Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh ở trường Tiểu học Trí Nang, huyện Lang Chánh

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh ở trường Tiểu học Trí Nang, huyện Lang Chánh

Nếu coi hệ thống giáo dục quốc dân là một ngôi nhà thì bậc học Tiểu học chính là nền móng của ngôi nhà ấy. Ngôi nhà chung có vững chắc được hay không tùy thuộc vào nền móng của nó. Đúng vậy, bậc học Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng, đây là bậc học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Trong sự góp phần hình thành nhân cách của học sinh Tiểu học phải kể đến vai trò của môn Tiếng Việt. Môn học này giúp các em có những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học của Việt Nam, nước ngoài; bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn Tiếng Việt gồm các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn. Tất cả các phân môn này đều nhằm giúp học sinh rèn luyện bốn kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết. Trong phân môn Tập làm văn thể loại văn miêu tả làm cho tâm hồn và trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp cho học sinh có thể cảm nhận văn học và đời sống hằng ngày một cách tinh tế, sâu sắc hơn.

Vì thế văn miêu tả chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Tập làm văn bậc Tiểu học. Thế nhưng để có một bài văn miêu tả hay thì không phải dễ nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số như địa bàn nơi tôi công tác. Nhà văn Phạm Hổ đã viết: “Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng”[2]. Song với vốn từ còn nghèo nàn, khả năng quan sát còn nhiều hạn chế thì làm văn miêu tả đối với học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Trí Nang quả là điều khó khăn.

Chương trình tập làm văn lớp 5 gồm các nội dung: miêu tả; các loại văn bản; ôn tập về kể chuyện, miêu tả. Trong đó khó nhất đối với học sinh là miêu tả. Qua một thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh có thể làm tốt các kiểu bài ở thể loại văn miêu tả như: tả đồ vật, tả con vật, tả người; nhưng khi làm văn tả cảnh thì học sinh còn nhiều lúng túng; câu văn thường ngắn ngủn, què quặt, thiếu bộ phận, thiếu hình ảnh; diễn đạt chưa trôi chảy, thiếu cảm xúc. Các bài viết thường rơi vào tình trạng liệt kê, kể mà không tả, khô cứng. Do vậy, khi dạy kiểu bài này đòi hỏi giáo viên phải có nhiều sáng tạo cũng như sự nhạy bén, linh hoạt trong quá trình lên lớp, chuẩn bị thật công phu các tình huống có thể gặp ở học sinh. Chính vì vậy nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh ở trường Tiểu học Trí Nang, huyện Lang Chánh” với mong muốn trước hết là giúp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho lớp tôi phụ trách. Sau đó, mục tiêu quan trọng hơn là góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường Tiểu học.

 

doc 18 trang thuychi01 12891
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh ở trường Tiểu học Trí Nang, huyện Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Nếu coi hệ thống giáo dục quốc dân là một ngôi nhà thì bậc học Tiểu học chính là nền móng của ngôi nhà ấy. Ngôi nhà chung có vững chắc được hay không tùy thuộc vào nền móng của nó. Đúng vậy, bậc học Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng, đây là bậc học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Trong sự góp phần hình thành nhân cách của học sinh Tiểu học phải kể đến vai trò của môn Tiếng Việt. Môn học này giúp các em có những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học của Việt Nam, nước ngoài; bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn Tiếng Việt gồm các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn. Tất cả các phân môn này đều nhằm giúp học sinh rèn luyện bốn kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết. Trong phân môn Tập làm văn thể loại văn miêu tả làm cho tâm hồn và trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp cho học sinh có thể cảm nhận văn học và đời sống hằng ngày một cách tinh tế, sâu sắc hơn.
Vì thế văn miêu tả chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Tập làm văn bậc Tiểu học. Thế nhưng để có một bài văn miêu tả hay thì không phải dễ nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số như địa bàn nơi tôi công tác. Nhà văn Phạm Hổ đã viết: “Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng”[2]. Song với vốn từ còn nghèo nàn, khả năng quan sát còn nhiều hạn chế thì làm văn miêu tả đối với học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Trí Nang quả là điều khó khăn. 
