SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 - Trường tiểu học Nam Tiến
Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống. Theo tôi, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng quản lí bản thân.Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có một vai trò hết sức quan trọng.
Từ nhiều năm nay Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá "Trường học thân thiện - học sinh tích cực". Trên tinh thần đó, tôi nhận thấy rằng chính ở dưới mái trường các em học được nhiều điều hay, lẽ` phải, và nhà trường trở thành ngôi nhà thân thiện, để học sinh học tập tích cực, trở thành người tài xây dựng đất nước,có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo.
Với đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 5 Khu Cốc – Xã Nam Tiến– Huyện Quan Hóa, nơi điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, có tới 71,4% là các em thuộc diện học sinh nghèo. Các em ít được vui chơi, tiếp xúc và trải nghiệm với môi trường bên ngoài, các em thường có tâm lý sợ sệt, nhút nhát, không hoạt bát, linh hoạt, giao tiếp hạn chế và thiếu tự tin trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội, để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình. Xác định tầm quan trọng đó, với mong muốn giúp các em có một kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này, trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời, tôi đã chọn nghiên cứu “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 - Trường tiểu học Nam Tiến” làm đề tài nghiên cứu của mình.
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. MỞ ĐẦU 01 1.1 Lí do chọn đề tài. 01 1.2. Mục đích nghiên cứu. 01 1.3. Đối tượng nghiên cứu 01 1.4. Phương pháp nghiên cứu 02 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 02 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 02 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 03 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 05 Giải pháp 1: Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh 05 Giải pháp 2: Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học. 06 Giải pháp 3 : Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi 11 Giải pháp 4: Động viên khen thưởng. 13 2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 14 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 3.1. Kết luận 15 3.2. Kiến nghị 15 1. MỞ ĐẦU. 1.1. Lý do chọn đề tài. Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống. Theo tôi, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng quản lí bản thân...Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có một vai trò hết sức quan trọng. Từ nhiều năm nay Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá "Trường học thân thiện - học sinh tích cực". Trên tinh thần đó, tôi nhận thấy rằng chính ở dưới mái trường các em học được nhiều điều hay, lẽ` phải, và nhà trường trở thành ngôi nhà thân thiện, để học sinh học tập tích cực, trở thành người tài xây dựng đất nước,có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo. Với đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 5 Khu Cốc – Xã Nam Tiến– Huyện Quan Hóa, nơi điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, có tới 71,4% là các em thuộc diện học sinh nghèo. Các em ít được vui chơi, tiếp xúc và trải nghiệm với môi trường bên ngoài, các em thường có tâm lý sợ sệt, nhút nhát, không hoạt bát, linh hoạt, giao tiếp hạn chế và thiếu tự tin trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội, để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình. Xác định tầm quan trọng đó, với mong muốn giúp các em có một kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này, trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời, tôi đã chọn nghiên cứu “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 - Trường tiểu học Nam Tiến” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu lý luận, thực trạng giáo dục kỹ năng sống ở trường tiểu học để đề ra các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5, nhằm giúp cho các em say mê, hứng thú trong học tập, mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin trong việc thể hiện những năng lực của bản thân. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5, khu Cốc trường tiểu học Nam Tiến. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Đọc các tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học và tài liệu liên quan tới giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Phương pháp khảo sát - quan sát thực tế giáo viên và học sinh. - Thực hiện phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Ngày nay vẫn còn một bộ phận học sinh rất ít có hoài bão, ước mơ. Phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết, các em không có điều kiện để tham gia các hoạt động xã hội và vui chơi khác, khiến các em rụt rè, nhút nhát, giao tiếp hạn chế và thiếu tự tin trong cuộc sống. Vì thế, kĩ năng xã hội của học sinh ngày càng kém. Từ đấy dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỉ, không quan tâm đến cộng đồng, Hạn chế trong các ứng xử trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay. Kỹ năng sống là gì? Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức tiếp cận khác nhau. Thông thường, kỹ năng sống được hiểu là những kỹ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao. Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, những kỹ năng đó gắn vói 4 trụ cột của giáo dục: - Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định vấn đề, nhận thức được hậu quả của việc làm; - Học để làm: gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm..; - Học để chung sống: gồm các kỹ năng như giao tiếp, thương lượng, khẳng định hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; - Học để tự khẳng định: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin khẳng định mình, để thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức... Có thể thấy rằng kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Về bản chất, đó là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả b. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ: - Đặc điểm về thể chất của trẻ: Cơ thể trẻ em là nền tảng vật chất của trí tuệ và tâm hồn. Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển tốt. “Thân thể khoẻ mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt”, ngược lại “tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”. Trong cuộc sống thực tế cho thấy những trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ lại, phụ thuộc nhiều vào những người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụ mà lẽ ra chính trẻ phải tự làm, tự lập dần: rửa chân tay, mặc quần áo,... Bên cạnh những khó khăn trên cũng có thuận lợi nhất định đó là: tôi nhận được một tập thể học sinh khá ngoan và biết vâng lời, các em gần gũi với cô giáo. Bên cạnh đó tôi có được sự ủng hộ của phụ huynh trong việc cùng nhà trường giáo dục các em. Ngoài ra Ban lãnh đạo nhà trường luôn theo sát, quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục. Chính vì thế tôi luôn cố gắng làm sao rèn cho các em kĩ năng sống, giúp các em có một niềm tin, phát triển một cách toàn diện để trở thành con người năng động, sáng tạo phù hợp với một xã hội hiện đại đang phát triển. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Qua thực tế giảng dạy ở lớp 5 bản thân thấy kỹ năng sống của các em chưa cao, các hành vi ứng xử của các em đôi lúc chưa thật sự văn minh, lịch sự. Nhiều em còn rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin; còn e dè thụ động trong học tập và sinh hoạt chung. Một số em chưa biết cách diễn đạt, trình bày, ứng xử có phần còn mang tính “tuỳ tiện”. Có một số tình huống, thử thách rất đơn giản nhưng với lứa tuổi các em có lúc giải quyết rất tiêu cực. Ví dụ: Bị mất một quyển sách em Đinh văn Ba đâm ra lo sợ và nói dối với cô giáo. Một số em nam gây gổ với bạn chỉ vì một va chạm nhỏ (em Hà Văn Hiệu); có em sống tự kỉ không muốn giao tiếp với mọi người (em Ngân Thị Lạc)...; Trong thảo luận nhóm, nhiều em chưa biết hợp tác, chưa có kĩ năng giải quyết vấn đề, đa số chỉ làm việc cá nhân trong sinh hoạt nhóm... Ngoài ra, câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra cho học sinh tiểu học là ngoài những kiến thức phổ thông về toán, khoa học và nhân văn, học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng. Vì thế đây cũng là nỗi lo lắng, đặt ra cho giáo viên lớp một những suy nghĩ, trăn trở. Khi bắt đầu tìm hiểu về rèn luyện kĩ năng sống hiệu quả cho học sinh trong lớp tôi gặp phải một số thách thức sau: Đó là mọi sinh hoạt nề nếp chưa vào một kỉ luật nhất định, các em khá rụt rè chưa quen với cách học cũng như mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, trả lời trống không, không tròn câu và không nói lời cảm ơn, xin lỗi với cô, ban bè. Một trở ngại nữa là một số phụ huynh trong lớp vì bận nhiều công việc, vì trình độ dân trí còn thấp nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết. Nhiều em đến trường rất lúng túng trong giao tiếp vì ở nhà các em không có người trò chuyện, chia sẻ ... Từ thực tế trên, tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng sống là rất cần thiết nhằm hình thành nhân cách, kĩ năng sống để giáo dục toàn diện cho các em về đức, trí, thể, mĩ. 1. Về giáo viên: - Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động giáo dục kỹ năng sống nên mất đi khả năng tự học, tự tìm tòi của các em. Mặc dù có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. 