SKKN Một số biện pháp duy trì sỉ số và nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần ở lớp 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Đông Quang

SKKN Một số biện pháp duy trì sỉ số và nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần ở lớp 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Đông Quang

Đối với trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung hệ thần

kinh của trẻ còn non yếu, trong quãng thời gian này hình thành những nét cơ bản về

cá tính và những thói quen nhất định. Từ đó nhân cách của trẻ được hình thành, các

cháu như cây non mới được gieo trồng, nếu không được chăm sóc- giáo dục tốt thì

sẽ không thể phát triển tốt mà còn làm cho nó phát triển lệch lạc theo hướng không

mong muốn . Như vậy, để công tác chăm sóc- giáo dục trẻ đạt hiệu quả thì trước

hết phải chú ý đến việc duy trì số lượng trẻ đến lớp và tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần,

vì trẻ có đến lớp đầy đủ, thường xuyên thì mới tiếp thu bài tốt, có hệ thống kiến

thức liền mạch mà còn giúp trẻ có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt

hằng ngày, rèn được tính tự giác, tính có kỷ luật ở trẻ. Đồng thời trẻ còn mạnh dạn,

tự tin trong giao tiếp với cô giáo, với bạn và mọi người xung quanh trẻ. Đặc biệt

hơn đối với trẻ mầm non đặc điểm của trẻ là nhanh nhớ dễ quên, hay bắt chước cho

nên việc giáo dục trẻ đòi hỏi phải từ từ, thường xuyên và liên tục. Từ đó việc duy

trì sỉ số và nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần ở lớp 3-4 tuổi là rất quan trọng nhằm

xây dựng nề nếp thói quen đi học cho trẻ ở những năm tiếp theo.

Thực tế ở trường tôi có một số phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng

của việc cho trẻ đi học đúng độ tuổi, đi học đầy đủ và thường xuyên là rất cần thiết,

nếu trẻ nghĩ học nhiều khi đến lớp hay khóc, không chịu ngồi học, không tham gia

chơi hay giao lưu cùng các bạn và trẻ trở nên rụt rè, nhút nhát hơn. Vậy làm thế nào

để phụ huynh hiểu và cho trẻ đi học chuyên cần để duy trì và nâng cao tỉ lệ trẻ ra

lớp, tạo nền tảng cơ bản cho việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ, để mỗi trẻ có

thể trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Như vậy việc duy trì sỉ số và nâng

cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần đang là vấn đề cần thiết và có vai trò to lớn trong

giáo dục trẻ không chỉ là ở bậc học mầm non mà còn cả ở các cấp học khác. Nhận

thức được vấn đề này năm học 2018-2019 tôi trăn trở tìm tòi và suy nghĩ để tìm ra

phương pháp tốt nhất cho việc duy trì sỉ số của lớp mình để phát huy hết khả năng

của trẻ và giúp trẻ tự tin trong giao tiếp và ham thích đi học. Vì vậy tôi mạnh dạn

chọn đề tài “ Một số biện pháp duy trì sỉ số và nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên

