SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường Tiểu học Tuy Lộc - Hậu Lộc

SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường Tiểu học Tuy Lộc - Hậu Lộc

 Trong sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng, việc cho các em học sinh tiếp tục được làm quen với thế giới tự nhiên, với môi trường xung quanh có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Không những cung cấp cho trẻ vốn tri thức đầu tiên về thiên nhiên, con người và xã hội mà còn khêu gợi tính tò mò, thích tìm hiểu, thích khám phá, qua đó góp phần không nhỏ để hình thành nhân cách đầu đời của mỗi con người. Ngoài ra, còn dẫn dắt các em vào một thế giới tự nhiên muôn màu muôn vẻ và tạo điều kiện cho các em gần gũi, thân thiện với môi trường xung quanh hơn.

 Có thể nói, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề vô cùng cấp bách không chỉ của riêng một vùng lãnh thổ, một quốc gia nào, không kể thành thị hay nông thôn ô nhiễm ô môi trường đang đe dọa tới các nguồn nước và không khí, tàn phá đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người.

 Hiện nay, môi trường sống của chúng ta dưới tác động không nhỏ của sự biến đổi khí hậu. Môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. “Theo báo cáo của WHO được công bố mới đây, thế giới mỗi năm có tới 12,6 triệu người chết vì các loài bệnh tật do môi trường nguồn nước, không khí, đất đai,. bị ô nhiễm gây ra”.

(WHO cảnh báo 25% số người chết trên toàn cầu là do ô nhiễm môi trường)

 

doc 17 trang thuychi01 14102
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường Tiểu học Tuy Lộc - Hậu Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Trong sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng, việc cho các em học sinh tiếp tục được làm quen với thế giới tự nhiên, với môi trường xung quanh có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Không những cung cấp cho trẻ vốn tri thức đầu tiên về thiên nhiên, con người và xã hội mà còn khêu gợi tính tò mò, thích tìm hiểu, thích khám phá, qua đó góp phần không nhỏ để hình thành nhân cách đầu đời của mỗi con người. Ngoài ra, còn dẫn dắt các em vào một thế giới tự nhiên muôn màu muôn vẻ và tạo điều kiện cho các em gần gũi, thân thiện với môi trường xung quanh hơn.
 Có thể nói, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề vô cùng cấp bách không chỉ của riêng một vùng lãnh thổ, một quốc gia nào, không kể thành thị hay nông thôn ô nhiễm ô môi trường đang đe dọa tới các nguồn nước và không khí, tàn phá đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. 
 Hiện nay, môi trường sống của chúng ta dưới tác động không nhỏ của sự biến đổi khí hậu. Môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. “Theo báo cáo của WHO được công bố mới đây, thế giới mỗi năm có tới 12,6 triệu người chết vì các loài bệnh tật do môi trường nguồn nước, không khí, đất đai,.. bị ô nhiễm gây ra”. 
(WHO cảnh báo 25% số người chết trên toàn cầu là do ô nhiễm môi trường)
 Trước tình trạng chất lượng môi trường bị ô nhiềm nghiêm trọng hiện nay nhất là ở vùng nông thôn nơi tôi đang công tác thì việc giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Chính từ lý do đó đã khiến tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường Tiểu học Tuy Lộc - Hậu Lộc”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
* Giúp học sinh biết: 
	 - Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta và có mối quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người cũng như thiên nhiên. Từ đó biết vận dụng tích cực những kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn, bảo tồn, sử dụng môi trường sống đảm bảo một cách bền vững.
	- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) phù hợp với lứa tuổi làm cho môi trường luôn xanh - sạch - đẹp.	
 - Sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với thiên nhiên, với môi trường. 
	- Sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
	- Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
	- Thực trạng của tác động từ việc ô nhiễm môi trường hiện nay đối vời trường học cũng như nơi các em sinh sống.
