SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc

Tiếng việt là một bộ môn quan trọng ở bậc tiểu học. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về Tiếng Việt, tạo cho các em năng lực sử dụng Tiếng Việt một cách có hiệu quả. Thông qua hoạt động dạy Tiếng Việt, rèn cho các khả năng tư duy và những phẩm chất đạo đức cần thiết. Tập đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, rèn luyện và phát triển ở các em kĩ năng nghe- đọc- nói và giúp học sinh tiểp nhận được tri thức của loài người, trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy mở rộng hiểu biết về cuộc sống. Bồi dưỡng cho các em tư tưởng tình cảm, tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện, có thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống. Hình thành cho học sinh ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt. Từ đó, các em càng yêu quý và trân trọng tiếng mẹ đẻ.

Tập đọc là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông.

 Biết đọc là con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần.Từ đây, họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Đặc biệt, khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy được năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn.

 Trong khi đó, ở trường Tiểu học việc dạy đọc cho học sinh là một yêu cầu kiến thức trọng tâm của chương trình. Hầu hết học sinh đọc trơn tốt đúng yêu cầu của mục tiêu đề ra nhưng yêu cầu đọc diễn cảm chưa được như mong muốn. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của con người chứa đựng trong văn bản được đọc. Về phía giáo viên phần lớn còn một số khó khăn khi dạy Tập đọc: cần dạy bài tập đọc với giọng như thế nào cho hay, làm thế nào để sửa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, làm thế nào để các em hiểu văn bản đọc . Đó chính là những băn khoăn, thắc mắc của giáo viên Tiểu học nói chung và bản thân tôi dạy lớp 3 nói riêng. Với lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc ” nhằm giúp việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh đạt kết quả cao hơn.

 

doc 19 trang thuychi01 21633
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Tiếng việt là một bộ môn quan trọng ở bậc tiểu học. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về Tiếng Việt, tạo cho các em năng lực sử dụng Tiếng Việt một cách có hiệu quả. Thông qua hoạt động dạy Tiếng Việt, rèn cho các khả năng tư duy và những phẩm chất đạo đức cần thiết. Tập đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, rèn luyện và phát triển ở các em kĩ năng nghe- đọc- nói và giúp học sinh tiểp nhận được tri thức của loài người, trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy mở rộng hiểu biết về cuộc sống. Bồi dưỡng cho các em tư tưởng tình cảm, tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện, có thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống. Hình thành cho học sinh ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt. Từ đó, các em càng yêu quý và trân trọng tiếng mẹ đẻ.
Tập đọc là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. 
 	Biết đọc là con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần.Từ đây, họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Đặc biệt, khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy được năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn.
 	Trong khi đó, ở trường Tiểu học việc dạy đọc cho học sinh là một yêu cầu kiến thức trọng tâm của chương trình. Hầu hết học sinh đọc trơn tốt đúng yêu cầu của mục tiêu đề ra nhưng yêu cầu đọc diễn cảm chưa được như mong muốn. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của con người chứa đựng trong văn bản được đọc. Về phía giáo viên phần lớn còn một số khó khăn khi dạy Tập đọc: cần dạy bài tập đọc với giọng như thế nào cho hay, làm thế nào để sửa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, làm thế nào để các em hiểu văn bản đọc ... Đó chính là những băn khoăn, thắc mắc của giáo viên Tiểu học nói chung và bản thân tôi dạy lớp 3 nói riêng. Với lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc ” nhằm giúp việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh đạt kết quả cao hơn. 
II. Mục đích nghiên cứu:
	Nghiên cứu đề tài này chủ yếu giúp cho các đồng chí giáo viên, có các giải pháp để rèn kĩ năng học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc trong trường tiểu học.
III. Đối tượng nghiên cứu: 
- Nghiên cứu khái quát chương trình Tiếng Việt lớp 3.
- Nghiên cứu về một số giải pháp học tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3.
- Tổng kết, rút ra một số bài học sinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu đề tài để giúp các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy bộ môn Tập đọc.
 IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
	Nghiên cứu tài liệu qua các đầu sách tham khảo, trên mạng Internet. Tài liệu sách, báo. Tạp chí giáo dục tiểu học.