cần ở lớp 3-4 tuổi tại trường mầm non Đông Quang” để viết sáng kiến kinh

nghiệm

pdf 15 trang thuychi01 65908
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp duy trì sỉ số và nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần ở lớp 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Đông Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG SƠN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM DUY TRÌ SĨ SỐ VÀ NÂNG CAO 
 TỶ LỆ CHUYÊN CẦN CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI Ở TRƯỜNG 
MẦM NON ĐÔNG QUANG, HUYỆN ĐÔNG SƠN, 
TỈNH THANH HÓA 
 Người thực hiện: Lê Thị Ngọc 
 Chức vụ: Giáoviên 
 Đơn vị công tác: Trường MN Đông Quang 
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn 
THANH HÓA NĂM 2019 
 2 
MỤC LỤC 
STT Mục lục ST 
 I. Mở đầu 4 
1.1 Lý do chọn đề tài 4 
1.2 Mục đích nghiên cứu 4 
1.3 Đối tượng nghiên cứu 4 
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4 
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 5 
2.1 Cơ sở lý luận 5 
2.2 Thực trạng 5-6 
2.3 Các biện pháp và tổ chức thực hiện 6 
 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện để trẻ yêu 
thích đến lớp nhằm duy trì và nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần 
7-8 
 Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhằm 
thu hút trẻ đến lớp để nâng cao tỉ lệ chuyên cần. 
8-11 
 Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ 
nhằm thu hút trẻ đến lớp để nâng cao tỉ lệ chuyên cần. 
11-12 
 Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh .. 12-13 
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13-14 
III. Kết luận và kiến nghị 14 
3.1 Kiến nghị 14 
3.2 Đề xuất 14-15 
IV Hình ảnh minh họa cho các biện pháp 
 3 
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐƯỢC XẾP LOẠI CÁC NĂM 
STT Tên sáng kiến Xếp 
loại 
Cấp Năm 
1 Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động vận 
động nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 
4-5 tuổi ở trường Mầm non Đông Quang 
C 
Huyện 2017-2018 
 4 
I.MỞ ĐẦU: 
1.Lí do chọn đề tài: 
 Đối với trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung hệ thần 
kinh của trẻ còn non yếu, trong quãng thời gian này hình thành những nét cơ bản về 
cá tính và những thói quen nhất định. Từ đó nhân cách của trẻ được hình thành, các 
cháu như cây non mới được gieo trồng, nếu không được chăm sóc- giáo dục tốt thì 
sẽ không thể phát triển tốt mà còn làm cho nó phát triển lệch lạc theo hướng không 
mong muốn . Như vậy, để công tác chăm sóc- giáo dục trẻ đạt hiệu quả thì trước 
hết phải chú ý đến việc duy trì số lượng trẻ đến lớp và tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần, 
vì trẻ có đến lớp đầy đủ, thường xuyên thì mới tiếp thu bài tốt, có hệ thống kiến 
thức liền mạch mà còn giúp trẻ có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt 
hằng ngày, rèn được tính tự giác, tính có kỷ luật ở trẻ. Đồng thời trẻ còn mạnh dạn, 
tự tin trong giao tiếp với cô giáo, với bạn và mọi người xung quanh trẻ. Đặc biệt 
hơn đối với trẻ mầm non đặc điểm của trẻ là nhanh nhớ dễ quên, hay bắt chước cho 
nên việc giáo dục trẻ đòi hỏi phải từ từ, thường xuyên và liên tục. Từ đó việc duy 
trì sỉ số và nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần ở lớp 3-4 tuổi là rất quan trọng nhằm 
xây dựng nề nếp thói quen đi học cho trẻ ở những năm tiếp theo. 
Thực tế ở trường tôi có một số phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng 
của việc cho trẻ đi học đúng độ tuổi, đi học đầy đủ và thường xuyên là rất cần thiết, 
