SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn

Cùng với các môn học khác ở bậc Tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Nó góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán ở Tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế.

 Trong nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc dạy giải toán có lời văn trong chương trình toán bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là hết sức cần thiết, ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tư duy của các em còn hạn chế về mặt suy luận, phân tích nên việc dạy giải toán có lời văn ở tiểu học sẽ góp phần giúp cho học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng phong phú và hình thành khả năng giải toan có lời văn, đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt môn toán sau này ở các cấp học trên.

 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp, đặc biệt nhiều năm đứng lớp ở khối 2, tôi thấy: Các em được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp một, đặc biệt ở lớp 2 yêu cầu các em viết lời giải cho phép tính Có thể nói, đây quả thực là một khó khăn đối với học sinh khi học giải toán có lời văn. Đọc một đề toán đang còn là khó đối với các em vậy mà các em còn tiếp tục phải: Tìm hiểu đề toán, tóm tắt đề, đặt câu lời giải, phép tính, đáp số Vì vậy, đa số các em còn gặp lúng túng trong khi giải toán có lời văn như: chưa biết xác định yêu cầu đề bài hỏi gì?, chưa biết cách đặt câu lời giải thế nào cho đúng,. dẫn dến một số em có thái độ lơ là, chán nản đối với những bài toán có lời văn. Từ những vấn đề đó mà bản thân tôi luôn luôn suy nghĩ, trăn trở, trao đổi, thảo luận trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, tích luỹ nghiệp vụ do nhà trường tổ chức. Làm thế nào để giúp học sinh hiểu được đề toán, viết được tóm tắt, nêu được câu lời giải hay, phép tính đúng. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự nổ lực không biết mệt mỏi của người giáo viên đứng lớp. Là một giáo viên đã có nhiều năm trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 2, qua kinh nghiệm của bản thân và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi mạnh dạn áp dụng một số biện pháp vào trong quá trình hướng dẫn học sinh của lớp thực hiện giải bài toán có lời văn và đã thành công. Chính vì thế tôi đăng kí viết đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn”.

 

doc 17 trang thuychi01 17945
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Cùng với các môn học khác ở bậc Tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Nó góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán ở Tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế.
	Trong nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc dạy giải toán có lời văn trong chương trình toán bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là hết sức cần thiết, ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tư duy của các em còn hạn chế về mặt suy luận, phân tích nên việc dạy giải toán có lời văn ở tiểu học sẽ góp phần giúp cho học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng phong phú và hình thành khả năng giải toan có lời văn, đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt môn toán sau này ở các cấp học trên.
	Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp, đặc biệt nhiều năm đứng lớp ở khối 2, tôi thấy: Các em được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp một, đặc biệt ở lớp 2 yêu cầu các em viết lời giải cho phép tính Có thể nói, đây quả thực là một khó khăn đối với học sinh khi học giải toán có lời văn. Đọc một đề toán đang còn là khó đối với các em vậy mà các em còn tiếp tục phải: Tìm hiểu đề toán, tóm tắt đề, đặt câu lời giải, phép tính, đáp số Vì vậy, đa số các em còn gặp lúng túng trong khi giải toán có lời văn như: chưa biết xác định yêu cầu đề bài hỏi gì?, chưa biết cách đặt câu lời giải thế nào cho đúng,... dẫn dến một số em có thái độ lơ là, chán nản đối với những bài toán có lời văn. Từ những vấn đề đó mà bản thân tôi luôn luôn suy nghĩ, trăn trở, trao đổi, thảo luận trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, tích luỹ nghiệp vụ do nhà trường tổ chức. Làm thế nào để giúp học sinh hiểu được đề toán, viết được tóm tắt, nêu được câu lời giải hay, phép tính đúng. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự nổ lực không biết mệt mỏi của người giáo viên đứng lớp. Là một giáo viên đã có nhiều năm trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 2, qua kinh nghiệm của bản thân và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi mạnh dạn áp dụng một số biện pháp vào trong quá trình hướng dẫn học sinh của lớp thực hiện giải bài toán có lời văn và đã thành công. Chính vì thế tôi đăng kí viết đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng để nắm được chương trình của toán lớp 2. Trên cơ sở lí luận thực tiễn phân tích những ưu điểm, tồn tại để tìm ra những biện pháp, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy mạch kiến thức giải toán có lời văn.
- Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của học sinh khi giải toán có lời văn.
- Đề xuất biện pháp khắc phục những sai lầm cho học sinh khi giải toán có lời văn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp dạy học mạch kiến thức giải toán có lời văn lớp 2.
- Học sinh lớp 2 trường tiểu học Xuân Lập - Thọ Xuân.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến môn toán lớp 2 như: Sách giáo khoa toán 2; Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 2; Điều chỉnh nội dung dạy học các môn học lớp 2.
- Phương pháp điều tra:
	+ Thông qua việc dự giờ của giáo viên cùng khối trong đơn vị và dự giờ môn toán của giáo viên các khối khác để học tập, rút king nghiệm cho bản thân.
	+ Căn cứ vào kết quả làm bài của học sinh ở các tiết dạy trên lớp và điểm kiếm tra định kì cuối kì 1, cuối kì 2 giáo viên đánh giá, đối chiếu số liệu học sinh hoàn thành mục tiêu môn học để có biện pháp phù hợp, kịp thời với từng đối tượng học sinh.
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
	Giải toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố về lời văn đó che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những câu lời giải phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán.
	Nhưng làm thế nào để học sinh hiểu và giải toán, đáp ứng theo yêu cầu của chương trình, đó là điều cần phải trao đổi nhiều đối với chúng ta – những người trực tiếp giảng dạy cho các em rất nhiều việc: Đặt câu lời giải cho bài toán.
	Ta thấy rằng, giải toán ở Tiểu học trước hết là giúp các em luyện tập, vận dụng kiến thức, các thao tác thực hành vào thực tiễn. Qua đó, từng bước giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận lôgíc. Thông qua giải toán mà học sinh rèn luyện được phong cách của người lao động mới: Làm việc có ý thức, có kế hoạch, sáng tạo và hăng say, miệt mài trong công việc.
	Thực tế tôi thấy học sinh khi giải các bài toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép tính chính xác và nhanh chóng nhưng không làm sao tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải không phù hợp với đề toán đặt ra. Chính vì thế nhiều khi dạy học sinh đặt câu lời giải còn vất vả hơn nhiều so với dạy trẻ thực hiện các phép tính ấy để tìm ra đáp số.
	Việc đặt lời giải ngay từ lớp 1, 2 sẽ là một khó khăn lớn đối với mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp 1, 2 nhất là những tuần đầu dạy toán có lời văn ngay ở việc giúp các em đọc đề, tìm hiểu đề Một số em mới chỉ đọc được đề toán chứ chưa hiểu được đề, chưa trả lời các câu hỏi thầy nêu: Bài toán cho biết gì ?... Đến khi giải toán thì đặt câu lời giải chưa đúng, chưa hay hoặc không có câu lời giải Những nguyên nhân trên không thể đổ lỗi về phía học sinh 100% được mà một phần lớn đó chính là các phương pháp, cách áp dụng, truyền đạt của những người thầy.
	Đây cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này, mong tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 nói riêng và trong môn toán 2 nói chung. Để từ đó, các em có thể thành thạo hơn với những bài toán có lời văn khó và phức tạp ở các lớp trên.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thực trạng chung: 
- Đa số các đồng chí giáo viên đã xác định được việc dạy "giải toán có lời văn" trong chương trình môn toán lớp 2 là rất quan trọng nên các đồng chí chuẩn bị bài rất chu đáo trước khi lên lớp, nhiều đồng chí đã chịu khó đầu tư, tìm tòi nghiên cứu để giờ dạy đạt kết quả cao.
- Học sinh được trang bị kiến thức ngay từ cuối năm lớp 1 nên cũng có nhiều thuận lợi cho việc giải toán ở lớp 2.
- Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, có đầy đủ sách giáo khoa, vở bài tập phục vụ cho việc học tập của các em. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số lỗi mà giáo viên và học sinh còn mắc phải như: 
2. Thực trạng đối với giáo viên.
- Khi dạy giải toán cho học sinh, giáo viên mới chỉ cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản mà sách giáo khoa đã biên soạn, giáo viên chưa chú trọng việc ra bài tập cho học sinh làm thêm, phụ đạo thêm để học sinh được luyện tập nhiều, chưa dành thời gian để giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành.
