SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh ở trường THPT của giáo viên chủ nhiệm lớp

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh ở trường THPT của giáo viên chủ nhiệm lớp

Ngày nay, trước yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, ngành giáo dục và toàn xã hội cần phải có những bước tiến mạnh mẽ nhằm giúp người học phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để đáp ứng với những yêu cầu mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong bối cảnh kinh tế thị trường, trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển các dịch vụ internet, sự giao lưu và hội nhập, bên cạnh những thời cơ là những thách thức không nhỏ. Một vấn đề gây nhiều nỗi lo cho các gia đình, nhà trườngvà xã hội là đạo đức, nhân cách, lối sống của nhiều thanh, thiếu niên xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống.

Trước thực tế này, Đảng, Nhà nước, ngành GD-ĐT cũng đã có những định hướng tích cực để đưa giáo dục kỹ năng sống vào các nhà trường nhằm góp phần nâng cao định hướng giá trị và tạo lập hành vi phù hợp với lứa tuổi thanh,thiếu niên. Bắt đầu từ năm học 2009 -2010, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã đưa vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học của các bậc học. Tuy nhiên,do nhiều nguyênnhân khác nhau nên việc hướng dẫn, tổ chức hoạt động giáodục kỹ năng sống còn nhiều hạn chế. Chính vì lẽ đó, theo chương trìnhgiáo dục phổ thông mới (giáo dục phổ thông 2018), việc hình thành các giá trị đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống thông qua các hoạt giáo dục là rất cần thiết cho học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng, nhằm tạo điều kiện, cơ hội để các em phát huy khả năng để thích ứng với sự phát triển của xã hội.

Người có kỹ năng sống sẽ thực hiện những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và do vậy giảm bớt tệ nạn xã hội làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Kỹ năng sống giúp học sinh học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin hơn. Kỹ năng sống cũng giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có kỹ năng sống là những người biết làm cho mình và những người khác được hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của họ.

Vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Nếu công tác này chưa được quan tâm đúng mực và chưa được thực hiện một cách bài bản, hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của học sinh, ảnh hưởng đến quy hoạch vị trí việc làm của xã hội, gây nên sự lãng phí về thời gian, tài chính đầu tư cho giáo dục.

Giáo viên chủ nhiệm - người luôn được các bậc phụ huynh, học sinh nhìn nhận như người cha, người mẹ thứ hai bởi sự gần gũi với các em, là chỗ dựa vững vàng nhất cho học sinh tại nhà trường. Qua 24 năm giảng dạy và cũng chừng ấy năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy không ít học sinh ở trường phổ thông học giỏi, ngoan hiền nhưng ra đời không thành công trong cuộc sống mà nguyên nhân


cơ bản là các em thiếu kỹ năng sống. Vì vậy tôi càng ý thức hơn vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh nhất là đối với học sinh trung học phổ thông, lứa tuổi mà các em chuẩn bị bước vào cuộc sống tự lập với bao ước mơ và hoài bão lớn.

