SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt văn miêu tả của phân môn Tập làm văn lớp 4
Thời đại hiện nay, trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, quá trình hội nhập, xu hướng toàn cầu hóa,. học sinh không còn như chúng ta ở độ tuổi đó. Học sinh ngày càng năng động, nhạy bén với cái mới. Cách nghĩ, cách cảm của các em cũng đã thay đổi. Người giáo viên phải nắm bắt được điều này để có phương pháp dạy học cho phù hợp, tránh bị tụt hậu.
Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khảng định: Phải chuyển đổi căn bản toàn bộ nền giáo dục, từ chủ yếu nhằm trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của người học, biết vận dụng tri thức vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn; chuyển nền giáo dục nặng về chữ nghĩa, ứng thí sang một nền giáo dục thực học, thực nghiệm ( 4, tr.5).
Môn Tiếng Việt là môn học chiếm thời lượng nhiều nhất trong các môn học ở Tiểu học. Học môn Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng sự phát triển của xã hội. Do đó có thể nói, việc học văn làm văn giúp các em bộc lộ rõ nét nhất, trọn vẹn nhất những suy nghĩ riêng, tính sáng tạo, thể hiện chân thực về con người mình. Vì thế việc dạy và học Tập làm văn luôn cần có sự đổi mới. Bản thân tôi đang là giáo viên đứng lớp giảng dạy, đón nhận đưa kỹ năng sống vào môn Tập làm văn nên cần nỗ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của mình với học sinh.
Năm học 2017 - 2018, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm giảng dạy lớp 4, tôi nhận thấy một số học sinh viết câu sai ngữ pháp, dùng từ chưa phù hợp với hoàn cảnh và đặc biệt là thiếu ý. Mặt khác, học sinh Tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chưa cao, chưa có những quan sát tinh tế, năng lực ngôn ngữ chưa phát triển tốt, chưa thực sự biết cách diễn đạt điều muốn tả. Các em còn khá e ngại, rụt rè, ngại phát biểu dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao.Vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học tập làm văn theo hướng phát huy tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh vào quá trình học tập, tự học và thực hành sẽ giúp học sinh mạnh dạn, tự tin phát biểu trước đông người. Viiệc đổi mới phương pháp học là hết sức cấp thiết.
Hơn nữa, đối với phân môn Tập làm văn tài liệu văn mẫu thì rất nhiều nhưng tài liệu hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp dạy học giúp học sinh viết tốt các thể loại văn nói chung cũng như văn miêu tả nói riêng thì chưa có.
Chính vì vậy, dạy Tập làm văn như thế nào cho phù hợp với trình độ học sinh lớp 4. Điều đó khiến tôi tìm tòi, suy nghĩ để tìm biện pháp giúp học sinh học Tập làm văn tốt nhất. Tôi xin đề xuất: “Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt văn miêu tả của phân môn Tập làm văn lớp 4 ”. Tôi hi vọng chúng ta tìm ra được những biện pháp tốt nhất để thực hiện nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Thời đại hiện nay, trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, quá trình hội nhập, xu hướng toàn cầu hóa,... học sinh không còn như chúng ta ở độ tuổi đó. Học sinh ngày càng năng động, nhạy bén với cái mới. Cách nghĩ, cách cảm của các em cũng đã thay đổi. Người giáo viên phải nắm bắt được điều này để có phương pháp dạy học cho phù hợp, tránh bị tụt hậu. Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khảng định: Phải chuyển đổi căn bản toàn bộ nền giáo dục, từ chủ yếu nhằm trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của người học, biết vận dụng tri thức vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn; chuyển nền giáo dục nặng về chữ nghĩa, ứng thí sang một nền giáo dục thực học, thực nghiệm ( 4, tr.5). Môn Tiếng Việt là môn học chiếm thời lượng nhiều nhất trong các môn học ở Tiểu học. Học môn Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng sự phát triển của xã hội. Do đó có thể nói, việc học văn làm văn giúp các em bộc lộ rõ nét nhất, trọn vẹn nhất những suy nghĩ riêng, tính sáng tạo, thể hiện chân thực về con người mình. Vì thế việc dạy và học Tập làm văn luôn cần có sự đổi mới. Bản thân tôi đang là giáo viên đứng lớp giảng dạy, đón nhận đưa kỹ năng sống vào môn Tập làm văn nên cần nỗ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của mình với học sinh. Năm học 2017 - 2018, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm giảng dạy lớp 4, tôi nhận thấy một số học sinh viết câu sai ngữ pháp, dùng từ chưa phù hợp với hoàn cảnh và đặc biệt là thiếu ý. Mặt khác, học sinh Tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chưa cao, chưa có những quan sát tinh tế, năng lực ngôn ngữ chưa phát triển tốt, chưa thực sự biết cách diễn đạt điều muốn tả. Các em còn khá e ngại, rụt rè, ngại phát biểu dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao.Vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học tập làm văn theo hướng phát huy tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh vào quá trình học tập, tự học và thực hành sẽ giúp học sinh mạnh dạn, tự tin phát biểu trước đông người. Viiệc đổi mới phương pháp học là hết sức cấp thiết. Hơn nữa, đối với phân môn Tập làm văn tài liệu văn mẫu thì rất nhiều nhưng tài liệu hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp dạy học giúp học sinh viết tốt các thể loại văn nói chung cũng như văn miêu tả nói riêng thì chưa có. Chính vì vậy, dạy Tập làm văn như thế nào cho phù hợp với trình độ học sinh lớp 4. Điều đó khiến tôi tìm tòi, suy nghĩ để tìm biện pháp giúp học sinh học Tập làm văn tốt nhất. Tôi xin đề xuất: “Một số biện pháp giúp học sinh học tập tốt văn miêu tả của phân môn Tập làm văn lớp 4 ”. Tôi hi vọng chúng ta tìm ra được những biện pháp tốt nhất để thực hiện nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4. 1. 2. Mục đích nghiên cứu. 1. 2. 1. Giúp học sinh: - Rèn kĩ năng quan sát tìm ý, lập dàn ý. - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, liên kết đoạn văn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc đoạn văn. - Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc. - Bồi dưỡng tình yêu mến, gắn bó biết trân trọng những gì xung quanh các em. Học sinh tự tìm tòi, phát hiện, chủ động chiếm lĩnh kiến thức; ứng dụng thành thạo các tri thức đã lĩnh hội được vào trong cuộc sống; biết làm tốt một bài văn miêu tả; có tiền đề tốt để viết văn miêu tả lớp 5. 1. 2. 2. Giúp giáo viên: - Nhìn lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt. - Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy Tập làm văn nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng. 1. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả học tập của học sinh chưa cao. - Nghiên cứu các biện pháp giúp học tập tốt văn miêu tả của phân môn Tập làm văn lớp 4. 1. 4. Phương pháp nghiên cứu. *Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết Bản thân tôi đã phải tìm kiếm, xử lý và tóm tắt các nguồn tài liệu có liên quan đến ý tưởng và sáng kiến nghiên cứu. Sáng kiến kinh nghiệm được kế thừa từ những khung lý thuyết trước đó và được phát triển theo một hướng mới. * Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Qua thực tế lớp trực tiếp giảng dạy tôi thấy học sinh viết câu sai ngữ pháp, dùng từ chưa phù hợp với hoàn cảnh và đặc biệt là thiếu ý nên tôi đã tiến hành tìm hiểu, điều tra về cách viết văn miêu tả của học sinh khối 4, nghiên cứu để tìm ra các nguyên nhân. Sau đó tôi tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho các em cách viết văn miêu tả lớp 4 - Theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh *Phương pháp quan sát sư phạm Quan sát tinh thần, thái độ, ý thức trong học Tập làm văn của học sinh lớp mình học sinh lớp khác trong khi dự giờ, quan sát phương pháp sư phạm của giáo viên giảng dạy, quan sát chất lượng bài