SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học các bảng nhân và bảng chia ở lớp 2

SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học các bảng nhân và bảng chia ở lớp 2

Cùng với các môn học khác ở Tiểu học, môn Toán có một vị trí hết sức quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng cần thiết cho người lao động, cần thiết cho các môn học khác. Nó góp phần to lớn vào sự phát triển tư duy, trí tuệ của con người. Đồng thời góp phần hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng cho người lao động.

 Thực tế tôi thấy rằng ở môn Toán: Những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng có liên quan đến số tự nhiên; cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; số thập phân; các đại lượng cơ bản; các yếu tố hình học đều là những kiến thức và kĩ năng rất cơ bản, cần thiết trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong học tập của học sinh; Đối với môn Toán ở lớp 2 mục tiêu dạy học được cụ thể hoá thành những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng ở các nội dung: Số học số và phép tính); đại lượng và đo đại lượng; các yếu tố hình học; giải toán có lời văn (một số yếu tố đại số được tích hợp ở nội dung số học). Chương trình Toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình Toán Tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình Toán lớp 1.

Như chúng ta đã biết theo chương trình chuẩn kiến thức và kĩ năng của Bộ Giáo dục hiện nay thì việc dạy học các kiến thức và kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học nói chung, ở lớp 2 nói riêng, đặc biệt là phần dạy học các bảng nhân, bảng chia đó là sự kế thừa có nhiều ý tưởng mới: Học sinh tự tìm tòi, phát hiện và tự chiếm lĩnh kiến thức mới trong từng bài học, tăng thực hành vận dụng, sử dụng nội dung gần gũi với thực tế cuộc sống đời thường của học sinh. Sự lựa chọn nội dung và phương pháp hiện đại thiết thực của giáo viên trong dạy học sẽ góp phần giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí, hình thành phương pháp tự học, tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề và tự chiếm lĩnh kiến thức mới dựa trên sự dẫn dắt của người thầy.

Vậy làm thế nào để chất lượng dạy học môn Toán ở lớp 2 đạt hiệu quả cao đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội. Đó là niềm trăn trở của tôi bấy lâu nay. Vì vậy mà tôi quyết định lựa chọn cho mình một đề tài nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học các bảng nhân và bảng chia ở lớp 2”.

 

doc 22 trang thuychi01 25973
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học các bảng nhân và bảng chia ở lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
a. Lí do chọn đề tài
 Cùng với các môn học khác ở Tiểu học, môn Toán có một vị trí hết sức quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng cần thiết cho người lao động, cần thiết cho các môn học khác. Nó góp phần to lớn vào sự phát triển tư duy, trí tuệ của con người. Đồng thời góp phần hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng cho người lao động. 
 Thực tế tôi thấy rằng ở môn Toán: Những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng có liên quan đến số tự nhiên; cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; số thập phân; các đại lượng cơ bản; các yếu tố hình học đều là những kiến thức và kĩ năng rất cơ bản, cần thiết trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong học tập của học sinh; Đối với môn Toán ở lớp 2 mục tiêu dạy học được cụ thể hoá thành những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng ở các nội dung: Số học số và phép tính); đại lượng và đo đại lượng; các yếu tố hình học; giải toán có lời văn (một số yếu tố đại số được tích hợp ở nội dung số học). Chương trình Toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình Toán Tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình Toán lớp 1. 
Như chúng ta đã biết theo chương trình chuẩn kiến thức và kĩ năng của Bộ Giáo dục hiện nay thì việc dạy học các kiến thức và kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học nói chung, ở lớp 2 nói riêng, đặc biệt là phần dạy học các bảng nhân, bảng chia đó là sự kế thừa có nhiều ý tưởng mới: Học sinh tự tìm tòi, phát hiện và tự chiếm lĩnh kiến thức mới trong từng bài học, tăng thực hành vận dụng, sử dụng nội dung gần gũi với thực tế cuộc sống đời thường của học sinh. Sự lựa chọn nội dung và phương pháp hiện đại thiết thực của giáo viên trong dạy học sẽ góp phần giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí, hình thành phương pháp tự học, tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề và tự chiếm lĩnh kiến thức mới dựa trên sự dẫn dắt của người thầy.
