SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt các bài tập về từ loại
“ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, câu nói của Thân Nhân Trung dưới thời nhà Lê cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Để có được những bậc hiền tài làm cho đất nước ta giàu mạnh phải có một nền giáo dục vững chắc. Giáo dục là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và ở mọi thời đại. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước đồng thời góp phần bảo vệ chế độ chính trị, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế đất nước, trong đó phát triển khoa học công nghệ là yếu tố quyết định nền kinh tế tri thức. Trong xu thế phát triển kinh tế đất nước và hội nhập hiện nay, giáo dục đào tạo được Đảng, Nhà nước ta xem là
“ quốc sách hàng đầu” và được chọn là xương sống cho sự phát triển bền vững đất nước. Với những vai trò quan trọng ấy, giáo dục cần đổi mới căn bản và toàn diện, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như nghị quyết số 29 Ban chấp hành trung ương Đảng đã khẳng định.
Là một giáo viên hàng ngày đứng trên bục giảng, bản thân tôi nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trước những yêu cầu đổi mới của ngành và luôn đặt ra yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học. Việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học phải xuất phát từ những việc làm cụ thể, từ những bài học, môn học. Ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học có vai trò rất quan trọng nhằm mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng tiếng Việt ( đọc, nghe, nói, viết), góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, văn hóa, văn học, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ loại Tiếng Việt là một nội dung kiến thức được sắp xếp trong chương trình phân môn luyện từ và câu lớp 4. Những năm trực tiếp dạy lớp 4, tôi nhận ra một thực tế, học sinh lớp 4 vẫn còn nhầm lẫn danh từ, động từ, tính từ, chưa làm tốt các bài tập liên quan đến từ loại. Để giúp học sinh khắc phục sự những tồn tại đó, tôi đã tích lũy một số kinh nghiệm và vận dụng trong thực tế giảng dạy ở các năm học. Đó chính là “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt các bài tập về từ loại.”
MỤC LỤC Mục Nội dung Trang 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu 1 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1 2 NỘI DUNG 3 2.1 Cơ sở lí luận 3 2.1.1 Căn cứ để phân biệt danh từ, động từ, tính từ 3 2.1.2 Các cách phân chia từ loại danh từ, động từ, tính từ 3 2.2 Thực trạng 4 2.2.1 Nội dung dạy danh từ, động từ, tính từ ở Tiểu học 4 2.2.2 Thực trạng học từ loại danh từ, động từ, tính từ của học sinh lớp 4 5 2.3 Các giải pháp thực hiện 6 2.3.1 Giúp học sinh phân chia ranh giới từ chính xác 6 2.3.2 Nắm vững khái niệm từng từ loại 7 2.3.2.1 Danh từ 7 2.3.2.2 Động từ 9 2.3.2.3 Tính từ 10 2.3.3 Giúp học sinh làm tốt bài tập từ loại dựa vào khả năng kết hợp của từ 10 2.3.3.1 Khả năng kết hợp của danh từ 11 2.3.3.2 Khả năng kết hợp của động từ 11 2.3.3.3 Khả năng kết hợp của tính từ 12 2.3.4 Khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp của từng từ loại 13 2.3.4.1 Khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp của danh từ 13 2.3.4.2 Khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp của động từ và tính từ 14 2.4 Hiệu quả của những kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt các bài tập về từ loại 14 3 KẾT LUẬN 18 3.1 Kết luận 18 3.2 Kiến nghị 18 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, câu nói của Thân Nhân Trung dưới thời nhà Lê cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Để có được những bậc hiền tài làm cho đất nước ta giàu mạnh phải có một nền giáo dục vững chắc. Giáo dục là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và ở mọi thời đại. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước đồng thời góp phần bảo vệ chế độ chính trị, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế đất nước, trong đó phát triển khoa học công nghệ là yếu tố quyết định nền kinh tế tri thức. Trong xu thế phát triển kinh tế đất nước và hội nhập hiện nay, giáo dục đào tạo được Đảng, Nhà nước ta xem là “ quốc sách hàng đầu” và được chọn là xương sống cho sự phát triển bền vững đất nước. Với những vai trò quan trọng ấy, giáo dục cần đổi mới căn bản và toàn diện, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như nghị quyết số 29 Ban chấp hành trung ương Đảng đã khẳng định. Là một giáo viên hàng ngày đứng trên bục giảng, bản thân tôi nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trước những yêu cầu đổi mới của ngành và luôn đặt ra yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học. Việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học phải xuất phát từ những việc làm cụ thể, từ những bài học, môn học. Ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học có vai trò rất quan trọng nhằm mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng tiếng Việt ( đọc, nghe, nói, viết), góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, văn hóa, văn học, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ loại Tiếng Việt là một nội dung kiến thức được sắp xếp trong chương trình phân môn luyện từ và câu lớp 4. Những năm trực tiếp dạy lớp 4, tôi nhận ra một thực tế, học sinh lớp 4 vẫn còn nhầm lẫn danh từ, động từ, tính từ, chưa làm tốt các bài tập liên quan đến từ loại. Để giúp học sinh khắc phục sự những tồn tại đó, tôi đã tích lũy một số kinh nghiệm và vận dụng trong thực tế giảng dạy ở các năm học. Đó chính là “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt các bài tập về từ loại.” 1.2 . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề xuất, đưa ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt các bài tập về danh từ, động từ, tính từ qua những kinh nghiệm dạy học của bản thân được tích lũy trong những năm qua. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Từ loại Tiếng Việt - Các biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt danh từ, động từ, tính từ 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu các tài liệu về từ loại Tiếng Việt - Nghiên cứu thực tiễn dạy học trên lớp qua các năm học, các đối tượng học sinh lớp 4 khi học từ loại danh từ, động từ, tính từ - Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, dữ liệu về các từ loại nghiên cứu - Thống kê toán học, xử lí số liệu về kết quả vận dụng thực hành xác định danh từ, động từ, tính từ và các bài tập vận dụng. - Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa một số vấn đề về danh từ, động từ, tính từ trong Tiếng Việt. 2. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1. Căn cứ để phân biệt danh từ, động từ, tính từ: Để tạo thành một đoạn văn cần có những câu văn. Để tạo thành một câu văn cần có từ. Từ biểu thị sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan đồng thời xác định mối quan hệ của chúng với các thành phần khác trong câu. Bằng các cách thức khác nhau, từ đảm nhiệm các chức năng nói trên. Dựa vào các đặc điểm ngữ pháp, các từ được phân chia ra thành từng loại nên ta gọi là từ loại. Mỗi từ loại đều có chung ý nghĩa khái quát và đặc điểm ngữ pháp. Các từ đó có cùng một hoặc nhiều đặc điểm giống nhau tạo thành nhóm từ. Đó cũng là cơ sở để phân loại từ vựng thành các nhóm từ hay phân chia từ vựng thành các từ loại. Từ loại là những lớp khái niệm khái quát nhất của các từ có liên quan đến các chức năng cú pháp nhất định. Khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp của từ rất quan trọng. Khả năng đó giúp chúng ta biết có thể kết hợp