viết của học sinh ở từng dạng miêu tả khác nhau để tìm hiểu những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng viết văn miêu tả của học sinh. * Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. Đây là một phương pháp cơ bản của sáng kiến nghiên cứu. Phương pháp này được áp dụng để xác định vấn đề nghiên cứu, thu thập số liệu, xử lí số liệu và báo cáo kết quả đã nghiên cứu được. * Phương pháp thực nghiệm Với phạm vi nghiên cứu của sáng kiến tôi đã tiến hành thực nghiệm lớp mình chủ nhiệm và giảng dạy ( Lớp 4Đ - Trường Tiểu học Thiệu Dương). * Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác: Phương pháp đàm thoại, phương pháp luyện tập - thực hành,... 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2. 1. Cơ sở lý luận của việc dạy phân môn tập làm văn lớp 4 Xuất phát từ mục tiêu của dạy học văn miêu tả: a/ Yêu cầu kiến thức: ThÓ lo¹i v¨n miªu t¶. - Học sinh phải hiểu thế nào là miêu tả? - Miªu t¶ ®å vËt: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. - Miªu t¶ c©y cèi: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối. - Miªu t¶ con vËt : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả con vật. b/ Yêu cầu kỹ năng : Ch¬ng tr×nh TLV miªu t¶ (nh»m trang bÞ cho häc sinh nh÷ng kÜ n¨ng s¶n sinh ng«n b¶n), cô thÓ: - Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp - Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp - Kĩ năng thực hiện hóa hoạt động giao Việc đổi mới phương pháp dạy môn Tập làm văn, thể loại văn miêu tả ở lớp 4 cho chúng ta thấy trong việc thừa kế cái cũ, cái vốn có đòi hỏi phải là một sự sáng tạo. Với các phân môn khác của Tiếng Việt trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học chỉ rõ quy trình các bước lên lớp rất cụ thể rõ ràng. Còn với phân môn Tập làm văn, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra quy trình chung nhất cho mỗi loại bài, chủ yếu vẫn là sự sáng tạo của giáo viên khi lên lớp. Chính vì vậy dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới ở Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng là việc làm cần thiết để giúp học sinh học môn Tiếng Việt tốt hơn và cũng là cũng để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Dạy tập làm văn theo hướng đổi mới nhằm khích lệ học sinh tích cực, sáng tạo, chủ động trong học tập, biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngôn bản, văn bản. Nói cách khác, các phân môn trong môn Tiếng Việt là phương tiện để hỗ trợ cho việc dạy tập làm văn được tốt. 2. 2. Thực trạng của vấn đề dạy phân môn tập làm văn lớp 4. 2. 2. 1. Thực trạng chung về vấn đề dạy phân môn Tập làm văn lớp 4. Đơn vị trường Tiểu học Thiệu Dương - nơi tôi đang công tác có 25 lớp với 883 học sinh, trong đó khối 4 có 4 lớp với 153 học sinh. Xã Thiệu Dương tuy đã được sát nhập về Thành phố nhưng đa số các em đều là con em nông thôn, nhiều em gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa các em phải ở nhà với ông bà. Bởi vậy, sự quan tâm đến việc học hành của các em chưa sát sao. Khả năng tiếp thu bài của các em còn nhiều hạn chế bởi phân môn này mang tính tổng hợp kiến thức của tất cả các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện. Các phân môn này đều có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Đặc biệt là để học tốt phân môn Tập làm văn cần có sự hỗ trợ tích cực của tất cả các phân môn khác, nó đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy, sáng tạo và khả năng diễn đạt trước lớp mới học tốt môn học này ... Mặt khác, phân môn Tập làm văn lớp 4 có nhiều thể loại: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Mỗi thể loại bài là một mạch kiến thức khác nhau mà việc tiếp thu bài của học sinh còn hạn chế, ít động não, sử dụng câu chưa phù hợp, vốn từ nghèo, ít đọc sách nên việc viết văn đối với học sinh là rất khó, bài viết khô khan mang tính chất liệt kê. 2. 2. 