- Phương pháp nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận:
	+ Điều tra tình hình thực tế học sinh trong nhà trường.
	+ Thông qua dự giờ, thăm lớp, trao đổi với đồng nghiệm về những thuận lợi, khó khăn khi dạy Tập đọc.	
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
	+ Tổng hợp điều tra mức độ học sinh đọc bài trong các giờ học.
	+ Kiểm tra việc học tập của học sinh để phân loại học lực của học sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
	Sử dụng bảng biểu đối chiếu, xử lý số liệu, so sánh số liệu.
 B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
 	Nội dung sách giáo khoa được trình bày theo hướng giao tiếp và hoạt động là điều kiện tốt để định hướng cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Qua quá trình giao tiếp nhân cách học sinh được hình thành và phát triển. Các em có cơ hội tham gia hoạt động, có thái độ và kỹ năng sống, luôn tự khám phá cố gắng hoàn thiện mình. Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc cần được coi trọng và đề cao. Đòi hỏi mỗi một giáo viên phải phát huy hết khả năng và năng lực của mình, có cách nhìn cách nghĩ mới. Cần phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh có tư duy tiếp thu nhanh chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, đạt hiệu quả giáo dục cao. Người thầy phải biết đưa vốn kiến thức trong sách vở trở thành vốn kiến thức riêng của từng cá thể học sinh.
Dạy tốt phân môn Tập đọc là tạo cho học sinh có một nền tảng vững chắc để học tốt môn Tiếng Việt và tất cả các môn học khác. Có đọc đúng, đọc trôi chảy mới cảm thụ được bài văn và đọc đúng sẽ hiểu tất cả các văn bản khác.
*Phân môn tập đọc ở lớp 3 có nhiệm vụ:
 1. Phát triển kĩ năng nghe, đọc, nói cho học sinh. Học sinh biết phát âm đúng, nghỉ hơi hợp lí, cường độ đọc vừa phải đạt yêu cầu tối thiểu 70 tiếng/ phút. Ngoài ra phải biết đọc thầm, hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh, nắm được nội dung các câu, đoạn và ý nghĩa của bài. Học sinh còn biết nghe để hiểu các câu hỏi và nhận xét ý kiến của bạn.
 2. Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cơ sở như:
 - Làm giàu vốn từ.
 - Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu cho học sinh.
 - Phát triển một số thao tác tư duy.
 3. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hứng thú đọc sách và tình yêu Tiếng Việt như:
 - Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ.
 - Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu.
 - Hình thành ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt, bồi dưỡng tình cảm yêu quý, trân trọng Tiếng Việt. 
II. Thực trạng: 
* Thực trạng chung: 
Việc giảng dạy phân môn tập đọc ở trường Tiểu học Đại Lộc nói chung và của giáo viên dạy khối 3 nói riêng, qua dự giờ thăm lớp, trao đổi trực tiếp với một số giáo viên cùng khối. Tôi được biết, giáo viên vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong dạy phân môn Tập đọc. Khi lên lớp việc sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết Tập đọc vẫn máy móc, thiếu linh hoạt. Một số giáo viên chưa có biện pháp phù hợp luyện cho học sinh đọc to, đọc nhanh, đọc hay cũng như các cách để tổ chức hoạt động “chiếm lĩnh” nội dung văn bản được đọc, ngoài cách nói ra những điều mình hiểu biết, cảm nhận về tác phẩm. Với những hạn chế trên đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Tập đọc.
* Thực trạng giáo viên.
