SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc lớp 3

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc lớp 3

Đọc là công cụ giao tiếp quan trọng trong quá trình giao tiếp và học tập, không biết đọc học sinh sẽ không tiếp thu được nền văn minh của nhân loại.

Đất nước ta hiện nay đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để hòa nhập được vào cuộc sống hiện đại ngày nay thì con người cần có một vốn kiến thức sâu rộng mà muốn có được vốn kiến thức sâu rộng đó trước tiên con người phải đọc thông viết thạo.

Vì thế trong công tác giáo dục hiện nay tập đọc là một phân môn quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với học sinh tiểu học, đọc giúp học sinh lĩnh hội được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập, nó là công cụ giúp học sinh học tập các môn khác tốt hơn.

Khi dạy phân môn Tập đọc giáo viên cần rèn năng lực đọc cho học sinh, năng lực này được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng đọc: đọc đúng, đọc nhanh, đọc rõ ràng và đọc hay.

Khi học sinh đọc tốt, đọc hay là đã truyền thụ được nội dung và cảm xúc của bài văn đến người nghe mà không cần giảng giải. Học tốt môn tập đọc giúp học sinh trau dồi vốn kiến thức về Tiếng Việt, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của các em về cuộc sống.

Là một giáo viên đứng lớp nhiều năm liền trước thực trạng các em phát âm còn sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng ở các dấu câu và giữa các cụm từ, khả năng đọc diễn cảm và cảm thụ văn học còn hạn chế. Từ đó dẫn đến một số em chưa thực sự hứng thú khi học phân môn Tập đọc, chẳng những các em lớp hai, ba mà ngay cả các em lớp bốn, năm cũng vậy. Tôi cảm thấy mình chưa làm tròn bổn phận và trách nhiệm. Làm thế nào để giúp các em đọc đúng, đọc tốt hơn đây? Từ những trăn trở đó tôi quyết định đi sâu vào nghiên cứu cố gắng tìm ra một số biện pháp giúp các em khắc phục tình trạng đọc sai, đọc chưa đúng để các em học tập được tốt hơn. Do đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc lớp ba”.

 

doc 16 trang thuychi01 48456
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT 
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3
Người thực hiện: Trương Thị Phượng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoằng Yến
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
	Trang
A. Mở đầu: .. 2
I. Lý do chọn đề tài. 2
II. Mục đích nghiên cứu. 2
III. Nhiệm vụ nghiên cứu... 2
IV. Phương pháp nghiên cứu. 3
B. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm: .. 4
I. Cơ sở lý luận.. 3
II. Thực trạng việc dạy và học tập đọc ở lớp 3 trường tiểu học Hoằng Yến  3
III. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề . 5
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm  11
C. Kết luận, kiến nghị  11 
1. Kết luận.... 11
2. Bài học kinh nghiệm........ 12
MỤC LỤC
A. Mở đầu
3
 I. Lý do chọn đề tài
3
 II. Mục đích nghiên cứu
3
 III. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
 IV. Đối tượng nghiên cứu
4
 V. Phương pháp nghiên cứu
4
B. Nội dung
4
 I. Cơ sở lý luận 
4
 II. Thực trạng việc dạy và học Tập đọc ở Lớp 3 Trường TH Hoằng Yến
4
 III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
 1. Khâu chuẩn bị của giáo viên
7
2. Rèn kỹ năng đọc cho học sinh
10
3. Trau dồi kiến thức về ngôn ngữ, về văn học cho học sinh
12
4. Phát huy tính tích cực của học sinh
12
5. Tạo không khí vui tươi, nhẹ nhàng, sinh động trong tiết dạy và học
12
 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
C. Kết luận và kiến nghị
13
 I. Kết luận:
13
 II. Kiến nghị
14
A. MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài:
Đọc là công cụ giao tiếp quan trọng trong quá trình giao tiếp và học tập, không biết đọc học sinh sẽ không tiếp thu được nền văn minh của nhân loại.
Đất nước ta hiện nay đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để hòa nhập được vào cuộc sống hiện đại ngày nay thì con người cần có một vốn kiến thức sâu rộng mà muốn có được vốn kiến thức sâu rộng đó trước tiên con người phải đọc thông viết thạo.