2. Về học sinh: - Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động. - Học sinh chỉ học kiến thức, còn khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau. - Kỹ năng giao tiếp hạn chế, hay nói tục, chửi bậy. 3. Về Phụ huynh: Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng thực hành xã hội là do phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ năng đó. Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức. Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà không hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình. Phần lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm. Bảng khảo sát thực trạng đầu năm học: Các hành vi đổi mới của học sinh quan sát được Mức độ thực hiện Rất tốt tốt Trung bình Yếu Kém Các KN nghe, đọc, nói, viết, KN quan sát, KN đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm. 0% 3/14 (21,6%) 3/14 (21,6%) 4/14 (28,4%) 4/14 (28,4%) KN giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung. 0% 5/14 (35,8%) 3/14 (21,4%) 3/14 (21,4%) 3/14 (21,6%) KN kiểm soát tình cảm KN kìm chế thói hư tật xấu sở thích cá nhân có hại cho bản thân và người khác. 0% 3/14 (21,6%) 3/14 (21,6%) 4/14 (28,4%) 4/14 (28,4%) KN hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động. 0% 3/14 (21,4%) 5/14 (35,8%) 4/14 (28,4%) 2/14 (14,4%) Các em biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp học và bạn bè thầy cô giáo. 0% 3/14 (21,4%) 3/14 (21,6%) 4/14 (28,4%) 4/14 (28,4%) Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng. 0% 4/14 (28,4%) 2/14 (14,4%) 4/14 (28,4%) 4/14 (28,4%) Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. 0% 3/14 (21,6%) 3/14 (21,6%) 4/14 (28,4%) 4/14 (28,4%) Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. 0% 3/14 (21,6%) 3/14 (21,6%) 4/14 (28,4%) 4/14 (28,4%) Từ những thực trạng trên, ta nhận thấy rằng số học sinh có kỹ năng tốt còn ít, và tỉ lệ học sinh có kỹ năng chưa tốt còn nhiều. Chính vì vậy việc rèn kỹ năng sống cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết, muốn làm tốt công tác này chúng ta cần phải làm gì? Nhất là những người làm công tác giáo dục, vì nhà trường là nơi quan trọng để hình thành nhân cách cho học sinh. Đây cũng là câu hỏi để thôi thúc bản thân cần phải tìm tòi và nghiên cứu, để tìm ra biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả. 2.3. Các giải pháp sử dụng. Từ tình hình thực tiễn trên, tôi đã cố gắng tìm nhiều biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua các tiết dạy của các môn học, những giờ sinh hoạt nhằm đem lại hiệu quả cao. Để thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng sống, đem lại kết quả cao tôi nhận thấy cần phải áp dụng một số biện pháp sau: Giải pháp 1: Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh. Đầu tiên, sau khi tôi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, tôi sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về bản thân, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của tôi với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò chúng tôi hiểu nhau, đồng thời tôi muốn tạo một môi trường học tập thân thiện - Nơi " Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện theo tôi là rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt. Tiếp theo trong tuần đầu tôi cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động, thích thể hiện hay lãng mạn...Và tiếp tục qua những tuần học sau, tôi chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao tôi tiếp tục: Giải pháp 2: Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học. Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả tôi vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt, Đạo đức; khoa học và một số nội dung khác như hoạt động ngoài giờ lên lớp.... Trong chương trình lớp 5, ở môn Khoa học, bài: “Môi trường ”. Tôi tổ chức cho các em thảo luận nhóm: (Các em tự giác quét dọn vệ sinh trường lớp ) Môi trường là gì? Thế nào là môi trường tự nhiên? Thế nào là môi trường nhân tạo? Ô nhiễm môi trường là gì? Bảo vệ môi trường là việc của ai? Qua tiết học nhằm giáo dục cho các em hiểu được môi trường là tất cả những gì có ở xung quanh chúng ta, hiểu được môi trường tự nhiên gồm các thành phần mặt trời, khí quyển, các sinh vật..., còn môi trường nhân tạo là do con người tạo ra như làng mạc, thành phố, nhà máy... giáo dục