nếu trẻ nghĩ học nhiều khi đến lớp hay khóc, không chịu ngồi học, không tham gia 
chơi hay giao lưu cùng các bạn và trẻ trở nên rụt rè, nhút nhát hơn. Vậy làm thế nào 
để phụ huynh hiểu và cho trẻ đi học chuyên cần để duy trì và nâng cao tỉ lệ trẻ ra 
lớp, tạo nền tảng cơ bản cho việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ, để mỗi trẻ có 
thể trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Như vậy việc duy trì sỉ số và nâng 
cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần đang là vấn đề cần thiết và có vai trò to lớn trong 
giáo dục trẻ không chỉ là ở bậc học mầm non mà còn cả ở các cấp học khác. Nhận 
thức được vấn đề này năm học 2018-2019 tôi trăn trở tìm tòi và suy nghĩ để tìm ra 
phương pháp tốt nhất cho việc duy trì sỉ số của lớp mình để phát huy hết khả năng 
của trẻ và giúp trẻ tự tin trong giao tiếp và ham thích đi học. Vì vậy tôi mạnh dạn 
chọn đề tài “ Một số biện pháp duy trì sỉ số và nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên 
cần ở lớp 3-4 tuổi tại trường mầm non Đông Quang” để viết sáng kiến kinh 
nghiệm. 
2.Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu đề tài này nhằm duy trì sỉ số và 
nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần ở lớp mẫu giáo 3-4 tuổi và qua đó hình thành 
những kỹ năng cơ bản về nhân cách, nề nếp học tập cho trẻ. 
3.Đối tượng nghiên cứu: “ Một số biện pháp duy trì sỉ số và nâng cao tỉ lệ trẻ đi 
học chuyên cần ở lớp 3-4 tuổi tại trường mầm non Đông Quang” 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài này bản thân tôi đã sữ dụng một số phương 
pháp sau: 
 5 
-Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. 
-Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin 
-Phương pháp thống kê sử lý số liệu. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
2.1.Cơ sở lý luận: 
 Ngay từ thủa thơ ấu trẻ em phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại 
và toàn diện mọi mặt. Thì việc duy trì sỉ số và tỷ lệ chuyên cân cao rất là quan 
trọng. Với trách nhiệm của một giáo viên, bất cứ người giáo viên chủ nhiệm nào 
cũng mong muốn lớp mình phụ trách suốt từ đầu năm đến cuối năm phải đảm bảo 
duy trì về số lượng và tỉ lệ chuyên cần. Nhưng thực tế vô cùng phức tạp, đối tượng 
các cháu thì đa dạng, mỗi trẻ có một hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau, nếu 
cô giáo không khéo thì khó duy trì số lượng và tỉ lệ chuyên cần của lớp mình như 
mong muốn. Với vùng nông thôn như xã Đông Quang, việc duy trì sỉ số lớp gặp 
nhiều khó khăn vì vẫn còn một số bậc phụ huynh chưa chú trọng đến giáo dục 
mầm non, họ nghĩ con em họ lứa tuổi này chỉ đến trường đến lớp là ăn với chơi, hát 
vài bài hát, đọc vài bài thơ thôi, bận lúc ngày mùa thì họ gửi lúc rãnh rỗi họ lại để ở 
nhà để trông con trông cháu như vậy đỡ tốn tiền, có người thì nuông chiều trẻ cứ 
thích thì cho nghĩ, trời hơi mưa cũng cho cho con, cháu nghĩ học, nhà có đình đám 
thì cho con nghỉ đến mấy ngày luôn... dẫn đến tỉ lệ đi học chuyên cần không cao. 
Song nếu thực hiện tốt việc duy trì sỉ số và nâng cao tỉ lệ đi học chuyên cần của. 
khi trẻ đi học chuyên cần trẻ có nề nếp thì không khóc đòi mẹ hay đòi về, mà trẻ đã 
biết đến trường được học, được chơi rất vui và chiều lại được bố mẹ đón về, từ đó 
giúp trẻ có ý thức đi học và hình thành thói quen thực hiện nhiệm vụ đi học và 
thích đi học. Trẻ đi học chuyên cần đã giúp có nề nếp, thói quen học tập, sinh hoạt, 
tính tự tin trong giao tiếp, nó sẽ là nền tảng ban đầu cho trẻ bước vào các lớp học 
