SKKN Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - Học tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

SKKN Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - Học tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

 Theo các nhà lí luận văn học, người đọc và quá trình tiếp nhận là một khâu quan trọng trong toàn bộ đời sống của một tác phẩm văn chương. Ở khâu này, tác phẩm sẽ thoát li hẳn khỏi người sinh thành - tác giả để tự mình có một cuộc sống riêng. Cuộc sống đó lâu dài hay ngắn ngủi, được tiếp nhận hay bị lãng quên, tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá của người đọc. Đến lượt mình, trình độ tiếp nhận tác phẩm văn chương của độc giả được đo đếm thông qua khả năng “giải mã” những thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn đã dụng công gửi gắm. Mà khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ ấy lại có liên quan chặt chẽ đến điểm nhìn, góc độ phân tích, tiếp cận tác phẩm. Vì thế, đề tài của tôi có ý nghĩa như một đề xuất về cách tiếp cận văn bản nghệ thuật ngôn từ từ nhiều góc độ phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường.

Bên cạnh đó, hiện nay đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thành nhu cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trên thế giới. Một trong những phương pháp đổi mới đem lại hiệu quả khá cao trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp dạy học tích hợp. Phương pháp tích hợp cho phép giáo viên có thể kết hợp nhiều kỹ năng trong một tiết dạy, vừa dạy kiến thức, vừa dạy kỹ năng sống, vừa dạy cách làm người. Không những thế, tích hợp còn là sự phối hợp nhiều môn khoa học hay các phân môn trong cùng một bộ môn để làm cho tiết học trở nên phong phú đa dạng và thu hút hơn đối với người tiếp nhận.

 Từ góc độ thực tiễn, tôi chọn tác phẩm Người lái đò sông Đà bởi đây là một tác phẩm mới, khá tiêu biểu cho thể loại tùy bút (một tiểu loại của kí hiện đại). Đó là những trang văn thể hiện sự tài hoa cá tính, độc đáo của văn hào Nguyễn Tuân được dệt nên bằng câu chữ tuyệt diệu với sự kết hợp hài hòa của chất nhạc, chất họa và vốn tri thức đa ngành vô cùng phong phú. Thể loại kí đã có từ lâu nhưng để tiếp nhận một cách sâu sắc thể loại này thì không hề đơn giản. Do vậy, việc “giải mã” tác phẩm cũng chính là đi tìm về vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, đi tìm về với cốt cách tài hoa nghệ sĩ của nhà văn được mệnh danh là “cái định nghĩa hoàn chỉnh về người nghệ sĩ”.

 

doc 20 trang thuychi01 11102
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - Học tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU	
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Theo các nhà lí luận văn học, người đọc và quá trình tiếp nhận là một khâu quan trọng trong toàn bộ đời sống của một tác phẩm văn chương. Ở khâu này, tác phẩm sẽ thoát li hẳn khỏi người sinh thành - tác giả để tự mình có một cuộc sống riêng. Cuộc sống đó lâu dài hay ngắn ngủi, được tiếp nhận hay bị lãng quên, tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá của người đọc. Đến lượt mình, trình độ tiếp nhận tác phẩm văn chương của độc giả được đo đếm thông qua khả năng “giải mã” những thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn đã dụng công gửi gắm. Mà khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ ấy lại có liên quan chặt chẽ đến điểm nhìn, góc độ phân tích, tiếp cận tác phẩm. Vì thế, đề tài của tôi có ý nghĩa như một đề xuất về cách tiếp cận văn bản nghệ thuật ngôn từ từ nhiều góc độ phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường.
Bên cạnh đó, hiện nay đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thành nhu cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trên thế giới. Một trong những phương pháp đổi mới đem lại hiệu quả khá cao trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp dạy học tích hợp. Phương pháp tích hợp cho phép giáo viên có thể kết hợp nhiều kỹ năng trong một tiết dạy, vừa dạy kiến thức, vừa dạy kỹ năng sống, vừa dạy cách làm người. Không những thế, tích hợp còn là sự phối hợp nhiều môn khoa học hay các phân môn trong cùng một bộ môn để làm cho tiết học trở nên phong phú đa dạng và thu hút hơn đối với người tiếp nhận. 