* Thông qua đề tài:
	 - Cung cấp thêm cho học sinh Tiểu học những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người và thiên nhiên cũng như mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người. Qua đó các em sẽ có thêm những kiến thức cơ bản về cách chăm sóc giữ gìn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội. 
	- Giáo dục cho các em những thói quen tốt, những kỹ năng sống liên quan đến bảo vệ môi trường. Các em biết cùng tham ra dọn vệ sinh sân trường, đường làng ngõ xóm ; biết chăm sóc bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật, nguồn nước, bầu không khí cũng như môi trường quanh nơi mình học tập và sinh sống. 
 	- Làm nền tảng để hình thành ở các em một tâm hồn trong sáng, một nền văn hoá xã hội văn minh và hiện đại. 
	- Nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao ý thức BVMT đối với các em. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	- Học sinh trường Tiểu học Tuy lộc 
	- Tìm hiểu thực trạng về môi trường trong và ngoài nhà trường. 
	- Tìm hiểu về thói quen, hành vi, ý thức của học sinh đối với môi trường xung quanh trong và ngoài nhà trường.
	- Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng.
	- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thói quen, hành vi, ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường Tiểu học Tuy Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tìm hiểu, điều tra, khảo sát.
- Phương pháp quan sát. 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp. 
- Phương pháp trao đổi, đánh giá.
- Phương pháp thực hành, nêu gương.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận.
 Môi trường nói chung và ở địa phương Tuy Lộc nói riêng đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của tất cả chúng ta. Vì thế bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Do đó giáo dục ý thức BVMT cho học sinh ở trường Tiểu học Tuy Lộc là một nội dung giáo dục quan trọng và cần thiết nhằm đào tạo con người có kiến thức, có đạo đức, trách nhiệm về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường trong thực tiễn. 
 Trong chương trình giáo dục hiện nay ở bậc Tiểu học kiến thức về bảo vệ môi trường đã được tích hợp và lồng ghép vào một số môn học với những bài cụ thể đã góp phần mang lại những thay đổi đáng kể trong hành vi, thói quen của các em trong việc BVMT xung quanh. Mặt khác thông qua những bài được tích hợp, lồng ghép kiến thức về BVMT còn cung cấp những hiểu về môi trường sống giúp học sinh hiểu môi trường là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống sản xuất của con người, đồng thời cũng là nơi chứa đựng các phế thải do con người tác động. Vì vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong nhà trường là hết sức cần thiết mang tính sống còn của đất nước, một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, đồng thời còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống, thể chất, giống nòi của dân tộc.
 Thông qua việc giáo dục bảo vệ môi trường rèn cho các em những kiến thức, kĩ năng, đồng thời giúp bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những cảm xúc và hình thành thói quen, lòng nhiệt tình để bản thân và mọi người tham gia một cách chủ động, tích cực nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề BVMT hiện tại và tương lai. 
 2.2. Thực trạng vấn đề.
 Trong những năm qua vấn đề BVMT đã được các cấp, các ngành, mỗi địa phương cũng như mỗi hộ gia đình trong huyện Hậu Lộc nói chung, xã Tuy Lộc nói riêng rất được quan tâm với những phong trào thiết thực thông qua nhiều việc làm cụ thế nhằm nâng cao ý thức BVMT trong cộng đồng nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trượng đang diễn ra thường trực hiện nay như: Phong trào hưởng ứng ngày môi trường thế giới ; phong trào ra quân tổng dọn vệ sinh, phát quang hành lang, đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh theo định kỳ ; phong trào xây lò đốt rác tại nhà,... 
 Hình ảnh sau đây là một minh chứng cho những cố gắng, nỗ lực mà chúng tôi đã và đang áp dụng tại địa phương, cùng như ở mỗi hộ gia đình trong xã Tuy Lộc.