tiếp theo. 
Năm học 2018-2019 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo 
3-4 tuổi A, có tổng số học sinh 35 trẻ với 2 cô phụ trách, trong quá trình thực hiện 
đề tài này tôi gặp một số thuận lợi cũng như khó khăn sau: 
2.2. Thực trạng của vấn đề: 
Trường chúng tôi luôn chú trọng tới việc giáo dục trẻ phát triển một cách 
toàn diện. Trường tôi đạt trường chuẩn quốc gia từ năm 2016-2017 cơ sở vật chất 
tương đối đầy đủ nhưng cũng chưa đươc phong phú. Vì vậy bản thân tôi suy nghĩ 
và trăn trở làm thế nào đấy để đem đến cho trẻ một môi trường giáo dục tốt nhất để 
trẻ luôn yêu thích đi học và tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần được nâng cao 
 * Thuận lợi: 
 Trường tôi là trường chuẩn quốc gia giai đoạn I, trường có phòng học kiên 
cố rộng rãi, thoáng mát có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động, phòng học đã có ti vi, 
tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi, bàn ghế, có giá để trưng bày đồ dùng đồ chơi. 
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi 
được đi học các lớp chuyên đề hàng năm 
 6 
 Bản thân yêu nghề mến trẻ, trình độ chuyên môn trên chuẩn, tôi đã và đang 
học chương trình bồi dưỡng thường xuyên, có nhiều bài học để tôi áp dụng vào 
việc chăm sóc- giáo dục trẻ một cách tốt hơn. 
 Trẻ lớp tôi phụ trách rất ham học hỏi, các con chăm ngoan, nhanh nhẹn. 
Đồng thời lớp có 2 cô giáo nên việc chăm sóc - giáo dục trẻ cũng tốt hơn. 
*Khó khăn: 
Bản thân tôi không phải là người địa phương nên tôi cũng không nắm được 
tình hình của gia đình trẻ như trẻ ở thôn nào, công việc của bố mẹ làm gì, hoàn 
cảnh gia đinh ra sao... 
Phụ huynh lớp tôi đa số là nông thôn chiếm, nên công việc không ổn định, 
thu nhập còn thấp, nhận thức của một số phụ huynh chưa đồng đều, lúc bận thì gửi 
con, không bận thì cho con nghỉ học vì công việc không có người đưa đón con nên 
cho con ở nhà cho ông bà trông và việc phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên còn 
gặp khó khăn. 
Một số phụ huynh gia đình khó khăn, không có tiền để đóng tiền ăn cho con 
nên cho trẻ nghĩ học ở nhà, một số phụ huynh ở xa cứ trời mưa, rét hay có công 
việc gì bận là cho con nghĩ học. 
Trẻ lớp tôi đa số chưa học qua lớp nhà trẻ, còn nhút nhát và không mạnh dạn. 
Một số trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có hành vi phù hợp với tuổi và 
không thích đi học. 
Đầu năm nhà trường giao chỉ tiêu cho tôi huy động trong năm học này là 35 
trẻ MG 3-4 tuổi, nhưng tôi thấy trẻ đi học không chuyên cần và có chiều hướng 
giảm, số học sinh đi học ngày càng ít hơn và tôi tiến hành khảo sát trẻ trong mấy 
tháng đầu năm . 
Lập bảng khảo sát trẻ. 
T
T Nội dung khảo sát TS Đạt Tỷ lệ% 
Chưa 
đạt Tỷ lệ% 
1 Trẻ thích đi học 15 42,8 20 57,2 
2 Sức khỏe của trẻ 25 71 10 29 
3 Nhận thưc của phụ huynh về việc cho trẻ đi học chuyên cần 
35 
15 42,8 20 57,2 
4 Điều thuận lợi trong việc đưa đón trẻ 20 57,2 15 42,8 
5 Số trẻ đi học chuyên cần trong 3 tháng đầu 
23 65,7 12 34,3 
Từ kết quả khảo sát trên, tôi thấy tỉ lệ trẻ đi học chưa cao như mức mong 
đợi, suy nghĩ rất nhiều làm thế nào để duy trì sỉ số lớp và nâng tỉ lệ trẻ đi học 
chuyên cần trong lớp lên. Tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn thực hiện một số 
biện pháp sau 
2.3. Các biện pháp và tổ chức thực hiện: 
 7 
Biện pháp1: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện để trẻ yêu thích đến lớp 
nhằm duy trì và nâng cao tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần. 