	 Từ góc độ thực tiễn, tôi chọn tác phẩm Người lái đò sông Đà bởi đây là một tác phẩm mới, khá tiêu biểu cho thể loại tùy bút (một tiểu loại của kí hiện đại). Đó là những trang văn thể hiện sự tài hoa cá tính, độc đáo của văn hào Nguyễn Tuân được dệt nên bằng câu chữ tuyệt diệu với sự kết hợp hài hòa của chất nhạc, chất họa và vốn tri thức đa ngành vô cùng phong phú. Thể loại kí đã có từ lâu nhưng để tiếp nhận một cách sâu sắc thể loại này thì không hề đơn giản. Do vậy, việc “giải mã” tác phẩm cũng chính là đi tìm về vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, đi tìm về với cốt cách tài hoa nghệ sĩ của nhà văn được mệnh danh là “cái định nghĩa hoàn chỉnh về người nghệ sĩ”.
 Mặt khác, việc tìm hiểu và đưa ra một cách tiếp nhận đối với một văn phẩm chỉ mới được đưa vào giảng dạy ở nhà trường THPT sẽ có ý nghĩa nhất định đối với người dạy và người học. Bởi vì theo ý kiến của rất nhiều giáo viên và học sinh thì Người lái đò Sông Đà vừa “khó dạy” vừa “khó học”. Giáo viên và học sinh vốn quen thuộc với thơ hay truyện ngắn nhưng còn khá lạ lẫm với thể kí hiện đại. Do đó việc tìm hiểu và thưởng thức một tác phẩm thuộc thể kí còn vấp phải những “rào cản” nhất định. Bởi vậy, để hiểu rõ những tầng ẩn nghĩa sâu xa của tác phẩm, giáo viên không những phải nắm bắt rõ đặc trưng thể loại mà còn phải biết tích hợp với những kiến thức phân môn, liên môn học để giúp học sinh thẩm thấu sâu sắc giá trị cũng như nét độc đáo của tác phẩm. Hướng đến việc thực hiện được yêu cầu đó là một động lực khiến tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - học tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân”
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
Hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm Người lái đò sông Đà theo phương pháp tích hợp để giúp các em chủ động trong học tập và tiếp nhận tác phẩm một cách khoa học hơn, sâu sắc hơn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 - Học sinh lớp 12C4, 12C6 - Trường THPT Như Thanh năm học 2018-2019. 
 - Văn bản tùy bút “ Người lái đò sông Đà” (Ngữ văn 12, cơ bản)
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát (thông qua dự giờ) 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 	- Phương pháp phân tích- tổng hợp, thống kê toán học, so sánh....
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
1.5. Đóng góp mới của đề tài.
Với đề tài Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - học tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, tôi đã tiếp cận, soi rọi tác phẩm từ nhiều góc độ như góc độ lí luận văn học, lý thuyết thi pháp thể loại, góc độ âm nhạc, hội họa, địa lý, lịch sử, điện ảnh. để đổi mới cách dạy tác phẩm. Mặt khác, qua đề tài với sự tích hợp cùng nhiều phân môn khác nhau từ lý luận văn học đến văn học sử.., tôi giúp học sinh có một cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về tác giả và tác phẩm nhằm tạo tiền đề vững chắc cho việc tiếp nhận văn bản Người lái đò sông Đà Từ đó, tôi mong muốn mang đến cho các em một không khí lớp học sôi nổi để các em hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong cách tiếp nhận một tác phẩm kí nói chung, tác phẩm Người lái đò sông Đà nói riêng. Tôi muốn chứng minh tác phẩm là một “tuyệt phẩm” mang giá trị vô cùng phong phú và sâu sắc.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
2.1.1. Đặc điểm của tiếp nhận văn học.
