SKKN Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển kiến thức, năng lực và phẩm chất cho học sinh tiểu học

SKKN Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển kiến thức, năng lực và phẩm chất cho học sinh tiểu học

Thực hiện Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với việc thực hiện đánh giá học sinh theo tinh thần mới, ngoài việc quan tâm đến kiến thức kĩ năng các môn học thì hoạt động giáo dục còn tập trung đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh thì việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là việc làm cần thiết. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các nhà trường luôn giúp học sinh nắm bắt các vấn đề một cách chủ động và bản chất, tự tin thể hiện bản thân mình và hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh.

Thông qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè, Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực, phẩm chất cần thiết. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có lợi ích rất lớn trong việc giúp học sinh, sinh viên tiếp thu kiến thức, phát triển các năng lực như: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề,.Đồng thời hình thành và phát triển các phẩm chất như: Yêu thương, chia sẻ, trung thực, đoàn kết,. Những kiến thức có được từ hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ góp phần làm dày thêm vốn kiến thức và đọng lại lâu hơn trong mỗi học sinh. Ngoài ra hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh tự tin trong thể hiện bản thân, giảm bớt căng thẳng trong việc học, tạo hứng thú cho học sinh, tiếp cho các em năng lượng mới để việc học được tốt hơn.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.

Là một Hiệu trưởng trường Tiểu học, luôn mong muốn đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường nên tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển kiến thức, năng lực và phẩm chất cho học sinh Tiểu học” để nghiên cứu.

 