(Ảnh: Lò đốt giác tự chế tại gia đình)
 Tuy nhiên những việc làm trên chỉ là giải pháp tình thế, chưa thể giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm môi trường đang diễn ra tràn lan đến cả những hệ thống nước ngầm, hệ thống mương máng, ruộng đồng, ao, hồ của thôn xóm vốn rất trong lành từ bao đời nay. 
 Thực trạng cho thấy, việc giáo dục môi trường trong trường Tiểu học Tuy Lộc hiện nay đôi lúc còn nặng về lý thuyết, chưa thực hiện tốt phương châm “ Học đi đôi với hành ”. Để đạt được hiệu quả hơn nữa thì việc giáo dục môi trường cho học sinh cần phải thực hiện thông qua những hoạt động cụ thể hơn, sinh động hơn, dần dần tiến tới không chỉ nâng cao về mặt nhận thức mà còn hình thành các thói quen tốt trong bảo vệ môi trường cho học sinh cả trong và ngoài nhà trường cũng như ở bất cứ đâu mà các em đến. Thậm chí các em còn là những tuyên truyền viên tích cực trong công tác BVMT tại mỗi gia đình, mỗi dòng họ, thôn xóm,....
 Qua điều tra, khảo sát tình trạng mội trường tại một vài nơi trên địa bàn huyện Hậu Lộc cho thấy thực trạng môi trường nói chung đang bị ô nhiễm trầm trọng cả trên mặt đất, dưới nước và trong không khí. Nhất là:
* Ô nhiễm môi trường do khói, bụi, khí thải độc hại. 
 Hàng ngày, hàng giờ các nhà máy may, nhà máy gạch, làng nghề, các đoàn xe vận tải công trình xây dựng,...trên địa bàn huyện Hậu Lộc nói riêng và tại một số vùng khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nói chung không ngừng thải vào môi trường đất, nước, không khí một lượng chất thải vô cùng lớn cùng với lượng khói, bụi quá tiêu chuẩn cho phép gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường không khí rất đáng lo ngại. 
( Hình ảnh phản ánh thực trạng ô nhiễm không khí gần các nhà máy)
 Trên hình ảnh cho thấy môi trường tại một số khu vực gần các nhà máy, khu công trình xây dựng, các làng nghề mức độ ô nhiễm khói, bụi rất lớn ; cùng với chất thải giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động dịch vụ, sinh hoạt của con người,Làm cho bầu không khí những ngày hanh khô, nắng nóng trở nên mù mịt chỉ toàn khói bụi, tác động nguy hại đáng kể đối với sức khỏe con người, đẩy nhanh quá trình lão hóa, suy giảm chức năng hô hấp, gây ra các bệnh như: hen suyễn, ho, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi ; suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi thọ con người. Mặt khác các chất gây ô nhiễm không khí còn có thể gây ra hiện tượng mưa axit gây hủy hoại các hệ sinh thái tự nhiên và đẩy nhanh hiện tượng hiệu ứng nhà kính và làm tăng nhanh quá trình biến đổi khí hậu.
 Qua khảo sát cho thấy thực trạng môi trường trên địa bàn dân cư trong xã Tuy Lộc và cả xung quanh trường Tiểu học Tuy Lộc nơi tôi công tác cho thấy môi trường bị ô nhiễm vẫn đang diễn ra ngày một nghiêm trọng đó là:
- Ô nhiễm môi trường từ phế thải, chất thải trong sinh hoạt. 
 Trên các tuyến đường liên thôn, liên xã, nhiều đoạn hai bên đường có vô số rác thải sinh hoạt được vứt, đổ tràn lan hàng ngày bốc mùi hôi thối rất khó chịu mỗi khi đi qua thực sự đe dọa đến môi trường và sức khoẻ của mọi người dân trong khu vực, nhất là ở các trung tâm xã, thôn, các khu vực dân cư tập trung đông người, những đống rác thải do một bộ phận người dân sinh sống trên địa bàn chở rác thải đến đổ thành đống. Không chỉ trên đường mà cả dọc những kênh mương, trên bờ sông, dưới nước nhiều nơi rác thải chất thành đống lớn thậm chỉ trôi lềnh bềnh trên mặt nước với mật độ dày đặc gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. 