Vậy làm thế nào để chất lượng dạy học môn Toán ở lớp 2 đạt hiệu quả cao đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội. Đó là niềm trăn trở của tôi bấy lâu nay. Vì vậy mà tôi quyết định lựa chọn cho mình một đề tài nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học các bảng nhân và bảng chia ở lớp 2”.
b. Mục đích nghiên cứu.
 Xuất phát từ những trăn trở trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ và quyết định tìm hiểu, đưa ra những biện pháp dạy học và vận dụng những kinh nghiệm về dạy học các bảng nhân, bảng chia ở lớp 2, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 trong nhà trường.
 c. Đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng để thực hiện đề tài này là hoạt động học tập của học sinh lớp 2A nói riêng và học sinh khối 2 trong trường nói chung năm học 2015 – 2016.
 Sĩ số học sinh lớp 2A: 22 
 Trong khuôn khổ đề tài tôi xin trình bày nội dung cơ bản dạy học các bảng nhân, bảng chia cho học sinh lớp 2 nơi trường tôi đang công tác.
 d. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc và nghiên cứu những tài liệu liên quan đến những vấn đề nghiên cứu.
 - Phương pháp quan sát điều tra: Phân tích hệ thống hóa tài liệu thu thập được.
 - Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức dạy học thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học các bảng nhân và bảng chia ở lớp 2.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: GV rút kinh nghiệm, tổng kết thành bài học cơ bản.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Chương trình toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình toán Tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình toán lớp . Chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu lớp 2 ( cũ) ở nước ta, thực hiện những đổi mới về cấu trúc nội dung để tăng cường và ứng dụng kiến thức mới, chú trọng phát triển toàn diện, chủ động, sáng tạo cho học sinh thích ứng với xã hội hiện đại và công nghiệp hóa.
 Học thuộc các bảng nhân, bảng chia lớp 2, các em mới biết làm tính nhân đó là một trong kĩ năng tính toán cơ bản và quan trọng trong các kĩ năng thực hành tính toán, khi học toán không chỉ ở Tiểu học mà ở các lớp, các cấp cao hơn. Nó cũng là công cụ tính toán theo các em trong suốt cuộc đời. Chính vì lẽ đó mà học bảng nhân, bảng chia là tiền đề giúp các em hình thành kĩ năng, kĩ xảo trong học toán 2.
 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Qua một vài năm được trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 2, đồng thời qua dự giờ đồng nghiệp, với học sinh ở trường nơi tôi đang công tác về chất lượng dạy học môn Toán ở lớp 2. Tôi nhận thấy phần dạy học các bảng nhân, chia còn có một số hạn chế như: Hạn chế về phương pháp dạy của giáo viên ( do GV tuổi đã cao), phương pháp học của học sinh, sự chuẩn bị bài của học sinh, sự quan tâm đến việc học của phụ huynh học sinh đối với con em họ dẫn đến chất lượng học môn Toán chưa cao.
 Trường tôi có 10 lớp. Trong đó có 2 lớp năm, 2 lớp bốn, 2 lớp ba, 2 lớp hai và 2 lớp một. Hai lớp tôi chọn làm đối tượng nghiên cứu là lớp 2A và lớp 2B.
 Lớp: 2A: Tổng số học sinh: 22 em do cô G phụ trách; tuổi nghề: 26 năm; Trình độ đào tạo: CĐSP.
 Lớp: 2B: Tổng số học sinh: 21 em do cô Nh phụ trách; tuổi nghề: 29 năm; Trình độ đào tạo: CĐSP.
 Tất cả học sinh ở cả 2 lớp đều là con các gia đình nông nghiệp, phần đông các em đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, lực học tương đối đồng đều.
