SKKN Dạy học tích hợp kỹ năng sống cho học sinh trong môn khoa học lớp 4

SKKN Dạy học tích hợp kỹ năng sống cho học sinh trong môn khoa học lớp 4

Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống.Theo bản thân, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng quản lí bản thân.Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người.

 Ở bậc Tiểu học, các môn học vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức đúng đắn ban đầu về Toán học, Khoa học và Đạo đức,., vừa cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức chính vì vậy việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà đội ngũ làm công tác giáo dục cần quan tâm.

Chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá “Trường học thân thiện - học sinh tích cực.” Trên tinh thần đó, bản thân nhận thấy rằng: chính ở dưới mái trường các em học được nhiều điều hay, lẽ phải. Nhà trường là ngôi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập để thành người phát triển toàn diện để xây dựng đất nước, có đủ năng lực hội nhập toàn diện, từng bước trở thành công dân có ích. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo. Với học sinh tiểu học, là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này.

Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được đưa vào chương trình Tiểu học từ năm học 2010 - 2011. Ở Tiểu học Giáo dục kỹ năng sống được giảng dạy chính khóa vào Hoạt động ngoài giờ lên lớp với bộ sách giáo khoa riêng, ngoài ra còn được dạy tích hợp lồng ghép vào các môn học khác: Khoa học, Đạo đức, Tiếng việt. Để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học, với cương vị là người giáo viên, bản thân hết sức băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để dạy học tích hợp kĩ năng sống cho học sinh trong môn khoa học thực sự có hiệu quả? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày sau khi học? Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, bản thân chọn đề tài: “ Dạy học tích hợp kỹ năng sống cho học sinh trong môn khoa học lớp 4”

 

