SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Ba Đình

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Ba Đình

Với mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một yêu cầu quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là hiệu quả tác động hình thành nhân cách ban đầu của trẻ. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đã được triển khai chỉ đạo thực hiện thường xuyên trong trường mầm non. Giáo dục kỹ năng cho trẻ bao gồm giáo dục cho trẻ các kỹ năng về giao tiếp ứng xử, các hành vi văn minh theo chuẩn phù hợp với lứa tuổi Mầm non ở mỗi độ tuổi; là một trong những yêu cầu để hình thành nhân cách chuẩn cho trẻ.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ được sớm hình thành các tố chất nhân cách, tôn vinh giá trị đích thực của của trẻ; Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ có khả năng ứng xử với các mối quan hệ thế giới xung quang trẻ; phát huy ở trẻ các tiềm năng về năng lực phù hợp với mỗi đứa trẻ.

Trẻ em là giai đoạn học tiếp thu, lĩnh hội những giá trị cuộc sống để phát triển nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ nhận thức đúng và có hành vi ứng xử ngay từ khi còn nhỏ.

Một thực tế hiện nay nhiều phụ huynh thường coi trọng văn hóa của con hơn, hay nói đúng hơn là chạy theo “thành tích”. Một số khác lại cho rằng con nhỏ thì không nên bắt con vào khuôn phép mà mất đi nét hồn nhiên, đã luôn bao bọc, nuông chiều con, tất cả mọi việc đều làm giúp con Tất cả điều đó đã làm cho trẻ thụ động, không biết ứng phó trong các hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân sâu xa nhất.

Như vậy, để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả, đòi hỏi giáo viên cần phải có những hiểu biết đầy đủ về những yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non. Cùng với đó, giáo viên cần phải quan tâm đến việc nghiên cứu các phương pháp, tìm tòi các cách thức, các giải pháp sáng tạo trong việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Với mục đích rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ một cách nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả.

Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống với sự phát triển toàn diện của trẻ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tôi luôn quan tâm đến việc lựa chọn nội dung giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với các độ tuổi mầm non để đạt được hiệu quả giáo dục như mong đợi. Trong năm học 2016 – 2017 tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Ba Đình”.

 

doc 20 trang thuychi01 15894
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Ba Đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một yêu cầu quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là hiệu quả tác động hình thành nhân cách ban đầu của trẻ. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đã được triển khai chỉ đạo thực hiện thường xuyên trong trường mầm non. Giáo dục kỹ năng cho trẻ bao gồm giáo dục cho trẻ các kỹ năng về giao tiếp ứng xử, các hành vi văn minh theo chuẩn phù hợp với lứa tuổi Mầm non ở mỗi độ tuổi; là một trong những yêu cầu để hình thành nhân cách chuẩn cho trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ được sớm hình thành các tố chất nhân cách, tôn vinh giá trị đích thực của của trẻ; Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ có khả năng ứng xử với các mối quan hệ thế giới xung quang trẻ; phát huy ở trẻ các tiềm năng về năng lực phù hợp với mỗi đứa trẻ.
Trẻ em là giai đoạn học tiếp thu, lĩnh hội những giá trị cuộc sống để phát triển nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ nhận thức đúng và có hành vi ứng xử ngay từ khi còn nhỏ.
Một thực tế hiện nay nhiều phụ huynh thường coi trọng văn hóa của con hơn, hay nói đúng hơn là chạy theo “thành tích”. Một số khác lại cho rằng con nhỏ thì không nên bắt con vào khuôn phép mà mất đi nét hồn nhiên, đã luôn bao bọc, nuông chiều con, tất cả mọi việc đều làm giúp con Tất cả điều đó đã làm cho trẻ thụ động, không biết ứng phó trong các hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân sâu xa nhất. 
Như vậy, để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả, đòi hỏi giáo viên cần phải có những hiểu biết đầy đủ về những yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non. Cùng với đó, giáo viên cần phải quan tâm đến việc nghiên cứu các phương pháp, tìm tòi các cách thức, các giải pháp sáng tạo trong việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Với mục đích rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ một cách nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả.
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống với sự phát triển toàn diện của trẻ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tôi luôn quan tâm đến việc lựa chọn nội dung giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với các độ tuổi mầm non để đạt được hiệu quả giáo dục như mong đợi. Trong năm học 2016 – 2017 tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Ba Đình”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường Mầm non Ba Đình.
- Nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
- Giúp trẻ chuyển tải những gì mình biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận (thái độ), và những gì mình quan tâm( giá trị) thành những khả năngthực thụ giúp trẻ biết phải làm gì và làm như thế nào (hành vi) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống hàng ngày. Từ đó phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và các hoạt động giáo dục giúp trẻ có kỹ năng sống tích cực ở trường Mầm non Ba Đình – Nga Sơn – Thanh Hóa
4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến thực tiễn và công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra: Điều tra về mức độ trẻ đạt được các nhóm kỹ năng sống. Tìm hiểu các biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt kết quả cao nhất.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện, hành vi, các kỹ năng của trẻ thông qua ngôn ngữ và hoạt động hàng ngày.
- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với các đồng nghiệp để trao đổi các kinh nghiệm hay trong dạy kỹ năng sống cho trẻ. Đàm thoại với phụ huynh để tìm hiểu đặc điểm của trẻ khi ở gia đình. Đàm thoại trực tiếp với trẻ trong quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục.
- Phương pháp trực quan: Bao gồm phương pháp làm mẫu, làm gương giúp trẻ quan sát và bắt chước thực hành thường xuyên những kỹ năng sống cần hình thành.
- Phương pháp thực hành: Trò chơi, giao việc, trải nghiệm. Những phương pháp này giúp trẻ bắt chước/ tập thử và tích cực thực hành thường xuyên các kỹ năng sống giáo viên cần dạy trẻ.
- Phương pháp toán học: Xử lý những số liệu khảo sát, đã đạt được kết quả, mức độ đạt được, để rút ra kinh nghiệm hay cho vấn đề nghiên cứu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về khả năng tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng.
- Theo UNESCO, kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết, gồm các kỹ năng tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả; Học làm người gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để cùng làm, gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm. ( Trang 62, bài giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non. Tài liệu tập huấn bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2009 – 2010).
Như vậy, kỹ năng sống là hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân, hoặc tác động vào người khác, hoặc hướng vào những hoạt động làm thay đổi môi trường xung quanh, giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu quả các yêu cầu, thách thức của cuộc
 Lứa tuổi mầm non là giai đoạn học - tiếp thu - lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách. Kỹ năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thành và phát triển về các mặt thể chất, tình cảm-xã hội, ngôn ngữ, nhận thức, giúp trẻ sẵn sàng đi học lớp một ở trường tiểu học sau này. Cụ thể là:
- Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo bền bỉ, có khả năng thích ứng với thay đổi của điều kiện sống.
- Trẻ biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, đồng cảm với mọi người xung quanh.
- Có kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tự trọng và tôn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt, trẻ biết lắng nghe, nói năng lịch sự, hòa nhã, cởi mở, ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp một như: sẵn sàng hòa nhập, nỗ lực vượt qua, khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có trách nhiệm với bản thân, với công việc, với các mối quan hệ xã hội
Từ đó, chương trình giáo dục mầm non đã đưa ra các nội dung đơn giản và hết sức gần gũi, thiết thực với trẻ như: giao tiếp và ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ, kỹ năng học tậpcác kỹ năng này không tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau, được thể hiện đan xen vào nhau, có thể thực hành trong bất cứ tình huống nào xảy ra hàng ngày. Cho nên việc giáo dục và vận dụng tốt sẽ giúp trẻ có nhân cách tốt.
2. Thực trạng dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Ba Đình hiện nay
2.1. Thực trạng chung
 Trường mầm non Ba Đình là trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I, nên cơ sở vật chất trang thiết bị cơ bản đầy đủ để thực hiện hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Trang thiết bị ở trường luôn được đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trường, lớp có đủ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị cần thiết trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Không gian hoạt động sạch sẽ, an toàn, hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh. 
Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, trình độ đạt chuẩn trở lên. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tích cực bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi có đủ những nguyên vật liệu, tài liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ.
Phụ huynh luôn sát cánh cùng nhà trường cho nên công tác phối kết hợp giữa gia đình trẻ và cô giáo đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh những thuận lợi chung thì thực trang những khó khăn đối với nhà trường để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn tồn tại đó là: Kinh phí trong việc tổ chức một số các hoạt động ngoại khoá vào các ngày lễ, ngày tết nhằm dạy KNS cho trẻ còn hạn chế và chưa thường xuyên.
Do khối lượng công việc lớn, giáo viên không có nhiều thời gian cho công tác phối hợp với gia đình và xã hội trong việc giáo dục trẻ như mong muốn.