Chương trình tập làm văn lớp 5 gồm các nội dung: miêu tả; các loại văn bản; ôn tập về kể chuyện, miêu tả. Trong đó khó nhất đối với học sinh là miêu tả. Qua một thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh có thể làm tốt các kiểu bài ở thể loại văn miêu tả như: tả đồ vật, tả con vật, tả người; nhưng khi làm văn tả cảnh thì học sinh còn nhiều lúng túng; câu văn thường ngắn ngủn, què quặt, thiếu bộ phận, thiếu hình ảnh; diễn đạt chưa trôi chảy, thiếu cảm xúc. Các bài viết thường rơi vào tình trạng liệt kê, kể mà không tả, khô cứng. Do vậy, khi dạy kiểu bài này đòi hỏi giáo viên phải có nhiều sáng tạo cũng như sự nhạy bén, linh hoạt trong quá trình lên lớp, chuẩn bị thật công phu các tình huống có thể gặp ở học sinh. Chính vì vậy nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh ở trường Tiểu học Trí Nang, huyện Lang Chánh” với mong muốn trước hết là giúp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho lớp tôi phụ trách. Sau đó, mục tiêu quan trọng hơn là góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường Tiểu học.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu đề tài này nhằm khắc phục những khó khăn mà giáo viên, học sinh mắc phải, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả môn Tiếng Việt nói chung. Đồng thời giúp học sinh - giáo viên có hứng thú, chờ đón giờ Tập làm văn. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh ở trường Tiểu học Trí Nang, huyện Lang Chánh. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
 + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu. Số liệu thống kê.
+ Phương pháp điều tra nghiên cứu học sinh: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu, nắm bắt những khó khăn, hạn chế mà học còn mắc phải trong quá trình học tập đối với nội dung nghiên cứu của đề tài.
 + Phương pháp thực nghiệm, trắc nghiệm: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã đưa ra trong đề tài nghiên cứu.
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận: 
Mục tiêu dạy Tập làm văn ở Tiểu học hiện nay là: "Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) cung cấp những kiến thức cơ bản để học sinh biết cách sử dụng tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập, tạo điều kiện cho học sinh độc lập về suy nghĩ, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, tạo hứng thú học tập cho học sinh"[13].
Phân môn Tập làm văn là một phân môn khó đối với học sinh bởi nó yêu cầu học sinh phải biết tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các phân môn khác để viết thành một văn bản hoàn chỉnh với bố cục, lời lẽ, từ ngữ rõ ràng, mạch lạc. Nếu như ở các lớp 1, 2, 3 các em học Tập làm văn thông qua việc trả lời các câu hỏi hoặc viết thành đoạn văn thì lên lớp 4, 5 yêu cầu cao hơn là viết thành một bài văn hoàn chỉnh với bố cục rõ ràng. Song đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, sự tập trung chú ý chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng chóng chán. Tư duy của các em mang đậm nét cụ thể, trực quan, khả năng phân tích tổng hợp kém, vốn từ ngữ còn hạn chế nên phần lớn học sinh còn lúng túng, vụng về, gặp nhiều khó khăn khi làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng. Số học sinh làm được một bài văn miêu tả hay và có sáng tạo chưa nhiều. 
“Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy”[1]. Văn miêu tả giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của sự vật thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc thẩm mỹ của người viết. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mỹ, chứa đựng tình cảm của người viết, sinh động và tạo ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh. 
	Ở lớp 5, các loại bài Tập làm văn đều gắn với các chủ điểm, văn miêu tả cũng nằm trong cấu trúc đó. Quá trình thực hiện các kỹ năng phân tích đề, quan sát, tìm ý, viết đoạn là những cơ hội để huy động vốn từ, phong phú hoá vốn từ, tích cực hoá vốn từ để vẽ lại được cảnh vật, con vật, đồ vật, đồng thời giúp trẻ hiểu biết được về cuộc sống theo các chủ điểm đã học. Việc phân tích đề, phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn văn miêu tả góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, ... khi miêu tả.