 Dưới đây là một vài hình ảnh mà tôi ghi lại được để minh chứng cho môi trường hiện nay tại địa phương nơi tôi công tác.
( Những hình ảnh môi trường bị ô nhiểm tại địa phương tôi)
 Nguồn ô nhiễm này đã và đang tạo ra rất nhiều hệ lụy cho môi trường sinh thái nói chung và cuộc sồng con người nói riêng. 
* Môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
 Nguồn nước bị ô nhiễm xuất phát từ việc các ao, hồ, sông và các kênh mương nội đồng tiếp nhận nhiều loại nguồn thải trong sinh hoạt đổ ra từ cộng đồng dân cư với mức độ gia tăng ngày càng nhiều. Trong khi đó, mức đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí chưa có. Bên cạnh nguồn thải nêu trên, nước thải nông nghiệp cũng là vấn đề đáng quan tâm hiện nay tại vùng nông thôn. Bởi Nguồn nước thải này có chứa hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu là thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, tại khu vực nông thôn nơi tôi công tác và sinh sống người dân vẫn chưa có nguồn nước sạch để phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày và còn phụ thuộc vào nguồn nước mưa, nước giếng khơi tự đào nhưng đến mùa khô những nguồn nước này không đáp ứng được cho nhu cầu sinh hoạt buộc người dân phải sử dụng nguồn nước sông, ao, hồ lọc qua lớp cát, sỏi rồi dùng làm nước sinh hoạt gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, sự cần thiết phải nâng cao ý thức cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một vài hình ảnh minh chứng cho điều đó. 
( Hình ảnh môi trường nước bị ô nhiễm tại địa phương Tuy Lộc)
* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường như hiện nay.
 - Nhận thức về môi trường và BVMT của học sinh và trong một bộ phận nhân dân tại địa phương Tuy Lộc nói riêng và trong huyện Hậu Lộc nói chung còn thấp.
 - Thói quen sạch nhà, nhưng bẩn ngõ.
 - Sử dụng không đúng kĩ thuật canh tác, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật không đúng kĩ thuật và còn bị lạm dụng quá mức cho phép.
 - Hoạt động khai thác, sả thải bừa bãi làm chết và hủy hoại nhiều loài thuỷ sản cũng như các tầng thủy sinh dưới nước,.
 - Quản lí chất thải rắn còn yếu kém, lỏng lẻo, hiệu quả xử lí chất thải nguy hại chưa đồng bộ và chưa đạt yêu cầu.
 - Hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tạo ra chất gây ô nhiễm nguồn nước và không khí cao.
 Tóm lại: Do sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục BVMT là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường.
2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Thông qua một số việc làm cụ thể của bản thân ở địa bàn dân cư nơi tôi sinh sống cũng như ở tại nhà trường trong quá trình thực hiện gặp không ít những thận lợi và khó khăn.
+ Thuận lợi: 
- Được mọi người trong gia đình ủng hộ nhiệt tình và thực hiện hiệu quả.
- Được Ban giám hiệu cùng đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình có chất lượng.
- Được lãnh đạo địa phương, các ban ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ủng hộ nhiệt tình và tạo điều kiện để tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân một cách tích cực và đồng bộ trên loa phát thanh.
- Được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ,...
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cũng gặp những khó khăn.
+ Khó khăn:
- Trên địa bàn xã chưa có nơi tập kết rác tập chung.
- Chưa có khu xử lí rác thải các loại theo công nghệ hiện đại.
- Ý thức, thói quen ở một bộ phận người dân trên địa bàn chỉ cần sạch nhà còn bẩn ngõ, bẩn đường không quan tâm đến.
- Thói quen sử dụng túi ni lông của người dân trong sinh hoạt hàng ngày khó thay đổi ngay.