 Kết quả dự giờ khảo sát chất lượng dạy học các bảng nhân, bảng chia của học sinh khối 2 ( đầu năm học - tháng 9) năm học 2014 - 2015: 
Lớp
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm 3 - 4
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
2A: 22 HS
3
13.6
6
27.3
11
50.0
2
9.1
2B: 21 HS
1
4.7
4
19.0
12
57.3
4
19.0
 Chất lượng học các bảng nhân, chia của học sinh khối 2 năm học trước được tổng hợp qua bảng trên.
 Đứng trước thực trạng đó, trong năm học 2015 - 2016 này để chất lượng dạy học các bảng nhân và bảng chia lớp 2 đạt kết quả cao hơn. Tôi đã mạnh dạn đưa ra một vài sáng kiến nhỏ về phương pháp dạy học và đã áp dụng vào giảng dạy trong lớp, khối, ở trường Tiểu học nơi tôi đang công tác.
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
Xuất phát từ thực trạng trên tôi đã tiến hành áp dụng 3 giải pháp sau:
Giải pháp 1: Nghiên cứu lí thuyết để vận dụng vào giảng dạy bảng nhân, bảng chia trong toán lớp 2.
 Giải pháp 2: Dự giờ chỉ đạo đồng nghiệp trong tổ, khối có kế hoạch cụ thể cho từng tiết dạy, có nhận xét góp ý sau mỗi tiết dạy.
Giải pháp 3: Lập kế hoạch dạy học cho một tiết dạy bảng nhân 3.( Tuần 20).
 Sau khi tìm hiểu đánh giá thực trạng dạy- học về các bảng nhân, bảng chia toán 2 tôi đã tiến hành chỉ đạo chuyên môn và đưa ra những giải pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy về mạch kiến thức bảng nhân, bảng chia toán 2 như sau.
 Giải pháp 1: Nghiên cứu lí thuyết để vận dụng vào giảng dạy bảng nhân, bảng chia trong toán lớp 2.
 Nội dung dạy học các phép nhân và phép chia ở lớp 2 được cụ thể hoá bao gồm các nội dung sau:
1. Ý nghĩa của phép nhân và phép chia
1.1: Phép nhân: Do đặc điểm tâm lí và sự phát triển tư duy của học học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 2 mà khi đưa ra về ý nghĩa của phép nhân chúng ta đã áp dụng phương pháp “từ cụ thể đến trừu tượng rồi đến thực tiễn.” Nên chúng ta nói rằng phép cộng các số hạng bằng nhau là phép nhân (). Chẳng hạn: khi hình thành các phép nhân các số lớn hơn 1 được hình thành cụ thể như sau:
 Lấy 3 nhóm mỗi nhóm 2 chấm tròn, gộp 3 nhóm lại được tất cả 6 chấm tròn. Ta nói 2 chấm tròn lấy 3 lần được 6 chấm tròn hay đọc là 2 nhân 3 bằng 6; viết 2 3 = 6. Tích của 2 và 3 là 6 hay 6 là tích của 2 và 3.
Sau đó giáo viên giới thiệu tiếp 2 chấm tròn lấy 1 lần được 2 chấm tròn hay 21= 2; 2 chấm tròn lấy 0 lần được 0 chấm tròn hay 2 0 = 0.
 Như vậy chỉ trừ hai trường hợp phép nhân với 1 và phép nhân với 0 là theo qui ước, Phép nhân với số lớn hơn 1 được hình thành dựa vào các nhóm có cùng số lượng phần tử tức là dựa vào phép cộng các số hạng bằng nhau. Ưu điểm của cách hình thành phép nhân này là học sinh dễ dàng tìm ra kết quả. Ví dụ: 
 2 3 = 2 + 2 + 2 = 6
 : : :
 Với lí do này giải thích tại sao ta chọn cách hình thành phép nhân khác so với định nghĩa của lí thuyết tập hợp tức là phép nhân số tự nhiên ở Tiểu học được hình thành dựa vào phép cộng các số hạng bằng nhau. Hay học sinh có thể dễ dàng hiểu rằng phép cộng các số hạng bằng nhau là phép nhân. Để học sinh nắm vững ý nghĩa của phép nhân, khi dạy phần này giáo viên cần giúp học sinh nắm được tên gọi các thành phần và kết quả của phép nhân.
