SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp một ở trường tiểu học Nga Liên 1
Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đã gia nhập WTO. Đảng coi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Văn kiện lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “ cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu, nâng cao dân trí”. Chính vì vậy nhiệm vụ giáo dục của bậc tiểu học nói chung và khối lớp 1 nói riêng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vì nó là nền tảng của sự khởi đầu kho tàng trí thức của mỗi con người. Thầy không những truyền đạt kiến thức cơ bản cho các em mà phải giáo dục cho các em có nhân cách, tài đức vẹn toàn để trở thành công dân tốt làm chủ tương lai của đất nước.
Ý thức được điều đó, ngay từ đầu năm học 2017- 2018, khi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1A điều mà tôi trăn trở suy nghĩ cũng là một trong những điều cấp bách hiện nay là vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng. Bởi vì đạo đức của học sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục trong lớp, trong trường nói riêng và nền giáo dục nói chung. Đúng như lời Bác Hồ đã dạy: “ Người có tài mà không có đức thì vô dụng, người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.
Giáo dục cho học sinh lớp 1 là trang bị cho các em những kiến thức sơ đẳng về chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa. Giúp cho các em bước đầu hình thành năng lực định hướng đạo đức biết phân biệt cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai. Bồi dưỡng cảm xúc đạo đức, yêu cái thiện và có thái độ đấu tranh với cái xấu. Tất cả những lý do trên khiến tôi suy nghĩ: Làm thế nào để giáo dục cho các em học sinh có một phẩm chất đạo đức trong sáng.
Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp một ở trường tiểu học Nga Liên 1” mà tôi đã áp dụng để đưa ra những việc làm của mình, cùng các đồng nghiệp tham khảo.
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. MỞ ĐẦU 2 1.1. Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2.Thực trạng của việc giáo dục đạo đức học sinh trước khi áp dụng SKKN. 5 2.3. Giải pháp pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6 2.3.1.Điều tra thông tin học sinh đầu năm học 6 2.3.2 Xây dựng nề nếp, qui định các hành vi, thói quen đạo đức tại lớp do mình phụ trách và giúp các em điều chỉnh, thay đổi hành vi đạo đức chưa tốt. 6 2.3.3.Những biện pháp khác tổ chức tại lớp học 8 2.3.4 Giáo dục đạo đức cho các em thông qua các môn học khác và mọi hoạt động trong lớp, trong trường. 9 2.3.5. Dùng tấm lòng thương yêu, nhân hậu để quan tâm chăm sóc, dạy bảo và cảm hóa các em, giúp đỡ các em trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường. 10 2.3.6. Phối hợp giữa nhà trường với gia đình giáo dục đạo đức học sinh. 11 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 12 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 13 3.1. Kết luận. 13 3.2. Kiến nghị. 14 Tài liệu tham khảo 15 1. MỞ ĐẦU: 1.1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đã gia nhập WTO. Đảng coi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Văn kiện lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “ cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu, nâng cao dân trí”. Chính vì vậy nhiệm vụ giáo dục của bậc tiểu học nói chung và khối lớp 1 nói riêng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vì nó là nền tảng của sự khởi đầu kho tàng trí thức của mỗi con người. Thầy không những truyền đạt kiến thức cơ bản cho các em mà phải giáo dục cho các em có nhân cách, tài đức vẹn toàn để trở thành công dân tốt làm chủ tương lai của đất nước. Ý thức được điều đó, ngay từ đầu năm học 2017- 2018, khi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1A điều mà tôi trăn trở suy nghĩ cũng là một trong những điều cấp bách hiện nay là vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng. Bởi vì đạo đức của học sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục trong lớp, trong trường nói riêng và nền giáo dục nói chung. Đúng như lời Bác Hồ đã dạy: “ Người có tài mà không có đức thì vô dụng, người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Giáo dục cho học sinh lớp 1 là trang bị cho các em những kiến thức sơ đẳng về chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa. Giúp cho các em bước đầu hình thành năng lực định hướng đạo đức biết phân biệt cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai. Bồi dưỡng cảm xúc đạo đức, yêu cái thiện và có thái độ đấu tranh với cái xấu. Tất cả những lý do trên khiến tôi suy nghĩ: Làm thế nào để giáo dục cho các em học sinh có một phẩm chất đạo đức trong sáng. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp một ở trường tiểu học Nga Liên 1” mà tôi đã áp dụng để đưa ra những việc làm của mình, cùng các đồng nghiệp tham khảo. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 1 ở trường TH Nga Liên 1 thông qua đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp 1 một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1A trường Tiểu học Nga Liên 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. - Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh để thu thập thông tin nghiên cứu. - Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh để tìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho học sinh. - Phương pháp quan sát: Dự giờ và quan sát giờ dạy của giáo viên. Quan sát cử chỉ, thái độ, hành động, sự biểu hiện phẩm chất đạo đức qua hành vi của học sinh trong học tập, giao tiếp thông qua các tiết học trên lớp. Quan sát các hoạt động ngoại khóa trên sân trường, hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp, để từ đó điều chỉnh hành vi và ý thức đạo đức cho học sinh. - Phương pháp lấy ý kiến đồng nghiệp: Gặp trực tiếp những giáo viên có kinh nghiệm, các nhà quản lý xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quan đến đề tài. - Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. - Phương pháp thống kê toán học. 2 . NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1.1. Đạo đức- Chức năng của đạo đức * Khái niệm đạo đức Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên. * .Chức năng đạo đức: Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn, tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau: - Chức năng giáo dục. - Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. - Chức năng phản ánh. 2.1.2. Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh * Vị trí – ý nghĩa: Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình. Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì Hồ Chủ Tịch đã nêu: “ dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ” Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách. Trong nhà trường tiểu học, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường tiểu học thì: -Vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tính quyết định, trong đó vai trò của Hiệu trưởng, người quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất - Vai trò của cấu trúc và nội dung chương trình môn giáo dục công dân cũng góp phần không nhỏ đối với công tác này. * Đặc điểm Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh. Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường . Đối với học sinh tiểu học, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em . Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc điểm Tâm-Sinh-Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp. Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Vào những giờ ra chơi tôi quan sát thấy có một số học sinh đạo đức chưa tốt, hay gây sự với bạn bè, bắt nạt bạn nhỏ, có thái độ chưa lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi. Và nhận thấy đó cũng là một phần trách nhiệm ở giáo viên lớp Một chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu cấp như câu nói: “Tre non dễ uốn” - Do một số em chưa qua lớp mẫu giáo, chưa được nhà trường giáo dục, những thói quen và hành vi chưa tốt chưa được điều chỉnh ở môi trường mới. - Nhiều gia đình quá cưng chiều con nên sai lầm hoặc lơi lỏng trong giáo dục đạo đức. - Có gia đình có hoàn cảnh khó khăn không quan tâm đến việc học tập và đạo đức các em. - Trong gia đình người lớn chưa là tấm gương tốt, có các hành vi xấu như nói tục, chửi bậy, tham lam, rượu chè bê tha, đánh đập vợ con, đã ảnh hưởng đến các em. - Những tệ nạn và môi trường thiếu lành mạnh trong xã hội như phim ảnh bạo lực gây ảnh hưởng xấu đến học sinh. Đầu năm, tôi xác định các hành vi chưa tốt của các em thường có các biểu hiện sau: - Đa số là trả lời “tiếng một” không đủ câu, thậm chí còn có em trả lời rất gọn “ừ”, xưng hô với bạn “mày, tao” hoặc nói tục chửi bậy. - Một số em lớn hay gây sự, bắt nạt bạn nhỏ. - Tham lam lấy cắp đồ dùng học tập của bạn. - Thụ động trong học tập, ít phát biểu ý kiến. Qua chuyện trò với các em ở các giờ học ngoài giờ lên lớp hay trong giờ chơi tôi đã phát hiện và thống kê lại các mức độ hành vi của các em theo bảng thống kê sau: Hành vi Mức độ biểu đạt Rất nhiều Có ít không Xưng hô tùy tiện, nói tục, nói bậy nói không thành câu..... x Gây sự, mất đoàn kết, lấy cắp đồ của bạn. x Chào hỏi thầy cô, người lớn, lễ phép. Biết xin lỗi và sửa lỗi khi phạm lỗi. x Thụ động trong học tập, ít phát biểu ý kiến x 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 2.3.1. Điều tra thông tin học sinh đầu năm học Để tạo thuận lợi cho việc tiếp cận chính xác từng học sinh, ngay từ đầu năm học tôi đã tự làm công tác điều tra lí lịch bằng cách: Gửi về cho phụ huynh điền những thông tin vào phiếu lý lịch theo mẫu như sau: Sơ lược Lý lịch học sinh Lớp : 1A Họ và tên học sinh:sinh năm:.......... Địa chỉ: Số nhà:............................................................................... Họ và tên cha:.Nghề nghiệp:........... Họ và tên mẹ :.Nghề nghiệp:.......... Con thương binh.:.................................................................................. Con mồ côi:............................................................................................ Học sinh khuyết tật:............................................................................... Con hộ nghèo:......................................................................................... Số điện thoại liên hệ: (nếu có):.......... Để biết được học sinh thuộc thành phần gia đình như thế nào: về kinh tế, về truyền thống đạo đức, truyền thống học tập của gia đình trước đây, tôi liên hệ với giáo viên mẫu giáo dạy em 5 tuổi. Vì là lớp đầu cấp nên những ngày đầu năm học phụ huynh thường đưa con em mình đến trường, trong thời gian đó tôi đã quan sát và giao tiếp với phụ huynh học sinh để nhận biết em đó thuộc đối tượng gia đình thành phần như thế nào và đi đến nhà nắm bắt hoàn cảnh để có biện pháp giáo dục phù hợp. 2.3.2 Xây dựng nề nếp, qui định các hành vi, thói quen đạo đức tại lớp do mình phụ trách và giúp các em điều chỉnh, thay đổi hành vi đạo đức chưa tốt. 2.3.2.1. Qui định các hành vi và đạo đức tốt cho các em ngay từ đầu năm Từ những thực trạng trên, ngay từ đầu năm học tôi đã lập danh sách học sinh chưa ngoan, có những thói quen xấu do bị ảnh hưởng từ cách sống của gia đình và xã hội như: cứ mở miệng ra là chửi bậy, nói tục, luôn đánh bạn, hay lấy đồ của bạn. * Những ngày bắt đầu nhận học sinh chưa thực dạy, tôi đã sinh hoạt lớp và giải thích cho học sinh nắm được nội quy trường tiểu học, hướng các em học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. * Tôi nghiêm cấm học sinh : không được nói dối, không được lấy cắp đồ dùng học tập của bạn, không được nói tục Giải thích cho