìm ý lập dàn bài cho đoạn văn hay bài văn tả cảnh trường, tả cảnh dòng sông. Lẽ ra giáo viên nên khuyến khích cho học sinh quan sát thực tế, quan sát cảnh vào các thời điểm khác nhau trong ngày, những sự vật, hoạt động của người và vật liên quan đến cảnh miêu tả và từ đó học sinh chọn tả được những đặc điểm nổi bật vẻ đẹp của cảnh, hoạt động nổi bật của con người và vật làm nổi bật vẻ đẹp của đối tượng miêu tả. Từ việc quan sát đó các em nhớ, lựa chọn ý và viết lại theo sự cảm nhận của riêng mình. Nhưng có khi vì không có điều kiện nên giáo viên chỉ hướng dẫn cho học sinh những ý cần phải giải quyết theo yêu cầu của sách giáo khoa và dạy cho học sinh học tập những đoạn văn trong bài văn mẫu. 
Đối với tiết trả bài đôi khi còn đơn điệu, giáo viên chỉ nhận xét chung từng bài của học sinh về ưu điểm và nhược điểm cơ bản nhất hoặc nêu những lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn để học sinh sửa rồi trả bài. Hoặc đọc những bài văn hay cho học sinh tham khảo. Giáo viên chưa chú trọng nhiều về việc hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi sai trong bài, cách sửa câu, dùng từ, cách viết những câu văn hay có hình ảnh hoặc phát hiện những câu văn hay, những hình ảnh đẹp. Như vậy, tiết học diễn ra đều đều theo một qui trình rập khuôn dưới sự hướng dẫn của giáo viên, còn học sinh lại không tự mình phát hiện lỗi sai trong bài cũng như chưa tìm ra được những câu văn miêu tả hay của bạn để học tập. Thông qua tiết trả bài như vậy, tôi thấy học sinh học tập được rất ít ở bạn bè. Bởi học sinh ít được luyện tập, rèn luyện kỹ năng và thói quen “tự điều chỉnh”, tự học tập để tiến bộ và cũng chưa có cơ hội để thể hiện mình. Do vậy, chất lượng dạy văn tả cảnh còn nhiều hạn chế. 
2.2.2. Thực trạng việc học văn tả cảnh ở lớp 5.
Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 5 đặc biệt được phân công bồi dưỡng môn Tiếng Việt lớp 5 phần nào tôi đã nắm được chất lượng học phân môn Tập làm văn lớp 5. Cơ bản các em đã nắm được thể loại văn tả cảnh, bài văn có bố cục rõ ràng và bước đầu đã biết miêu tả một cách đơn giản. Tuy nhiên, khi làm dạng văn này, học sinh vẫn còn nhiều lúng túng như dùng từ chưa phù hợp, miêu tả chưa theo một trình tự hợp lí, chưa biết sắp xếp ý và liên kết các câu, cũng như chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật để tả. Số học sinh được làm bài miệng còn ít. Các em còn thiếu tự tin, chưa mạnh dạn khi trình bày bài miệng. Do đó, nhiều câu văn của học sinh còn mang tính sao chép cứng nhắc, chưa thực tế, bài văn chưa có cảm xúc, chưa có tính thuyết phục, chưa hay, các câu văn rời rạc về ý thiếu sự liên kết chặt chẽ về nội dung. Mặt khác, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học ham chơi, khả năng tập trung chú ý nhận thức về các sự vật còn hạn chế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa thật phát triển nên việc học tập ở phân môn Tập làm văn gặp những khó khăn như: thiếu vốn sống, vốn hiểu biết về đối tượng cần miêu tả hoặc không biết cách diễn đạt về đối tượng cần tả. Do vậy, học sinh rất ngại khi làm bài viết Tập làm văn.