doc 23 trang thuychi01 36895
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học tích hợp kỹ năng sống cho học sinh trong môn khoa học lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Mở đầu.	 
1. Lí do chọn đề tài
2.Mục đích 
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận 
2. Thực trạng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh trong việc dạy môn khoa học	
3. Các biện pháp đã tổ chức thực hiện
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
III. Kết luận, kiến nghị .
1. Kết luận.
2. Kiến nghị..	 
1
1
1
2
2
2
2
5
6
14
15
15
16
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống.Theo bản thân, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng quản lí bản thân...Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người. 
 Ở bậc Tiểu học, các môn học vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức đúng đắn ban đầu về Toán học, Khoa học và Đạo đức,....., vừa cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức chính vì vậy việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà đội ngũ làm công tác giáo dục cần quan tâm. 
Chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá “Trường học thân thiện - học sinh tích cực.” Trên tinh thần đó, bản thân nhận thấy rằng: chính ở dưới mái trường các em học được nhiều điều hay, lẽ phải. Nhà trường là ngôi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập để thành người phát triển toàn diện để xây dựng đất nước, có đủ năng lực hội nhập toàn diện, từng bước trở thành công dân có ích. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo. Với học sinh tiểu học, là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này.
Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được đưa vào chương trình Tiểu học từ năm học 2010 - 2011. Ở Tiểu học Giáo dục kỹ năng sống được giảng dạy chính khóa vào Hoạt động ngoài giờ lên lớp với bộ sách giáo khoa riêng, ngoài ra còn được dạy tích hợp lồng ghép vào các môn học khác: Khoa học, Đạo đức, Tiếng việt.... Để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học, với cương vị là người giáo viên, bản thân hết sức băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để dạy học tích hợp kĩ năng sống cho học sinh trong môn khoa học thực sự có hiệu quả? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày sau khi học? Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, bản thân chọn đề tài: “ Dạy học tích hợp kỹ năng sống cho học sinh trong môn khoa học lớp 4” 
2. Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong nội dung chương trình môn khoa học lớp 4.
Đánh giá thực trạng về kỹ năng sống của học sinh lớp 4, đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt việc dạy tích hợp kỹ năng sống cho học sinh trong môn khoa học. 
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
Dạy tích hợp kỹ năng sống cho học sinh trong môn khoa học lớp 4. 
	4. Phương pháp nghiên cứu.
a. Nghiên cứu tài liệu
b. Nghiên cứu thực tế
 c. Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục 
	d. Phương pháp quan sát.
	5. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2017 - 2018; 2018 -2019.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận: 
a. Khái niệm về kỹ năng sống.
Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, kỹ năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuốc sống.
	b. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống đối với Tiểu học: 
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kĩ năng phù 
hợp.
	- Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Kỹ năng sống giúp học sinh có kỹ năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.
	- Kỹ năng sống giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức đfã học, làm tăng tính thực hành. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
	- Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực 
c. Vị trí vai trò của Giáo dục kỹ năng sống: 
Kỹ năng sống có thể coi là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thách thức. Ngược lại người thiếu kĩ năng sống thường bị vấp váp, dễ thất bại trong cuộc sống. Chính vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống đang dần trở thành nhu cầu cấp thiết. Nhà trường cũng như gia đình cần trang bị cho học sinh, cho con em mình, giúp các em thêm khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
d. Mục tiêu chương trình môn khoa học lớp 4: 
	Môn khoa học giúp học sinh tìm hiểu các kiến thức khoa học đơn giản, cơ bản về con người và sức khoẻ, về tự nhiên, con người với thế giới tự nhiên, chú trọng đến việc hình thành và phát triển kỹ năng như: quan sát, dự đoán, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, tìm kiếm thông tin, phân tích, so sánh để giải đáp thắc mắc... đặc biệt chú trọng đến kỹ năng vận dụng kiến thức để ứng xử thích hợp trong cuộc sống.
	Với những đặc điểm về đối tượng và phương pháp nghiên cứu như vậy môn khoa học ở tiểu học có khả năng lớn trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Giáo dục kỹ năng sống là mục tiêu quan trọng dạy học môn khoa học. Thực hiện tốt giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn khoa học sẽ góp phần chuyển các kiến thức thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, giúp học sinh có thể xử trí có hiệu quả các tình huống thực tế trong cuộc sống, giúp cho việc học tập môn khoa học có ý nghĩa, mặt khác giúp các em nắm vững các kiến thức khoa học.
	e. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong môn khoa học ở Tiểu học:
	Giáo dục kỹ năng sống trong môn khoa học giúp học sinh:
	- Hiểu biết về một số kỹ năng sống cơ bản như: Tự nhận thức về bản thân, về tự nhiên, xã hội và các giá trị; Giao tiếp và ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khoẻ của bản thân; Tư duy phân tích và bình luận về các hiện tượng sự vật đơn giản trong tự nhiên, ra quyết định phù hợp và giải quyết vấn đề hiệu quả, thích hợp với tình huống; Đặt mục tiêu quản lý thời gian và cam kết thực hiện.
	- Vận dụng các kỹ năng trên để ứng phó phù hợp trong thực tiễn cuộc sống. Cam kết thực hiện những hành vi tích cực cho bản thân, gia đình và môi trường xung quanh, tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. 
	g. Nội dung giáo dục kỹ năng sống trong môn khoa học: 