học sinh nhận ra là: nếu lỡ có làm điều gì sai cứ nhận và nói sự thật thì bao giờ cũng được tha thứ và động viên; nếu thấy đồ dùng của bạn đẹp thì mượn xem chứ không được lấy cắp đi. Khi giao tiếp với bạn phải biết xưng tôi và bạn, đối với người lớn tuổi phải biết “dạ thưa”, đưa hoặc nhận bằng hai tay lễ phép, đi thưa về trình, xếp hàng trật tự khi ra vào lớp và đi về nhà 2.3.2.2. Xây dựng thái độ, động cơ học tập đúng đắn và khả năng tự giáo dục cho các em. Nhận thức được lời thường khuyên của ông bà ta trong lĩnh vực giáo dục như “Tre non dễ uốn” hoặc “Dạy con từ thuở còn thơ” nên tôi bắt tay ngay vào việc xây dựng thái độ động cơ học tập và khả năng tự giáo dục cho các em ngay từ những ngày đầu vào học lớp Một. Tôi thực hiện như sau: - Ban đầu tôi tranh thủ trong các giờ sinh hoạt lớp, trong các giờ phù hợp kể cho các em nghe những câu chuyện về gương vượt khó, hiếu học thành tài như truyện “Cậu bé đứng ngoài lớp học” (theo truyện đọc lớp 5) nói về cậu bé tên là Vũ Duệ nhà nghèo không tiền ăn học, cậu phải cõng em đứng ngoài lớp học nghe lỏm lớn lên thi đỗ Trạng Nguyên. Gương hiếu thảo như truyện “Bông hoa cúc trắng” (theo kể chuyện lớp 1) nói về tấm lòng hiếu thảo của cô bé với mẹ. Gương người tốt như truyện “Các em nhỏ và cụ già” (theo kể chuyện lớp 3) nói về những em nhỏ tốt bụng đã giúp đưa cụ già lên xe buýt. Gợi ý cho các em nhận biết và ước muốn làm theo những người tốt, biết phê phán những điều sai như: tham lam, lười biếng, nói dối. Rồi liên hệ giáo dục các em về tầm quan trọng của việc học và hình thành đạo đức tốt. Trở thành người tốt sẽ được mọi người thương mến, quý trọng. Ngược lại mọi người chê bai, xa lánh v.v 2.3.2.3 Sửa chữa những thói quen và hành vi chưa tốt của các em. * Đối với các em trả lời “tiếng một” không đủ câu, thậm chí còn có em trả lời rất gọn “ừ”, xưng hô với bạn “mày tao” hoặc nói tục chửi bậy, tôi thực hiện như sau: Khi các em vi phạm, tôi tế nhị và nghiêm khắc phê bình và yêu cầu các em nói lại cho đủ câu, lập lại lời nói bằng tiếng “dạ” thay vì “ừ”. Sửa ngay lại cách xưng hô “tôi, bạn” thay tiếng “mày, tao”. Chẳng hạn đầu năm học này có em Hiếu do chưa quen với việc đi học nên khi mẹ em đưa vào lớp thì em có hành vi và cách nói năng không lễ phép với mẹ, tôi đã giải thích cho em nhận thấy sự quan tâm, thương yêu của cha mẹ dành cho em và sự cần thiết của việc học cho biết chữ. * Những em có thói quen nhận đồ do giáo viên hay người lớn trao, em nhận bằng một tay, tôi cũng tiến hành sửa chữa tương tự. Ví dụ: khi đưa cho em đó viên phấn, quyển vởdo thói quen hàng ngày, em sẽ nhận lấy bằng một tay tôi hướng dẫn em nên nhận bằng hai tay. Vài lần như thế là em sửa được, các bạn trong lớp thấy thế cũng thực hiện theo. * Đối với những em hay lấy đồ dùng học tập, hay gây gổ, bắt nạt bạn nhỏ Khi xảy ra, tôi điều tra cụ thể sự việc và mời em trao đổi. Trước tiên tôi thường gợi ý để em trả lời về cha mẹ và gia đình mình, để tự em nhận biết là cha mẹ và cô giáo rất mong muốn em trở thành người tốt, được anh em, bạn bè yêu quý mà tự em đánh giá về hành vi sai trái của mình không đúng, không biết thương yêu bạn bè (hoặc lấy đồ), trái với điều mà cô đã dặn dò. Cha mẹ biết sẽ rất buồn khi em đã làm điều không tốt. Rồi tôi cho em hứa khắc phục và xin lỗi bạn (trả đồ đã lấy cắp lại cho bạn). Chẳng hạn như đầu năm học 2017-2018 có em Duy lấy bút của em Đạt, biết là Duy lấy nhưng em không nhận, tôi đã dùng đủ mọi cách như: dỗ ngọt, dọa sẽ báo Ban giám hiệu, mời bố mẹ đến cuối cùng em đã nhận. nhưng tôi hoàn toàn không phạt gì em cả và hứa sẽ không phạt, chỉ giải thích cho Duy nhận biết đó là điều xấu không nên làm và nhắc nhở các em còn lại không được trêu chọc Duy. Giải thích cho cả lớp hiểu: biết sai mà sửa là điều tốt, vì vậy từ đầu năm học đến nay Đạt và những em khác trong lớp không còn xảy ra trường hợp mất cắp nữa. Với