- Chưa có quy đinh hay chế tài nào cụ thể cho những việc làm mất vệ sinh nơi công cộng và gây ô nhiễm môi trường.
Trước thực trạng trên tôi đã và đang áp dụng một số biện pháp sau đây tại trường Tiểu học Tuy Lộc - Hậu Lộc nhằm mục đích giáo dục ý thức BVMT cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhằm giảm bớt và tiến tới khắc phục hoàn toàn vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại địa phương.
* Cách làm của tôi thông qua các biện pháp cụ thể sau:
* Biện pháp1: Tăng cường công tác chỉ đạo giáo viên dạy tích hợp, lồng ghép BVMT vào các môn học trong nhà trường.
 Ngay đầu năm học nhà trường lập kế hoạch, chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện dạy tích hợp, lồng ghép kiến thức BVMT vào trong các môn học. Đây là việc làm không thể thiếu được trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công việc của người làm công quản lý chuyên môn. Mặc dù không mới nhưng thông qua đó đã góp phần chỉ đạo kịp thời nghiêm túc việc thực hiện dạy tích hợp kiến thức giáo dục ý thức BVMT cho học sinh.
 Triển khai, chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn cấp tổ với nội dung: 
- Tìm hiểu tình trạng về ô nhiễm môi trường ở địa phương hiện nay. Nguyên nhân gây nên thực trạng đó, hậu quả để lại. Nhiệm vụ và giải pháp đối với Nhà trường, với mỗi giáo viên, học sinh trong công tác giáo dục BVMT. 
- Đánh giá việc giảng dạy tích hợp, lồng ghép giáo dục BVMT đã thực hiện trong thời gian qua, những kết quả thu được, những khó khăn cần khắc phục,... 
* Biện pháp 2: Xây dựng cho học sinh nếp sống lành mạnh, trong sáng, có ý thức giữ gìn và Bảo vệ môi trường.
 Giáo dục cho trẻ có ý thức giữ vệ sinh chung không vứt rác bừa bãi, không hái hoa, bẻ cành, luôn đi tiểu tiện, đại tiện đúng nơi quy định.
 Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho tất cả học sinh ở mọi lứa tuổi trong trường tiểu học Tuy Lộc, thông qua các hoạt động, việc làm cụ thể hàng ngày. 
 Tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động lao động phù hợp, vừa sức như (vệ sinh trường lớp, nhà cửa, đường làng, ngõ xóm, bảo vệ và chăm sóc cây cối, con vật trong thiên nhiên cũng như các hành động tiết kiệm trong sử dụng điện, nước và các nguồn năng lượng khác ở trường và ở nhà), nhằm hình thành ở các em niềm vui và thái độ tốt khi đóng góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường luôn xanh, sạch, đẹp. Từ đó các em có niềm tự hào về việc làm ý nghĩa của bản thân đối với môi trường xung quanh.
( Ảnh học sinh trong trường vừa vui chơi vừa tham gia nhặt rác sân trường)
* Biện pháp 3: Tăng cường giáo dục thói quen, ý thức tự giác BVMT.
 Giáo dục học sinh luôn có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường (không bẻ cây, hái hoa, không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định,...) công việc đó cần thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi và thường xuyên.
 Tăng cường công tác tuyên truyền học sinh thực hiện giữ gìn vệ sinh trường, lớp cũng như tại gia đình vào các buổi sinh hoạt lớp cũng như các buổi chào cờ đầu tuần hay cả các buổi sinh hoạt ngoại khoá.
 Chỉ đạo từng cá nhân và nhóm học sinh luôn tham gia trực tiếp vào các việc làm cụ thể hàng ngày, hàng tuần về xây dựng lớp học, trường học của mình ngày càng xanh - sạch - đẹp hơn ( trồng cây xanh, chăm sóc cây, làm vệ sinh sân trường, lớp học, cầu thang, nhà vệ sinh,).