Vì thế trong công tác giáo dục hiện nay tập đọc là một phân môn quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với học sinh tiểu học, đọc giúp học sinh lĩnh hội được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập, nó là công cụ giúp học sinh học tập các môn khác tốt hơn.
Khi dạy phân môn Tập đọc giáo viên cần rèn năng lực đọc cho học sinh, năng lực này được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng đọc: đọc đúng, đọc nhanh, đọc rõ ràng và đọc hay.
Khi học sinh đọc tốt, đọc hay là đã truyền thụ được nội dung và cảm xúc của bài văn đến người nghe mà không cần giảng giải. Học tốt môn tập đọc giúp học sinh trau dồi vốn kiến thức về Tiếng Việt, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của các em về cuộc sống.
Là một giáo viên đứng lớp nhiều năm liền trước thực trạng các em phát âm còn sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng ở các dấu câu và giữa các cụm từ, khả năng đọc diễn cảm và cảm thụ văn học còn hạn chế. Từ đó dẫn đến một số em chưa thực sự hứng thú khi học phân môn Tập đọc, chẳng những các em lớp hai, ba mà ngay cả các em lớp bốn, năm cũng vậy. Tôi cảm thấy mình chưa làm tròn bổn phận và trách nhiệm. Làm thế nào để giúp các em đọc đúng, đọc tốt hơn đây? Từ những trăn trở đó tôi quyết định đi sâu vào nghiên cứu cố gắng tìm ra một số biện pháp giúp các em khắc phục tình trạng đọc sai, đọc chưa đúng để các em học tập được tốt hơn. Do đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc lớp ba”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Tìm nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp giúp học sinh học tốt hơn phân môn Tập đọc nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích đã nêu, đề tài tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
2. Tìm hiểu thực trạng dạy học phân môn Tập đọc lớp ba ở trường Tiểu học Hoằng Yến và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.
3. Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Tập đọc.
IV. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 3B trường Tiểu học Hoằng Yến.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Với mục đích và nhiệm vụ đã được xác định đề tài tập trung sử dụng một số phương pháp sau:
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận:
Trong nhà trường Tiểu học, cùng với các môn học khác, tập đọc góp phần đáng kể trong việc rèn đọc và cảm thụ văn học cho học sinh.
Mục đích của dạy tập đọc là hình thành kỹ năng đọc-nghe hai trong bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) của năng lực thực tiễn hoạt động ngôn ngữ, kỹ năng đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận, cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay.
- Dạy Tập đọc giúp các em có khả năng hướng tới cái đẹp, biết rung cảm trước vẻ đẹp của ngôn ngữ, của hình tượng nghệ thuật đẹp, hành vi của các nhân vật với sự sáng tạo tuyệt vời của các nhà văn, nhà thơ . Phải giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm, để từ đó rung cảm với tác phẩm văn học để có thể đọc hay và chóng thuộc bài.
- Đặc biệt khi đọc tác phẩm văn chương các em không chỉ được thức tỉnh về mặt nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp.
 - Thầy cô giáo sẽ là người hướng dẫn các em bước đi chập chững vào đời, phải biết vun đắp, bồi dưỡng tình cảm đạo đức của con người mới XHCN. Muốn vậy người giáo viên phải chú ý nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học tập đọc.
II. Thực trạng việc dạy và học tập đọc ở lớp 3 trường Tiểu học Hoằng Yến.
a. Về phía học sinh
- Phần lớn các em đọc còn rất chậm, số em đọc thông thạo rất ít.
- Đa số học sinh còn phát âm sai ở các phụ âm đâu, vần, thanh.
- Phần lớn các em ngắt nghỉ hơi không đúng ở các dấu câu và giữa các cụm từ dài.
- Học sinh đọc hay chưa được, ít có em thể hiện được lời của nhân vật qua giọng đọc.
- Vì vậy mà những tiết Tập đọc trôi qua một cách chậm chạp, nhàm chán. Bên cạnh đó các em cũng gặp rất nhiều khó khăn trong khi học các môn học khác.
 	b. Về giáo viên:
Trong quá trình dạy học giáo viên vẫn còn tồn tại một số điểm sau.
- GV chưa chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy nên quá trình giảng dạy sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức chưa phù hợp vì vậy không phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Phần đọc mẫu của giáo viên chưa chuẩn, chưa chính xác do phương ngữ địa phương.