2. Thực trạng việc giảng dạy Tập làm văn của giáo viên: a - Thuận lợi: - Sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục, trường, tổ chuyên môn có vai trò tích cực, giúp giáo viên đi đúng nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn. - Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến việc dạy học phân môn tập làm văn, thường xuyên tổ chức các tiết dạy mẫu, các cuộc thi, hội thảo về phương pháp dạy Tập làm văn giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm. - Các phương tiện thông tin đại chúng: Ti vi, đài, sách, báo... giúp giáo viên tiếp cận với phương pháp đổi mới khi dạy Tập làm văn thường xuyên hơn. b- Khó khăn: Tiếng Việt là môn học khó, nhất là phân môn Tập làm văn đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú. Đồng thời, phải có vốn sống thực tế, người giáo viên phải biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy. Biết gợi mở óc tò mò, khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh. Chính vì thế giúp cho các em nói viết thành văn bản, ngôn ngữ quả không dễ. 2. 2. 3. Thực trạng việc học phân môn Tập làm văn của học sinh. a - Thuận lợi: - Môn tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng có nội dung phong phú, sách giáo khoa được trình bày với kênh hình đẹp, trang thiết bị dạy học hiện đại, hấp dẫn học sinh, phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. - Các em đã được học chương trình Tập làm văn lớp 2, lớp 3 nên các em đã nắm vững kiến thức, kỹ năng của phân môn Tập làm văn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tạo lập ngôn bản, kỹ năng kể chuyện miêu tả. Đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn ở lớp 4 - thể loại văn miêu tả đạt kết quả cao. b - Khó khăn: - Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chưa cao. - Kiến thức về cuộc sống thực tế của hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học. - Vốn từ vựng của học sinh chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực hành độc lập. Cụ thể là: Các em viết câu rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgíc, tính sáng tạo trong thực hành viết văn chưa cao, thể hiện ở cách bố cục bài văn, cách chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh động. Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối hành văn của riêng mình. Ví dụ: Phần lớn học sinh dùng luôn lời cô hướng dẫn để viết bài của mình. - Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4 hiện đang học thể loại bài miêu tả. Nhìn chung các em đã nắm được cấu trúc một bài văn miêu tả nhưng bài làm của các em còn viết theo một lối mòn khuôn sáo, kém hấp dẫn, ít cảm xúc và nghèo hình ảnh, đặc biệt là các em chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa. Tóm lại: Mặc dù học sinh nắm được kiến thức cơ bản của phân môn Luyện từ và câu nhưng khi áp dụng vào viết văn thì các em thường mắc các lỗi trên, kết hợp với việc chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật, vốn từ lại nghèo nàn nên bài văn miêu tả của các em còn khô khan, lủng củng, nghèo cảm xúc. Bài văn trở thành một bảng liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả. Từ thực tế trên, ngay từ đầu năm học 2017 - 2018, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng môn Tập làm văn lớp 4. Đề bài: Tuổi thơ ai cũng có những đồ chơi yêu thích đã từng gắn bó với mình như một người bạn: Một bộ xếp hình nhiều màu sắc, một chiếc ô tô có dây cót, một cô búp bê biết khóc.... Em hãy tả lại một trong những đồ chơi đó. Kết quả cụ thể như sau: Lớp Số HS Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm Dưới 5 SL TL SL TL SL TL SL TL 4Đ 38 5 13,1% 14 36,9% 14 36,9% 5 13,1% Qua khảo sát cho thấy học sinh chưa biết cách diễn đạt, câu văn chưa có hình ảnh, vốn từ vựng chưa nhiều, hiểu biết thực tế còn ít, ý văn nghèo nàn, câu văn lủng củng,... Do vậy, chất lượng bài viết của các em chưa cao. Học sinh quan sát đồ vật khi tả không theo một trình tự hợp lý, chưa biết tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt đồ vật này với đồ vật kia. Tỷ lệ học sinh đạt điểm yếu ( Chưa hoàn thành) còn nhiều. Kết quả này cũng thể hiện phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học. 2. 