- Giáo viên chưa tạo được mối liên quan giữa kiến thức mới và kiến thức đã học để dẫn dắt học sinh tìm tòi sáng tạo trong khi tiếp nhận kiến thức.
- Giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm tâm lí lứa tuổi mà chỉ chú ý đến việc cho học sinh ghi nhớ công thức và giải quyết một cách máy móc nên hiệu quả giảng dạy chưa cao.
- Nhiều giáo viên trong giờ dạy chưa chú trọng đến cả ba đối tượng, số học sinh nắm bắt kiến thức không đồng đều, chất lượng đại trà chưa cao, nên chưa phát huy được khả năng phát triển toán học của các em.
3. Thực trạng đối với học sinh.
	Khi giải toán đơn học sinh còn giải toán một cách thụ động, máy móc theo yêu cầu của giáo viên, học sinh chỉ biết giải những bài toán cụ thể chưa biết linh hoạt so sánh và liên hệ với các bài toán khác.
- Khi gặp những bài toán có dữ liệu "không tường minh" học sinh thường hay lúng túng do chưa hiểu rõ đề bài và chưa có kĩ năng phân tích đề toán.
- Nhiều học sinh đọc còn chưa thông nên việc đọc kĩ đề toán là một việc khó khăn nên dẫn đến giải bài toán sai.
- Nhiều em lựa chọn lời giải chưa hay, chưa phù hợp với nội dung bài toán.
- Việc đọc đề, tìm hiểu đề đang còn nhiều khó khăn đối với học sinh lớp 2. Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa cao, nên các em đọc được đề toán và hiểu đề còn thụ động, chậm chạp
4. Kết quả của thực trạng trên:
 Qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm của 34 em học sinh lớp 2 tôi thu được kết quả như sau:
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4
11,7
8
23,5
10
29,5
12
35,3
 Qua kết quả điều tra thực trạng trên tôi nhận thấy đây là kiến thức trọng tâm của chương trình toán 2 mà còn rất nhiều học sinh nắm chưa vững. Đây là vấn đề cần phải khắc phục ngay để giúp các em có đầy đủ kiến thức chuẩn bị cho việc học toán ở các lớp trên và giúp các em vận dụng vào tính toán trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy tôi đã tìm ra cách khắc phục thực tế trên trong việc dạy giải toán cho học sinh lớp 2 như sau: 
III. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 
1. Giải pháp chung:
 Sau khi tôi đã vận dụng một số giải pháp để giúp các em nâng cao chất lượng môn toán, tôi nhận thấy chất lượng có chuyển biến rõ rệt. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:
Giải pháp 1: Nắm vững nội dung chương trình toán 2.
Giải pháp 2: Giúp học sinh có kĩ năng giải tốt một số dạng toán có lời văn trong chương trình toán 2.
Giải pháp 3: Tăng cường luyện tập các bài toán có lời văn cho học sinh.
Giải pháp 4: Dạy học quan tâm đồng đều đến tất cả các đối tượng học sinh. Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ toán.
2. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
2.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu chương trình toán 2, sau đó phân loại các dạng bài trong phần giải toán có lời văn ở lớp 2.
	Được phân công dạy lớp 2 nhiều năm tôi đã nghiên cứu và nắm vững nội dung chương trình toán 2. Tôi nhận thấy: Trong phần giải các bài toán có lời văn được lồng ghép, xuyên suốt trong toàn bộ chương trình. Ở tất cả các tiết học hầu như đều có ít nhất một bài toán có lời văn. Qua nghiên cứu, tôi đã lọc ra một số dạng bài toán có lời văn thường gặp ở lớp 2 như sau:
Dạng 1: Tìm số bị trừ.
 Ví dụ: Trên bờ có một số con vịt. Khi 8 con vịt đã xuống ao thì còn lại 7 con vịt. Hỏi trên bờ lúc đầu có bao nhiêu con vịt?
Dạng 2: Bớt đi 1 số đơn vị ở mỗi số.
Ví dụ: Gà đẻ được 51 quả trứng. Mẹ đã lấy 6 quả để làm món ăn. Hỏi còn bao nhiêu quả trứng?