 Chẳng hạn: 2 3 = 6
 Thừa số Thừa số Tích
 Việc nắm vững ý nghĩa thực tiễn của phép nhân hai số tức là giúp các em biết giải các bài tập dạng: (a và b là các số bé và phần tìm là nhân trong phạm vi bảng tính đã học).
1.2: Phép chia: 
 Có nhiều cách giới thiệu phép chia. Nhưng cách giới thiệu phép chia đơn giản nhất là dựa vào các bài toán có dạng sau:
 Có 4 ô vuông chia thành 2 phần bằng nhau vừa đếm vừa đặt số ô vuông vào từng phần 1, 2. 
 Mỗi phần được 2 ô vuông, đọc: 4 chia cho 2 bằng 2, viết 4 : 2 = 2
4
2
 Sau khi giới thiệu phép chia phải bắt buộc hướng dẫn học sinh đi đến quan hệ giữa phép chia và phép nhân (phép chia chính là phép tính ngược của phép nhân), nhưng không phải phép chia bao giờ cũng thực hiện được như là phép nhân. Chẳng hạn: a : b = c b c = a ( b khác 0).
 Rõ ràng ngay từ ở lớp 2 thực tế trong dạy học Toán người ta thường lấy quan hệ trên để định nghĩa phép chia và chúng ta cũng có thể dựa vào đó để xây dựng một phương án giới thiệu phép chia. Ưu điểm của phương án này là có thể giúp học sinh tìm ra kết quả của phép chia ngay sau khi giới thiệu xong nó, biết dựa vào phép nhân để tìm ra kết quả của phép chia. Chẳng hạn:
 8 : 4 = 2
 2 4 = 8 
 8 : 2 = 4
 Điều đó chứng tỏ rằng: Giữa phép chia số tự nhiên và các thao tác chia liên hệ với nhau chặt chẽ. Cũng như ở phép nhân sau khi giới thiệu về ý nghĩa giáo viên cần chú trọng hướng dẫn học sinh nắm vững tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia. Chẳng hạn: 
 6 : 3 = 2
 Số bị chia Số chia Thương
 Qua thực tế trên ta thấy rằng phép nhân và phép chia được hình thành cho học sinh ngay từ ở lớp 2 (bắt đầu từ các phép tính nhân với 2, 3, 4, 5 và các phép chia cho 2, 3, 4, 5). Nếu chúng ta biết giúp học sinh nắm vững ý nghĩa thực tiễn của phép nhân và phép chia, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, giữa phép nhân và phép cộng các số hạng bằng nhau sẽ làm nền tảng, làm chỗ dựa vững chắc cho học sinh hoàn thiện tốt bảng nhân, bảng chia ở lớp 3. Mặt khác giúp các em hình thành và phát triển các kĩ năng về nhân chia (viết, nhẩm) trong phạm vi bảng tính và ngoài bảng tính ở các lớp cao hơn.
2. Bảng nhân, bảng chia - cách lập bảng nhân, bảng chia
2.1: Bảng nhân - cách lập các bảng nhân với 2, 3, 4, 5.
Bảng nhân là bảng sau: 
1
2
3
4
5
1
1
2
3
4
5
2
2
4
6
8
10
3
3
6
9
12
15
4
4
8
12
16
20
5
5
10
15
20
25
6
6
12
18
24
30
7
7
14
21
28
35
8
8
16
24
32
40
9
9
18
27
36
45
10
10
20
30
40
50
 Bảng nhân là bảng ghi lại tất cả kết quả của phép nhân hai thừa số chúng chạy từ 1 10 trong quá trình dạy học để học sinh dễ hiểu, dễ ghi nhớ và dễ thuộc bảng nhân được tách ra các bảng bộ phận rất quen biết: 1 nhân với một số, 2 nhân với một số, 3 nhân với một số,..., 10 nhân với một số. Ở đây với phạm vi của một sáng kiến đã chọn nên tôi chỉ đi sâu vào việc tìm hiểu về việc dạy học các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
 Để học sinh dễ hiểu, biết lập và nhớ được các bảng nhân chúng ta cần chú ý hướng dẫn học sinh đi từ trực quan (từ cụ thể) đến trừu tượng tức là từ phép cộng các số hạng bằng nhau để lập ra các bảng nhân. 