Theo lý thuyết tiếp nhận văn học thì tiếp nhận một tác phẩm văn học của học sinh là một quá trình nhận thức có tính đặc thù, luôn tồn tại những “khoảng cách tiếp nhận”. Để rút ngắn khoảng cách tiếp nhận, học sinh cần được trang bị một lượng tri thức văn học nhất định phù hợp để tham gia vào khám phá thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Đặc biệt với thể loại kí thì việc giúp các em tự trang bị những tri thức ấy là một việc làm vô cùng có ý nghĩa tạo nên chiếc cầu nối để các em dễ dàng hơn khi đến với tác phẩm.
2.1.2. Dạy học tích hợp - nhu cầu tất yếu trong đổi mới phương pháp giảng dạy ở nhà trường hiện nay.
Khái niệm tích hợp (integration) được hiểu là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trong thực tế có khá nhiều loại tích hợp như tích hợp theo phân môn, đa môn và xuyên môn. Người giáo viên phải biết lồng ghép kiến thức nhiều phân môn, nhiều môn để tạo sự phong phú cho bài dạy.
Tích hợp là một thuật ngữ khá mới nhưng đã trở thành một nhu cầu tất yếu của thời đại và cũng là xu hướng chính của nền giáo dục hiện đại. Nó xuất phát từ yêu cầu đưa học sinh trở thành đối tượng trung tâm trong giờ học cũng như trong quá trình tìm hiểu tác phẩm. Mặt khác, việc dạy học tích hợp cho phép học sinh chủ động sáng tạo trong tiếp nhận, phối kết hợp nhiều yếu tố trong một bài học cũng như vận dụng những hiểu biết của mình để tìm hiểu, khai thác tác phẩm văn học. Nó góp phần xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống. Dạy học tích hợp thực sự là một phương pháp mới mẻ, có tính hiệu quả cao trong việc giảng dạy ở trường THPT hiện nay.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Thực trạng của giáo viên.
Trong những năm gần đây trước xu thế vận động đổi mới của thế giới, nền giáo dục Việt Nam cũng đang khoác lên mình một tấm áo mới năng động hơn, nhạy bén hơn với thời cuộc. Tinh thần đổi mới giáo dục được các thầy cô giáo hưởng ứng nhiệt tình, nhiều thầy cô đã không ngừng tìm tòi đổi mới trong từng tiết dạy thắp lên ở các em ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, đam mê văn chương. Song không phải ai cũng ý thức được vai trò của sự đổi mới do đó sự thay đổi trong phương pháp dạy và tính hiệu quả chưa cao, ít nhiều còn thiếu tính đồng bộ. 
Hơn nữa nguồn tài liệu hướng dẫn đổi mới và các trang thiết bị dạy học trong nhà trường còn hạn chế cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa mấy mặn mà với môn ngữ văn. Không chỉ có vậy, nhiều giáo viên chưa thấy được vai trò quan trọng của thể loại kí nên đôi khi còn dạy mang tính chiếu lệ, chưa thực sự đầu tư tâm huyết và thời gian. Mặt khác, có những thầy cô chỉ chú trọng phần khai thác nội dung mà xem nhẹ tính chất thể loại, chưa có cách dạy thu hút được học sinh. Thiết nghĩ mỗi thầy cô cần thay đổi cách nghĩ, cách dạy để biến mỗi giờ dạy văn học thành một giờ học hứng thú và ý nghĩa.
2.2.2. Thực trạng của học sinh. 
 Người lái đò sông Đà là một tác phẩm kí mang đậm dấu ấn tùy bút hiện đại được mạnh dạn đưa vào nội dung giảng dạy Ngữ văn 12, THPT chương trình mới. Và nó nhanh chóng trở thành một trong những bài học trọng tâm để học sinh thi THPT Quốc gia. Chưa có được chiều dài thời gian tiếp xúc và chiều sâu thẩm thấu cảm nhận như những tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 12 nên bài kí của Nguyễn Tuấn luôn là một thách thức đối với cả người dạy và người học. Học sinh còn lạ lẫm với những sáng tác nghệ thuật theo thể kí. Giáo viên thì phải tự tìm tư liệu để lĩnh hội thấu đáo tác phẩm, lại phải tìm cách diễn đạt sao cho thật dễ hiểu đối với học sinh. Chính vì vậy, việc tích hợp kiến thức liên môn, phân môn đặc biệt là kiến thức về thể loại là hết sức cần thiết.