2.2.3. Kết quả của thực trạng.
Sau một thời gian giảng dạy kết hợp với việc đi dự giờ thăm lớp, phần nào tôi đã nắm được thực trạng dạy và học phân môn Tập làm văn ở trường tiểu học Mỹ Lộc. Tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của học sinh và chọn học sinh lớp 5A và 5B để khảo sát chất lượng sau khi các em đã học được một số tiết tập làm văn tả cảnh. ( Kiểm tra ở Tuần 2 của chương trình học)
Đề bài như sau: Em hãy tả cơn mưa rào mùa hạ. 
Yêu cầu học sinh làm bài viết trong thời gian 35 phút. Kết quả thu được là: 
*) Ưu điểm: 
- Học sinh hiểu được yêu cầu của đề bài và biết thực hành viết một bài văn tả cảnh.
- Trong số bài học sinh làm đạt ở mức 3 và mức 4 thì bài viết của các em có bố cục rõ ràng, đảm bảo đủ 3 phần: Mở bài - thân bài - kết luận.
- Một số học sinh biết viết câu văn đúng ngữ pháp, biết cách diễn đạt ý và ít nhiều biết sử dụng các ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật đơn giản để miêu tả.
*) Nhược điểm: 
+ Một số bài viết chưa có bố cục rõ ràng.
+ Nhiều bài sắp xếp ý còn lộn xộn, diễn đạt câu văn chưa sáng sủa, bài viết chưa có cảm xúc.
+ Kỹ năng dùng từ của các em chưa đảm bảo, cách dùng từ chưa chính xác, dùng sai nghĩa từ, lặp từ, vốn từ còn nghèo nàn, tẻ nhạt, từ dùng chưa có giá trị gợi tả, gợi cảm. Chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
+ Một số bài còn mắc nhiều lỗi chính tả, sử dụng dấu câu chưa phù hợp.
Dưới đây là kết quả bài viết của học sinh đạt được như sau:
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5A
28 em
14
50
8
28,6
1
3,6
0
0
5
17,8
5B
27em
13
48,2
8
29,6
2
7,4
0
0
4
14,8
Như vậy, qua kết quả điều tra trên cho ta thấy tỉ lệ học sinh hoàn thành ở mức 4 chưa có còn tỉ lệ hoàn thành ở mức 3 rất thấp. Học sinh ở mức chưa hoàn thành còn nhiều, do các em chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Kết quả của bài khảo sát khiến tôi trăn trở rất nhiều và tự đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để giúp học sinh lớp 5 viết tốt một bài văn tả cảnh, một thể loại văn quan trọng của chương trình lớp 5 và chương trình tiểu học? Trong quá trình dạy học giáo viên cần nghiên cứu, tìm hiểu nội dung bài dạy kết hợp sử dụng, đổi mới các phương pháp dạy học như thế nào để tổ chức giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, tạo điều kiện để phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập, giúp các em có cơ hội được thể hiện mình thông qua những bài viết có cảm xúc. Từ những trăn trở và những câu hỏi đặt ra đã thôi thúc tôi nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp dạy cho học sinh lớp 5 đặc biệt lớp chủ nhiệm 5A của tôi biết làm một bài văn tả cảnh có chất lượng
2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy về thể loại văn miêu tả nói chung, văn tả cảnh nói riêng cũng như từ thực tế giảng dạy; dự giờ đồng nghiệp trong tổ khối; kết hợp thảo luận về cách dạy văn miêu tả, tôi đã đưa ra một số giải pháp cơ bản khi dạy dạng văn tả cảnh như sau:
 - Tổ chức tốt việc quan sát, tìm ý và dựng đoạn cho học sinh khi viết văn tả cảnh.
- Hướng dẫn học sinh biết dùng đúng dấu câu và sử dụng từ ngữ để viết câu ngắn gọn đúng về ngữ pháp, biết liên kết các câu thành đoạn và các đoạn thành bài, viết bố cục rõ ràng.
- Hướng dẫn học sinh điễn đạt có nghệ thuật: Biết viết các câu văn, đoạn văn có hình ảnh giàu sức biểu cảm nghệ thuật, biết viết mở bài, kết bài hay.
- Rèn kỹ năng viết văn cho học sinh.
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học.
- Thường xuyên chấm, chữa bài cho học sinh.
