SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả

Quá trình nhận thức của loài người diễn ra theo quy luật: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Đây chính là con đường biện chứng để nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan. Quá trình nhận thức của học sinh về cơ bản cũng diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người. Tuy nhiên, quá trình nhận thức của học sinh lại có những điểm riêng, nó chứa đựng các khâu: củng cố, kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Quá trình nhận thức của học sinh thể hiện ở tính giáo dục. Quá trình dạy học nói chung, dạy học Tập làm văn nói riêng cần vận dụng kết quả nghiên cứu Tâm lí học lứa tuổi về quá trình nhận thức, tiếp thu tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. Quá trình nhận thức của học sinh thể hiện ở tính giáo dục. Qua đó, hình thành dần dần cơ sở thế giới quan khoa học, bồi dưỡng phẩm chất con người mới. Dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy Tập làm văn nói riêng có liên quan chặt chẽ với tâm lí học, đặc biệt là tâm lí học lứa tuổi.

 Nhận thức của học sinh có thể đạt tới mức độ khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Tập làm văn trong trường Tiểu học được hình thành và phát triển dần từ các lớp đầu cấp đến các lớp cuối cấp. Song song với sự phát triển đó, khả năng sản sinh văn bản của học sinh cả hai hình thức nói và viết cũng phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

 

doc 19 trang thuychi01 13553
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn SKKN 2
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Đối tượng nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Phạm vi nghiên cứu 4 
B. NỘI DUNG SKKN
I. Cơ sở lý luận của SKKN 5
II. Cơ Sở thực tiễn 6
1. Thực tiễn về sách giáo khoa 6
2. Thực tiễn dạy Tập làm văn hiện nay 7
3. Thực trạng của việc học văn miêu tả ở lớp 4 8
III. Các biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả 9
1. Giúp học sinh biết quan sát 9
2. Giúp học sinh lập dàn ý cho bài văn miêu tả 10
3. Giúp học sinh xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn 
thành bài văn miêu tả 12 
IV. Kết quả sáng kiến 14
C. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 16
2. Bài học kinh nghiệm 16
3. Kiến nghị và đề xuất 17
A.MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN SKKN:
Quá trình nhận thức của loài người diễn ra theo quy luật: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Đây chính là con đường biện chứng để nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan. Quá trình nhận thức của học sinh về cơ bản cũng diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người. Tuy nhiên, quá trình nhận thức của học sinh lại có những điểm riêng, nó chứa đựng các khâu: củng cố, kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Quá trình nhận thức của học sinh thể hiện ở tính giáo dục. Quá trình dạy học nói chung, dạy học Tập làm văn nói riêng cần vận dụng kết quả nghiên cứu Tâm lí học lứa tuổi về quá trình nhận thức, tiếp thu tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. Quá trình nhận thức của học sinh thể hiện ở tính giáo dục. Qua đó, hình thành dần dần cơ sở thế giới quan khoa học, bồi dưỡng phẩm chất con người mới. Dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy Tập làm văn nói riêng có liên quan chặt chẽ với tâm lí học, đặc biệt là tâm lí học lứa tuổi. 
 	Nhận thức của học sinh có thể đạt tới mức độ khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Tập làm văn trong trường Tiểu học được hình thành và phát triển dần từ các lớp đầu cấp đến các lớp cuối cấp. Song song với sự phát triển đó, khả năng sản sinh văn bản của học sinh cả hai hình thức nói và viết cũng phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
 	Phân môn Tập làm văn lớp 4 là một nội dung cụ thể hóa mục tiêu của môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học. Không chỉ trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm văn mà còn mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
 	Phân môn Tập làm văn lớp 4 rèn các kĩ năng sản sinh ngôn bản nói và viết phù hợp với mục đích giao tiếp trên cơ sở kiến thức sơ giản thuộc các thể loại: kể chuyện, miêu tả, và một số loại văn bản khác bao gồm: Viết thư; Trao đổi ý kiến; Giới thiệu hoạt động (Giới thiệu nét mới về địa phương); Tóm tắt tin tức; Điền vào giấy tờ in sẵn. Ngoài ra, cùng với các môn học khác, Tập làm văn lớp 4 phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô gíc, tư duy trừu tượng cho học sinh. 