 Xây dựng môi trường lớp học thân thiện cho trẻ là một việc làm quan trọng. 
là giáo viên chủ nhiệm tôi cần phải xây dựng cho trẻ cả về môi trường tinh thần và 
môi trường vật chất. Và đặc biệt là làm sao tạo cho trẻ được môi trường thân thiện 
có nhiều tình yêu thương trong đó để trẻ cảm nhận được. Mỗi ngày đến trường là 
một ngày vui, tôi đã đặt địa vị của mình vào trẻ có lúc tôi đã làm “trẻ” tôi hòa đồng 
vào với trẻ, tôi không tạo áp lực cho trẻ làm như vậy trẻ có cảm giác yên tâm vui vẻ 
thích đi học, đòi bố mẹ đi học. Việc làm đó đơn giản là qua lời nói, cử chỉ, hành 
động thân thiện của cô giáo, nhưng đối với trẻ đó lại là một động lực giúp tạo nên 
tình yêu thương trong trẻ. 
Ví dụ 1: Khi giờ ngủ dạy cô hướng dẫn trẻ gấp chăn gối, hai bạn Hoàng 
Anh, Minh Anh, Như Quỳnh. nói rằng là con không biết gấp cô ạ, cô giáo không 
nên nóng vội quát mắng trẻ mà ân cân nói nhỏ với trẻ rằng: Con từ từ nhìn cô gấp 
nhé con sẽ biết gấp thôi mà, con phải giúp cô làm một số công việc cùng với cô 
đúng không nào, câu nói đó của cô là một sự động viên, khích lệ đối với trẻ để trẻ 
tự tin vào bản thân mình là mình có thể làm được việc này mà giúp đỡ được cô. 
Sau khi trẻ làm tốt công việc, cô giáo không thể thiếu câu khen ngợi trẻ để trẻ cảm 
thấy mình đã làm được và trẻ sẽ tự tin hơn trong các lần sau, làm như vậy khi về 
với gia đình trẻ cũng có tình yêu thương những người trong gia đình mình và có ý 
thức giúp đỡ mọi người. 
Ví dụ 2: Để có sự hứng thú và sự tự tin trong lớp học tôi đã cho trẻ vẽ, xé, 
dán nhiều bức tranh về gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em của trẻ. Những sản 
phẩm ấy tôi cho trẻ dán và trang trí vào các góc trong lớp tạo môi trường để trẻ 
thường xuyên được theo dõi và nhìn thấy để trẻ cảm nhận và xem đây như nhà 
mình. 
 Môi trường giao tiếp trong lớp ảnh hưởng tới trẻ rất nhiều. Trẻ không chỉ 
học giao tiếp từ cô mà trẻ còn học giao tiếp từ các bạn của trẻ. Vì vậy tôi luôn tạo 
điều kiện cho trẻ được giao tiếp giữa các trẻ với nhau thông qua các hoạt động học 
cũng như hoạt động vui chơi. Trẻ càng được giao tiếp với nhau nhiều thì trẻ càng 
được mở rộng vốn kiến thức và trẻ ngày một tự tin hơn trong giao tiếp và trẻ gần 
gũi với cô và các bạn nhiều hơn, biết yêu thương mọi người nhiều hơn, biết yêu 
thương nhau thì trẻ rất thích đến lớp để được gặp các bạn, thích được đi học. 
Ví dụ 3: Giờ hoạt động ngoài trời trẻ lớp tôi rất thích tham gia và tham gia 
rất sôi nổi vì trẻ được chơi theo ý thích, có những nhóm trẻ thường rủ nhau chơi 
xích đu, mói chuyện với nhau rất vui vẻ, có nhiều trẻ thì lại thích vẽ tôi cho trẻ vẽ 
các hình theo ý tưởng của trẻ xuống nền sân trường. Từ đó trẻ gần như nghĩ rằng đi 
học được chơi với các bạn rất vui. 
Ví dụ 4: Trong giờ đón trẻ tôi trò chuyện với trẻ “Ai đưa con đi học?, (ông, 
bà, bố, mẹ) đưa con đi học rồi lại đi làm để có tiền nộp tiền học cho con đấy, rất 
là vất vả. Các con phải biết thương(Ông, bà, bố, mẹ) mình nhé. 
 8 
 Kể từ khi đón trẻ từ tay bố mẹ thì cô phải yêu thương trẻ, tạo cảm giác an 
toàn, sự tin tưởng của trẻ vì nhiều trẻ bây giờ mới rời xa bố mẹ lần đầu nên còn rất 
bỡ ngỡ, sợ sệt nên khi nhận trẻ từ tay bố mẹ, tôi luôn ân cần bế trẻ nhắc trẻ chào cô, 
chào bố mẹ và dành ánh mắt trìu mếm, yêu thương để trẻ thấy được sự yêu mếm 
của cô với trẻ. Có nhiều trẻ khóc mếu tôi vừa bế trẻ trên tay vừa dổ dành hỏi thăm 
trẻ những câu chuyện gần gủi với trẻ để trẻ trả lời và không khóc nữa. Từ sự ân cần 