2.4. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
2.4.1. Tổ chức tốt việc quan sát - tìm ý và dựng đoạn cho học sinh khi viết văn tả cảnh.
Hướng dẫn học sinh quan sát tìm ý trước khi làm bài tập làm văn thực sự là một vấn đề cần thiết và quan trọng. Điều kiện cơ bản và cũng là phương pháp cơ bản để làm tốt bài văn miêu tả là phải biết quan sát và chọn lọc những chi tiết quan sát được. Mọi kết quả quan sát được thể hiện trong bài miêu tả. Nếu quan sát tinh vi, thấu đáo bài viết sẽ đặc sắc, hấp dẫn. Quan sát hời hợt, phiến diện bài viết sẽ khô khan, nông cạn. Do vậy, giáo viên phải tạo điều kiện cho các em đến tận nơi quan sát đối tượng được miêu tả, coi việc tổ chức cho các em quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả là một công việc thuộc nguyên tắc dạy học làm văn miêu tả. Giáo viên phải dạy tốt tiết quan sát tìm ý. Trong tiết học đó, học sinh phải tập quan sát bằng nhiều giác quan khác nhau. Tuy vậy, giáo viên cũng cần hướng dẫn các em quan sát, phải huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc rồi ghi chép lại. Muốn vậy, giáo viên phải nghiên cứu trước chương trình từng bài dạy cụ thể và có kế hoạch để hướng dẫn học sinh quan sát. Để thuận tiện cho học sinh trong việc quan sát cảnh cần miêu tả cũng như việc giáo viên tổ chức tốt việc quan sat, tìm ý và dựng đoạn cho học sinh khi viết văn tả cảnh. Ngoài những tiết tập làm văn học chính khóa, các tiết tập làm văn ôn luyện buổi hai ( Học sinh học hai buổi trên tuần) giáo viên nên phân các đoạn văn, bài văn tả cảnh trong chương trình và mở rộng giới thiệu thêm các cảnh vật miêu tả khác nhưng phân chúng thành hai dạng:
- Những cảnh học sinh có thể quan sát trực tiếp: Cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều) trên cánh đồng; cảnh trường trước giờ học; cảnh dòng sông; cảnh con đường đến tường; cảnh vườn hoa; cảnh ngôi nhà..
- Những cảnh học sinh không thể quan sát trực tiếp: Cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều ) trong công viên, cảnh nhộn nhịp của phố phường; cảnh biển lúc bình minh ( hoặc lúc hoàng hôn ); cảnh bến tàu, bến xe; cảnh chợ tết; cảnh một lễ hội..
Việc phân loại các đoạn văn, bài văn thành hai dạng như vậy sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên khi tổ chức cho học sinh quan sát, tìm ý và dựng đoạn khi viết bài. Với những cảnh vật gần gũi với học sinh giáo viên tiến hành cho học sinh quan sát trực tiếp hay định hướng cho học sinh quan sát trước khi đến lớp. Đối với những cảnh vật học sinh không thể quan sát trực tiếp sẽ được giáo viên tiến hành trên lớp bằng việc cho các em quan sát qua tranh ảnh, qua video với sự hỗ trợ của màn hình chiếu - giáo án điện tử. Để việc quan sát có chất lượng, giáo viên cần hướng dẫn các em biết cách quan sát theo trình tự nhất định và quan sát bằng nhiều giác quan rồi ghi chép lại những chi tiết đặc sắc, nổi bật theo phần gợi ý của sách giáo khoa từ đó giúp cho đoạn văn, bài văn các em tả đúng trọng tâm có những phát hiện mới mẻ, sinh dộng, chân thực cảnh được miêu tả.
Ví dụ : Khi dạy đến bài: Luyện tập tả cảnh (Bài tập 2 trang 14, bài tập 2 trang 32- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập I.)
Bài tập 2 - SGK trang 14: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều ) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
Bài tập 2 - SGK trang 32: Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa.