Dạng 3: Tìm số hạng chưa biết.
Ví dụ: Cả cam và quýt có 45 quả trong đó có 25 quả cam. Hỏi có bao nhiêu quả quýt? 
Dạng 4: Tìm số trừ.
Ví dụ: Một bến xe có 35 ôtô, sau khi một số ôtô rời bến thì trong bến còn lại 10 ôtô. Hỏi có bao nhiêu ôtô rời bến?
Dạng 5: Bài toán về nhiều hơn, ít hơn. (hoặc thêm, bớt)
 + Lớp 2A có 15 bạn gái, số học sinh trai của lớp ít hơn số học sinh gái 3 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh trai ?
 + Tháng trước tổ em có 16 bạn được khen, tháng này tổ em có nhiều hơn tháng trước 5 bạn được khen. Hỏi tháng này tổ em có bao nhiêu bạn được khen? ...
2.2. Biện pháp 2: Hình thành kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh qua một số dạng bài :
Dạng 1: Tìm số bị trừ.
 Ví dụ: Trên bờ có một số con vịt. Khi 8 con vịt đã xuống ao thì còn lại 7 con vịt. Hỏi trên bờ lúc đầu có bao nhiêu con vịt?
 Tôi đã hướng dẫn học sinh giải dạng toán này như sau:
Bước 1 : Đọc và phân tích đề bài:
 Đối với dạng toán này yêu cầu học sinh tìm hiểu kĩ nội dung đề bài để hiểu rõ bài toán cho biết gì? 
 ( Trên bờ có một số con vịt, có 8 con vịt xuống ao, còn lại 7 con vịt)
 Khi đọc xong bài này học sinh phải hiểu kĩ từ "xuống ao" và thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho để tóm tắt đề toán.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh minh hoạ bài toán bằng cách tóm tắt đề.
 Giáo viên cho học sinh tự tìm tòi và tự tóm tắt theo cách hiểu của mình, sau đó giáo viên đưa ra cách tóm tắt phù hợp nhất.
 Tóm tắt: Trên bờ có: ? con vịt
 Đã xuống ao: 8 con vịt
 Còn lại : 7 con vịt
Bước 3: Lập kế hoạch giải bài toán.
 Từ bước 2 tôi đã diễn giải để học sinh tìm cách giải như sau:
 ? - 8 = 7 
 Số vịt trên bờ Số vịt xuống ao Số vịt còn lại
Giáo viên
Học sinh
? Bài toán này yêu cầu ta tìm gì? 
- Số vịt lúc đầu trên bờ
Giáo viên phân tích cho học sinh nhận ra các thành phần trong phép trừ.
- Học sinh quan sát
? Hãy nhắc lại cho cô các thành phần trong phép tính trừ? 
- Số bị trừ - số trừ = hiệu
? Nhìn vào sơ đồ em thấy bài toán yêu cầu tìm gì? 
- Số bị trừ
? Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào? 
- Ta lấy hiệu + số trừ
? Đối với bài toán này ta làm như thế nào?
- Lấy số vịt còn lại + số vịt đã xuống ao.
Bước 4: Thực hiện tính theo trình tự để viết bài giải.
- Học sinh tự tìm ra lời giải của bài toán.
Bài giải
 + Số vịt trên bờ lúc đầu là (câu lời giải được ghi dưới dạng mệnh đề khẳng định)
 Hoặc: 
Trên bờ có số vịt là:
7 + 8 = 15 ( con vịt)
 	 Đáp số: 15 con vịt
Bước 5: Kiểm tra lời giải, phép tính và đáp số.
- Học sinh nêu ra lời giải của mình.
- Học sinh nhận xét lời giải của bạn.
- Giáo viên đưa ra lời giải đúng.
- Học sinh tự sửa chữa bài của mình.
- Học sinh có thể giải bằng cách khác (nếu có).
Dạng 2: Bớt đi 1 số đơn vị ở mỗi số.
Ví dụ: Gà đẻ được 51 quả trứng. Mẹ đã lấy 6 quả để làm món ăn. Hỏi còn bao nhiêu quả trứng?
 Tôi cũng hướng dẫn giải theo các bước sau:
Bước 1: Đọc và phân tích đề bài
? Bài toán cho biết gì ?