Một bộ phận phụ huynh chưa nhận thức đúng về giáo dục mầm non, nhiều khi chưa phối hợp với giáo viên để giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ tại gia đình, nuông chiều trẻ quá mức.
2.2. Thực trạng nhóm lớp
Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5 - 6 tuổi với tổng số cháu 31, trong đó có 14 cháu nữ, 17 cháu nam, tất cả đều đã qua lớp mẫu giáo nhỡ nên đã có một số kỹ năng cơ bản. Đa số trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về tất cả các lĩnh vực, biết cảm thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh. Trẻ đã học qua lớp mẫu giáo nhỡ nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định. Trẻ mạnh dạn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh. Các cháu đã có một số kỹ năng nhận thức về bản thân, kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội, kỹ năng quản lí cảm xúc.
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, năng động, có tâm huyết với nghề, có trình độ đại học, tích cực nghiên cứu tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.
Đa phần phụ huynh trong lớp đều quan tâm đến việc phối kết hợp với giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. 
Tuy nhiêm bên cạnh những thuận lợi, nhóm lớp cũng có nhiều những khó khăn nhất định. Ngoài những khó khăn chung của nhà trường, lớp học còn có những khó khăn riêng như: Trẻ lớp tôi đa số là con em nông thôn nên ít nhiều ảnh hưởng văn hóa vùng miền, sự hiểu biết về kỹ năng sống còn nhiều hạn chế. Một số trẻ ngoan ngoãn và nhanh trí thì có nhiều kỹ năng cơ bản tốt, với sự hướng dẫn, động viên của cô giáo trẻ luôn biết phát huy những kỹ năng tốt đó. Ngược lại, một số trẻ nhận thức còn chậm, hay nghịch ngợm thì kết quả dạy kỹ năng sống của cô trên trẻ đó đạt kết quả thấp. Bên cạnh đó có một số trẻ được bố mẹ và người thân cưng chiều khiến vốn kỹ năng sống của trẻ hạn chế.
Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, 100% phụ huynh là nông thôn. Một số phụ huynh đi làm ăn xa để các cháu ở nhà với các anh chị hoặc ông bà đã già, thời gian phụ huynh quan tâm đến trẻ còn ít.
Từ điều kiện thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo sát về yêu cầu thực trạng kỹ năng sống của học sinh trong lớp; kết quả khảo sát đạt được như sau:
* Kết quả khảo sát ban đầu
Tôi đã tiến hành khảo sát lần 1 trên tổng số 31 trẻ trong lớp với 6 nội dung để khảo sát trẻ 5 tuổi trong nhóm kỹ năng sống có thể dạy cho trẻ em lứa tuổi mầm non như sau:
TT
Nội dung khảo sát
Số trẻ
 Kết quả trên trẻ
 Đạt
 CĐ
T
%
K
%
TB
%
Y
%
1
- Nhóm kỹ năng nhận thức bản thân
31
7
22,6
8
25,8
10
32,2
6
19,4
2
- Nhóm kỹ năng quản lí cảm xúc
31
7
22,6
8
25,8
8
25,8
8
25,8
3
- Nhóm kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội
31
6
19,4
7
22,6
8
25,8
10
32,2
4
- Nhóm kỹ năng học tập
31
7
22,6
7
22,6
8
25,8
9
29
5
- Nhóm kỹ năng tương tác
31
6
19,4
6
19,4
7
22,6
12
38,7
Qua bảng khảo sát cho thấy kết quả chung trên trẻ còn thấp: Trẻ đạt (Tốt-Khá) chưa cao, tỷ lệ trẻ chưa đạt còn nhiều. Từ thực trạng trên để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi đã nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo và áp dụng các hình thức giáo dục phù hợp giúp trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái để từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
3.1. Lựa chọn những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn
Việc lựa chọn những kỹ năng sống phù hợp để dạy trẻ có vai trò hết sức quan trọng, không những giúp trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thức văn hoá trong suốt năm học mà còn giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng qua thực tế và học tốt khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội. Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ các kỹ năng sau:
* Kỹ năng tự tin:
Hình thành kỹ năng tự trọng nghĩa là giúp có sự tự tin vào bản thân; có sự tự tin vào sức mạnh để hoàn thành các nhiệm vụ; Tự hài lòng với bản thân; tự tin rằng mình có thể trở thành một hình mẫu tích cực, có mong đợi và tiềm năng về tương lai. 
Để dạy trẻ hình thành kỹ năng tự tin tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
+ Luôn tôn trọng giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình. Cổ vũ khích lệ trẻ mọi lúc mọi nơi một cách kịp thời.