 	Học Tập làm văn lớp 4, học sinh được rèn luyện các kỹ năng làm văn: Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp: (Nhận diện đặc điểm loại văn; Phân tích đề bài, xác định yêu cầu). Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: (Xác định dàn ý; Quan sát đối tượng, tìm ý sắp xếp ý thành dàn). Kĩ năng thực hiện hóa hoạt động giao tiếp: (Xây dựng đoạn văn: chọn từ, tạo câu, viết đoạn; Liên kết đọan thành bài văn). Kĩ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp: (Đối chiếu; sửa lỗi bài viết cho phù hợp).
 	Thông qua phân môn Tập làm văn giúp học sinh: mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
Nội dung các bài Tập làm văn lớp 4 thường gắn với chủ điểm đang học ở các bài Tập đọc. Quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện các kĩ năng phân tích đề, quan sát, tìm ý, viết đoạn là cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo chủ điểm đang học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, quan sát đối tượng...góp phần phát triển năng lực phân tích, tổng hợp....Tư duy trừu tượng của học sinh cũng được rèn luyện và phát triển nhờ các biện pháp so sánh, nhân hóa.... khi viết văn.
Học các tiết Tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên đất nước, có cơ hội bộc lộ cảm xúc cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách con người Việt Nam mới.
 	Xuất phát từ mục tiêu của bậc học cũng như mục tiêu của môn học, ở lớp 4 việc học sinh học Tập làm văn hiện nay gặp nhiều khó khăn, và còn nhiều hạn chế. Vì vậy, người giáo viên cần lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng Dạy - Học Tập làm văn lớp 4 hiện nay. Tôi xin mạnh dạn đề xuất “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Sáng kiến này nghiên cứu không những nhằm giúp học sinh của trường có kĩ năng vận dụng, thực hành tốt khi học tập làm văn. Từ đó tạo nên nền tảng vững chắc cho học sinh và là bàn đạp thúc dẩy các em có đủ tự tin, vững bước trên con đường học tập của chính mình, đáp ứng với yêu cầu đổi mới ngày càng cao của đất nước hiện nay.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Nghiên cứu dạy học Tập làm văn 4, cách sử dụng các phương pháp dạy tập làm văn theo hướng đổi mới. 
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 - Phương pháp đọc tài liệu
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp
 - Phương pháp thực nghiệm
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Sáng kiến tập trung nghiên cứu đối tượng trong phạm vi giáo viên và học sinh lớp 4 trường Tiểu học, với việc dạy học Tập làm văn ở lớp 4 theo phương pháp mới đạt hiệu quả. 
B. NỘI DUNG SKKN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SKKN:
Nhìn chung việc dạy Tiếng Việt mà nhất là phân môn Tập làm văn ở Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng là một việc làm rất khó. Để các em viết được một bài văn hay thì yêu cầu các em phải biết quan sát, tìm ý. Nắm và hiểu nghĩa của từ rõ ràng, chính xác thì các em mới viết được câu văn đúng. Từ đó biết sắp xếp ý một cách lô gíc.
Tóm lại: Muốn học tốt môn Tập làm văn phải học tốt tập đọc, từ ngữ và ngữ pháp, chính tả, cùng với có quan sát tinh tế, có tâm hồn trong sáng, yêu thiên nhiên và mọi cảnh vật xung quanh ta.
	Một bài văn bất kì ở thể loại nào đều phải dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, óc sáng tạo của người viết. Các bài văn ở Tiểu học đa phần chỉ yêu cầu kể, tả những đối tượng mà các em yêu mến, yêu thích. Vì vậy qua bài làm, các em được gửi gắm tình cảm của mình với đối tượng được viết tới. 
Tập làm văn là một phân môn của Tiếng Việt. Do đó, dạy học Tập làm văn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ với rèn luyện tư duy.
- Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp.
- Nguyên tắc chú ý đến trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh.
- Nguyên tắc kết hợp rèn luyện cả hai hình thức dạng nói và dạng viết.
Ngoài ra, dạy Tập làm văn còn phải đảm bảo nguyên tắc đặc trưng của phân môn như sau:
- Phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình dạy học Tập làm văn.