- Trong quá trình dạy học giáo viên chưa chú ý đến việc sửa lỗi phát âm hướng dẫn ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu và giữa các cụm từ. Cũng như việc luyện đọc của các em chưa được giáo viên coi trọng mà hầu như giáo viên chỉ chú ý đến phần trả lời câu hỏi của bài. Quá trình kiểm tra bài không thường xuyên nên việc giúp học sinh đọc đúng còn gặp nhiều hạn chế.
- Đối với các lớp học hai buổi, vào tiết rèn buồi hai giáo viên chưa coi trọng phần rèn đọc mà chỉ chú ý đến rèn viết nhưng giáo viên đâu biết rằng để các em viết tốt thì trước tiên các em phải đọc đúng, đọc tốt, hiểu được nghĩa của từ, của câu.
* Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh lớp 3 học chưa tốt phân môn tập đọc:
Để giúp các em đọc đúng, đọc tốt hơn tôi đã trao đổi cùng các đồng nghiệp và qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lớp 3 của bản thân tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng đọc chưa đúng, chưa tốt ở các em như sau:
- Nguyên nhân về phía học sinh:
+ Đa số các em phát âm chưa chuẩn là do phát âm theo phương ngữ địa phương và do người thân của các em phát âm chưa đúng nên phần nào các em bị ảnh hưởng.
+ Phần lớn các em chưa nắm được cách nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, mà chỉ đọc theo cảm tính thích nghỉ hơi ở đâu là nghỉ ở đó.
- Nguyên nhân về phía giáo viên:
+ Giáo viên chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy cả về đồ dùng lẫn phương pháp giảng dạy chưa tìm hiểu kỹ nghĩa của các từ khó trong bài.Nên quá trình giảng dạy sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức của từng dạng bài chưa phù hợp. Vì vậy không phát huy được tính tích cực của học sinh. Hơn nữa giáo viên cần nghiên cứu và nắm vững hệ thống kiến thức chương trình của phân môn Tập đọc lớp 3.
+ Giáo viên chưa vận dụng phương pháp tích cực vào giảng dạy mà chủ yếu thầy hỏi trò đáp.
+ Một số giáo viên phát âm chưa chuẩn do ảnh hưởng của phương ngữ địa phương nên quá trình đọc mẫu còn gặp nhiều khó khăn vì thế ảnh hưởng nhiều đến quá trình đọc bài của các em.
+ Trong khi dạy Tập đọc một số giáo viên chưa chú ý đến việc sửa lỗi phát âm cho học sinh kịp thời ngay khi đọc nối tiếp câu, đoạn và đọc hay.Giáo viên chưa hướng dẫn các em ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và giữa các cụm từ. Phần thể hiện giọng đọc của các nhân vật trong bài, giáo viên cũng chỉ hướng dẫn sơ sài nên trong quá trình đọc học sinh thể hiện giọng đọc chưa phù hợp. Ngay cả việc giảng từ khó giáo viên cũng chỉ giảng qua loa, đôi khi giáo viên không giảng hết. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc phát âm và cảm thụ bài văn của học sinh. Hầu như giáo viên chỉ coi trọng phần tìm hiểu bài mà xem nhẹ phần luyện đọc. Nhưng để một tiết tập đọc đạt kết quả thì học sinh phải nắm tốt cả hai phần.
+ Một số giáo viên còn xem nhẹ phần liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng nhưng đây chính là bước kích thích học sinh học tập, đồng thời còn giáo dục đạo đức cho các em.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để khắc phục được việc học sinh học chưa tốt phân môn Tập đọc bản thân tôi thường quan tâm đến những yêu cầu sau:
* Về nhận thức và thực hiện giảng dạy của phân môn tập đọc:
- Trước hết người giáo viên phải hiểu được vai trò và nhiệm vụ của phân môn Tập đọc từ đó coi trọng phong trào rèn đọc, phong trào đọc nhanh, đọc đúng.
- Tập trung nghiên cứu lên kế hoạch bồi dưỡng đặc biệt là phân môn Tập đọc với đầy đủ các kiểu bài. Tập đọc-kể chuyện, Tập đọc-học thuộc lòng, suy nghĩ để chọn ra phương pháp phù hợp, hình thức phong phú phù hợp với từng kiểu bài với tình hình đọc của lớp mình.