	Trên cơ sở trang bị cho học sinh các kiến thức của môn học về con người và sức khoẻ, về các hiện tượng tự nhiên, môn khoa học giúp hình thành và phát triển các kỹ năng sống sau:
	- Kỹ năng tư duy bình luận: Phản ánh và trình bày, bày tỏ ý kiến của bản thân về các tác nhân của tự nhiên, xã hội có hại với sức khoẻ; vận dụng những kiến thức khoa học về con người, về tự nhiên để so sánh, phân tích nhận diện những dấu hiệu chung và riêng của một số dự vật hiện tuợng đơn giản trong tự nhiên; Phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ với bản thân, tự nhiên. 
	- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề: Khả năng quan sát, tìm kiếm các thông tin, phân tích và đánh giá các lựa chọn, từ đó phán đoán các nguy cơ, tư duy sáng tạo để ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khoẻ của bản thân, gia đình và môi trường xung quanh.
	- Kỹ năng làm chủ bản thân: Khả năng tự phục vụ; đặt mục tiêu; lập kế hoạch cho bản thân; Đảm nhận trách nhiệm, tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, tích cực thời gian bảo vệ môi trường xung quanh, kiểm soát cảm xúc, ứng phó phù hợp; tự bảo vệ bản thân trước các tác nhân từ môi trường, tự nhiên.
	- Kỹ năng nhận thức: Khả năng tự nhận thức về bản thân, xác định được các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; Nhận thức được vai trò, vị trí của bản thân trong gia đình, nhà trường và xã hội; Tự trọng; Suy nghĩ tích cực, tự tin, làm chủ bản thân để có quyết định, hành vi thích nghi, phù hợp ứng phó trước tình huống khó khăn trong cuộc sống.
	- Kỹ năng giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe và phản hồi tích cực; trình bày suy nghĩ của bản thân; Cảm thông chia sẻ; xử lý cảm xúc và ứng xử phù hợp trong một tình huống có liên quan đến sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; Cùng nhau hợp tác bảo vệ môi trường xung quanh. [6]
	h. Địa chỉ tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong môn khoa học lớp 4: 
	Nội dung chương trình môn khoa học lớp 4 được bố trí gồm các nội dung: Con người và sữa khỏe; vật chất và năng lượng; Thực vật và động vật. Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về con người, tự nhiên, xã hội, môn khoa học còn hình thành và rèn cho học sinh các kỹ năng sống cơ bản phù hợp với nội dung từng bài. Cụ thể địa chỉ tích hợp như sau:
 Bài 7. Tại sao cần phối hợp nhiều loại thức ăn
	Bài 10: Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
	Bài 13: Phòng bệnh béo phì
	Bài 14: Phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
	Bài 15: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
	Bài 16: Ăn uống khi bị bệnh
	Bài 17: phòng tránh tai nạn đuối nước
	Bài 26: Nguyên nhân nước bị ô nhiễm
	Bài 28: Bảo vệ nguồn nước
	Bài 29: Tiết kiệm nước
	Bài 35: Không khí cần cho sự cháy
	Bài 39 – 40: Không khí bị ô nhiễm. Bảo về bầu không khí trong sạch
	Bài 44: Âm thanh trong cuộc sống
	Bài 49: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
	Bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
	Bài 53. Các nguồn nhiệt
	Bài 57: Thực vật cần gì để sống
	Bài 58: Nhu cầu nước của thực vật
	Bài 62: Động vật cần gì để sống
	Bài 65: Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
	Bài 66: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
	2. Thực trạng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong việc dạy môn khoa học:
	Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm học 2010-2011, Bộ GD&ĐT đã triển khai nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học vào chương trình, kế hoạch dạy học trong đó có dạy chính khóa vào Hoạt động ngoài giờ lên lớp và tích hợp lồng ghép trong các môn học trong đó có môn khoa học. Thực tế cho thấy trong quá trình thực hiện Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tham gia tập huấn các lớp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học. Có đầy đủ trang thiết bị cho giáo viên và học sinh tham khảo qua tài liệu, trên mạng in tơ net. Về phía giáo viên luôn tìm tòi, học hỏi qua đồng nghiệp, qua các kênh thông tin. Luôn trau dồi kiến thức để lồng ghép kĩ năng sống vào môn khoa học nói riêng và các môn học khác nói chung. Tích hợp đầy đủ nội dung kỹ năng sống vào các bài cụ thể. Thường xuyên cho các em tham gia các hoạt động tập thể. Phần lớn học sinh đều có hứng thú học tập và tham gia đầy đủ các hoạt động tập thể có hiệu quả. Các em đã biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
	Tuy nhiên trong quá trình dạy học vẫn còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại nhất định:
	- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng, cần thiết của việc dạy học tích hợp kỹ năng sống vào môn học còn hạn chế, giáo viên mới chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức mà chưa quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua mỗi bài học.
- Việc tổ chức các hình thức dạy học chưa linh hoạt, sáng tạo, còn đơn điệu, nhàm chán, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao, chưa tạo cơ hội cho học sinh được rèn các kỹ năng cơ bản trong thực tế cuộc sống, cũng như vận dụng kỹ năng xử lý các tình huống thông qua mỗi bài học vào sinh hoạt, học tập nhằm nâng cao sức khỏe cũng như vốn hiểu biết cho bản thân và gia đình.
	- Giáo viên chưa thật gần gũi, thân thiện với học sinh, vì vậy các em chưa mạnh dạn, tự tin chia sẻ với giáo viên, với bạn bè, thiếu đi các kỹ năng cơ bản: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng diễn đạt,.......
	- Phụ huynh mới chỉ thiên về học kiến thức mà quên đi việc rèn kỹ năng sống cho con em mình, một số phụ huynh quá nuông chiều con khiến trẻ ỷ lại vào bố mẹ, thiếu đi các kỹ năng cần thiết: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng xác định giá trị bản thân, kỹ năng tự nhận thức,......
	- Học sinh còn rụt rè, nhút nhát, ngại nói, ngại bày tỏ ý kiến, thiếu các kỹ năng cá nhân: Tự học, tự nhận thức, kỹ năng hợp tác,.....
	Qua thực tế khảo sát 25 học sinh lớp 4A sau khi học xong bài: "Phòng bệnh béo phì ": giáo viên đưa ra tình huống: 
	Bạn Mai có nhiều dấu hiệu béo phì. Sau khi học xong bài này nếu là Mai em sẽ nói gì với bố mẹ và có thể làm gì để phòng bệnh béo phì?
	- Mục tiêu của hoạt động này là giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học trong bài để xử lý tình huống qua đó thể hiện được các kỹ năng cần đạt của bản thân như sau: 