- Phải coi trọng yêu cầu thực hành trong suốt quá trình dạy.
- Phải giúp học sinh viết văn có cảm xúc và chân thực.
Dạy học Tập làm văn cần sử dụng các phương pháp đặc trưng trong dạy học Tiếng Việt như sau:
- Phương pháp dạy học theo tình huống giao tiếp.
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
Ngoài ra, cần sử dụng phương pháp đặc trưng của phân môn như:
- Phương pháp quy nạp để nhận biết đặc điểm các loại bài văn.
- Phương pháp quy chiếu với chủ đề bài văn.
- Phương pháp tổ chức, quan sát đối tượng.
- Phương pháp cá thể hoá sản phẩm văn bản nói, viết của học sinh.
- Phương pháp cùng tham gia.
- Phương pháp luyện tập, thực hành.
Tuy nhiên, không có phương pháp nào là tối ưu cả, để đạt hiệu quả cao trong giờ học, người giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt.
 	Giáo viên cần chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học đó là:
 	- Dạy học dựa vào các hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự hỗ trợ của các hình thức dạy học cá nhân, theo nhóm nhỏ, theo lớp và các phương pháp kĩ thuật như: Thảo luận, báo cáo, động não, điều tra, đóng vai...
 	- Dạy cho học sinh cách học và hiểu rõ mục đích học: học để biết, để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực tiễn về sách giáo khoa:
. Thời gian học:
- Mỗi tuần học 2 tiết.
- 8 tiết dành cho ôn tập, kiểm tra giữa kì và cuối kì.
- Một năm học sinh học 35 tuần với tổng cộng 62 tiết.
1.2. Nội dung chương trình:
1.2.1. Văn kể chuyện: 19 tiết.
1.2.2. Văn miêu tả: 30 tiết.
1.2.3. Văn viết thư: 3 tiết
1.2.4. Văn thuyết trình: 3 tiết (Trao đổi ý kíến: 1 tiết; Giới thiệu hoạt động: 2 tiết).
1.2.5. Điền vào giấy tờ in sẵn: 3 tiết.
 	Các loại văn trên được xen kẽ dạy ở hai loại lớn đó là kể chuyện và miêu tả.
Nhìn chung việc chỉnh lý SGK không gây nhiều xáo trộn trong việc dạy và học phân môn Tập làm văn. Các tác giả vẫn tôn trọng nội dung chương trình và theo sát bản hướng dẫn phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy trình cấu trúc cơ bản của một tiết Tập làm văn cũng như một kiểu bài vẫn được quán triệt (các đề bài được luyện tập nhiều lần qua các thao tác rèn luyện kỹ năng Nội dung chỉnh lý SGK, có những điểm mới: Bổ sung thêm loại bài văn viết thư, văn thuyết trình, văn nhật dụng. Nội dung này đòi hỏi phải có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới phù hợp đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, chương trình còn sắp xếp lại quy trình dạy 1 kiểu bài để tăng cường hơn nữa việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các em khi làm bài viết tốt.
Đối với quy trình về một kiểu bài, việc sắp xếp lại cấu trúc hợp lý hơn, tạo điều kiện để học sinh chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng, mở rộng vốn hiểu biết....
Tóm lại: Chương trình Tập làm văn lớp 4 hiện nay rất phù hợp với lứa tuổi học sinh, nhằm hình thành nhân cách và phát triển con người toàn diện phù hợp với hiện nay. 
Trên đây là toàn bộ nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4. Song vì điều kiện thời gian có hạn tôi chỉ điều tra, nghiên cứu chương trình Tập làm văn với các loại bài: Văn miêu tả; Văn thuyết trình ( Một loại bài mới được đưa vào chương trình).
2. Thực tiễn dạy Tập làm văn hiện nay:
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp tôi thấy giáo viên và học sinh rất hào hứng với chương trình mới. Nhiều giáo viên chú tâm và mang nhiều năng lực nghiệp vụ cho việc thực hiện nội dung chương trình mới bằng những biện pháp dạy học với những hình thức dạy học phù hợp. Song vì phân môn Tập làm văn là một phân môn khó nên bên cạnh những tiết dạy thành công vẫn không tránh khỏi những tiết học chưa đạt yêu cầu. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp cũng như sự kết hợp sử dụng đồ dùng học tập chưa mang lại hiệu quả cao, nhiều hình thức tổ chức chưa phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Vì vậy mà kết quả học tập Tập làm văn của học sinh chưa cao.