docx 23 trang thuychi01 20063
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển kiến thức, năng lực và phẩm chất cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC, NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Người thực hiện: Phạm Thị Mai Hoa
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Điện Biên 1
SKKN thuộc lĩnh mực: Quản lí
THANH HOÁ NĂM 2017
Người thực hiện: Phạm Thị Mai Hoa
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Điện Biên 1
SKKN thuộc lĩnh mực: Quản lí
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤ
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học
2
2.2
Thực trạng việc “Tổ chức các hoạt trải nghiệm sáng tạo” ở các trường Tiểu học hiện nay
3
2.3
Các giải pháp nhằm tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học
4
2.3.1
Nâng cao nhận thức trong cán bộ quản lí và giáo viên về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
4
2.3.2
Phát huy vai trò sáng tạo của cán bộ quản lí và giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
5
2.3.3
Huy động nguồn xã hội hóa giáo dục trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
7
2.3.4
Cách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường Tiểu học Điện Biên 1 nhằm hình thành và phát triển kiến thức, năng lực, phẩm chất cho học sinh
8
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
17
3
Kết luận và kiến nghị
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với việc thực hiện đánh giá học sinh theo tinh thần mới, ngoài việc quan tâm đến kiến thức kĩ năng các môn học thì hoạt động giáo dục còn tập trung đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh thì việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là việc làm cần thiết. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các nhà trường luôn giúp học sinh nắm bắt các vấn đề một cách chủ động và bản chất, tự tin thể hiện bản thân mình và hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh. 
Thông qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình  và của bạn bè, Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực, phẩm chất cần thiết. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có lợi ích rất lớn trong việc giúp học sinh, sinh viên tiếp thu kiến thức, phát triển các năng lực như: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề,...Đồng thời hình thành và phát triển các phẩm chất như: Yêu thương, chia sẻ, trung thực, đoàn kết,... Những kiến thức có được từ hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ góp phần làm dày thêm vốn kiến thức và đọng lại lâu hơn trong mỗi học sinh. Ngoài ra hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh tự tin trong thể hiện bản thân, giảm bớt căng thẳng trong việc học, tạo hứng thú cho học sinh, tiếp cho các em năng lượng mới để việc học được tốt hơn. 
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
Là một Hiệu trưởng trường Tiểu học, luôn mong muốn đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường nên tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển kiến thức, năng lực và phẩm chất cho học sinh Tiểu học” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường Tiểu học theo hướng chủ động, tích cực từ cán bộ quản lí đến giáo viên đến học sinh. Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện ngay trong các tiết học đến việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, có như vậy mới nâng cao được chất lượng toàn diện trong nhà trường. Thông qua các hoạt động này, góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Đồng thời qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng góp phần nâng cao năng lực tổ chức cho cán bộ quản lí cho cán bộ quản lí giáo dục, nâng cao năng lực cho giáo viên nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo đưa hiệu quả giáo dục ngày một đi lên.
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo” là việc làm cần thiết đối với mỗi nhà trường nói chung và nhà trường Tiểu học nói riêng. Đối với mỗi cán bộ quản lí, mỗi giáo viên trong giai đoạn hiện nay thì tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là trách nhiệm và nhiệm vụ. Bản thân là người quản lí, tôi thấy rõ tầm quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh là việc làm vô cùng cần thiết vì thế tôi đã chọn đề tài “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển kiến thức, năng lực, phẩm chất cho học sinh” để nghiên cứu và thực hiện nhằm thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của người quản lí trong việc quản lí chuyên môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ thời gian có hạn, tôi chỉ xin tập trung vào nghiên một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường Tiểu học Điện Biên 1- Thành phố Thanh Hóa và tác dụng của chúng trong việc hình thành và phát triển kiến thức, năng lực, phẩm chất cho học sinh. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là các là hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động sáng tạo có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh.
Học từ các hoạt động trải nghiệm gần giống với học thông qua làm, qua thực hành nhưng học qua làm là nhấn mạnh về thao tác kỹ thuật còn học qua trải nghiệm giúp người học không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác; học qua làm chú ý đến những quy trình, động tác, kết quả chung cho mọi người học nhưng học qua trải nghiệm chú ý gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân. 
Có nhiều cách gọi khác nhau về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Phù hợp với mục tiêu của chương trình mới, có thể đề xuất một định nghĩa như sau: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển kiến thức, năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