	+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: Nói với những người trong gia đình hoặc những người khác. Nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng, ứng xử đúng với bạn và người khác khi bị béo phì.
	+ Kỹ năng ra quyết định: thay đổi thói quen ăn uống để phòng tránh bệnh béo phì.
	+ Kỹ năng kiên định: Thực hiện chế độ ăn uống, hoạt động thể lực phù hợp lứa tuổi.
	Kết quả thu được như sau: 
	- Chỉ có 5/25 em chiếm 20% số học sinh xử lý tốt tình huống và đạt được 3 kỹ năng theo yêu cầu.
	- 10/25 em chiếm 40% học sinh đạt được 2 kỹ năng theo yêu cầu.
	- 10/25 em chiếm 40% học sinh chỉ đạt được 1 kỹ năng theo yêu cầu.
	Kết quả trên cho thấy: Tỷ lệ học sinh thiếu các kỹ năng sống chiếm tỷ lệ khá cao, chỉ mới nắm được kiến thức cơ bản đó là thực hiện ăn uống, hoạt động thể lực phù hợp lứa tuổi để phòng chống bệnh béo phì, mà chưa có cách ứng xử đúng với bạn và người khác bị béo phì, biết nói với những người trong gia đình hoặc người khác nguyên nhân và cách phòng bệnh....
	3. Các biện pháp đã tổ chức thực hiện: 
	3.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào môn học:
	 Nâng cao nhận thức là rất quan trọng, bởi lẽ nhận thức đóng vai trò xác định hành động của mỗi cá nhân. Với nhận thức đúng đắn về vai trò của việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào môn học thì mỗi giáo viên sẽ quan tâm nhiều hơn và thực hiện một cách nghiêm túc việc giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh qua từng bài học của môn học. Muốn vậy đòi hỏi mỗi giáo viên cần nghiêm túc học tập, nghiên cứu nội dung chương trình môn học, đặc biệt lưu ý các bài có nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống, xác định được các kỹ năng sống mà học sinh cần đạt được sau mỗi bài học, trên cơ sở đó tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp để giúp học sinh hình thành kỹ năng.
	3.2. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học phù hợp với nội dung từng bài: 
Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua môn Khoa học giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết. Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, vẽ tranh,Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, đóng vai, trò chơi,Thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh. Lối sống, hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, biết tự chăm sóc bản thân, ông bà, bố mẹ, người thân ốm. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
	a. Phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm: Đây là phương pháp dạy học hiện đại tạo cho học sinh môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm: Nhóm đôi, nhóm bốn....Phương pháp này tạo cơ hội cho học sinh được thảo luận, trao đổi, chia sẻ những ý kiến cá nhân và thống nhất ý kiến chung và báo cáo trước lớp.
	Ví dụ: Bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước
 Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước: 
	 Hình thức hoạt động nhóm 4 hoặc nhóm 6: 
	* Mục tiêu của hoạt động: HS biết kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
	 Các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh trong bài này: Kỹ năng phán đoán và phân tích những tình huống có nguy cơ dẫn tới đuối nước; Kỹ năng cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi.
	* Cách tiến hành: 
 - Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4.
 - Giao nhiệm vụ thảo luận: Nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hàng ngày?
 - Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận, nêu ý kiến, thư ký ghi chép tổng hợp, thống nhất ý kiến của cả nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, góp ý.
 	* Kết luận: 
 - Không chơi đùa gần hồ ao, sông suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum vại, bể nước phải có nắp đậy.
 - Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưu lũ, dông bão. 
 	 - Học sinh trả lời được như vậy đã hình thành được các kỹ năng theo yêu cầu của bài học. 
Ảnh học sinh đang hoạt động nhóm 
	Ví dụ: Bài 66: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
 Hoạt động 2: Hình thành khái niệm về chuỗi thức ăn
	 Hình thức hoạt động nhóm đôi ( cặp ).
 *Mục tiêu: - Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 - Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
	* Cách tiến hành: 
	- GV tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp.
 - Yêu cầu: Quan sát sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2 trang 133 SGK: Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ; Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ đó.
 - Học sinh thực hiện trao đổi theo cặp theo yêu cầu trên
 - Đại diện các cặp trình bày trước lớp.
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
 - Giáo viên kết luận chung: Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường được bắt đầu từ thực vật. 
	* Hoàn thành tốt nhiệm vụ ở hoạt động này học sinh sẽ đạt được các kỹ năng: Kỹ năng bình luận, khái quát, tổng hợp thông tin để biết mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên rất đa dạng. Kỹ năng phân tích, phán đoán và hoàn thành một chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 Hình Ảnh học sinh hoạt động nhóm đôi 
	Phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm giúp các em làm việc tích cực, vui vẻ, các em được nói tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó. Ngoài việc giúp học sinh đạt được các kỹ năng sống được tích hợp trong bài học, hoạt động nhóm còn giúp học sinh hình thành cho học sinh một số kỹ năng cần thiết khác: Kỹ năng hợp tác, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng lãnh đạo ( nhóm trưởng)..... 
 Ảnh HS đang trình bày trước lớp
 	b. Phương pháp tổ chức trò chơi học tập: 
	Đây là phương pháp giáo viên thông qua việc tổ chức các trò chơi liên quan đến nội dung bài học có tác dụng phát huy tính tích cực nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua trò chơi học tập học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, khắc sâu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách vững chắc. Bên cạnh 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_tich_hop_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_trong_mon_kh.doc