3. Thực trạng của việc học văn miêu tả ở lớp 4:
Xuất phát từ thực tế dạy - học phân môn Tập làm văn lớp 4, trong những năm qua, tôi nhận thấy: Học sinh lớp 4 khi thực hiện bài văn miêu tả (đồ vật, cây cối, con vật) còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng bài làm chưa cao: Nguyên nhân chủ yếu là do vốn sống, vốn hiểu biết của các em chưa phong phú, vốn từ của các em còn nghèo nàn, lại chưa biết chắt lọc, việc sử dụng biện pháp tu từ chưa phù hợp. Chẳng hạn: khi miêu tả cây cối, học sinh viết: Vỏ cây mít xù xì, thô ráp như da ông em ngoài 70 tuổi. Hoặc tả cây có bóng mát, một học sinh tả cây bàng như sau: Thân cây to bằng nắm tay em.... Bên cạnh đó, nhiều em còn chưa nắm vững cách làm các kiểu bài văn miêu tả, còn yếu trong kĩ năng xây dựng bố cục, chọn ý và sắp xếp ý, trong dùng từ, diễn đạt... Vì vậy bài văn của các em thường bị rơi vào tình trạng bài văn ngắn, ý cụt ngủn. Kết quả là nhiều bài văn miêu tả sơ sài, đối tượng miêu tả chưa được thể hiện cụ thể, chi tiết.
 Sau khi tìm hiểu được thực trạng của vấn đề năm học 2015 - 2016, tôi đã áp dụng biện pháp của mình và thử nghiệm ngay trên lớp chủ nhiệm (lớp 4E - Trường tiểu học Thiệu Dương). Tôi tiến hành kiểm tra kĩ năng làm văn của học sinh ngay sau học phần miêu tả đồ vật. Kết quả như sau:
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
(Đạt điểm 9, 10)
Hoàn thành
(Đạt điểm 5,6,7,8)
Chưa hoàn thành
(Đạt điểm dưới 5)
 33 em
3 em
22 em
7 em
 Tỉ lệ %
9,1 %
66,7 %
21,2 %
Để giúp học sinh khắc phục những khó khăn trong khi viết văn miêu tả. Bên cạnh việc vận dụng các phương pháp giảng dạy vào việc tổ chức các hình thức dạy học cho học sinh tôi đã suy nghĩ, tìm tòi kết hợp một số biện pháp cụ thể nhằm giúp học sinh viết văn miêu tả tốt hơn. Bởi vì muốn làm tốt văn miêu tả học sinh phải có kĩ năng quan sát.
III. CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ.
Để giúp học sinh từng bước khắc phục những hạn chế nói trên khi làm văn miêu tả, giáo viên cần chú ý một số biện pháp sau:
1. Giúp học sinh biết quan sát:
- Khi làm bài văn miêu tả phải có yếu tố tưởng tượng, nhưng bất kì một sự tưởng tượng nào cũng đều bắt nguồn từ thực tế nên hình ảnh được miêu tả phải có tính chân thực, bắt đầu bằng sự quan sát, Phải quan sát bằng nhiều giác quan, và xác định đối tượng quan sát kĩ. Khi viết văn học sinh chưa biết xác định trọng tâm nên tập trung tả vào bộ phận nào. Chẳng hạn tả cây ăn quả cần tả trọng tâm là quả, hình dáng của quả, hương vị của quả, ích lợi của quả,...Tả cây có bóng mát thì trọng tâm cần phải tả là tán lá, cành lá,... không tô hồng quá, không bót méo và quá hư cấu. Muốn quan sát đạt kết quả thì giáo viên phải hướng cho học sinh cách chọn một điểm nhìn, một góc nhìn hợp lí. Từ đó sẽ đem đến những sản phẩm quan sát với những hình ảnh khác nhau.