 Ở đây sách giáo khoa, sách giáo viên cũng như một số tài liệu có liên quan đến việc dạy học các bảng nhân, bảng chia ở Tiểu học cũng không đề cập đến, nhưng khi dạy học phần này giáo viên phải biết giúp học sinh hiểu được: ở bảng nhân với “n” thì tích ở dòng dưới nhiều hơn tích ở dòng trên liền nó “n đơn vị” để học sinh tự suy ra các dòng còn lại trong mỗi bảng nhân. 
 Chẳng hạn: Trong bảng nhân 3 thì tích ở dòng dưới nhiều hơn tích ở dòng trên liền nó 3 đơn vị: 3 1 = 3
 3 2 = 6
 3 3 = 9
 Mặt khác khi dạy phép nhân cũng như dạy cách lập bảng nhân chúng ta cũng không quên dạy cho học sinh biết tính chất giao hoán (thuật ngữ: tính chất giao hoán chỉ dùng cho giáo viên gọi) của phép nhân (đổi chỗ các thừa số của phép nhân nhưng tích của chúng không thay đổi), để từ bảng nhân đã học có thể dễ dàng lập được một số phép tính của bảng nhân khác, chẳng hạn:
 2 4 = 8 4 2 = 8
 3 5 = 15 5 3 = 15 ................................ 
2.2: Bảng chia - cách lập bảng chia
 Chia trong bảng là việc tìm ra kết quả của phép chia dựa vào phép nhân, ví dụ: Để tính được 32 : 4 = ? ta phải dựa vào bảng nhân 4: (4 8 = 32), hoặc bảng nhân 8 để tính được 32 : 4 = 8 .
 Tuy vậy thuật toán chia vẫn là thuật toán khó nhất trong bốn thuật toán cộng, trừ, nhân, chia. Vì vậy trong quá trình dạy học thuật toán chia cần phải đi chậm hơn, nghĩa là cũng phải đi thành nhiều bước giống như đối với phép nhân: Chẳng hạn:
 Để tìm ra kết quả của phép chia 12 : 4 = ? Học sinh phải thuộc được phép nhân có thừa số 4 hoặc phép nhân có thừa số 3, nắm được các thao tác chia: 
12 : 4 = 3 vì 3 4 = 12 hoặc 4 3 = 12.
 Chính vì vậy khi dạy phần bảng chia, giáo viên cần giúp học sinh nắm được những điểm chính quan trọng sau đây:
 - Biết dựa vào bảng nhân để lập bảng chia.
 - Hiểu được tích tìm được của mỗi bảng nhân chính là các số bị chia trong bảng chia đó.
 - Hiểu được phép chia là phép tính ngược của phép nhân, mối liên hệ giữa phép nhân và phép chia. 
 - Sau tiết dạy về bảng chia 2 giúp học sinh hiểu được quy luật lập bảng chia và biết dựa vào quy luật đó để lập các bảng chia còn lại: Ở bảng chia cho “n” thì số bị chia ở dòng dưới nhiều hơn số bị chia ở dòng trên liền nó “n đơn vị”, thương tìm được ở dòng dưới nhiều hơn thương tìm đựơc ở dòng trên liền nó 1 đơn vị. 
 Tuy nhiên ở phần này khi dạy về số 0 trong phép nhân và phép chia giáo viên cũng cần giúp học sinh hiểu được: 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0. Nhưng không có phép chia cho 0.