Trước khi dạy bài này, giáo viên cần yêu cầu học sinh quan sát trước cảnh bài tập yêu cầu, học sinh có thể quan sát trực tiếp với cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều ) trong vườn cây, trên cánh đồng ( BT2 trang 14), hay tổ chức cho học sinh quan sát cảnh qua tranh ảnh, video thông qua màn hình chiếu đối với cảnh buổi sáng ( hoặc trưa, chiều ) trong công viên, cảnh một cơn mưa. Muốn kết quả quan sát có chất lượng giáo viên cần gợi ý và định hướng cho học sinh trước khi quan sát:
+ Cảnh em định lựa chọn miêu tả là cảnh nào? (ví dụ: tả cơn mưa rào mùa hạ hay cơn mưa mùa xuân?) 
+ Khi tả cảnh cần chú ý quan sát sự thay đổi của cảnh theo thời gian (sự thay đổi của cảnh vật trước, trong và sau cơn mưa như thế nào?)
+ Những sự vật nào tác động hay liên quan đến cảnh được miêu tả? Sự thay đổi của bầu trời, gió, cây cối, con đường, hoạt động của con người, con vật (trước, trong và sau cơn mưa) 
- Học sinh ghi chép lại những gì quan sát được vào vở nháp.
- Sắp xếp những điều quan sát được theo một trình tự hợp lí để được một dàn ý chi tiết và trình bày trước lớp.
- Dựa vào dàn ý chi tiết để trình bày bài miệng trước lớp.
*) Dưới đây là một dàn ý chi tiết khi tả buổi sáng trên cánh đồng (Tả buổi sáng mùa thu trên cánh đồng), yêu cầu học sinh cần đạt được.
 Mở bài: Giới thiệu cảnh buổi sáng trên cánh đồng.
Một ngày mới lại bắt đầu. Bình minh đang hiện ra trước mắt em. Một cảnh vật tuyệt đẹp và để lại cho ta cảm giác phấn khởi khi bước vào ngày mới.
Thân bài:
 a. Tả cảnh.
 - Sáng sớm cả cánh đồng bồng bềnh trong biển hơi sương (Cánh đồng lúa chín trải rộng dưới làn sương trắng mờ như một tấm thảm nhung vàng mới khoác một màn voan trắng đục).
 - Cảnh vật yên tĩnh, không khí mát mẻ, dễ chịu ( Gió thu nhẹ thổi mang một chút se lạnh của mùa đông đang đến gần)
 - Bầu trời nhuộm hồng ở phương đông, ông mặt vén màn mây mỏng từ từ nhô lên, cánh đồng lúa thu bừng lên trong nắng sớm.
 - Sương sớm dần tan. Bầu trời mùa thu trong lành và cao vút. (Sương tan, để lại trên lá lúa những giọt sương như hạt ngọc sáng lấp lánh dưới ánh mai hồng.)
- Gió nhẹ thoảng qua mơn man khắp da thịt làm tóc em bay bay trong gió
- Đồng lúa đã chín vàng bừng lên trong nắng sơm, hương lúa lan tỏa ra khắp mọi nơi.
b. Tả hoạt động
-   Con đường làng chia đôi cánh đồng, trải rộng tít tắp, nối các xã, đang đón các bạn nhỏ đến trường.
-     Xa xa, vài bác nông dân đang hồ hởi kéo nhau ra đồng thăm lúa, vừa đi vừa trò chuyện. Những chú trâu thung thăng gặm cỏ, mắt lim dim ngước nhìn xung quanh.
- Đàn cò trắng chấp chới trao lượn tô điểm thêm cho cánh đồng vẻ đẹp yên ả thanh bình. ( nghe tiếng động vài chú chim ngủ quên trên đồng bay vút lên thả tiếng hót ríu rít khắp cánh đồng).
  Kết bài:
 - Nêu cảm xúc, tình cảm của bản thân trước quang cảnh buổi sáng trên cánh đồng; yêu quê hương, tự hào về những cảnh đẹp: cảnh ruộng đồng trù phú, yên lành, giản dị.
Như vậy, sau khi hướng dẫn học sinh quan sát

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_lam_tot_bai_van_ta.doc