docx 78 trang Thu Kiều 15/09/2024 1270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh ở trường THPT của giáo viên chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG 
 ĐỐI VỚI HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT
 CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
Người thực hiện: Hoàng Thị Tuyên -Trường THPT Diễn Châu 5 
 SĐT: 0945598477
 Email: hoangkhtuyendc5@gmail.com 
 Năm thực hiện:2022
 Nghệ An, tháng 12/2022
 1 V. Mức độ vận dụng. 35
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..... 36
I. Kết luận. 36
II. Kiến nghị.. 36
1. Đối với UBND Tỉnh Nghệ An.. 36
2. Đối với Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An... 37
3. Đối với các trường THPT.. 37
4. Đối với giáo viên THPT 37
DANH MỤC THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 3 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lí do chọn đề tài
 Ngày nay, trước yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp 
hoá – hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, ngành giáo dục và toàn xã hội cần 
phải có những bước tiến mạnh mẽ nhằm giúp người học phát triển toàn diện về đạo 
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để đáp ứng với những yêu cầu 
mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong bối cảnh kinh tế thị trường, trong 
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển các dịch vụ internet, sự 
giao lưu và hội nhập, bên cạnh những thời cơ là những thách thức không nhỏ. Một 
vấn đề gây nhiều nỗi lo cho các gia đình, nhà trường và xã hội là đạo đức, nhân cách, 
lối sống của nhiều thanh, thiếu niên xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng trẻ vị thành 
niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, 
nhưng nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống.
 Trước thực tế này, Đảng, Nhà nước, ngành GD-ĐT cũng đã có những định 
hướng tích cực để đưa giáo dục kỹ năng sống vào các nhà trường nhằm góp phần 
nâng cao định hướng giá trị và tạo lập hành vi phù hợp với lứa tuổi thanh, thiếu niên. 
Bắt đầu từ năm học 2009 -2010, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã đưa vấn đề giáo dục kỹ 
năng sống cho học sinh vào chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học của các bậc học. 
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc hướng dẫn, tổ chức hoạt động 
giáo dục kỹ năng sống còn nhiều hạn chế. Chính vì lẽ đó, theo chương trình giáo dục 
phổ thông mới (giáo dục phổ thông 2018), việc hình thành các giá trị đạo đức, nhân 
cách, kỹ năng sống thông qua các hoạt giáo dục là rất cần thiết cho học sinh nói 
chung và học sinh THPT nói riêng, nhằm tạo điều kiện, cơ hội để các em phát huy 
khả năng để thích ứng với sự phát triển của xã hội.
 Người có kỹ năng sống sẽ thực hiện những hành vi mang tính xã hội tích cực, 
góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và do vậy giảm bớt tệ nạn xã hội làm 
cho xã hội tốt đẹp hơn. Kỹ năng sống giúp học sinh học tập tốt hơn, ứng xử một cách 
tự tin hơn. Kỹ năng sống cũng giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, 
những thói quen lành mạnh. Những người có kỹ năng sống là những người biết làm 
cho mình và những người khác được hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong 
cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của họ.
 Vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT là vấn đề vô cùng quan 
trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Nếu công tác này chưa được quan tâm 
đúng mực và chưa được thực hiện một cách bài bản, hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng đến 
chất lượng giáo dục của học sinh, ảnh hưởng đến quy hoạch vị trí việc làm của xã 
hội, gây nên sự lãng phí về thời gian, tài chính đầu tư cho giáo dục.
 Giáo viên chủ nhiệm - người luôn được các bậc phụ huynh, học sinh nhìn 
nhận như người cha, người mẹ thứ hai bởi sự gần gũi với các em, là chỗ dựa vững 
vàng nhất cho học sinh tại nhà trường. Qua 24 năm giảng dạy và cũng chừng ấy năm 
làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy không ít học sinh ở trường phổ thông học 
giỏi, ngoan hiền nhưng ra đời không thành công trong cuộc sống mà nguyên nhân
 5 - Phương pháp điều tra: Bằng việc phỏng vấn trực tiếp và phiếu trưng cầu ý 
kiến điều tra thực trang tâm lý thần tượng ở học sinh THPT. Những phát hiện bằng 
phương pháp này giúp tôi đánh giá, xây dựng được bức tranh tổng thể về thực trang 
vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở đề xuất các giải pháp.
 - Phương pháp thực nghiệm sư pham: Tiến hành thực nghiệm các biện pháp
giáo dục kỹ năng sống trên các đối tượng học sinh khác nhau, ở các trường khác 
nhau để kiểm tra tính đúng đắn, tính thực tiễn và thiết thực của đề tài. Kết quả thực 
nghiệm được đánh giá qua phiếu khảo sát học sinh.
 - Phương pháp xử lý bằng toán học: Xử lí số liệu bằng thống kê toán học, vẽ 
biểu đồ nhằm giúp lượng hóa các thông tin thu được, từ đó tính toán được độ chính 
xác, độ tin cậy, từ đó vận dụng giải quyết các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.
 VI. Những điểm mới của đề tài
 Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tôi nhận thấy đề tài về biện pháp giáo 
dục kỹ năng sống qua công tác chủ nhiệm đã có một số tác giả viết nhưng đều ở 
dạng khái quát, chung chung chứ chưa đi vào các biện pháp thật cụ thể trong công 
tác giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động công tác chủ nhiệm và thiếu các 
minh chứng kèm theo.
 Đề tài có khả năng vận dụng vào thực tiễn công tác chủ nhiệm trong việc giáo 
dục kỹ năng sống đối với học sinh tại các trường phổ thông, góp phần quan trọng 
nhằm thúc đẩy đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn về giáo dục kỹ năng sống ở trường 
THPT
 I. Cơ sở lí luận
 1. Kỹ năng sống là gì?