	 Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần chính xác, cụ thể, giàu hình ảnh và có nét
riêng biệt. Chính vì thể để có bài văn hay đòi hỏi người viết phải có hiểu biết về 
phương pháp làm văn, phải biết dùng từ ngữ, biết vận dụng linh hoạt các biện 
pháp nghệ thuật tu từ được học. 
	Theo chương trình sách giáo khoa lớp 5, văn miêu tả chiếm tới 65% thời lượng toàn bộ chương trình Tập làm văn bao gồm các kiểu bài: tả cảnh, tả người, tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật trong đó thể loại văn Tả cảnh chiếm thời lượng 18 tiết. Như vậy, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh là một việc làm quan trọng và cần thiết. Điều đó tạo tiền đề vững chắc để học sinh làm được những bài văn hay, câu văn súc tích, giàu hình ảnh, diễn đạt rõ ý, cảm xúc chân thật, sinh động và sáng tạo. Để tạo điều kiện cho học sinh có những cơ sở học tốt tất cả các kiểu bài văn miêu tả đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học: Lấy học sinh làm trung tâm, còn thầy chỉ là người tổ chức hướng dẫn, trò tự khám phá và lĩnh hội tri thức. Có như vậy thì mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng giảng dạy. 
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
2.2.1. Thực trạng dạy học dạng văn tả cảnh ở lớp 5 trường Tiểu học Trí Nang:
 Năm học 2017-2018, Trường Tiểu học Trí Nang có 15 lớp với tổng số cán bộ giáo viên đứng lớp là 15 đồng chí. Để phát huy hết năng lực học tập của học sinh với mục tiêu phát triển chất lượng giáo dục đại trà, nâng cao chất lượng mũi nhọn, nhà trường đã phân công tôi giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5A. 
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 5A, tôi thấy có một số thuận lợi như: Các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con em mình hơn trước. Các em học sinh đều đọc thông, viết thạo có khả năng viết được một bài văn tả đồ vật hay cây cối. Bên cạnh những thuận lợi đã nêu tôi thấy cũng có không ít khó khăn khi học sinh học văn tả cảnh. Đó là: kỹ năng làm bài Tập làm văn tả cảnh của học sinh còn rất yếu. Đa số các em chưa hoàn thành được bài văn trong thời gian yêu cầu. Bài viết không có bố cục, sắp xếp ý lộn xộn, không theo một trình tự nhất định, viết lan man, dài dòng, chưa biết miêu tả vào trọng tâm... Một số em làm văn theo kiểu “bắt chước” từ các bài văn mẫu, chắp nối từng đoạn hay sao chép cả bài (Ví dụ: em Hà Ngọc Anh khi tả một ngày mới bắt đầu ở quê em đã viết theo văn mẫu nên đã tả “Thành phố đang thay đổi màu sắc trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông”). Do đó học sinh làm văn miêu tả, thường có những biểu hiện phổ biến như sau:
 - Vay mượn ý của người khác, thường là của bài văn mẫu. Nói cách khác học sinh thường học thuộc bài văn mẫu để chép vào bài của mình. Với cách học ấy các em không cần quan sát, không có cảm xúc gì về đối tượng được tả.
 - Miêu tả hời hợt, chung chung không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được tả,...Vì thế bài làm ấy gán cho đối tượng miêu tả nào cùng loại cũng được. Một bài miêu tả như vậy đọc lên thấy mờ nhạt. Nguyên nhân chủ yếu là các em không biết cách quan sát hoặc các em không biết cách hồi tưởng lại kinh nghiệm sống của mình.
- Học sinh chưa biết bộc lộ cảm xúc và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi tả cảnh khiến bài viết thiếu hình ảnh, khô khan, Học sinh chưa có hứng thú viết văn đặc biệt là văn miêu tả. 
- Học sinh không có thói quen sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi viết văn. 