Thực tế trong giảng dạy ở trường việc đổi mới phương pháp của giáo viên còn hạn chế mang tính hình thức. Giáo viên truyền thụ áp đặt một chiều, học sinh thụ động tiếp thu bài giảng của thầy một cách máy móc rập khuôn, không tự khám phá ra tri thức mới. Cách dạy này hiệu quả chưa cao, hạn chế tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. Giáo viên chưa xác địmh rõ tầm quan trọng và mục đích yêu cầu của phân môn Tập đọc. Hầu như trong giờ tập đọc phần lớn giáo viên chú tâm vào việc tập cho học sinh trả lời các câu hỏi để nắm nội dung bài tập đọc, hay chỉ chú ý đến số lượng học sinh đọc mà không cần quan tâm đến việc các em đọc như thế nào? đã đúng chưa, ít hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách đọc. Nhìn chung chất lượng dạy học phân môn Tập đọc còn nhiều hạn chế. Giáo viên thiếu linh hoạt trong các phương pháp dẫn đến kỹ năng và tốc độ đọc của học sinh còn chậm. Bài soạn còn quá lệ thuộc vào sách hướng dẫn, sự sáng tạo trong các bước chuẩn bị bài chưa cao. Giáo viên đã chú trọng đồ dùng giáo cụ trực quan trong dạy học. Tuy nhiên, ngoài những đồ dùng được cấp, giáo viên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc làm đồ dùng dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học còn hạn chế. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện nay. Đối với phân môn Tập đọc đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi căn bản về phương pháp, bỏ thói quen khi giảng bài sa vào giảng văn, ít quan tâm đến đối tượng học sinh. Đổi mới phương pháp là thiết thực và tối ưu nhất để nâng cao chất lượng. 
* Thực trạng học sinh.
Năm học 2014 – 2015, tôi được phân công chủ nhiệm và trực tiếp dạy lớp 3B. Lớp tôi chủ nhiệm gồm 25 em học sinh. Trong đó có 14 em nam và 11 em nữ. Các em ở rải rác trong các thôn thuộc địa bàn xã. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng môn học và thấy học sinh thường mắc một số lỗi sau:
 - Đọc nhỏ, phát âm sai, nghỉ hơi chưa hợp lí.
 - Chưa biết cách đọc thầm.
 - Trả lời còn sai các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc.
 - Khả năng diễn đạt kém.
	- Một số học sinh chỉ mới biết đọc trơn chưa đọc diễn cảm tốt.
 - Cầm sách đọc chưa đúng tư thế.
Ngay đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát học sinh đọc bài: Ai có lỗi (tuần 2, tập 1, trang 12- SGK Tiếng Việt 3)
Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:
 Sĩ số
Đọc diễn cảm tốt
Đọc trơn tốt
Đọc chưa trôi chảy
Đọc nhỏ, phát âm sai (s/x; tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã)
25
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
24
7
28
8
32
4
16
Qua bảng khảo sát tôi nhận thấy chất lượng đọc của học sinh còn rất hạn chế. Mặc dù luôn nghiên cứu và chuẩn bị bài khi lên lớp một cách chu đáo nhưng kết quả chưa cao. Vì vậy tôi phải tìm ra nguyên nhân và biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh. Từ những kết quả và thực trạng trên tôi đã mạnh dạn đưa ra giải pháp “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc” và thực hiện đối với lớp 3 tôi chủ nhiệm.
III. Các giải pháp thực hiện:
Để giải quyết những khó khăn trong qúa trình dạy học phân môn Tập đọc, người giáo viên phải có kiến thức tốt về văn học và lòng say mê nghề nghiệp, biết sử dụng các phương pháp dạy học sao cho hợp lý nhất thì kết quả dạy học mới được nâng cao. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy tập đọc cho học sinh lớp 3.
Giải pháp1 : Xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với đối tượng học sinh.
Các bài tập đọc trong chương trình Tiếng Việt 3 là những văn bản được chọn lọc cho phù hợp với độ tuổi của các em. Các bài tập đọc thuộc thể loại miêu tả, kể chuyện,...mỗi bài có một nội dung nói về một chủ đề cụ thể. Để học sinh nắm được nội dung của bài, khi soạn thảo các bài tập đọc hiểu, tôi thường chú ý: phải xác định được mục đích, cơ sở xây dựng bài tập, phải có lời giải mẫu, phải dự tính được khó khăn và sai phạm mắc phải khi làm bài tập: biết chuyển đổi hình thức bài tập khi cần thiết và đặc biệt là việc tổ chức hướng dẫn học sinh các bài tập sao cho khoa học để phát huy được năng lực của học sinh. 
Nắm được nội dung cần thiết, mục tiêu bài, chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu tối thiểu của bài, nội dung điều chỉnh của chương trình, của môn học. Xác định phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp, bổ sung cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình, khi đọc sách giáo khoa tôi hình dung ra từng bước lên lớp. Sau đó mới tham khảo sách giáo viên và lập kế hoạch dạy học theo các bước sau:
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học.