* Giáo viên phải là người nắm vững các nguyên tắc dạy và học:
- Trong quá trình dạy học phải xác định đúng trọng tâm bộ môn để chọn các phương pháp truyền đạt cho học sinh một cách hữu hiệu nhất.
* Giáo viên nên áp dụng phương pháp tích cực vào dạy tập đọc:
- Muốn học sinh phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong giờ học thì người giáo viên phải đưa ra các tình huống học tập có tác dụng kích thích tính tò mò của học sinh.
- Cần đưa ra gợi ý để học sinh lắng nghe và nhận xét ý kiến của bạn từ đó thấy được cái đúng, cái hay của bạn và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân để giúp các em học tốt hơn.
- Giáo viên cần tổ chức các trò chơi học tập để tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái, hứng thú. Đây cũng là yếu tố cần thiết trong dạy và học ở Tiểu học.
- Trong quá trình dạy học giáo viên cần trau dồi thêm cho các em kiến thức về ngôn ngữ, kiến thức xã hội và kiến thức đời sống.
Để đáp ứng được những yêu cầu trên tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
1. Khâu chuẩn bị của giáo viên:
- Bất kỳ một tiết dạy nào muốn thành công đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị thật tốt.
- Chuẩn bị về đồ dùng dạy học như tranh ảnh, đây là trợ thủ đắc lực của giáo viên và học sinh trong việc dạy và học Tiếng việt. Đồ dùng dạy học còn tạo điều kiện cụ thể hóa kiến thức còn trừu tượng, giúp học sinh dễ hiểu và dễ nhớ.
- Chuẩn bị về phương pháp làm cho tiết học sôi nổi, hào hứng, kích thích học sinh tiếp thu bài tốt. Vì thế yêu cầu người giáo viên phải nắm vững yêu cầu của từng loại bài góp phần cho việc chuẩn bị được tốt hơn.
- Một số hình ảnh minh họa cho các bài tập đọc mà giáo viên cần chuẩn bị.
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc Cuộc chạy đua trong rừng tôi đã khai thác tranh minh họa sau: 
Tranh minh họa cho bài tập đọc Cuộc chạy đua trong rừng (SGK TV3 Tập 2 - Trang 80)
 [1] Minh Mạng (1791 – 1840) [2] Lăng Minh Mạng
 Tranh minh họa cho bài tập đọc Đối đáp với vua (SGK TV3 Tập 2 - Trang 49)
	[3] Nhà rông [4] Chiêng đồng
Tranh minh họa cho bài tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên (SGK TV3 Tập 1 - Trang 127)
 Ngoài sự chuẩn bị đồ dùng dạy học giáo viên còn hướng dẫn cho các em về cách đọc đúng. GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm. Các em được ngồi theo nhóm, chính vì vậy mà giáo viên cần hướng dẫn các em một số hình thức luyện đọc.
 Hướng dẫn các hình thức luyện đọc:
 Đọc cá nhân:
Đây là hình thức học sinh tự học độc lập. Học sinh được giáo viên chỉ dẫn, độc lập suy nghĩ, để hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, tự trình bày ý kiến cá nhân, tự đánh giá kết quả học tập cá nhân.
 Hình thức đọc cá nhân
 Đọc theo nhóm:
Học trong nhóm, học sinh không chỉ học nội dung bài học mà còn học kỹ năng hợp tác với bạn trong học tập, tạo cơ sở để hình thành năng lực làm việc hợp tác khi các em lớn lên.
Hoạt động học nhóm của lớp 3B Trường Tiểu học Hoằng Yến
	2. Rèn kỹ năng đọc cho học sinh:
a. Giúp học sinh đọc to, rõ:
Trong quá trình tập đọc, có những em đọc rất nhỏ và đa số những em này đọc còn chậm hoặc nhút nhát như em: Hồ Quang Đạt, Lê Văn Bảo. Đối với những đối tượng này, khi các em đọc giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách nâng giọng cho cao để đọc to hơn, giáo viên không nên đến sát bên cạnh các em để nghe cho rõ mà nên khuyến khích các em tự tin đọc lớn tiếng để các bạn trong lớp có thể nghe được. Vì như vậy là các em thể hiện sự tự trọng cũng như tôn trọng các bạn trong lớp nói riêng và người nghe nói chung. 