Ví dụ: Khi trẻ xung phong lên kể chuyện cho cả lớp nghe tôi sẽ khen ngợi trẻ rất giỏi rất mạnh dạn
+ Tôi luôn bồi dưỡng tài năng đặc biệt cho trẻ: Tôi căn cứ vào sở thích niềm đam mê của trẻ để bồi đắp sở trường đó.
Ví dụ: Trẻ có giọng hát hay tôi sẽ tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện nhiều ở lớp trong các hoạt động học, hoạt động góc, những buổi biểu diễn văn nghệ ở trường, trao đổi với phụ huynh để gia đình tạo điều kiện cho trẻ được nâng cao tài năng.
+ Quy định hành vi: Đầu năm học tôi đề ra một số quy định phù hợp với lớp học nhằm đạt mục tiêu chăm sóc giáo dục, tạo thói quen nề nếp cho trẻ. Yêu cầu trẻ trong lớp thực hiện nội quy đó để làm việc có kế hoạch cho trẻ trong lớp.
Ví dụ: Yêu cầu trẻ cất và để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
+ Tổ chức một số hoạt động khác để phát triển sự tự tin của trẻ: tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm.
Ví dụ: Cho trẻ tự lấy đồ dùng học tập
* Kỹ năng hợp tác:
Thể hiện sự thân thiện hòa thuận với bạn, chia sẻ và giúp đỡ bạn khi cần thiết. Cùng bạn hoàn thành một việc đơn giản; Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
+ Để dạy trẻ kỹ năng hợp tác tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ chơi và làm việc theo nhóm với các trẻ khác trong tất cả các hoạt động.
Ví dụ: Cho trẻ thảo luận theo tổ để cùng nhau nhận xét về một đối tượng nào đó.
+ Tổ chức một số hoạt động phát triển kỹ năng hợp tác như: Thảo luận về sự hợp tác, trò chơi “Đôi bạn”, trò chơi “Những chiếc tháp tập thể”, cho trẻ tập đóng kịch
* Kỹ năng tự nhận thức bản thân:
 Kỹ năng này giúp trẻ nhận thức sự khác nhau giữa mình với các bạn khác, nhận thức mỗi cá nhân có điểm riêng biệt cần được tôn trọng, phát triển những suy nghĩ tích cực về bản thân mình. Trẻ nhận ra điểm yếu của mình cũng giúp trẻ dự đoán được những khó khăn trong quá trình hoạt động từ đó tìm ra cách khắc phục khó khăn đó.
Để hình thành kỹ năng nhận thức tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
+ Trò chuyện giúp trẻ tìm hiểu về bản thân thông qua một số câu hỏi: Con là ai? Con thích gì và không thích gì?, con có ước mơ gì?...
+ Chấp nhận sự đa dạng của trẻ và giúp trẻ chấp nhận lẫn nhau: Tôi nhận thấy rằng khi tôi tôn trọng trẻ thì trẻ sẽ noi gương tôi và tôn trọng các bạn trong lớp với nhau.
Ví dụ: Trong lớp có bạn khuyết tật trẻ trong lớp không chơi với bạn tôi sẽ trò chuyện để trẻ hiểu rằng bạn ấy cũng có nhiều điểm tốt bạn ấy bị thiệt thòi hơn các con vì vậy các con cần yêu thương bạn, chơi cùng bạn.
+ Đặt yêu cầu cao cho các trẻ và khích lệ trẻ hoạt động để đạt mục tiêu đó
Ví dụ: Nhảy xa sử dụng thước dây, Bấm thời gian cho trẻ xếp hình để lần sau trẻ làm tốt hơn lần trước.
+ Giúp trẻ đạt được thành công nhất định trong lớp học điều đó sẽ gúp trẻ tự tin về bản thân mình.
+ Tổ chức một số hoạt động, trò chơi phát triển kỹ năng nhận thức như: Hoạt động “Soi gương” cho trẻ soi gương và hỏi con nhìn thấy ai trong đó? Con thấy mình như thế nào?..., Hoạt động “ Hái hoa dân chủ” trẻ lên hái hoa và trả lời câu hỏi được gắn trong bông hoa, Hoạt động “tôi có thể vẽ” chuẩn bị giấy và bút cho trẻ và cho trẻ vẽ ý tưởng của trẻ
* Kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội:
Kỹ năng ứng xử phù hợp với người xung quanh, kỹ năng hợp tác, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ, kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội, giao tiếp lịch sự và lễ phép, kỹ năng tự phục vụ.