- Học sinh chưa có ý thức quan sát đối tượng miêu tả và ghi chép những điều quan sát được một cách cụ thể và chi tiết chính vì vậy mà các em còn lơ mơ về đối tượng miêu tả nên tả còn nhiều chi tiết khập khiễng, lủng củng không gắn kết với nhau.
- Bài viết của học sinh còn nghèo nàn về nội dung, chưa sinh động, chưa để lại ấn tượng. 
* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên do một số yếu tố sau:
- Vốn từ của các em còn hạn chế, khả năng tư duy ngôn ngữ còn yếu nên chưa phân tích rõ ràng và chắc chắn yêu cầu của bài từ đó chưa xác định đúng và đủ những nội dung cần trình bày trong bài nói.
- Các mối quan hệ trong giao tiếp của các em còn ít, nhiều em không có điều kiện tiếp xúc nhiều với cuộc sống bên ngoài nên các em còn nhút nhát, thiếu tự tin vì vậy khi nói chưa thể hiện được sắc thái tình cảm, chưa mạnh dạn, tự nhiên khi nói.
- Học sinh tiểu học vốn sống, vốn kiến thức và những rung cảm trước cái đẹp còn hạn chế nên chưa thổi được vào cảnh cái hồn để cảnh miêu tả trở nên sinh động, ấn tượng. 
 - Do ảnh hưởng rất lớn của môi trường sống (gia đình chưa chú trọng đến văn hoá ứng xử, thực tại xã hội phức tạp), sự tác động không nhỏ của sách báo, phim ảnh (truyện tranh, phim chưởng) làm cho ngôn ngữ của các em mất đi sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng. 
Phân môn Tập làm văn là một phân môn khó vì thế trong quá trình giảng dạy giáo viên còn lúng túng. Nhiều giáo viên chưa đào sâu suy nghĩ nghiên cứu bài dạy nên việc hướng dẫn cho học sinh chưa sâu sắc. Giáo viên mới chỉ hướng dẫn học sinh làm bài theo từng tiết trong sách giáo khoa chứ chưa cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa các bài, chưa giúp học sinh gắn kết kiến thức của các tiết để viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Mặt khác giáo viên chưa biết vận dụng thời gian luyện tiếng Việt ở buổi 2 để hướng dẫn và luyện cho các em kỹ năng làm bài. 
 Ở các buổi luyện giáo viên thường ra một đề bài rồi yêu cầu học sinh viết dựa vào những kiến thức mà các em tiếp thu được ở các tiết chính khoá dẫn đến nhiều học sinh viết một cách lơ mơ do không tổng hợp được các kiến thức đã học.
2.2.2. Kết quả khảo sát đầu năm:
 Sau khi nắm được thực trạng dạy và học kiểu bài tả cảnh ở lớp 5, tôi đã tiến hành khảo sát ở lớp 5A để kiểm tra khả năng làm bài văn tả cảnh của các em.
 Đề bài: Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trên cánh đồng, nương rẫy).
 Sau khi kiểm tra, tôi đã chấm bài và thu được kết quả như sau:
Số HS được kiểm tra
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
14
SL
TL
SL
TL
SL
TL
0
0%
8
57,1%
6
42,9%
 Qua khảo sát tôi thấy khả năng làm bài văn của các em còn nhiều hạn chế. Số học sinh làm bài văn được đánh giá hoàn thành tốt không có, mặc dù vẫn biết rằng để làm được bài văn được đánh giá hoàn thành tốt là rất khó. Số học sinh chưa hoàn thành cũng còn nhiều. Với các em hoàn thành tuy các em đã nắm được yêu cầu và nội dung của đề bài, bố cục rõ ràng, cũng đã biết lồng cảm xúc khi miêu tả nhưng các em chưa biết miêu tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đó, còn miêu tả chung chung, chưa biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá,... dẫn đến bài văn miêu tả chưa sinh động. Nhiều em mới làm được bài văn với đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Bài văn mang tính kể lể, liệt kê chứ chưa biết miêu tả đặc điểm nổi bật của cảnh đó. Ví dụ: Khi miêu tả cảnh buổi sáng trong một vườn cây các em đã kể các loại cây trong vườn, các loại chim đến hót ở vườn mà chưa lột tả được vẻ đẹp của cây vào buổi sáng, chưa làm nổi bật cái hay vẻ sinh động của vườn cây khi có tiếng chim hót. Còn các bài văn chưa hoàn thành thì chưa có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý lộn xộn, diễn đạt dài dòng,... Đặc biệt một số em mới chỉ viết dưới dạng đoạn văn 7 đến 9 câu. 