 Cuối mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi học kỳ và cuối năm học, các em được nhận xét đánh giá về mặt tốt, mặt chưa tốt của từng cá nhân, nhóm, tổ và thảo luận các việc cần làm trong thời gian tới nhằm góp phần xây dựng trường học ngày một xanh, sạch, đẹp hơn. Đồng thời đề xuất lên nhà trường để tuyên dương, khen thưởng những gương tiêu biểu trong công tác BVMT nhằm khích lệ kịp thời các em.
* Biện pháp 4: Tổ chức cuộc thi vẽ tranh, bình tranh theo chủ đề BVMT.
 Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi về chủ đề môi trường như vẽ tranh hoặc xé dán các sản phẩm tranh mô tả, phản ánh về môi trường trong lành hoặc môi trường bị ô nhiểm nặng hay thể hiện những việc làm tham gia BVMT. Mỗi tác phẩm đều được các em trình bày ý tưởng của mình thông qua nội dung bức tranh trước Ban giám khảo cuộc thi và trước toàn thể đông đảo học sinh trong nhà trường, được học sinh “bình và chọn” những tác phẩm phản ánh nổi bật đúng chủ đề có tác dụng tuyên truyền sâu rộng và có sức lan toả sâu sắc trong đông đảo học sinh và cộng đồng về công tác BVMT hiện tại và tương lai. Cuối cùng Ban giám khảo cuộc thi đưa ra quyết định chọn ra những tác phẩm đẹp nhất, có sức tuyên truyền rộng nhất để vinh danh, trao giải thưởng. Dưới đây là một trong các tác phầm đạt giải cao trong các lần thi.
( Bài thi vẽ về chủ đề BVMT của học sinh trường Tiểu học Tuy Lộc )
* Biện pháp 5: “ Xanh hóa sân trường, lớp học” 
 Không ngừng xây dựng một trường học, lớp học xanh để mỗi ngày đến trường, vào lớp các em học sinh có cảm giác như mình đang sống và học tập trong một môi trường thiên nhiên dịu mát của cỏ cây, hoa lá tạo nên một cảm giác thanh bình giúp tâm hồn thư giãn, sảng khoái và học tập trở nên tốt hơn. 
 Để thực hiện phong trào, nhà trường giao cho mỗi lớp phụ trách một vị trí bồn hoa, một công việc cụ thể để các em cùng chung tay góp sức vào việc chăm sóc, bảo vệ. Tổ chức trồng cây nhân dịp xuân về theo tấm gương của Bác Hồ. Quy hoạch trồng cỏ, trong sân chơi, bãi tập, trồng dưới gốc cây bóng mát. Tạo nên khuôn viên nhà trường mát mẻ, sảng khoái. Không chỉ chú trọng phát triển màu xanh trong khuôn viên trường, xây dựng môi trường học tập hiệu quả còn được đặt ra ở từng lớp học. Nhiệm vụ này do chính giáo viên, học sinh đảm nhận. Thường xuyên tham gia giữ gìn làm vệ sinh sân trường, lớp học trước buổi học, thu nhặt rác bỏ vào thùng rác, không xả rác bừa bãi, thu gom giấy loại bỏ vào giỏ rác của lớp, nhắc bạn không nên vứt rác trong lớp, trên sân trường mà phải bỏ vào thùng rác đúng quy định. Ngoài ra, các em còn tham gia chăm sóc cây xanh theo sự phân công của Liên đội ; không leo trèo trên cây, không bẽ cành, hái hoa, mà cùng nhau bảo vệ cây xanh để môi trường ngày càng xanh, tạo một bầu không khí trong lành, một không gian thoáng mát.
( Ảnh khuôn viên nhà trường trong giờ ra chơi và hoạt động tập thể )
 Nhà trường phát động phong trào đưa cây xanh, cây hoa vào trang trí trong lớp học. Cây, hoa trong lớp dần trở thành người bạn thân thiết tạo nên nh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.doc