3. Các biện pháp giúp học sinh học tập tốt văn miêu tả của phân môn Tập làm văn lớp 4 Từ thực trạng việc dạy học phân môn Tập làm văn nói chung và việc dạy học làm văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng tôi thấy cần thiết để có những biện pháp sáng tạo trong văn miêu tả lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học. 2. 3. 1. Biện pháp thứ nhất: Tạo hứng thú và động cơ học văn miêu tả ở học sinh. Tâm lý chung của học sinh Tiểu học là luôn muốn khám phá, tìm tòi những điều mới mẻ. Học sinh Tiểu học dễ háo hức khi tìm hiểu về những vấn đề mới, thú vị nhưng cũng dễ chán, nản lòng khi gặp nội dung khó, quá sức. Tập làm văn là phân môn khó nhất trong môn Tiếng Việt nên học sinh cũng rất ngại học nếu giáo viên chưa có phương pháp dạy học phù hợp với lứa tuổi các em. Chính vì vậy, để tạo cho học sinh sự hứng thú và tự tin khi học văn, trước tiên tôi đã phân loại học sinh để có các biện pháp dạy học phù hợp, các yêu cầu phù hợp đối với từng đối tượng học sinh. Sau một thời gian ngắn nhận lớp, tôi đã khảo sát và phân loại học sinh theo 3 mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành và Chưa hoàn thành ( Thông tư 22) Đối với các em học sinh yếu (HS chưa hoàn thành), tôi cho các em trình bày phần mở bài và kết luận. Thường thì học sinh yếu tôi gọi trong lúc này là để các em có thể trình bày ngắn gọn các ý khi sai sót. Ngoài những nụ cười cởi mở, giáo viên chỉ nên nhẹ nhàng sửa sai và động viên cho các em này. Ở phần thân bài, tôi thường phân nhóm 4 cho các em thảo luận theo dàn ý: Ví dụ: Tả về đồ vật: “Tả chiếc cặp sách”. Yêu cầu thảo luận phần thân bài như sau: + HS1: Tả bao quát, hình dạng, màu sắc, chất liệu của cặp? + HS2: Tả chi tiết từng bộ phận của đồ vật: Các bộ phận bên ngoài của cặp? (mặt cặp, nắp cặp, quai xách, dây đeo, khóa); Xoa lên da cặp em có cảm giác gì? (trơn, nhẵn, ram ráp,...) ..... + HS3: Tả bên trong cặp có mấy ngăn ? Mỗi ngăn đựng gì? + HS4: Chiếc cặp có ích lợi gì? Em có thích cái cặp của em không? Tại sao? Em dùng cặp, giữ gìn cặp như thế nào? Sau khi thảo luận xong một nhóm học sinh trình bày: + HS1: Cặp hình chữ nhật, làm bằng vải giả da, màu tím, nắp màu đen. Dài hơn hai gang tay của em, rộng khoảng một gang rưỡi. Cặp có nhiều màu rất đẹp. + HS2: Ở phía trên cặp có quai xách thật êm tay. Sau lưng là hai quai đeo. Hai ổ khóa bằng sắt, mỗi khi đóng hoặc mở nghe “tách, tách” rất vui tai. Ngoài mặt cặp có in hình chú chó đốm rất đẹp. + HS3: Phía bên trong có ba ngăn. Ngăn lớn đựng sách, ngăn thứ hai đựng bảng con, đồ dùng khác , ngăn thứ ba nhỏ nhất đựng bút, thước, và các đồ dùng như: áo đi mưa, chai nước, + HS4: Chiếc cặp giúp em đựng sách vở không bị rơi rớt và không bị mưa ướt. Em rất thích chiếc cặp vì nó là người bạn luôn đồng hành cùng e khi đến lớp. Em giữ gìn nó rất cẩn thận và cứ cuối tuần e lại lau chùi sạch sẽ. Mặt khác, công việc đầu tiên của dạy học Tập làm văn là tạo ra được động cơ, nhu cầu nói năng, kích thích học sinh tham gia vào cuộc giao tiếp (nói, viết). Sản phẩm của phân môn Tập làm văn là các bài nói hoặc viết theo kiểu bài do chương trình quy định. Để sản sinh ra các bài văn này, học sinh phải có thêm nhiều kĩ năng khác ngoài khả năng nghe, nói, đọc viết Tiếng Việt, kĩ năng dùng từ đặt câu. Đó là các kĩ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn bậc Tiểu học, mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Trong đó, học văn miêu tả góp phần phát triển tư duy hình tượng của trẻ được rèn luyện phát triển nhờ biện pháp so sánh, nhân hóa... khi miêu tả. Nhưng làm thế nào để thực hiện được những