Khái niệm này khẳng định vai trò định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn của nhà giáo dục; thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, người phụ trách... Nhà giáo dục không tổ chức, không phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát cho tập thể hoặc cá nhân học sinh tham gia trực tiếp hoặc ở vai trò tổ chức hoạt động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt động; phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và năng lực sáng tạo đa dạng, khác nhau của các em. 
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp hình thành và phát triển kiến thức, năng lực, phẩm chất của học sinh một cách có sơ sở và bền vững. Thông qua đó, học sinh tự tin thể hiện bản thân, phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh cũng như nhóm học sinh. Vì vậy việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là vô cũng cần thiết trong hoạt động giáo dục. Đối với bậc học Tiểu học, bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục thì mọi phương pháp hay hình thức tổ chức học tập đều được bắt đầu hình thành. Chính vì vậy việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần được tổ chức đa dạng, phong phú ngay từ ở bậc học tiểu học, tạo cho học sinh phương pháp học tập ngay từ những ngày đầu tiên đến trường. Qua đó giúp cho việc hình thành, phát triển kiến thức, năng lực và phẩm chất của mỗi học sinh được tốt nhất. 
Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, từ đó đề ra các hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với điều kiện về điều kiện cơ sở vật chất, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi nhằm phát huy hết vai trò của nó là việc cần làm trong mỗi nhà trường Tiểu học.
	2.2. Thực trạng của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các trường Tiểu học hiện nay
Hiện nay các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tại các trường Tiểu học thường được tổ chức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nội dung các hoạt động này có thể theo các chủ đề đã được sở Giáo dục và Đào tạo qui định hoặc tự các nhà trường tổ chức theo điều kiện của từng trường. Song các hoạt động trải nghiệm sáng tạo chưa thực sự phong phú hấp dẫn vì vướng phải một số lí do như sau:
	- Tâm lí cán bộ quản lí, giáo viên còn ngại. Lí do này được hiểu là khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ tiêu tốn thời gian, công sức của mỗi cán bộ quản lí và giáo viên. Mặt khác muốn tổ chức được các hoạt động hấp dẫn thì bản thân mỗi cán bộ quản lí, mỗi giáo viên cần có óc sáng tạo, sự tìm tòi, sự say mê,...Thực tế cho thấy năng lực của một số cán bộ quản lí, giáo viên còn có những mặt hạn chế nên tâm lí ngại cũng là điều dễ hiểu.
	- Nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức nhưng vai trò của giáo viên còn mờ nhạt, chủ yếu là làm theo kế hoạch do nhà trường đề ra. 
- Kinh phí để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn quá hạn hẹp. Muốn tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần phải có kinh phí, trong khi kinh phí nhà nước cấp cho chi nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, việc kêu gọi xã hội hóa cũng còn gặp khó khăn nên kinh phí dành cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng trong guồng quay đó.
	- Các nhà trường đều tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo song chưa thật sự hướng tới mục tiêu hình thành, phát triển kiến thức, năng lực và phẩm chất cho học sinh. Nhiều hoạt động chỉ được hiểu đơn thuần là tổ chức cho học sinh được vui chơi.
	- Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đôi khi chưa huy động được số đông học sinh tham gia, chưa phát huy hết được tác dụng của nó.
 	Trước thực trạng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường Tiểu học như vậy, là một cán bộ quản lí, tôi trăn trở và thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường Tiểu học nên đã đúc rút kinh nghiệm “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển kiến thức, năng lực và phẩm chất cho học sinh Tiểu học”. Từ đây giúp cho chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường ngày một được nâng lên. 
	2.3. Các biện pháp để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học
	2.3.1. Nâng cao nhận thức trong cán bộ quản lí và giáo viên về hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
	Để mỗi cán bộ quản lí, mỗi giáo viên hiểu hết về vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, biết cách tổ chức các hoạt động sáng tạo thì cần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên. Việc nâng cao nhận thức không thể làm trong ngày một ngày hai mà cần một quá trình để nhận thức được bền vững. Đối với vai trò của một người thủ trưởng đơn vị, một người cán bộ quản lí, bản thân nhận thức rõ được điều này chính vì vậy việc làm thế nào để nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, để mỗi cán bộ quản lí, mỗi giáo viên biết cách tổ chức các hoạt động sáng tạo là câu hỏi luôn được bản thân đặt ra. 
Để đạt được điều này, đầu tiên, người quản lí cần hiểu thật rõ về hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua việc tòi tài liệu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tìm hiểu về các hoạt động các đơn vị bạn đã tổ chức, nghiên cứu kĩ vai trò của nó trong việc hình thành, phát triển kiến thức, năng lực và phẩm chất của học sinh Tiểu học. Từ đó tuyên truyền để cán bộ giáo viên, nhân viên hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tác dụng và cách tổ chức chúng. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng các hình thức:
a.Thông qua sinh hoạt chuyên môn, giúp giáo viên hiểu rõ bản chất về hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Sau khi đã nghiên cứu tương đối kĩ về hoạt động trải nghiệm sáng tạo, việc đầu tiên cần làm giúp cán bộ quản lí, giáo viên trong trường hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng các việc tổ chức chuyên đề chuyên môn với nội dung: “Tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo và vai trò của chúng trong giáo dục học sinh Tiểu học”. Chuyên đề chuyên môn được tổ chức trong sinh hoạt chuyên môn toàn trường. Hình thức sinh hoạt chuyên môn được tổ chức theo hướng đổi mới, người chủ trì định hướng các vấn đề, các thành viên tham gia thảo luận, kết luận các vấn đề đưa ra và đi đến thống