 Theo WHO (1993): Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội, là khả năng ứng 
phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng 
là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, 
biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền 
văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng 
trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội. 
Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này.
 Theo UNICEF (1995): Kỹ năng sống là khả năng phân tích tình huống và ứng 
xử, khả năng phân tích các ứng xử và khả năng tránh được các tình huống. Các kỹ 
năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ, 
giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “làm gì và 
làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng.
 7 Học sinh THPT là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước 
mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá. Tuy vậy các em còn thiếu hiểu biết sâu 
sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống nên dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo. Đặc 
biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, các em thường 
xuyên phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cựcNếu 
thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, bạo lực, vào 
lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
 2.3. Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông
 Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội 
nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục con người 
Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của 
mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu 
quả. Học sinh phổ thông có độ tuổi từ 12 - 17, độ tuổi vị thành niên. Ở lứa tuổi này 
các em có nhiều thay đổi, khủng hoảng vì sự phát triển rõ rệt về cơ thể, thay đổi tâm 
sinh lý, tình cảm và các mối quan hệ xã hội. Một mặt, các em vẫn muốn níu kéo 
những ký ức của tuổi thơ, muốn được nâng niu chiều chuộng cùng với suy nghĩ và 
cách ứng xử vụng dại của thời thơ bé, mặt khác lại muốn khẳng định mình là người 
lớn. Vì thế bản thân các em có nhiều mâu thuẫn, nhiều suy nghĩ phức tạp trong nội 
tâm về các mối quan hệ xung quanh cần giải quyết. Do chưa có kỹ năng sống nên 
các em gặp nhiều khó khăn, răc rối, đôi khi phải gánh chịu những hậu quả không 
như mong muốn bởi chưa tìm ra phương hướng giải quyết đúng đắn và thông minh 
nhất.
 Về phương diện xã hội: các em bắt đầu có ý thức, nhận thức về cuộc sống, 
nhu cầu kết bạn phát triển mạnh, các mối quan hệ mở rộng, thích tham gia các hoạt 
động xã hội, thích đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn, thích khẳng định mình là người 
lớn.
 Trong lĩnh vực tình cảm: cường độ những rung động tình cảm ngày càng cao 
nhưng chưa có sự kiểm soát chặt chẽ của lý trí dễ rơi vào tình trạng cảm tính đơn 
thuần, cảm xúc tùy hứng nhất thời xuất hiện nhiều khó kiềm chế dễ dẫn đến sai lầm.
 Đây là độ tuổi muốn khẳng định “Cái tôi cá nhân” nên có nhu cầu tự khẳng 
định mình rất cao thể hiện ở chỗ: không muốn tham gia vào những sinh hoạt bó buộc 
của gia đình, muốn có quyền riêng tư, thích tranh luận và hay bình luận nhận xét 
đánh giá về người khác ... ngại tiếp xúc và chia sẻ với người lớn, người thân hay 
giấu kín những khó khăn, vấp ngã của bản thân mình.
 Chính vì những đặc điểm trên nên trong các mối quan hệ đa chiều với bạn bè, 
với người yêu, với thầy cô, với người thân và bố mẹ  đặc biệt trong môi trường xã 
hội phức tạp xuất hiện nhiều tình huống khó xử, nhiều cám dỗ các em dễ rơi vào
 9 - Kỹ năng lắng nghe tích cực
 - Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
 - Kỹ năng thương lượng
 - Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
 - Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá
 - Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
 - Kỹ năng tư duy sáng tạo
 - Kỹ năng ra quyết định
 - Kỹ năng giải quyết vấn đề
 - Kỹ năng kiên định
 - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
 - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
 - Kỹ năng sinh tồn, xử lý các tai nạn bất thường
 - Kỹ năng tự vệ, học các kiến thức giới tính
 5. Vị trí, vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục 
kỹ năng sống cho các em học sinh
 5.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm:
 - Giáo viên chủ nhiệm giữ một vị trí rất quan trọng trong công tác quản lí, 
giáo dục học sinh trong nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ 
quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh 
phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt...
 - Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm trong số những 
giáo viên có kinh nghiệm và có uy tín. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau đây:
 + Thay mặt Hiệu trưởng quản lí một lớp học: Giáo viên chủ nhiệm lớp do 
Hiệu trưởng phân công và thay mặt Hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động 
giáo dục học sinh ở một lớp học.Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện 
trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra 
và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm 
phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp 
trước Hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường và trước phụ huynh học 
sinh của lớp khi tổng kết năm học.
 + Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết: Bằng các biện 
pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ 
nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình 
trưởng thành theo từng năm tháng. Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha 
mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một 
tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_doi_voi_hoc_sinh.docx
  • pdfHoàng Thị Tuyên - Trường THPT Diễn Châu 5 - Chủ nhiệm.pdf