- Dự kiến thời gian cho từng hoạt động dạy học.
- Soạn bài phù hợp với mục tiêu và đối tượng học sinh.
VD: Khi dạy bài: Nhớ Việt Bắc - Tuần 14 - Tập 1 - Lớp 3 ( Trang 115 ).
- Tôi đã chuẩn bị đồ dùng dạy học là: 
+ Bản đồ Việt Nam 
+ Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- Phân thời gian cho từng hoạt động như sau:
+ Kiểm tra bài cũ (3 - 5 phút); Luyện đọc trơn (10 - 12 phút) ; 
+ Tìm hiểu bài (9 – 12 phút); Luyện đọc diễn cảm (8 – 10 phút).
+ Củng cố bài, nhận xét tiết học (1-2 phút)
- Yêu cầu học sinh trả lời được 3 câu hỏi trong sách giáo khoa: Nội dung cơ bản được thực hiện theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học. Nhưng đối tượng lớp tôi có nhiều học sinh yếu nên tôi đã tách từ 3 câu hỏi trong sách giáo khoa thành 6 câu để phù hợp với đối tượng học sinh.
Câu 1: Trong bài thơ tác giả có sử dụng cách xưng hô rất thân thiết là “ta” “mình” Em hãy cho biết “ta” chỉ ai, “mình”chỉ ai? 
Câu 2: Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?
Câu 3: Tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc rất đẹp?
Câu 4: Tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc giỏi?
Câu 5: Vẻ đẹp của con người Việt Bắc được thể hiện qua những câu thơ nào?
Câu 6: Tình cảm của tác giả đối với người và cảnh rừng Việt Bắc như thế nào?
Tóm lại: Đọc bài thật kĩ, nghiên cứu nội dung hướng dẫn đọc, hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo áp dụng phù hợp với đối tượng lớp mình. Đây là những chỉ dẫn quan trọng để giáo viên tổ chức luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu cho học sinh.
Giải pháp 2: Giáo viên cần có kĩ năng đọc đúng, đọc hay.
Kĩ năng đọc là mục đích cuối cùng chúng ta muốn có ở học sinh sau mỗi giờ học. Những kĩ năng này trước hết phải có ở giáo viên. Để khắc phục được lỗi do phát âm sai, trước hết là người giáo viên, tôi luôn luyện phát âm, luyện giọng đọc của mình thật chuẩn để học sinh phát âm theo bởi lẽ giọng đọc của giáo viên trong giờ tập đọc là rất quan trọng trong việc thành công của tiết dạy. Hằng ngày, tôi luyện đọc bằng cách đọc các bài tập đọc thật kĩ, thậm chí đọc cho đến thuộc bài tập đọc để có được cách đọc hợp lí nhất. 
Khi đọc mẫu các bài văn, bài thơ, tôi luôn phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải tạo điều kiện cho học sinh lưu ý đến những từ ngữ mà các em dễ đọc sai.
Ví dụ: Bài . Ai có lỗi? Tuần 2 - Tập 1- Lớp 3 
Tôi đã đọc trước bài tìm ra cách đọc của từng câu, từng đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến "nên kiêu căng".
Giọng nhân vật “Tôi ” ( En - ri - cô ) đọc chậm rãi, nhấn giọng các từ: năn nót, nguệch ra, nổi giận, càng tức, kiêu căng.
Đoạn 2: Tiếp đến “ Lát nữa ta gặp nhau ở cổng.”
(Hai bạn cãi nhau) đọc nhanh, căng thẳng hơn, nhấn giọng các từ: trả thù, đẩy, hỏng hết, giận đỏ mặt.
Đoạn 3: Tiếp đến “Nhưng không đủ can đảm ”
Đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, nhấn giọng các từ: lắng xuống, hối hận.
Đoạn 4: Tiếp đến “ Tôi trả lời ” Đọc đúng lời đối thoại của nhân vật .
“ Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa,/ phải không / En- ri- cô? // ”
Đọc với giọng thân thiện, dịu dàng. ( Từ gạch chân là từ đọc nhấn giọng.) 