nhiệm vụ trên mà không biến các em thành những “thợ” viết văn? Vậy ta cần kích thích các em yêu văn và có nhu cầu viết văn. Trước hết hãy tạo tình huống khiến các em háo hức khám phá điều thú vị trong đối tượng miêu tả. Ví dụ: Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh cây phượng đang ra hoa đỏ rực và hỏi: Quan sát tranh em thấy cây hoa có đặc điểm gì mà nhà thơ Xuân Diệu đã ví “như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau” ? Học sinh sẽ phân tích tìm đặc điểm tương đồng của bộ phận nào đó của cây hoa với muôn ngàn cánh bướm đậu khít nhau. Qua đây cũng rèn luyện cho các em óc quan sát tinh tế, sự liên tưởng và tư duy phân tích, kích thích các em suy luận. Dạy học sinh viết văn miêu tả phải gắn liền với việc hình thành những kĩ năng sống khác. Như dạy các em biết giữ gìn đồ vật, tổ chức cho học sinh trồng, chăm sóc và bảo vệ cây... Học sinh được trau dồi vốn sống, biết suy nghĩ, có những cảm xúc, tình cảm. Từ đó, mới dạy các em cách thể hiện suy nghĩ, tình cảm bằng ngôn ngữ nói, viết. Khi ra đề Tập làm văn, giáo viên nên chú ý đề bài yêu cầu viết về những gì gần gũi thân thiết với học sinh, tạo ra được động cơ nói năng, kích thích các em muốn nói,viết về nội dung mà đề bài đã yêu cầu. Trong tiết kiểm tra viết (sách Tiếng Việt 4 tập 2 - trang 92) có 4 đề bài gợi ý. Giáo viên nên dựa vào đó ra đề khác nhằm gợi cảm xúc cho các em trước khi viết bài. Ví dụ: Đề 1: Hãy tả một cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm của em. Đề 2: Hãy tả một cây do chính tay em vun trồng. Đề 3: Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích. Đề 4: Tả một vườn rau (hoa) gần nơi em ở. Khi học sinh đã có hứng thú học văn miêu tả, ta tiếp tục duy trì điều đó trong suốt quá trình học tập và tiếp tục rèn các kĩ năng khác theo yêu cầu khi viết văn 2. 3. 2. Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh nắm vững và thực hiện các yêu cầu cơ bản khi viết văn miêu tả Muốn học tốt dạng văn miêu tả thì trước hết học sinh phải nắm vững các yêu cầu cơ bản khi viết văn miêu tả. Đây sẽ là nòng cốt giúp các em viết văn miêu tả một cách hiệu quả. Giáo viên giúp học sinh nắm vững vàthực hiện các yêu cầu sau: * Đảm bảo yêu cầu quan sát đối tượng miêu tả: - Quan sát tổng thể đối tượng, chú ý cả ở trạng thái động và tĩnh. Quan sát bằng tất cả các giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác, cảm giác..... - Nếu tả cảnh: cần quan sát tỉ mỉ từng phần (bộ phận) của cảnh theo trình tự hợp lí (Ví dụ: Từ ngoài vào trong, từ bộ phận chủ yếu đến các bộ phận thứ yếu), hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian (ví dụ: sáng, trưa, chiều, tối). *Tả theo trình tự không gian Từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc ngược lại. Tả từ xa đến gần, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trái qua phảihoặc ngược lại. Trình tự này thường được vận dụng khi miêu tả loài vật, cảnh vật, đồ vật, cây cối nói chung. Tả từ dưới lên trên: Ví dụ: “ Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dẽ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành”. ( Rừng hồi xứ Lạng, Tô Hoài ) Tác giả quan sát và tả rất tinh tế về cây hồi, rồi quả hồi và cuối cùng là lá hồi theo trình tự dưới lên trên. Dùng lối miêu tả tĩnh với những tính từ ( thẳng, cao, tròn xoe, giòn, dễ gãy), dùng cách nói nhân hoá quả hồi phơi mình làm cho sự miêu tả thêm gần gũi, sinh động. Tả từ ngoài vào trong Ví dụ: “ Cái vành, cái áo đều làm bằng nan tre. Hai cái tai nó bằng tre già màu nâu. Mỗi tai có một cái lỗ tròn xoe. Lúc nào, tai cùng tỉnh táo để nghe ngóng. Cối có hai hàm răng bằng gỗ dẻ. U gọi là dăm. Răng có nhiều, ken vào nhau”. (Cái cối tân, Tiếng Việt 4 - Tập 1) Tả từ xa đến gần. Ví dụ: “Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng đất chui ra, bò li ti
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tap_tot_van_mieu_ta.doc