 Trong phần dạy học về các phép chia có lồng ghép xen kẽ dạy về các phần bằng nhau của đơn vị: một phần hai; một phần ba; một phần tư; một phần năm dựa vào hình ảnh trực quan. Ở dạng bài tập này nhằm mục đích giúp học sinh biết chia một nhóm đồ vật qua những hình ảnh trực quan thành 2, 3, 4, 5 phần bằng nhau. Khi dạy phần này giáo viên nên lưu ý: Đây là kiến thức đã có đối với giáo viên nhưng đối với học sinh cái đã có ở đây là phải thuộc được các phép chia cho 2, 3, 4, 5, để từ đó qua tri giác bằng hình ảnh trực quan của bản thân và qua sự dẫn dắt giúp đỡ của người thầy các em có thể tự tìm tòi phát hiện ra hình nào đã tô hoặc đã khoanh một phần hai; một phần ba, một phần tư, một phần năm của một hoặc nhóm đối tượng nào đó (các ô vuông, các hình tròn, các bông hoa, các con vật,...).
 Biện pháp 2: Điều tra tìm hiểu thực trạng dạy học của giáo viên và của học sinh, có khảo sát chất lượng, có điều chỉnh so sánh thông qua trao đổi dự giờ.
 Việc dạy học phép nhân và phép chia ở lớp 2 được thông qua hai nội dung chủ yếu sau:
 Bảng nhân - cách lập cách bảng nhân với 2, 3, 4, 5
 Bảng chia - cách lập các bảng chia cho 2, 3, 4, 5.
 Để nắm rõ nguyên nhân và từ đó tìm ra cách giải quyết nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình dạy học các bảng nhân, bảng chia ở lớp 2. Tôi đã tiến hành trực tiếp dự giờ thăm lớp trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm trong khối, trường nơi tôi đang công tác.
 1: Bảng nhân - cách lập các bảng nhân với 2, 3, 4, 5.
 Ở phần này tôi đã tiến hành dự giờ thăm lớp tất cả các tiết học về cách lập bảng nhân: Bảng nhân 2 - tiết 94; bảng nhân 3 - tiết 96; bảng nhân 4 - tiết 98; bảng nhân 5 - tiết 100.
 Cách lập bảng nhân với 2, 3, 4, 5: Hầu như các em cũng đã biết dựa vào phép cộng các số hạng bằng nhau để lập và học thuộc các bảng nhân. Nhưng số học sinh hiểu và thuộc được hết các bảng nhân trong lớp còn rất ít phần đa các em chỉ mới biết lập được 2 đến 4 phép tính đầu trong mỗi bảng nhân, các phép tính sau phức tạp hơn các em còn lúng túng có lập được các phép tính nhưng kết quả các phép tính còn sai, hoặc nếu hỏi kĩ về ý nghĩa thực tiễn của phép nhân (phép nhân là phép cộng các số hạng bằng nhau) các em chưa giải thích được, chẳng hạn: Giáo viên hỏi: Vì sao em lập được phép tính: 3 4 = 12 hầu như chỉ có vài em tiếp thu nhanh trả lời đúng, số còn lại trong lớp các em chưa biết giải thích như thế nào mà chỉ biết công nhận. Chính vì vậy mà khi làm tính nhẩm cũng như việc vận dụng các phép nhân vào giải toán hoặc gặp một phép tính phức tạp ở mỗi bảng nhân các em phải nhẩm lại từ các phép tính đầu tiên trong bảng nhân để lần lượt tìm ra kết quả của phép tính nhân cần tìm, chẳng hạn hỏi: 4 5 = ? Học sinh phải nhẩm lại từ phép tính 41 = 4, 42 = 8 .... 4 5 = 20.
 Nguyên nhân này qua tìm hiểu tôi được biết một phần là do các em nhưng cơ bản nhất là do phương pháp dạy của giáo viên và sự quan tâm đến việc học tập của các bậc phụ huynh. Tìm hiểu về kế hoạch bài học của giáo viên tôi thấy có một số điều bất cập sau:
 1.1. Về đồ dùng dạy học: Ở tất cả các tiết dạy giáo viên cũng chỉ chuẩn bị có 6 tấm bìa mỗi tấm bìa có số chấm tròn tương ứng với tiết dạy về phép nhân đó, chẳng hạn dạy về bảng nhân 2 thì 6 tấm bìa chuẩn bị của giáo viên mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn, dạy về phép nhân 3 mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn .....