cho các em biết được việc bảo vệ môi trường là không của riêng bất kì cá nhân hay tổ chức nào? mà là của tất cả mọi người trong xã hội, nhất là những học sinh như các em phải biết bảo vệ và giữ gìn môi trường như: Không vứt rác bừa bãi, vệ sinh lớp học, chăm sóc vườn cây, giáo dục cho các em biết yêu thiên nhiên. Qua tiết học này học sinh cũng mạnh dạn hơn vì các em được thực hành nói viết, được trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình trước lớp... - Hay khi dạy Tiếng Việt phân môn Kể chuyện bài “Lớp trưởng lớp tôi ” tôi tổ chức cho các em trao đổi : - Câu chuyện này nói về ai? - Những việc lớp trưởng trong câu chuyện đã làm cho thấy bạn ấy có đức tính gì quý? - Bạn lớp trưởng làm những việc đó để làm gì? - Em cảm thấy như thế nào về bạn lớp trưởng trong câu chuyện? ... qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ của mình. - Học sinh kể chuyện theo vai. Qua bài học các em được thể hiện tính cách nhân vật, được biểu lộ cảm xúc, được trau dồi thêm vốn tiếng việt, kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp, điều đó giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong cuộc sống. (Học sinh đọc phân vai và học theo nhóm) Thông qua bài học tôi luôn tạo không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới phương pháp tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huy mình hơn. Hay thông qua môn Đạo đức tôi cho học sinh thảo luận nhóm, đóng vai xử lý các tình huống và cho học sinh liên hệ thực tế. Sau đó cho các em nêu những công việc mà bản thân đã tự làm được. Ngoài ra tôi cũng đưa ra những liên hệ thực tế gần gũi với các em, để các em dễ hiểu, dễ vận dụng mẫu hành vi đạo dức vào cuộc sống. (Học sinh tự bọc sách vở) Rèn kĩ năng sống có hiệu quả còn được tôi vận dụng khá nhiều trong trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. Ở các bài học thể dục hay các hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi giáo dục cho các em các trò chơi dân gian bổ ích và lành mạnh, không chơi các trò chơi nguy hiểm ở bất cứ nơi nào... (Học sinh chơi các trò chơi dân gian) Nhấn mạnh và giáo dục cho các em khi về nhà không nên tham gia các trò chơi nguy hiểm như: Leo trèo cây, nghịch điện, đuổi bắt nhau, các trò chơi trên mạng Hiệu quả đào tạo kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, thái độ khác với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng ... đó chính là hiệu quả từ đào tạo kĩ năng sống. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm, tôi luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau. Ngoài ra tôi chú ý rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các môn học: Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quí báu của mỗi con người. Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên có được một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ. Dù vậy không có nghĩa là không làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất giản dị. Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học. Tôi rèn luyện sức khoẻ cho các em qua các tiết: Ngoài ra để các em có kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các thương tích khác tôi đã giáo dục các em thông qua các tiết: An toàn khi đi xe đạp, phòng cháy khi ở nhà, hướng dẫn các em phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí. Chẳng hạn : - Khi ngồi trên xe máy em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm? Nêu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm? - Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? Theo các em vì sao tai nạn xảy ra?- Khi có cháy xảy ra em phải làm như thế nào? Em hãy nêu cách xử lý khi gặp tình huống đó? Nêu những thiệt hại do cháy gây ra? - Các em đã nhìn thấy xảy ra cháy bao giờ chưa? Theo các em vì sao lại xảy ra cháy?... - Giáo dục cho các em biết cách phòng tránh do cháy gây ra khi ở nhà, cũng như mở rộng thêm cho các em biết phòng cháy rừng nơi các em đang sinh sống: như không để những vật dễ cháy gần bếp, không nghich lửa, tắt bếp khi đã sử dụng xong - Giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên đường: không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe, ....Như vậy, các em có thể tự lập, xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải. Một điều nữa theo tôi cũng khá quan trọng là kĩ năng ứng xử có văn hoá cũng là lối sống lành mạnh mà các em cần phải được đào tạo, vì thế tôi tiếp tục : Tôi cho các em được đóng vai xử lí tình huống: Nếu bạn làm việc sai trái em sẽ chọn ứng xử nào? Các nhóm sẽ thảo luận nhóm sau đó lê
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_lop.doc