b. Giúp học sinh đọc đúng:
Để học sinh đọc đúng trước tiên giáo viên cần phải đọc đúng, rõ ràng, rành mạch khi đọc mẫu. Cần hướng dẫn học sinh rà tia mắt theo từng chữ, từng dòng. Đối với học sinh yếu hướng dẫn học sinh dùng thước chỉ ngay phía dưới chữ các em đọc. Mỗi bài tập đọc thường có yêu cầu về rèn luyện kỹ năng đọc: Cần đọc đúng những từ nào, mức độ đọc ra sao, cần chú ý gì về giọng đọc, cách ngắt nhịp. Vậy ngoài việc bám sát yêu cầu của bài tập đọc, tôi luôn nghiên cứu tìm ra
những tiếng cần rèn cho học sinh phù hợp với đặc điểm riêng của lớp. Đồng thời tôi luôn chú ý rèn đọc cho các em về những tiếng có phụ âm đầu, vần, thanh các em dễ lẫn.
Nếu học sinh đọc ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ thì câu văn sẽ trở nên vô nghĩa, chẳng hạn, học sinh đọc “Người xưa đã ví bờ biển, Cửa Tùng giống như một chiếc lược, đồi mồi cài vào mái tóc, bạch kim của sóng biển”. Đọc như vậy học sinh sẽ không hiểu ý nghĩa của câu văn. Ngoài ra, khi đọc thơ phải đặc biệt chú ý đến nhịp điệu của câu thơ. Trong chương trình lớp 3 có một số bài thơ thuộc các thể thơ như: thơ bốn chữ, năm chữ, lục bát Giáo viên cần nắm vững cách ngắt nhịp từng loại thể thơ trên để hướng dẫn các em đọc đúng, hay. Tùy theo mỗi bài thơ mà có cách ngắt nhịp khác nhau. 
Ví dụ:
Dạy học sinh ngắt, nghỉ khi đọc bài Một mái nhà chung (Tiếng Việt 3 - Tập 2 - Trang 100)
Ngắt hơi ngắn sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi sau mối khổ thơ.
Dạy học sinh ngắt, nghỉ khi đọc bài Cùng vui chơi (Tiếng Việt 3 - Tập 2 - Trang 83)
Ngày đẹp lắm / bạn ơi /
Nắng vàng trải khắp nơi /
Chim ca trong bóng lá /
Ra sân / ta cùng chơi //
Quả cầu giấy xanh xanh /
Qua chân tôi, /chân anh //
Bay lên /rồi lộn xuống/
Đi từng vòng quanh quanh//
Luyện cho học sinh đọc đúng nhịp điệu của bài thơ, giúp học sinh diễn tả được cảm xúc và hình tượng của bài thơ. 
c. Giúp học sinh cảm thụ tốt bài tập đọc:
Muốn học sinh cảm thụ tốt bài tập đọc, giáo viên cần giúp học sinh trả lời tốt các câu hỏi về nội dung bài. Như vậy giáo viên luôn tạo không khí trong giờ học thoải mái để học sinh hứng thú học tập, bên cạnh đó giáo viên cần soạn hệ thống các câu hỏi phù hợp với đối tượng của học sinh lớp mình. Đặc biệt là cần có hệ thống câu hỏi riêng cho đối tượng học sinh hoàn thành tốt, hoàn thành và chư hoàn thành để khuyến khích tham gia vào hoạt động học một cách tích cực và để phát huy năng lực của các em.
d. Giúp học sinh đọc hay:
Để đọc hay đòi hỏi người đọc phải nắm rõ nội dung của bài, tâm tình và lời nói của từng nhân vật để diễn tả cho đúng. Do đó giáo viên cần hướng dẫn các em để học sinh nhận ra lời của người dẫn truyện, lời của từng nhân vật và biết thể hiện cảm xúc của từng nhân vật qua giọng đọc phù hợp với nội dung. Đặc biệt, giáo viên cần chú ý đến giọng đọc mẫu của mình, phải gây cảm xúc tạo hứng thú cho học sinh; phải luyện cho mình giọng đọc mẫu chuẩn, phù hợp với nội dung từng bài cụ thể giúp học sinh có điểm tựa để đọc hay. 