- Gà đẻ được 51 quả trứng, lấy đi 6 quả làm món ăn. 
? Bài toán hỏi gì?
- Còn lại bao nhiêu quả trứng.
 Tôi chú ý giải thích cho học sinh hiểu được từ " lấy đi" có nghĩa là " bớt đi"
Bước 2: Tóm tắt đề bằng ngôn ngữ
 Gà đẻ: 51 quả trứng.
 Lấy đi: 6 quả trứng.
 Còn lại: ? quả trứng.
Bước 3: Lập kế hoạch giải bài toán.
? Muốn biết còn lại bao nhiêu quả trứng ta làm như thế nào? ( Lấy số quả trứng có lúc đầu (51 quả) trừ đi Số trứng lấy đi ( 6 quả)). 
Bước 4: Giải bài toán
 Học sinh đặt lời giải ứng với yêu cầu của đề bài 
 Bài giải
 Số quả trứng còn lại là:
 51 - 6 = 45 (quả)
 Đáp số: 45 quả trứng.
Bước 5: Kiểm tra bài giải.
 Học sinh tự đánh giá bài của mình và của bạn bằng cách đổi chéo vở để kiểm tra kết qủa cho nhau (dựa trên kết quả đúng mà giáo viên đã đưa ra nhận xét trên bảng)
Dạng 3: Tìm số hạng chưa biết.
Ví dụ: Cả cam và quýt có 45 quả trong đó có 25 quả cam. Hỏi có bao nhiêu quả quýt? 
Bước 1: Đọc và phân tích đề bài.
? Bài toán cho biết gì? (45 quả vừa cam, vừa quýt, có 25 quả cam).
? Bài toán hỏi gì? ( Có bao nhiêu quả quýt)
Bước 2: Tóm tắt bài toán.
 Bài toán này tóm tắt bằng ngôn ngữ ngắn gọn. 
 45 quả 25 quả cam.
 ? quả quýt.
Bước 3: phân tích bài toán để tìm cách giải.
 Bài toán có thể biểu diễn như sau:
 25 quả cam + ? quả quýt = 45 quả.
? Nêu tên gọi và thành phần của phép tính trên
- Số hạng + số hạng = tổng
? Phép tính yêu cầu gì? 
- Tìm số quả quýt (Chính là số hạng chưa biết )
? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào? 
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
? Áp dụng bài toán này ta làm như thế nào? 
- Lấy 45 quả trừ đi 25 quả ta tìm được số quả quýt.
Bước 4: Giải bài toán 
? Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì?
- Tìm số quả quýt
? Lời giải bài toán như thế nào?
- Số quả quýt có là :
? Nêu phép tính thích hợp?
 45 - 25 = 20 ( quả quýt)
Bước 5: Kiểm tra bài giải.
 Học sinh tự kiểm tra lời giải của mình bằng cách so sánh bài của mình với bài của bạn và bài của cô giáo.
Dạng 4: Tìm số trừ.
Ví dụ: Một bến xe có 35 ôtô, sau khi 1 số ôtô rời bến thì trong bến còn lại 10 ôtô. Hỏi có bao nhiêu ôtô rời bến?
Bước1: Đọc và phân tích đề bài.
? Bài toán cho biết gì? 
- Bến xe có 35 ôtô. Còn lại 10 xe ô tô.
? Bài toán hỏi gì? 
- Có bao nhiêu xe đã rời bến. 
 	Đối với bài này tôi phân tích cho học sinh hiểu các từ " có", " rời bến" và mối liên hệ giữa các từ này.
Bước 2: Tóm tắt đề bài.
 Tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng ngôn ngữ ngắn gọn như sau:
 Có : 35 ôtô
 Rời bến : ? ôtô
 Còn lại: 10 ôtô
Bước 3: Lập kế hoạch giải bài toán
 Bài toán có thể viết thành: 
 Có - Rời bến = Còn lại
 35 ôtô ? ôtô 10 ôtô
? Hãy cho biết tên gọi các thành phần trong phép trừ? 
- Số bị trừ, số trừ, hiệu
? Muốn tìm số trừ ta làm như thế nào? 
- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu?
? Vậy muốn tìm số ô tô rời bến ta làm như thế nào?