của tôi cũng đã tạo sự ấm áp, gần gũi đã giúp trẻ có niềm tin an tâm ở cùng cô, trẻ 
sẽ thích đi học hơn. 
Ví dụ 5: Với Cháu Khánh Ngọc, Hồng Minh đến lớp là khóc, tôi bế trẻ từ 
tay mẹ và vỗ về, Nói chuyện cùng trẻ: Ai đưa con đi học? Ai mua quần áo đẹp cho 
con? Ai yêu con nhất nhà ? Vậy con phải ngoan cho mẹ đi làm đừng làm mẹ buồn 
con nhé. Từ những câu hỏi đó trẻ đang khóc cũng nín và trả lời tôi, mấy ngày đầu 
ngồi bên cô ít phút rồi tôi đưa trẻvề chổ ngồi, dần dần cháu đến lớp không khóc mà 
tự giác chào cô thật là to, tôi cảm thấy rất vui. 
Từ những việc làm gần gũi, yêu thương trẻ và tạo được niềm tin cho các con, 
giờ đây các con đến lớp đã ngoan hơn và đi học cũng đều hơn rất nhiều so với mấy 
tháng đầu năm và tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần cũng tang lên đáng kể 
Ngoài xây dựng môi trường về tinh thần tôi còn tạo cho trẻ môi trường về vật 
chất đó là. Tôi trang trí nhiều hình ảnh đẹp mắt sinh động, nhưng rất thân quen với 
trẻ. Trước đây bản thân tôi và các cô giáo trong trường cũng đã từng làm việc này 
xong vẫn chưa thu hút được trẻ. Giờ đây bên cạnh việc lựa chọn những hình ảnh 
sắc nét, theo chủ đề hay câu chuyện, tôi còn trang trí chúng theo từng mảng lớn, 
làm từ các nguyên vật liệu tự nhiên, trên hình ảnh tôi còn tạo ra những góc mở cho 
trẻ vừa có thể xem tranh vừa có thể chơi làm cho trẻ thích thú say mê như: 
Ví dụ 6: Ở góc phân vai: Tôi dùng từ các hột hạt, nguyên vật liệu phế thải 
tạo thành các con vật đang nấu ăn, bán hàng dưới kệ rất nhiều đồ chơi làm từ vật 
liệu phế thải phù hợp với trò chơi nấu ăn, bán hàng như đồ chơi hoa, quả, nồi bếp, 
búp bê, bộ đồ bác sĩ.khi trẻ đến góc này trẻ được ngắm nhìn tranh đẹp đồng thời 
được chơi với nhiều đồ chơi đẹp, sáng tạo từ bàn tay khéo léo của các cô.để cho 
trẻ chơi và thu hút trẻ đến trường. 
Với góc xây dựng : Tôi trang trí hình ảnh 2 bạn nhỏ đang xây nhà, bạn thì 
xách hồ, xây tường rào, trên hình ảnh ngôi nhà có các ô cho trẻ dắt lô tô gạch, 
đồ dùng xây dựng ở dưới tôi sắp xếp gạch, hàng rào, cây xanh, hoa cỏ, có ô tô, 
máy bay, tàu hỏa, các đồ chơi đẹp mắt để kích thích các bé trai vì trẻ thích chơi với 
đồ chơi đẹp, mà đồ chơi lại di chuyển được trẻ lại càng thích hơn. 
(Xem phụ lục 1: Hình ảnh1,2. Cô trò chuyện cùng trẻ, trẻ trong giờ hoạt động góc) 
Không dừng lại ở đây, tôi đã tìm đến biện pháp tiếp theo để duy trì sỉ số và 
nâng cao chất lượng cho trẻ đi học. 
Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục nhằm thu hút trẻ đến lớp 
để nâng cao tỉ lệ chuyên cần. 
Như chúng ta đã biết hiện nay mỗi gia đình đều có 1 đến 2 con, các bậc phụ 
huynh rất quan tâm đến con cái, họ nghĩ con còn nhỏ không biết đến trường con có 
 9 
được học gì không, học như thế nàohàng nghìn suy nghĩ của phụ huynh như vậy 
khiến tỉ lệ trẻ 3 tuổi đi học không được cao. Nhận thức được điều đó bản thân tôi 
không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, nó có ý nghĩa rất lớn góp 
phần thu hút trẻ đến trường, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tốt thì phụ huynh yên 
tâm đưa con đến trường lớp mà không băn khoăn suy nghĩ gì, không thì để con ở 
nhà tự dạy chữ. Chính vì vậy, từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ của năm học tôi đã 
không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cự 
tham gia các hoạt động của nhà trường, phấn đấu nâng cao chất lượng chăm sóc 
giáo dục trẻ tạo uy tín cho phụ huynh yên tâm gủi con tới lớp. 
Để trẻ vui vẻ sảng khoái cả ngày là một việc làm vô cùng quan trọng, nên 