 “ Không bao giờ? // Không bao giờ! // Tôi trả lời.//” Đọc với giọng xúc động.
Đoạn 5: Còn lại.
Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn / vì con có lỗi. // Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn //. Đọc với giọng nghiêm khắc.
- Tôi đã luyện phát âm các tiếng, từ có vần khó trước ở nhà.
Từ: Khuỷu tay, nguệch ra,...... ( Bài : Ai có lỗi? - trang 12 )
Tóm lại: Muốn đọc đúng, đọc hay bản thân tôi luôn phải tìm tòi qua các loại sách báo, các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên nắm vững phần ngữ âm để dạy cho học sinh bởi tôi hiểu muốn rèn cho học sinh đọc đúng đọc hay thì điều đầu tiên là giáo viên phải đọc đúng, có sức hấp dẫn với học sinh.
Giải pháp 3: Hướng dẫn, rèn cho học sinh các kĩ năng đọc văn bản.
3.1. Tổ chức cho học sinh có các kĩ năng nhìn, nghĩ, nghe, nói.
Trong khi dạy tập đọc, tôi thường tổ chức cho học sinh hoạt động bằng cách nhìn, nghĩ, nghe, nói và làm , cụ thể là:
- Tổ chức cho học sinh nhìn dưới các hình thức: nhìn chữ để đọc to, để đọc thầm, đọc lướt, nhìn tranh minh hoạ để rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
- Tổ chức cho học sinh nghĩ dưới các hình thức:
+ Ghi nhớ từng phần nội dung bài.
+ Phân tích và tổng hợp (ở mức đơn giản) để tìm ra nghĩa của từ, nêu nhận xét đơn giản về con người hoặc sự việc được đề cập trong bài.
+ Giải quyết vấn đề (ở mức đơn giản) theo cách liên hệ những nội dung đơn giản trong bài đọc với cuộc sống để định hướng suy nghĩ hoặc hành động cho đúng bản thân và một số người có liên quan để khắc sâu nội dung bài.
- Tổ chức cho học sinh nghe dưới các hình thức sau:
+ Nghe giáo viên đọc mẫu kết hợp với nhìn và đọc thầm theo.
+ Nghe câu hỏi, lời giao nhiệm vụ, lời dẫn của giáo viên, nghe ý kiến của bạn.
- Tổ chức cho học sinh nói dưới các hình thức sau:
+ Đặt và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc (với giáo viên và với bạn)
+ Nhắc lại một phần nội dung đã ghi nhớ trong bài.
+ Nói thành câu ý của một đoạn.
+ Nói lại kết quả những việc đã làm theo chỉ dẫn của bài đọc. 
+ Phát biểu ý kiến của cá nhân hoặc của nhóm trong khi thảo luận về nội dung bài đọc.
- Tổ chức cho học sinh làm dưới các hình thức :
+ Cá nhân đọc nhẩm đọc thầm bài, đọc có biểu cảm một số câu hoặc đoạn ngắn trong một số bài.
+ Cá nhân hoặc nhóm làm bài tập.
+ Nhóm sưu tầm tài liệu để đọc theo yêu cầu.
+ Nhóm tham gia các trò chơi để hiểu bài.
+ Nhóm làm theo chỉ dẫn trong bài.
Tóm lại: Thông qua các hoạt động học tập giáo viên giúp cho các em có được những kĩ năng cơ bản cần thiết như: nhìn, nghĩ, nghe, nói, làm... để giúp các em nhanh hiểu và dễ nhớ, nhớ lâu và hứng thú trong hoạt động học tập.
3.2. Luyện đọc to - đọc thành tiếng cho học sinh.
- Đối với những học sinh đọc còn nhỏ do các em thiếu tự tin và chưa mạnh dạn trước đông người. Tôi động viên, khuyến khích, dạy cho các em cư xử, tự nhiên, tự tin trước tập thể. Các em được đứng trước các bạn nhiều lần dưới sự động viên, khuyến khích của các bạn, các em sẽ dần dần đọc to, dõng dạc.
- Đối với học sinh đọc nhỏ vì chưa biết cách đọc như thế nào là to, tôi hướng dẫn học sinh nâng giọng để đọc to hơn.