Để giáo dục tốt cho trẻ nội dung này tôi đã thực hiện một số biện pháp:
+ Dạy trẻ học cách kiểm soát xung đột và điều chỉnh hành vi của mình.
Ví dụ: Có 2 trẻ đánh nhau tôi sẽ hỏi 2 trẻ vì sao con lại làm như vậy. Sau đó giải thích cho trẻ hiểu bạn nào đúng bạn nào chưa đúng. Giáo dục trẻ lần sau chơi phải đoàn kết với nhau.
+ Tạo cho trẻ tham gia vào các mối quan hệ với trẻ khác như hoạt động góc, biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề
+ Tổ chức một số trò chơi như “Gọi điện thoại” giúp trẻ biết lắng nghe người khác nói.
* Kỹ năng học tập:
Ý thức trách nhiệm, kỹ năng thiết lập và thực hiện mục tiêu.
Mặc dù những kiến thức mà trẻ học ở trường mầm non chỉ là sơ đẳng nhưng có vai trò rất quan trọng, là nền tảng vững chắc cho việc học văn hóa ở trường phổ thông sau này. Với trẻ ở lớp tôi, trong mỗi hoạt động tôi đều xác định cụ thể mục tiêu, hướng dẫn cụ thể nội dung, gợi ý cách thực hiện và cho trẻ trao đổi cách thực hiện với các bạn để trẻ tìm ra cách thực hiện của riêng mình, đồng thời tôi cũng khuyến khích và tuyên dương kịp thời sự sáng tạo của trẻ, giúp đỡ những trẻ thực hiện kém, động viên trẻ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với tâm trạng thoải mái và hứng thú nhất.
Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình vẽ ngôi nhà (theo đề tài). Tôi cho trẻ quan sát và nhận xét 1 số tranh vẽ ngôi nhà đã chuẩn bị trước để gợi ý cách vẽ cho trẻ. Trong quá trình trẻ thực hiện tôi bao quát để kịp thời tuyên dương những trẻ có sáng tạo như biết vẽ thêm các chi tiết trang trí cho bức tranh, đồng thời giúp đỡ những trẻ chưa biết cách thực hiện hoàn thành sản phẩm của mình.
* Kết quả: Sau khi sử dụng biện pháp trên tôi thấy trẻ tự tin hơn, biết trao đổi, thảo luận và hợp tác với nhau, hăng hái tham gia vào hoạt động học, từ đó trẻ nhanh chóng thực hiện được mong muốn của mình đồng thời khả năng hòa nhập với cộng đồng được nâng cao.
3.2. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong các nội dung, các hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục Mầm non
* Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động học
Hoạt động học là hoạt động giúp trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức, kỹ năng sống. Những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được đều có hệ thống, từ đơn giản đến phức tạp và mang tính lô gic cao. Giúp trẻ học các kỹ năng sống nhanh và chính xác nhất. Vì vậy, tôi đã tiến hành lựa chọn các nội dung phù hợp để giáo dục trẻ thông qua các hoạt động có chủ định.
Ví dụ: Đối với hoạt động KPKH chủ đề “Gia đình” với đề tài “Tìm hiểu về một số đồ dùng trong gia đình”. Ngoài việc cung cấp kiến thức cho trẻ để trẻ hiểu tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, chức năng của các đồ dùng đó. Tôi còn lồng ghép vào đó những hình ảnh giáo dục an toàn cho trẻ khi chơi hoặc khi sử dụng những đồ dùng hoặc cũng có thể dùng trò chơi cho trẻ phân loại hành vi đúng, hành vi sai bằng cách dán hành vi đúng tương ứng với khuôn mặt cười, khuôn mặt mếu.
Ví dụ: Với hoạt động khám phá khoa học “Một số hiện tượng tự nhiên”. Tôi cho trẻ khám phá trải nghiệm các hình ảnh về mưa, các hiện tượng tự nhiên, sấm, chớp, sét. Tôi tạo tình huống để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, để giúp trẻ có kiến thức ứng phó với mưa, các hiện tượng tự nhiên đúng cách để bảo vệ sức khỏe như: Khi trời mưa các con phải làm gì? (mặc áo mưa, đội mũ); Khi có sấm sét các con phải như thế nào? (không đứng dưới gốc cây to)
Cứ như vậy thông qua các hoạt động có chủ định tôi khéo léo lồng các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ được lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không gò ép, thụ động. Nhờ đó, trẻ khắc sâu kiến thức nhanh và chính xác nhất. 
* Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi
Đối với trẻ mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở trường. Thông qua hoạt động chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao.doc