Cách nhìn của trẻ thơ khác với người lớn, của trẻ nông thôn khác với trẻ thành phố. Góc nhìn, cách nhìn còn là quan điểm, thái độ riêng của mỗi học sinh, song cần hướng cho học sinh thể hiện nó bằng nhãn quan thẩm mĩ, kết hợp nhiều giác quan.
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh quan sát (đồ vật, cây cối, con vật).
Có thể tổ chức cho học sinh quan sát vật thật (đồ chơi, đồ dùng học tập, cây cối xung quanh sân trường.....) hoặc cho học sinh quan sát tranh, ảnh do giáo viên sưu tầm.
- Chọn được đối tượng quan sát rồi giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm vị trí thích hợp để quan sát.
- Hướng dẫn học sinh quan sát theo một trình tự nhất định: Nhìn bao quát bên ngoài rồi đến quan sát từng bộ phận (bên ngoài / bên trong, bên trên / bên dưới, đầu/ mình / chân / tay... hay gốc / rễ / thân / cành / lá...)
 	- Hướng dẫn học sinh quan sát bằng nhiều giác quan:
+ Quan sát bằng thị giác: Xem hình dáng, kích thước, màu sắc... của đồ vật, (con vật, cây cối).
+ Quan sát bằng xúc giác: cho học đến gần dùng tay để nhận biết đồ vật mềm hay cứng, nhẵn nhụi hay thô ráp, trơn hay xù xì...
+ Quan sát bằng thính giác: dùng tai để nghe đồ vật khi sử dụng có phát ra tiếng động không, tiếng động đó như thế nào?
+ Quan sát bằng khiếu giác, vị giác: Để nhận biết hương thơm của cây hoa, vị chua, ngọt của quả...
 	Để có những sự vật quan sát sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh sưu tầm hoặc chủ động chuẩn bị để đem đến lớp. Giáo viên cần sử dụng một cách có hiệu quả đồ dùng dạy học, đó là tranh minh hoạ hình ảnh Cái cối tân (bộ tranh dạy Tập làm văn lớp 4. Màu sắc đẹp, rõ nét, học sinh quan sát dễ,minh họa để phục vụ cho học sinh quan sát trong khi hình thành kiến thức (Tranh “Cái cối tân”): hay chủ yếu ở phần luyện tập.(Hoa sầu đâu( Hoa xoan), Quả vải tiến vua, Hoa mai vàng) (Tuần 23). Ảnh minh họa cũng được đưa ra giúp học sinh quan sát trước khi viết bài văn kiểm tra: Miêu tả cây cối (Tuần 29).
 	Sau khi học sinh thực hành quan sát xong, giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào kết quả quan sát để tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ýcho bài văn.
2. Giúp học sinh lập dàn ý cho bài văn miêu tả:
Dựa vào từng đề bài cụ thể mà giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý chi tiết trước khi viết bài văn.Tuy nhiên dàn ý một bài văn miêu tả đều được xây dựng theo kết cấu chung: 
Dàn ý bài văn miêu tả đồ vật
Dàn ý bài văn miêu tả 
cây cối
Dàn ý bài văn miêu tả 
con vật
1. Mở bài: 
Giới thiệu đồ vật định tả.
2.Thân bài: 
- Tả bao quát đồ vật: hình dáng, màu sắc,độ lớn...
- Tả từng bộ phận của đồ vật.
- Hoạt động, công dụng của đồ vật.
3. KÕt bµi: Nªu c¶m nghÜ cña em víi ®å vËt ®­îc t¶.
1. Më bµi: 
Giíi thiÖu c©y muèn t¶.
2.Th©n bµi: (T¶ tõng bé phËn cña c©y hoÆc t¶ tõng thêi kÝ ph¸t triÓn cña c©y)
- T¶ bao qu¸t .
- T¶ tõng bé phËn cña c©y.
3. KÕt bµi: Nªu Ých lîi cña c©y, nªu c¶m nghÜ cña em. 
1. Mở bài:
Giới thiệu con vật định tả.
2.Thân bài:
- Tả bao quát hình dáng bên ngoài.
- Tả từng bộ phận của con vật.
- T¶ thãi quen sinh ho¹t vµ mét vµi ho¹t ®éng chÝnh cña con vËt.