Ví dụ:
Khi đọc bài Ở lại với chiến khu (Tiếng Việt 3 - Tập 2 - Trang 13)
Lời của trung đoàn trưởng thể hiện thái độ trìu mến, âu yến. (Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn)
Lời của các chiến sĩ nhỏ tuổi thể hiện thái độ sãn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu. (Em thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với tui Tây, tụi Việt gian)
Vì vậy, chỉ khi nào học sinh hiểu nội dung bài kết hợp với kỹ năng đọc đúng, đọc trôi chảy thì việc đọc hay mới đạt hiệu quả cao.
e. Liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng:
- Qua mỗi bài đọc đều mang một ý nghĩa, một bài học cho người đọc nói chung và cho bản thân học sinh nói riêng. Giáo viên cần liên hệ ý nghĩa đó vào thực tế lớp mình nhằm khuyến khích các em làm những điều tốt, tránh những điều xấu, khen ngợi những em đã thực hiện được điều đó để động viên cả lớp thực hiện theo.
- Đối với những em yếu tôi thường xuyên liên hệ trực tiếp với gia đình để họ quan tâm hơn đến việc học của con mình. Ngoài ra, tôi còn chú ý đến sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho các em (học sinh không cùng đối tượng ngồi cạnh nhau để giúp đỡ nhau). Tổ chức cho học sinh bắt cặp và truy bài đầu giờ, hướng dẫn các em học ở nhà như: Đọc trước bài nhiều lần dùng bút chì gạch chân những từ khó hiểu để đến giờ học nêu ý kiến thắc mắc.
3. Trau dồi kiến thức về ngôn ngữ, về văn học cho học sinh:
- Thông qua các bài tập đọc giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa của từ khó, cụm từ, câu văn hay đoạn văn từ hệ thống từ ngữ đó học sinh biết vận dụng và sáng tạo những ngôn ngữ đã học và giao tiếp. 
- Việc lựa chọn từ khó để giải thích còn phụ thuộc vào các đối tượng học sinh của từng vùng, miền và từng dân tộc. 
4. Phát huy tính tích cực của học sinh:
- Để phát huy phương pháp dạy học tích cực, tôi giao việc cho các em theo từng nhóm để các em bàn bạc và đưa ra ý kiến với nhau.
+ Hoặc hướng dẫn học sinh đọc hay: Tôi cho học sinh đọc thảo luận trong nhóm để tìm ra cách đọc thích hợp với từng vai.
+ Có thể cho học sinh thi đua đọc đúng hay theo vai giữa các nhóm với nhau, để các em tự đánh giá và sửa chữa cho nhau.
5. Tạo không khí vui tươi, nhẹ nhàng, sinh động trong tiết dạy và học:
Để giúp học sinh tiếp thu được tốt bài học và để không khí giờ học không 
nặng nề, giáo viên cần tổ chức cho các em chơi trò chơi học tập. 
Ví dụ: 
Khi đọc bài Chú ở bên Bác Hồ (Tiếng Việt 3 - Tập 2 - Trang 16), giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc nối tiếp bài thơ: Mỗi tổ cử 6 bạn tham gia thi, nỗi bạn đọc 2 câu thơ, lần lượt đọc từ đầu đến cuối bài thơ. Tổ nào đọc đúng, nhanh, hay nhất là tổ thắng cuộc.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Trong quá trình giảng dạy môn tập đọc với những biện pháp tôi đã áp dụng lớp tôi dã có sự chuyển biến rõ rệt những em đọc yếu giờ đọc tốt hơn, việc ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu và giữa các cụm từ không còn là quá khó. Giờ học Tập đọc - Kể chuyện trở nên sôi nổi khi có nhiều cánh tay xung phong đọc theo vai nhân vật. Khả năng cảm thụ văn học của các em tiến bộ rõ rệt. Phân môn Tập đọc đã được các em yêu thích. Nhờ sự tiến bộ đó mà các em viết chính tả cũng ít sai hơn, làm văn tốt hơn. Từ đó các em học các môn học khác cũng dễ dàng, nhẹ nhàng hơn. Từ sự tiến bộ đó kết quả của lớp tôi đạt được như sau: 
Kết quả khảo sát đầu năm
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
21
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6
28,6
12
57,1
3
14,3
Kết quả cuối năm học:
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
21
SL
TL
SL
TL
SL
TL
13
61,9
8
38,1
0
0
	C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
 	I. Kết luận:
Dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Muốn giảng dạy có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu đào tạo hiện nay của Đảng và Nhà nước đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực sáng tạo, không ngừ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_phan_mon_tap_doc.doc