 Kết quả này cũng cho thấy một phần nào đó sự quan tâm của giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng làm bài văn và mở rộng kiến thức cho học sinh còn hạn chế.
 Với kết quả làm bài của học sinh, qua tìm hiểu tôi thấy nguyên nhân dẫn đến kết quả bài văn của học sinh chưa đạt yêu cầu đó là:
 - Học sinh chưa nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả dẫn đến bài làm chưa rõ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Cũng do chưa nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối mà học sinh sắp xếp ý còn lộn xộn chưa tả theo một trình tự hợp lý.
 - Cách diễn đạt của các em còn vụng về. Cách dùng từ chưa chính xác và chưa phù hợp. Chủ yếu là các em mới biết liệt kê chứ chưa biết tả các đặc điểm nổi bật của cảnh đó.
 - Các tiết Tập làm văn chính khoá giáo viên đã dạy các em viết từng phần, miêu tả treo trình tự (không gian, thời gian) nhưng nhiều em chưa biết tổng hợp để viết thành bài văn hoàn chỉnh dẫn đến bài viết chưa đạt yêu cầu.
 - Khi miêu tả chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật để làm cho bài văn sinh động, giàu hình ảnh.
Từ thực trạng trên tôi thấy cần phải hướng dẫn cho học sinh kỹ năng làm bài văn tả cảnh để học sinh làm tốt dạng văn này.
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm vững phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói  riêng.
Việc giúp học sinh nắm vững phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng giúp học sinh có con đường đi đến bài văn đúng hướng, không bị sai lệch về cả nội dung và hình thức. 
Khi làm văn miêu tả, giáo viên cần giúp học sinh nắm được 4 yêu cầu sau:
- Cụ thể hóa sự vật (tả cái gì?) 
Ví dụ: Tả dòng sông thì tập trung tả dòng sông, không miên man tả sâu cảnh xóm làng nằm bên cạnh dòng sông, hay cảnh trời mây vào thời điểm đó cho dù các sự vật đó cũng có liên quan. 
- Cá thể hóa sự vật (tả như thế nào?): Tả cảnh nào thì người đọc hình dung cảnh đó chứ không bị lẫn lộn với cảnh khác. 
Ví dụ: Tả cảnh dòng sông thì phải tả chủ yếu những yếu tố liên quan không thể tách rời như: cây cối hai bên bờ sông, hoạt động của con người trên sông, ... 
- Mục đích hóa sự vật (tả với mục đích gì ?) 
Ví dụ: Tả dòng sông với mục đích đó là tả lại một cảnh đẹp rất đáng tự hào của người dân quê hương, ích lợi mà dòng sông mang lại. 
- Cảm xúc hóa sự vật (tả với tư tưởng, tình cảm, thái độ ra sao?) 
Ví dụ: Tả dòng sông với niềm tự hào, với sự ngưỡng mộ về một vẻ đẹp nên thơ... 
Biện pháp 2: Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả.
 Ở Tiểu học, học sinh được học Tập làm văn miêu tả theo những đề bài cho trước với những yêu cầu nhất định. Tìm hiểu đề là kĩ năng đầu tiên mà học sinh phải tiến hành trong quá trình làm bài. Ở đây giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định yêu cầu của đề, tránh được sự lúng túng trong quá trình triển khai bài viết, dẫn đến viết xa đề, lạc đề. 
 Việc rèn luyện tốt kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả cho học sinh sẽ có ảnh hưởng đến kết quả của các kĩ năng tiếp theo. Để giúp học sinh thực sự thuần thục kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả, cần chú ý hướng dẫn các em một số thao tác sau đây khi tìm hiểu đề:
 - Đọc kĩ đề bài, bước đầu nhận thức sơ bộ về nội dung, yêu cầu miêu tả.
 - Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
 - Trả lời các câu hỏi để xác định yêu cầu của đề như: Đề bài yêu cầu viết theo kiểu bài văn miêu tả nào? Đối tượng miêu tả của bài viết là gì? Mục đích viết bài văn miêu tả để làm gì? Bài viết sẽ tập trung miêu tả những đặc điểm chủ yếu nào của đối tượng? Vì sao lại tập trung tả những đối tượng đó? Bài viết hướng tới người đọc là ai? Từ ngữ xưng hô xẽ được sử dụng trong bài viết là gì? Cần lưu ý điểm gì khi sử dụng ngôn ngữ trong bài văn miêu tả? 
Ví dụ: Đề bài Tập làm văn ở tuần 4 lớp 5:
“ Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trên cánh đồng, nương rẫy). 
Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học sinh hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài viết:
Với đề bài trên học sinh cần phân tích và trả lời được các câu hỏi: Đề thuộc thể loại gì? Đề yêu cầu tả gì?
Sau khi trả lời đúng các câu hỏi trên, học sinh thực hành gạch chân trực tiếp trên đề bài: 
Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trên cánh đồng, nương rẫy).
 Tìm hiểu kĩ đề văn miêu tả bằng việc thực hiện các thao tác trên trong quá trình tìm hiểu đề sẽ giúp học sinh có hiểu biết đầy đủ về đề văn miêu tả, từ đó có hứng thú hơn khi viết bài văn và phát huy cao nhất khả năng sáng tạo trong bài văn.
Biện pháp 3: Giáo viên cần củng cố và xây dựng cho học sinh một dàn bài chung về bài văn tả cảnh để học sinh có thể dựa vào đó khi làm văn để bài văn có bố cục rõ ràng, miêu tả theo một trình tự hợp lý.
 Tả cảnh bao giờ cũng có con người, con vật. Hoạt động của con người, chim muông sẽ làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn. Để có một bài văn miêu tả hay, chân thực, các em phải biết quan sát, cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: xúc giác, thính giác, thị giác và đôi khi cả sự liên tưởng. Muốn làm tốt, viết trôi chảy mạch lạc học sinh cần nắm vững cấu tạo của bài văn tả cảnh, vì vậy ở các tiết luyện Tiếng Việt, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh xây dựng được dàn bài của bài văn tả cảnh. Nắm được dàn bài của bài văn tả cảnh học sinh sẽ có điểm tựa để quan sát theo trình tự hợp lý, viết được bài văn mà không lúng túng, nhất là đối với học sinh chưa hoàn thành môn học. Vì vậy tôi đã hướng dẫn học sinh lập được một dàn bài chung có bố cục như sau:
Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.
- Em tả cảnh gì, ở đâu? Em nhìn thấy cảnh vào dịp nào? Vào thời gian nào?
Thân bài: Tả những nét nổi bật của cảnh vật.
a, Tả bao quát toàn cảnh: Tả những nét chung
b, Tả chi tiết:
- Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc tả từng bộ phận của cảnh:
+ Từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa.
+ Từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao.
+ Tả hoạt động của người hoặc động vật có liên quan đến cảnh.
Kết bài: Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh đã tả.
Dựa vào bố cục này học sinh sẽ làm được bài văn với đầy đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.
Chú ý: Khi lập dàn ý cần cân đối câu từ. Câu không quá dài hay quá ngắn, mỗi câu cần làm nổi rõ một trọng tâm của bài. Các ý cần chặt chẽ, logíc với nhau...
Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh quan sát.
Muốn quan sát có hiệu quả, quan sát phải có tính mục đích, người quan sát phải có cách nghĩ, cách cảm của riêng mình. Quan sát để làm văn nhằm phản ánh một đối tượng cụ thể, vừa chi tiết, vừa có tính khái quát. Qua chi tiết, người đọc phải thấ

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_lam_tot_bai_van_ta_canh.doc