3. KÕt bµi: Nªu Ých lîi cña con vËt, nªu c¶m nghÜ cña em. 
Học sinh lập được dàn ý tương đối đầy đủ cũng chính là đã biết sắp xếp ý theo trình tự đúng với bố cục. Tuy nhiên để không bị rơi vào tình trạng bài văn ngắn, ý cụt lủn, tôi đã đưa ra bốn cách phát triển ý trong bài văn miêu tả nhằm giúp học sinh biết kết hợp tưởng tượng và liên tưởng làm cho bài văn giàu hình ảnh, sống động. 
Cách 1: Quan sát kĩ đồ vật (cây cối, con vật) cần miêu tả vào một thời điểm cụ thể để nhận ra các đặc điểm của đồ vật (cây cối, con vật).
Ví dụ: Tả chiếc cặp sách hằng ngày cùng em đến trường.
Yêu cầu: Em quan sát để nhận ra đặc điểm của chiếc cặp đã đồng hành cùng em về hình dáng, màu sắc, chất liệu, dây đeo, khoá các bộ phận bên trong: khi mở cặp ra, âm thanh của khoá phát ra như thế nào? Cặp có mấy ngăn?... cặp đã cùng em chia sẻ những gì?... (đang trải những ý nghĩ của em lên trang vở thành những câu văn giàu hình ảnh...)
Cách 2: Đặt đồ vật (cây cối, con vật) cần miêu tả trong các thời điểm khác nhau:
Ví dụ: Em nhớ lại ngày mới mua về cặp có đặc điểm ra sao? Còn sau này em tưởng tượng cặp sẽ như thế nào, còn giúp em những điều gì nữa?
Cách 3: Đặt đồ vật (cây cối, con vật) cần miêu tả trong mối quan hệ với các sự vật xung quanh.
Ví dụ: Từ ngày có chiếc cặp này, đồ dùng học tập, sách vở của em được bảo vệ như thế nào? Cùng với những đồ dùng khác, chiếc cặp cùng em đón nhận kết quả học tập như thế nào? 
Cách 4: Đặt đồ vật (cây cối, con vật) cần miêu tả trong mối quan hệ “họ hàng” với các đồ vật (cây cối, con vật) cùng loại để so sánh, liên tưởng, làm nổi bật
Ví dụ: Em so sánh chiếc cặp đang dùng với các chiếc cặp đã có từ trước, em so sánh với chiếc cặp của bạn ngồi cùng bàn...
 	Trên đây là bốn cách phát triển ý, giúp các em khỏi bị “tắc ý” khi làm bài. Nhiều học sinh vận dụng bốn cách này mà đã có những đoạn văn, bài văn hay. Nội dung miêu tả sinh động, đối tượng miêu tả cụ thể, chi tiết, nổi bật.
3. Giúp học sinh xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn thành bài văn miêu tả:
 	Đây là bước học sinh thể hiện sản phẩm một cách trọn vẹn, muốn xây dựng đoạn văn đúng với bố cục và hay, học sinh phải nắm được đoạn văn đang xây dựng thuộc phần nào trong bố cục bài văn. 
 Nếu là đoạn mở bài có hai cách xây dựng: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
 Nếu là đoạn kết bài thì cũng có hai cách kết bài: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
 	Qua thực tế cho thấy học sinh thường lúng túng khi xây dựng đoạn mở bài và kết bài vì thường lẫn lộn giữa Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp (Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng). Do đó mỗi khi xây dựng đoạn văn yêu cầu đầu tiên là học sinh phải hiểu thế nào là Mở bài trực tiếp? Mở bài gián tiếp? Kết bài mở rộng? Kết bài không mở rộng?
 Từ hiểu biết trên mà học sinh phân biệt được mình đang xây dựng đoạn văn theo cách nào.
Ví dụ:	 Hãy viết:
- Phần mở bài theo kiểu gián tiếp.
- Kết bài theo kiểu mở rộng.
Cho đề bài: “Tả một đồ dùng học tập của em”. (Tiết 6 - ôn tập - TV4 - Tr.176).
Các bước thực hiện: 
 - HS đọc kĩ đề bài, xác định rõ yêu cầu.
 - HS nhắc lại thế nào là Mở

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot_van_mieu_t.doc