 Như chúng ta đã biết đối với học sinh bậc Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 2 việc dạy học môn Toán để các em hiểu được bài và nắm vững hệ thống kiến thức mới. Đồng thời phát huy được tính tích cực tự giác cho các em nó đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt trong việc vận dụng và sử dụng các phương pháp trong quá trình dạy học, đặc biệt là việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học nhất là trong các tiết dạy hình thành hệ thống kiến thức mới (các bảng nhân với 2, 3, 4, 5). Chính vì vậy trong tất cả các tiết dạy về phép nhân đòi hỏi giáo viên cũng như học sinh cần có bộ đồ dụng dạy học Toán (có các tấm bìa như hình vẽ SGK).
 1.2. Về các bước tiến hành trên lớp: Ở tất cả các tiết dạy giáo viên cũng đã tiến hành đi theo một tuần tự sau:
- Bước lập bảng nhân:
+ Giáo viên giới thiệu lần lượt các tấm bìa (Cô có các tấm bìa mỗi tấm bìa có 2, 3, 4, 5 chấm tròn) như SGK sau đó thao tác trên các tấm bìa kết hợp hỏi đáp để hình thành 3 phép nhân đầu của mỗi bảng nhân. Chẳng hạn ở bảng nhân 2 giáo viên đã thao tác trên 6 tấm bìa mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn để hình thành 3 phép nhân: 
2 1 = 2
2 2 = 4
2 3 = 6
+ Học sinh tiếp thu nhanh lần lượt lên lập tiếp các phép tính còn lại để hoàn thiện bảng nhân
+ HS cả lớp đồng thanh 2 - 3 lần bảng nhân vừa hoàn thiện.
+ HS xung phong học thuộc lòng bảng nhân vừa hoàn thiện.
- Bước thực hành làm bài tập tại lớp
 Ở tất cả các tiết học về các bảng nhân với 2, 3, 4, 5 sau hoạt động1 (lập bảng nhân) là hoạt động 2 thực hành: Số lượng các bài tập ở tất cả các tiết học đều có nội dung giống nhau (bài 1: tính nhẩm; bài 2: giải toán có lời văn; bài 3 đếm thêm 2, 3, 4, hoặc 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống) giáo viên cũng đã hướng dẫn và giúp học sinh thực hành làm hết số lượng các bài tập ở mỗi tiết học. Tuy nhiên ở bài tập 1 ở các tiết học về bảng nhân 3, 4, 5 giáo viên chưa cho học sinh củng cố thêm về phép nhân vừa học bằng cách nên cho học sinh hiểu rằng trong phép nhân nếu ta đối chỗ các thừa số nhưng tích vẫn không thay đổi. Ở bài tập 3 giáo viên chưa mở rộng thêm yêu cầu đối với học sinh trong lớp tức là nên cho học sinh tập đếm bớt 2 (3, 4 hoặc 5), việc học sinh biết đếm bớt 2 (3, 4, hoặc 5) trong mỗi bảng nhân nhằm giúp cho các em học tốt các bảng chia sau này.
 Như chúng ta đã biết que tính là một loại đồ dùng học tập chúng được sử dụng rất nhiều vào việc dạy học các phép tính cộng, trừ ở lớp 2, nó là một loại đồ dùng dễ tìm kiếm và rẻ tiền, rất sẵn có ở vùng nông thôn Việt Nam đó là tre, nứa. Do 100% số học sinh trong lớp thiếu bộ đồ dùng học Toán (các tấm bìa). Vì thế giáo viên khi dạy nhất là những giáo viên trực tiếp dạy Toán ở lớp 2 nên linh hoạt hướng dẫn và giúp học sinh biết sử dụng que tính để hình thành các phép tính ở mỗi bảng nhân cũng như ở các bảng chia.. Chẳng hạn khi dạy bảng nhân 2 các em chỉ cần khoảng 20 que tính

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_cac_bang.doc