nhất. bao gồm các hoạt động sau:
	- Tổ chức cho cán bộ giáo viên xem một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo có mục đích, một số hoạt động ngoài giờ lên lớp và một số hoạt động dạy học ngoài lớp học. (Hoạt động học sinh quan sát cây cối, hoạt động thăm quan dã ngoại, hoạt động múa hát sân trường, hoạt động vẽ tranh, hoạt động thể dục giữa giờ,...). 
	- Giáo viên thực hành thảo luận theo nhóm với các nội dung:
	+ Phân biệt đâu là hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giải thích vì sao?
	+ Nêu khái niệm “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo”. Nêu tác dụng của hoạt động này. 
	+ Nêu các nhóm năng lực, phẩm chất được đánh giá đối với học sinh Tiểu học.
	+ Hãy nêu tác dụng của nó trong việc hình thành và phát triển các kiến thức, năng lực, phẩm chất của đối với học sinh Tiểu học. 
	+ Kể ra được một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo khác sau khi đã hiểu khái niệm.
	+ Những thuận lợi và khó khăn của bản thân khi tham gia tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.
	- Các nhóm trình bày theo yêu cầu
	- Thảo luận và đi đến kết luận về tác dụng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo và việc cần thiết phải tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường Tiểu học.
	b. Tham khảo tài liệu để hiểu hơn về hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tích cực tuyên truyền về vai trò của hoạt động này.
Sau khi cán bộ giáo viên đã hiểu rõ về hoạt động trải nghiệm sáng tạo, bản thân mỗi giáo viên sẽ thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc tổ chức hay phối hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tích cực tham khảo qua các tài liệu, qua internet để hiểu thêm sự phong phú, đa dạng của hoạt động. Đồng thời mỗi cán bộ giáo viên là một tuyên truyền viên tích cực về vai trò của hoạt động này đối với phụ huynh, học sinh,...Qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động, động viên phụ huynh cùng phối hợp với lớp, với nhà trường để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
	Nhận thức của cán bộ giáo viên về hoạt động trải nghiệm sáng tạo được nâng lên rõ rệt nhờ hoạt động chuyên môn cũng như hoạt động tự tìm hiểu, học hỏi. Mỗi cán bộ giáo viên thấy rõ tác dụng của các hoạt động này trong việc giáo dục học sinh, từ đó thấy cần thiết tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Mỗi cán bộ giáo viên đã cảm thấy tự tin tuyên truyền trong phụ huynh, học sinh trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động.
	2.3.2. Phát huy vai trò sáng tạo của cán bộ quản lí và giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Cán bộ giáo viên sau khi đã được nâng cao nhận thức về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cần phát huy hết khả năng của bản thân. Phát huy được hết tính sáng tạo của tập thể, của cá nhân là việc làm thể hiện vai trò của người quản lí. Vì vậy để mỗi cá nhân, tổ chuyên môn phát huy hết khả năng, cần thuân theo qui trình từ dễ đến khó: Hiểu, thực hiện xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Thực hiện các bước từ dễ đến khó làm cho cán bộ giáo viên thấy dễ dàng, ít gặp khó khăn và hứng thú hơn với công việc. Qui trình được thực hiện dưới hình thức làm việc theo nhóm (Khối chuyên môn) với các giai đoạn như:
Giai đoạn 1: Giáo viên được quan sát (hình ảnh, video,...) một hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sau đó phân tích về tiến trình cũng như tác dụng của hoạt động đó. Hoạt động được chọn cho giáo viên quan sát là hoạt động đã được nhà trường tổ chức, gần gũi với giáo viên để giáo viên dễ nhận xét. Hoạt động được chọn cho giáo viên quan sát là “Thăm quan khu di tích chiến khu Ngọc Trạo”. Sau khi quan sát, giáo viên trao đổi trong khối để nêu được những yêu cầu sau:
+ Nêu tên của hoạt động trải nghiệm sáng tạo vừa xem
+ Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong việc hình thành, phát triển kiến thức, năng lực, phẩm chất của học sinh Tiểu học. 
+ Rút ra bài học cho bản thân và cho công tác giáo dục học sinh nói chung về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
+ Thông qua việc hiểu biết của bản thân, đối chiếu với các hoạt động của nhà trường, chỉ ra được các hoạt động sáng tạo đã được nhà trường tổ chức. 
Hoạt động nhóm với các yêu cầu trên giúp tâm lí của giáo viên nhẹ nhàng hơn, giáo viên thấy rằng bản thân đã có nhiều đóng góp vào việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cảu nhà trường từ đó tự tin để bản thân hoặc cùng đồng nghiệp tiếp tục tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Quá trình trực tiếp quan sát, phân tích các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, bản thân mỗi cán bộ giáo viên đã hiểu thêm bản chất của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vai trò của nó và hình dung ra cách xây dựng hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm mục đích hình thành, phát triển kiến thức, năng lực, phẩm chất của học sinh. Từ đó cán bộ giáo viên có thể trực tiếp thực hành, sáng tạo trong việc xây dựng hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo mục đích đặt ra.
	Giai đoạn 2: Sau khi đã hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo và vai trò của chúng trong việc giáo dục học sinh, nhà trường tiếp tục yêu cầu giáo viên biết xây dựng một kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với đặ điểm tâm sinh lí học sinh, phù hợp với đặc điều kiện cơ sở vật chất và có tác dụng trong việc giáo dục học sinh. Sau khi xây dựng xong kế hoạch, yêu cầu giáo viên phân tích được các nội dung sau:
	+ Nêu tên của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
	+ Mục đích của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo đó (Hình thành, phát triển kiến thức hay năng lực hay phẩm chất của học sinh)
	+

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_cac_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_nham_hinh_th.docx