các từ lại với nhau như thế nào là phù hợp, từ đó chúng ta sử dụng từ đúng quy tắc ngôn ngữ. Danh từ, động từ, tính từ là những từ loại mang những đặc điểm rõ nét và khả năng kết hợp rành mạch, số lượng từ cũng chiếm nhiều trong Tiếng Việt. Trên cơ sở của nhóm từ có cùng đặc điểm giống nhau, khả năng kết hợp từ giống nhau, đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp khác nhau, chúng được phân chia thành các nhóm từ mang tên gọi gợi bản chất khái quát của chúng: Danh từ, động từ, tính từ. 2.1.2. Các cách phân chia từ loại danh từ, động từ, tính từ Trong vốn từ vựng Tiếng Việt, chúng ta có thể dựa vào ngữ nghĩa và cú pháp để phân chia vốn từ vựng thành từ loại. Theo tiêu chí ngữ nghĩa, từ vựng được phân chia thành thực từ và hư từ. Thực từ chính là những từ mang ý nghĩa cụ thể, có ý nghĩa từ vựng, thường gọi tên các sự vật, sự việc, hiện tượng, gọi tên các hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật ...được gọi là nhóm từ định danh. Như vậy, danh từ, động từ, tính từ có ý nghĩa từ vựng cụ thể nên chúng thuộc nhóm thực từ. Bên cạnh đó, thực từ còn có các từ thuộc nhóm chỉ định và các từ thuộc nhóm liệt kê, xếp dãy. Hư từ là những từ không mang ý nghĩa từ vựng, không rõ nghĩa từ vựng. Hư từ chỉ mang ý nghĩa ngữ pháp, chỉ có chức năng ngữ pháp trong câu, đảm nhiệm một số chức năng trong câu. Theo tiêu chí cú pháp, chúng ta phân biệt từ vựng dựa vào khả năng kết hợp với những từ khác. Vì vậy, căn cứ vào khả năng kết hợp và đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp trong câu, chúng ta sẽ biết đó là từ loại gì? Dựa vào tiêu chí này, nhóm từ định danh sẽ bao gồm danh từ, động từ, tính từ... còn các từ khác được coi như là công cụ hay những hình vị ngữ pháp có vai trò làm cho câu văn, đoạn văn được liên kết chặt chẽ với nhau, logic, giúp câu văn mang ý nghĩa trọn vẹn. Cũng trên cơ sở dựa vào ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp, chúng ta đã phân chia từ vựng thành nhiều lớp cụ thể với các đặc trưng xác định. 2.2. THỰC TRẠNG 2.2.1. Nội dung dạy danh từ, động từ, tính từ ở Tiểu học: Trong chương trình phân môn luyện từ và câu ở bậc Tiểu học, danh từ, động từ và tính từ được học từ lớp 2 đến lớp 5 nhưng các lớp 2 và 3 chưa xuất hiện khái niệm danh từ, động từ, tính từ. Ở các lớp này, chủ yếu học sinh được luyện tập nhiều lần qua các bài tập với yêu cầu tìm từ chỉ sự vật hoặc hoạt động, đặc điểm, dùng từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm để viết câu. Lên lớp 4, các em bắt đầu được làm quen với nhiều khái niệm trong đó có khái niệm danh từ, động từ, tính từ. Ở mỗi bài học khái niệm này, học sinh được lĩnh hội kiến thức theo phương pháp quy nạp - diễn dịch, nghĩa là học sinh thông qua tìm hiểu, phân tích các ngữ liệu ở các bài tập phần nhận xét rút ra nội dung ghi nhớ và tiếp tục vận dụng nội dung cần ghi nhớ đó vào giải quyết các bài tập cụ thể ở phần luyện tập. Đến lớp 5, học sinh được ôn tập, củng cố lại các khái niệm về từ loại đã học ở lớp 4 và tiếp tục thực hành giải quyết các bài tập nhận diện từ, đặt câu, viết câu văn, đoạn văn. Hệ thống các bài tập về từ loại được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó. Ví dụ: Bài tập nhận diện từ: Lớp 2: Tìm những từ chỉ sự vật ( người, đồ vật, con vật, cây cối...) được vẽ trong tranh. Lớp 3: Tìm từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau: Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài. Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai. Lớp 4: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau: “ Chúng tôi đứng trên núi Chung ....giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ” Bài tập vận dụng: Lớp 2: Tìm các từ: - Chỉ đồ dùng học tập M: bút - Chỉ hoạt động của học sinh. M: đọc - Chỉ tính nết của học sinh. M: chăm chỉ Lớp 3: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả: Một bác nông dân Một bông hoa trong vườn. Một buổi sớm mùa đông Lớp 4: - Hãy tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm sau: đỏ, cao, vui. - Đặt câu với mỗi từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 2. Lớp 5: Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài “ Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng sáu nóng bức. Chỉ ra một động từ, một tính từ và một quan hệ từ em đã dùng trong đoạn văn ấy. Đối với chương trình học cơ bản, việc sắp xếp mạch kiến thức về từ loại Tiếng Việt và hệ thống bài tập đưa ra như vậy là tương đối hơp lí. Một số kiến thức từ loại mang tính trừu tượng đã được giảm tải đảm bảo mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng như danh từ chỉ khái niệm và danh từ chỉ đơn vị đã được lược bỏ trong chương trình LTVC lớp 4. Việc học và giải quyết các bài tập về danh từ, động từ, tính từ trở nên nhẹ nhàng hơn. Song ngoài những nội dung được luyện tập trong SGK, các em có những lúc còn luyện tập thêm một số dạng bài khác nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức đã học. Qua một số bài tập khác dạng đó, các em bộc lộ rõ những hạn chế trong việc nắm kiến thức, vận dụng giải quyết bài tập. 2.2.2. Thực trạng học từ loại danh từ, động từ, tính từ của học sinh lớp 4. Mặc dù ở lớp 2, 3 các em đã được làm quen với các bài tập nhận diện các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm nhưng lên lớp 4, việc giải quyết các bài tập về từ loại vẫn còn nhầm lẫn. Thực tế các bài tập học sinh mắc nhiều lỗi khác nhau như: xác định thiếu từ loại theo yêu cầu (VD: Đoạn thơ có 5 danh từ, chỉ xác định được 4 danh từ), nhầm lẫn giữa từ loại này với từ loại khác, nhất là trong một số trường hợp chuyển loại từ ( VD: nhầm lẫn danh từ với đại từ, nhầm lẫn động từ chỉ trạng thái với tính từ), việc đặt câu hoặc viết đoạn văn có mẫu câu chứa các từ loại đã học chưa đạt yêu cầu đề bài ( VD: Đề yêu cầu viết câu mẫu Ai làm gì ? có em lại viết câu mẫu Ai thế nào?), có em nhầm lẫn từ loại với từ chia theo cấu tạo ( VD: Đề yêu cầu xác định danh từ, động từ, tính từ thì lại xác định từ đơn, từ ghép, từ láy), có em không phân chia được danh giới từ nên nhầm lẫn xác định cụm từ là một từ hoặc ghép 1 tiếng của từ phức đứng trước với một tiếng của từ phức đứng sau để tạo thành một từ loại một cách tối nghĩa, nhầm lẫn giữa danh từ chung với danh từ riêng.....Bên cạnh đó cũng có một số học sinh còn mơ hồ về các từ loại danh từ, động từ, tính từ. Để xác định chính xác mức đạt được của học sinh, sau khi học xong tuần 24, tôi đã tiến hành tổ chức cho các em học sinh lớp 4B, năm học 2017 – 2018 làm một bài kiểm tra như sau: Đề bài: 1. Tìm danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn thơ sau: Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót, chim kêu suốt cả ngày Khách đến thì mời ngô nếp nướng Săn về thường chén thịt rừng quay. 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau và nói rõ vị ngữ do từ ngữ nào tạo thành? a. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. b. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Đáp án: 1. Danh từ riêng: Việt Bắc Danh từ chung: cảnh, rừng, vượn, chim, ngày, khách, ngô nếp, thịt rừng. 2. a. Màu vàng trên lưng chú // lấp lánh. CN VN b. Cánh hoa //nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy CN VN li ti giữa những cánh ho Vị ngữ ở câu a do tính từ tạo thành, vị ngữ ở câu b do cụm tính từ tạo thành. Kết quả sau khi học sinh làm bài là: Năm học Tổng số học sinh Điểm 9, 10 Điểm 7, 8 Điểm 5, 6 Điểm dưới 5 2017 – 2018 34 2 = 5,8 % 11= 32,3 % 14=41,4 % 7 = 20,5 % Qua nhiều năm dạy các em học sinh lớp 4, tôi nhận thấy từ loại trong chương trình phân môn luyện từ và câu chỉ chiếm 6 tiết nhưng đây là một nội dung học tập quan trọng, cơ bản và trọng tâm. Trong các đề kiểm tra giữa kì, cuối kì, các câu hỏi về từ loại thường xuyên xuất hiện. Chất lượng làm các bài tập có liên quan đến từ loại của học sinh chưa đạt như mong muốn. Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hơn nữa việc nhận diện các từ loại danh từ, động từ, tính từ và vận dụng kiến thức đã học giải quyết các bài tập liên quan, tôi đã nghiên cứu một số biện pháp giúp học sinh làm tốt các bài tập về từ loại . 2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 2.3.1. Giúp học sinh phân chia ranh giới từ chính xác Việc phân chia ranh giới từ đúng sẽ giúp học sinh xác định đúng từ loại. Trong thực tế, nhiều bài làm của học sinh do không phân chia đúng ranh giới từ đã dẫn đến xác định cả cụm từ là một từ hoặc khó xác định từ loại. Ví dụ: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau: “ Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh Hoàng Liên Sơn. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên một cảm giác bồng bềnh, huyền ảo.” Do vạch danh giới từ chưa đúng, một số học sinh đã xác định “ dốc cao” là một từ và đó là danh từ, “ mây trắng nhỏ” là một tính từ. Để xác định đúng các từ loại trong đoạn văn, trước hết, giáo viên cần cho học sinh vạch ranh giới từ như sau: “ Xe/ chúng tôi/ leo/ chênh vênh/ trên/ dốc/ cao/ của/ con/ đường/ xuyên/ tỉnh/ Hoàng Liên Sơn/. Những/ đám/ mây trắng/ nhỏ/ sà/ xuống/ cửa kính/ ô tô/ tạo nên/ một/ cảm giác/ bồng bềnh/, huyền ảo/.” Việc phân chia được danh giới từ cần có những kiến thức vững chắc về cấu tạo từ. Vì vậy, khi học sinh học cấu tạo từ, giáo viên yêu cầu học sinh nắm chắc khái niệm từ đơn, từ phức ( bao gồm từ ghép và từ láy), khắc sâu nội dung ghi nhớ: Từ đơn chỉ gồm một tiếng có nghĩa, từ phức gồm hai hay nhiều tiếng ( nếu ghép các tiếng lại với nhau thành nghĩa chung là từ ghép, nếu phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần giống nhau là từ láy), đồng thời luyện tập nhiều bài tập về cấu tạo từ trong đó có bài tập vạch danh giới từ. Trong tiếng Việt, có những trường hợp từ “lưỡng tính”, học sinh có các cách phân tích khác nhau. Chẳng hạn: cụm từ“ những đám mây trắng” có thể phân tích thành những/ đám/ mây/ trắng/ nhỏ/ (1) những /đám/ mây trắng / nhỏ/(2) những /đám mây trắng/nhỏ (3) những /đám/ mây trắng nhỏ (4) Trong trường hợp học sinh có những phân tích như trên, giáo viên nên đưa ra một sự nhất quán trong phân tích các cụm từ tương tự để học sinh nắm chắc cách phân tích cấu tạo. Từ dó, các em sẽ làm đúng các bài tập tương tự. Trong ba cách phân tích trên, giáo viên khẳng định cách phân tích (2) là phù hợp trong đó “đám”là từ đơn và là một danh từ đơn vị, “mây trắng” là từ ghép và là danh từ chỉ sự vật, “nhỏ” là tính từ. Ở những bài tập nhận diện từ loại trong một dữ liệu ( đoạn văn, đoạn thơ, câu văn, câu thơ), đối với những học sinh có kĩ năng nhận định ranh giới từ tốt thì không cần thiết yêu cầu học sinh vạch ranh giới từ, đối với những học sinh nhận định còn nhầm lẫn, giáo viên cần cho các em dùng bút vạch rõ ranh giới các từ. Từ đó, các em có cơ sở xác định đúng danh từ, động từ, tính từ. 2.3.2. Nắm vững khái niệm từng từ loại Các từ loại được học trong chương trình luyện từ và câu lớp 4 bao gồm danh từ, động từ, tính từ. 2.3.2.1. Danh từ: Phần ghi nhớ SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 53 có viết: Danh từ là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). Trong đó, danh từ chỉ người như : ông, cha, học sinh, giáo viên...; danh từ chỉ vật như: sông, hồ, bàn, ghế, mũ, nón...; danh từ chỉ hiện tượng như: mưa, nắng, giông bão; danh từ chỉ khái niệm như: cuộc sống, đạo đức, kinh nghiệm, danh từ chỉ đơn vị như: con, cái, chiếc, mảnh, tấm, tấn, tạ, ki- lô - gam, xăng - ti –mét, thôn, xóm, tỉnh huyện.... Để giúp học sinh mở rộng kiến thức về khái niệm danh từ, trong bài học, giáo viên có thể lồng thêm một số kiến thức về danh từ. Chẳng hạn, ngoài các danh từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị, trong nhiều văn cảnh còn có danh từ chỉ sự việc như: lễ chào cờ, cuộc họp, giáng sinh, sinh nhật... Từ đó, có thể khái quát để học sinh hiểu rộng hơn: Danh từ là những từ chỉ sự vật, sự việc. Sau khi học sinh nắm được khái niệm danh từ, ở mỗi loại danh từ, giáo viên nên cho học sinh tự lấy ví dụ để khắc sâu kiến thức một lần nữa và vận dụng làm các bài tập. Đối với bài tập 1, 2 trong SKG Tiếng Việt 4 trang 53, do đã được giảm tải nên giáo viên có thể thay thế bằng hai bài tập khác. Trong các năm dạy lớp 4, tôi đã thay thế bằng hai bài tập sau: Bài 1: Xếp những từ sau đây thành hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: sách, cô giáo, bút, mẹ, cha, vở, anh chị, quần áo, bộ đội, khăn đỏ. Nhóm 1: Từ chỉ .................................... Nhóm 2: Từ chỉ................................. Các từ: .................................................... -------------------------------------------------------------------------------------------------- Các từ: -------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------ Bài 2: Viết tiếp vào chỗ trống 5 từ ngữ chỉ người theo nghề nghiệp: Giáo viên, thợ xây,............................................................................................. -------------------------------------------------------------------------------------------- Sau khi học sinh nắm vững khái niệm danh từ, giáo viên tiếp tục cho học sinh phân biệt danh từ riêng, danh từ chung. Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật, danh từ riêng luôn luôn được viết hoa như: Cửu Long ( dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta), Lê Lợi ( vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta). Danh từ chung là tên chung của một loại sự vật như: sông ( dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được), vua ( người đứng đầu nhà nước phong kiến). Để học sinh hiểu và nhận diện đúng các danh từ chung, giáo viên giới thiệu danh từ chung có thể chia thành hai loại: Danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng. Những danh từ cụ thể thường chỉ sự vật mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan như: quần áo, mưa, nắng, bác sĩ, bảo vệ..., còn những danh từ trừu tượng thường chỉ các sự vật mà ta không cảm nhận được bằng giác quan, chỉ cảm nhận được nhờ những suy nghĩ, tưởng tượng, nhận thức của mỗi người như: tâm hồn, tính cách, niềm tin.... Việc xác định danh từ cần được luyện tập thêm giúp học sinh chắc chắn hơn khi giải quyết các bài tập. Vì vậy, ngoài các buổi chính khóa, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm thêm một số bài tập khác. Chẳng hạn những bài tập yêu cầu học sinh viết tên địa chỉ nơi mình ở hoặc viết tên các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, giáo viên giúp học sinh vừa nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam, vừa nhận biết đúng danh từ chung, danh từ riêng: VD: Viết địa chỉ của gia đình em: làng Cao Thắng, xã Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa các từ: làng, xã, huyện, tỉnh là danh từ chung nên viết thường; các từ Cao Thắng, Cao Thịnh, Ngọc Lặc, Thanh Hóa là danh từ riêng nên viết hoa. 2.3.2.2. Động từ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật ( Ghi nhớ - SGK Tiếng Việt 4, trang 94). Khi dạy đến bài học về động từ, giáo viên giúp học sinh hiểu rõ bản chất của từ, nắm chắc kiến thức về động từ, biết lấy ví dụ về các trường hợp của động từ. Các động từ chỉ hoạt động thường thể hiện sự
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_lam_tot_cac_bai_ta.doc