hàng ngày tôi cho trẻ tập thể dục sáng, cùng họp với tổ trưởng chuyên môn và ban 
giám hiệu nhà trường lên kế hoạch thể dục sáng có kết hợp với dụng cụ. Tôi cho trẻ 
tập thể dục sáng với nơ, vòng hoặc gậy, Thứ 4, 6 tập theo nhạc bài hát của chủ đề. 
Sau khi trẻ được tập theo lịch, tôi thấy trẻ rất thích thú kể cả trẻ mới đi học cũng rất 
vui vẻ hoạt động 
Ở hoạt động học. Bên cạnh việc dùng những thủ thuật, tranh ảnh, mô hình, 
tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin trong bài học để gây hứng thú, chú ý cho trẻ 
vì tư duy của trẻ là tư duy hình tượng. 
Ví dụ 1: Những giờ học như khám phá khoa học, làm quen với toán tuy khó 
và khô khan trẻ không thích học, hiểu được điều đó tôi đã làm powerpoint có 
những hình ảnh động hay bằng những đồ thật như: Khám phá về các loài quả, loài 
hoa thì tôi sử dụng dụng hoa thật, quả thật để trẻ quan sát, cũng giúp trẻ hứng thú 
hơn rất nhiều. 
Ví dụ 2: Với hoạt động kể chuyện ngày trước tôi chỉ kể theo tranh hoặc mô 
hình nhưng giờ đây tôi cho trẻ nghe kể trên máy vi tính trẻ được nhìn thấy các hoạt 
động động của nhân vật kết hợp với lời kể của cô trẻ hình dung dể hơn, trẻ rất 
hứng thú, vui vẻ tham gia hoạt động và trẻ thuộc truyện nhanh hơn. Tương tự các 
hoạt động học khác tôi cũng áp dụng chút công nghệ thông tin phù hợp trẻ rất thích 
thú tham gia giờ học mà tiếp thu bài rất dễ dàng. Đồng thời tôi chú ý đến những 
cháu mới đến, những cháu cá biệt và thường xuyên gọi cháu lên trả lời để trẻ thấy 
mình được quan tâm và thích đi học. 
Ví dụ 3: Thông qua câu chuyện “Bông hoa cúc trắng” 
Sau khi trẻ được nghe tôi kể chuyện trẻ hiểu được nội dung câu chuyện tôi 
tiến hành đàm thoại và nhấn mạnh vào việc giáo dục tình yêu thương cho trẻ như 
Mẹ cô bé bị ốm, cô be lo lắng đi tìm thầy thuốc cho mẹ, gặp ông tiên về nhà kháp 
bệnh cho mẹ nhưng muốn cô bé phải vào rừng hái một bông hoa màu trắng cho dù 
trời rất lạnh mà cô bé chỉ mặc chiếc áo mỏng trên người, vì thương mẹ cô be không 
quản khó khăn. Cô bé có thương mẹ mình không? Cô bé đã làm gì cho mẹ khỏi 
bệnh?. Trẻ trả lời, tôi cho cháu khác nhắc lại câu đó trẻ liên hệ, hỏi bản thân trẻ ở 
nhà ai yêu con nhất vì sao? con yêu ai nhất, vì sao?. Muốn được yêu thương nhất 
con phải làm gì? Ở lớp cũng vậy cháu muốn được mọi người yêu thương cháu cháu 
phải làm gì cứ như thế thông qua các câu chuyện bài thơ tôi đã giúp yêu thích được 
 10 
đến lớp được nghe cô kể chuyện và trẻ còn biết yêu thương người thân của mình 
nữa. 
 Ví dụ 4 : Những giờ hoạt động ngoài trời tôi còn tổ chức cho trẻ chơi những trò 
chơi dân gian, vận động vui nhộn giúp trẻ sảng khoải cả ngày.tôi bắt đầu cho trẻ ra 
ngoài trời và tổ chức hoạt động trọng tâm xong tôi luôn cho trẻ chơi một trò chơi 
dân gian hoặc trò chơi vận động phù hợp với chủ đề ( thường chơi chim sẻ, thả đỉa 
ba ba, nhảy ôvà cho trẻ chơi tự do (hôm thì tôi cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài 
sân, hôm thì cho trẻ chơi ở vườn cổ tích, trẻ được chơi với các con vật như Voi, dê, 
cô tấm, nàng Bạch Tuyết). Thỉnh thoảng tôi cho trẻ đi dã ngoại, thăm quan cánh 
đồng lúa, tượng đàiTrẻ rất vui vẻ. Tôi thấy trẻ rất thích được ra hoạt động, và trẻ 
đòi được đi học. 
Ở lứa tuổi này vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với trẻ, nên trong các hoạt 
động của trẻ, đồ dùng đồ chơi đóng vai trò quan trọng và đó là nhu cầu cần 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_duy_tri_si_so_va_nang_cao_ti_le_tre_di.pdf