những cách như vậy, tôi đã giúp các em thay đổi những thói quen chưa tốt, hình thành những hành vi có đạo đức tốt như: thương yêu bạn, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn * Đối với những em thụ động trong học tập, ít phát biểu ý kiến Thường tôi tìm hiểu những sở thích và thái độ của em trong giờ học mà khuyến khích các em. Ban đầu là những câu hỏi dễ. Khi em trả lời được sẽ tạo được niềm tin và hứng thú khi em được khen ngợi trước các bạn. Chiếu cố cho em nhiều lần như vậy, dần dần em khắc phục được tự ti, tự tin khi phát biểu. Xây dựng nề nếp và thói quen tốt khác như xếp hàng ra vào lớp, thực hiện trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh cá nhân và trường lớp. Đây cũng là những hoạt động tôi xây dựng ngay từ đầu năm cho các em: Mỗi ngày đều có phân công tổ trực để các em biết giữ vệ sinh và làm vệ sinh (có giáo viên phụ giúp để hình thành thói quen tốt cho học sinh). Trước khi vào lớp, ra về nhà, tất cả các em đều xếp hàng đi có trật tự theo từng hàng. Ban đầu các em chưa quen, không nhớ làm vệ sinh lớp học, tập hợp chậm chạp, thiếu khẩn trương, chưa ngay ngắn Nguyên nhân là các em chưa quen nếp sống tổ chức kỉ luật của tập thể, nhất là các em chưa qua lớp Mẫu giáo. Tôi khắc phục nhược điểm này bằng biện pháp sau: Giao trách nhiệm tự quản cho Tổ trưởng và Lớp trưởng, hướng dẫn các em làm nhiệm vụ tổ chức, nhắc nhở các bạn dưới sự giám sát, điều chỉnh của giáo viên. Tuyên dương những học sinh tốt và nhắc nhở ngay những em vi phạm Hàng ngày tôi đi sớm 20 phút để vừa phụ đạo các em học sinh yếu, vừa kiểm tra các hoạt động hàng ngày, nhằm giúp các em thực hiện thường xuyên, đi vào nề nếp. 2.3.3.Những biện pháp khác tổ chức tại lớp học Nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp với nhiều hình thức phong phú, phát động phong trào thi đua, tạo không khí tích cực trong việc rèn luyện đạo đức cho các em: Dù là lớp Một, nhưng tôi luôn tin tưởng các em thực hiện được việc tự quản và thường xuyên tổ chức, dần dần đi vào nề nếp. Mỗi tuần đều có một chủ đề riêng. Mỗi tiết sinh hoạt lớp đều có xen vào các tiết mục vui nhằm vừa thu hút gây hứng thú vừa giáo dục các em như: biểu diễn văn nghệ, kể chuyện. Mặc dù các em chưa biết ghi chép, tổ chức không được như những lớp trên, nhưng qua đó các em nhận thấy được bản thân và sự tiến bộ của bạn mà có hướng khắc phục học tập tốt hơn. Việc thi đua giữa cá nhân, giữa các tổ nhằm nhắc nhở các em phải biết ngày càng cố gắng nhiều hơn. Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp có gắn với phong trào thi đua khen thưởng của lớp: - Bắt đầu tuần thực học đầu tiên, tôi đã phát động phong trào thi đua “nói lời hay, làm việc tốt, nhặt được của rơi trả người đánh mất, không nói tục chửi bậy” Tổng kết vào cuối tuần ở tiết sinh hoạt lớp có khen thưởng cho những em tham gia tốt phong trào. Đó là nguồn động lực giúp các em ham thích và thực hiện tốt những điều qui định mà cô đã sinh hoạt, bằng những tiếng vỗ tay, khen ngợi, tuyên dương, khuyến khích các em bằng bút chì màu, bút, phấn, những trò chơi. Đầu tuần được tuyên dương dưới cờ giúp các em cảm thấy được cô quan tâm mà ngày càng ham thích học tập và luôn làm tròn nhiệm vụ của một học sinh để cô giáo được vui lòng. Không chỉ một vài lần mà hàng tuần, tôi đều tổ chức cho các em thi đua theo các chủ điểm như: lễ phép với thầy cô, giúp bạn cùng tiến bộ, gương người tốt việc tốt, không đánh lộn, biết quan tâm giúp đỡ người già lớn tuổi, nhặt của rơi trả người mất có tổng kết ghi sổ theo dõi và khen thưởng cụ thể để các em ham thích nhằm hướng các em tham gia vào các hoạt động lành mạnh, hình thành thói quen tốt, có đức tính lễ phép, có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng vượt khó tiến bộ. Cứ thế qua mỗi tuần tổng kết thi đua thì các gương người t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_mot.doc