- Học sinh đọc nhỏ vì không biết cách lấy hơi, tôi luyện cho học sinh thở sâu lấy hơi: học sinh đứng thẳng người, mặt nhìn thẳng, hít vào thật sâu và thở ra thật đều. Học sinh có thể tăng dần thời gian hít thở và thở ra (nếu không có nhiều thời gian thì hướng dẫn cho học sinh về nhà tập động tác này).
- Nếu HS đọc quá to hoặc gào lên, tôi luyện cho các em đọc với âm lượng vừa phải.
Ví dụ: Khi dạy bài: Hai Bà Trưng - Tuần 19 - Tập 2 - Lớp 3 ( trang 4 )
- Bài này nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
- Giọng đọc toàn bài: Giọng đọc to, rõ, mạnh mẽ.
- Nếu đọc nhỏ mất đi sự hào hùng, khí thế mạnh mẽ hào hùng của hai vị nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên của nước nhà.
Ví dụ: Khi dạy bài: Cửa Tùng - Tuần 13 - Tập 1 - Lớp 3 ( trang 109 ) 
- Bài này nội dung: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng – một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.
- Giọng đọc toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tràn đầy cảm xúc ngưỡng mộ.
- Nếu đọc to không thể hiện được cảm xúc, sự ngọt ngào, sự ngưỡng mộ với vẻ đẹp của biển Cửa Tùng một cửa biển đẹp nổi tiếng ở miền Trung. 
3. 3. Luyện cho học sinh đọc đúng.
a. Giúp học sinh không đọc thừa, đọc thiếu tiếng.
Tôi giúp học sinh đọc không thừa, không thiếu tiếng, từ. Tôi hướng dẫn học sinh đọc như sau:
Ví dụ: Khi dạy bài: Người đi săn và con vượn - Tuần 32 - Tập 2 – Lớp 3 
- Tôi đã hướng dẫn học sinh đọc từng tiếng, từ nếu học sinh đọc sai tôi sẽ yêu cầu học sinh dừng lại và hướng dẫn học sinh phát âm lại cho đúng.
Từ: xách nỏ, mũi tên, rỉ ra,........
- Sau đó tôi hướng dẫn học sinh đọc đọc câu, câu dài.
Câu: Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta/ thì hôm ấy coi như ngày tận số.//
- Hướng dẫn đọc đoạn
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng đúng.
Đoạn: Một hôm, / người đi săn xách nỏ vào rừng .// Bác thấy một con vượn lông xám/ đang ngồi ôm con trên tảng đá.//Bác nhẹ nhàng rút mũi tên / bắn trúng vượn mẹ.//
 Vượn mẹ giật mình, / hết nhìn mũi tên/ lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận,/ tay không rời con. // Máu ở vết thương rỉ ra / loang khắp ngực.// 
( Từ gạch chân là từ cần đọc nhấn giọng.)
- Khi hướng dẫn học sinh đọc tiếng, từ, câu dài và đoạn đọc lần 1 tôi yêu cầu học sinh dùng ngón tay trỏ chỉ từng tiếng, từ, câu để đọc.
- Đọc lần 2,3... tôi yêu cầu học sinh tự làm chủ tia mắt khi đọc.
- Về hình thức: Tôi đã tổ chức cho học sinh đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.
b. Luyện đọc đúng chính âm:
Đối với học sinh trường tiểu học Hà Lâm nói chung và lớp tôi chủ nhiệm nói riêng, khi phát âm không phân biệt được các tiếng có phụ âm đầu là tr/ch,s/x...; tiếng có nguyên âm đôi không đọc lướt được; tiếng có thanh ngã đều đọc bằng thanh hỏi.
* Sai phụ âm đầu: Các âm đầu học sinh đọc chưa chuẩn như: r/d; tr/ch; s/x các âm này đều là phụ âm xát nhưng khi phát âm lại khác nhau.
Cách sửa:
* Phụ âm r/d:
- Khi phát âm r uốn đầu lưỡi về phía vòm hơi phát ra có tiếng thanh.
- Khi phát âm d đầu lưỡi gần chạm lợi hơi thoát ra sát có tiếng thanh.
* Phụ âm tr/ch:
 - Khi p

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_hoc_tot_phan_mon_t.doc