- Lấy số ô tô có (35 ô tô) trừ đi số ô tô còn lại ( 10 ô tô)
Bước 4 : Giải bài toán	 	
? Bạn nào đặt cho cô lời giải bài toán này? ( số ô tô rời bến là)
 Học sinh giải bài toán vào vở. 	
Bài giải
	Số ôtô rời bến là:
	35 - 10 = 25 ( ôtô)
 Đáp số: 25 ôtô
Bước 5: Kiểm tra bài giải
So sánh bài của mình và bài của bạn hoặc bài giải của giáo viên để có kết quả đúng.
Dạng 5: Bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
Ví dụ: Hoà có 4 bông hoa, bình có nhiều hơn Hoà 2 bông hoa. Hỏi Bình có mấy bông hoa?
- Tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán:
+ Bài toán này thuộc dạng toán nào?
+ Đề bài cho chúng ta biết cái gì?
+ GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu bước 2.
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán: 
4 bông hoa
Biểu thị số bông hoa bằng sơ đồ đoạn thẳng.
2 bông hoa
Hoà:
Bình:
? bông hoa
+ Tìm cách giải bài toán: 
Nhìn vào tóm tắt cho thấy Bình có nhiều hơn Hoà 2 bông hoa.
- Muốn tìm số bông hoa của Bình thì ta phải tìm thế nào?
* Thực hiện cách giải:
Bình có số bông hoa là:
4 + 2 = 6 ( bông )
Đáp số: 6 bông hoa.
* Ví dụ: Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam? (Bài tập 1, Tr. 30- SGK Toán 2)
17 cây
- Hướng dẫn HS tóm tắt: 
Vườn nhà Mai:
7 cây
Vườn nhà Hoa:
? cây
 Bài giải: 
Vườn nhà Hoa có số cây cam là:
 17 - 7 = 10 (cây)
 Đáp số: 10 cây cam.
2.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn qua thực hiện qua các bước cụ thể.
 Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: Để học sinh lớp 2 thực hiện tốt các bài tập giải toán có lời văn thì giáo viên cần cung cấp hướng dẫn học sinh thực hiện thuần thục các bước giải bài toán. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy trên lớp, tôi luôn chú ý hướng dẫn học sinh nắm được các bước giải của bài toán có lời văn như sau: 
 Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán.
	Cần cho học sinh đọc kĩ đề toán giúp học sinh hiểu chắc chắn một số từ khoá quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ ngôn từ thông thường như: “ ít hơn”, “ nhiều hơn”, “tất cả”
	Nếu trong bài toán có từ nào mà học sinh chưa hiểu rõ thì giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu được ý nghĩa và nội dung của từ đó ở trong bài toán đang làm, sau đó giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đăt câu hỏi đàm thoại: “ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?” và dựa vào tóm tắt để nêu đề toán
	Đối với những học sinh kĩ năng đọc hiểu còn chậm, tôi dùng phương pháp giảng giải kèm theo các đồ vật, tranh minh hoạ để các em tìm hiểu, nhận xét nội dung, yêu cầu của đề toán. Qua đó học sinh hiểu được yêu cầu của bài toán và dựa vào câu hỏi của bài, các em nêu miệng câu lời giải, phép tính, đáp số của bài toán rồi cho các em tự trình bày bài giải vào vở bài tập.
	Bước 2: Tìm cách giải bài toán.
	a. Chọn phép tính giải thích hợp:
 	Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và cái phải tìm cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: Chọn “ phép tính cộng” nếu bài toán yêu cầu “ nhiều hơn” hoặc “ gộp”, “ tất cả”. Chọn “ phép tính trừ” nếu “bớt” hoặc “ tìm phần còn lại” hay là “ít hơn”
 Ví dụ:
 Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam?
 Để giải được bài toán này, học sinh cần phải tìm được mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải toán thông qua các câu hỏi gợi ý như:
	+ Bài toán cho biết gì? ( Vườn nhà Mai có 17 cây cam)
	+ Bài toán còn cho biết gì nữa? (Vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây)
	+ Bài toán hỏi gì? (Vườn nhà Hoa có bao nhiêu cây cam)
	+ Muốn biết vườn nhà Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_giai_toan_co_loi_v.doc