 Từ những thực trạng trên, tôi vô cùng trăn trở và mạnh dạn đề ra một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy-học tác phẩm Người lái đò sông Đà để biến tiết học trở thành một giờ khám phá thú vị cũng như giúp học sinh hiểu hơn về tài năng độc đáo của Nguyễn Tuân.
2.3. Các biện pháp thực hiện.
2.3.1. Vài nét về Nguyễn Tuân và vị trí của văn phẩm “Người lái đò sông Đà”.
2.3.1.1. Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp
Nguyễn Tuân (1910 – 1987)  là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn. Quê ông ở làng Nhân Mục (thường gọi nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Thân sinh của nhà văn là cụ Nguyễn An Lan (tức cụ Tú Hải Văn) - “một nhà nho ôm nỗi bất đắc chí” với thời cuộc. Nguyễn Tuân “đã được nuôi dưỡng trong nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, với những phong tục nề nếp, với cách ăn ở vui chơi từ một thời xưa đang tàn dần và biến đổi, ngổn ngang vì sự xâm nhập của văn minh máy móc và hàng hóa từ phương Tây ào đến”. Hoàn cảnh gia đình và môi trường ấy đã có ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng, cá tính và sáng tác của nhà văn sau này.
 Nguyễn Tuân bắt đầu sáng tác từ những năm 30 của thế kỉ XX. Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân thường viết về đề tài chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp vang bóng một thời và đời sống trụy lạc. “Chủ nghĩa xê dịch” trở thành một đề tài quen thuộc trong các sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Tuân, xuyên suốt qua các tác phẩm: Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Tùy bút I, Tùy bút II. Dù viết về đề tài nào thì ở nơi mạch nước ngầm của trang sách, vẫn là lòng yêu nước thiết tha, tinh thần dân tộc sâu sắc. Ở Nguyễn Tuân, lòng yêu nước mang màu sắc của dân tộc. Ông là nhà văn rất mực tài hoa, suốt đời đi tìm cái đẹp và thể hiện cái đẹp của thiên nhiên đất nước, của văn chương nghệ thuật, của văn hóa phong tục và của tâm hồn Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân quan niệm cái đẹp chỉ có trong quá khứ vang bóng một thời. Tập “Vang bóng một thời” gồm 11 truyện ngắn lần lượt đăng trên các tạp chí Tao đàn và Tiểu thuyết thứ bảy từ năm 1939, Nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội in lần đầu năm 1940 là minh chứng cho quan niệm ấy. Vẻ đẹp với Nguyễn Tuân lúc này nó chỉ còn vương sót lại ở những con người kiệt xuất và hiếm hoi như ông Huấn Cao trong Chữ người tử tù (Vang bóng một thời). 
 Khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân với lòng yêu nước vốn đã sâu sắc ngay lập tức mở rộng tâm hồn đón nhận niềm vui mới. Chính Cách mạng Tháng Tám đã giúp ông thoát khỏi những bế tắc trong cuộc sống và trong sáng tác nghệ thuật, đem đến cho ông một nguồn cảm hứng sáng tạo mới. Nguyễn Tuân đã hồi sinh, say mê trong niềm vui lớn của đất nước. Sau cách mạng Nguyễn Tuân tìm thấy cái đẹp ngay trong hiện tại và có ở nhân dân đại chúng, ở người công nhân cầu đường, ở ông lái đò sông Đà (Túy bút Sông Đà), ở anh lính cao xạ hay ở cô dân quân trên trận địa pháo (Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi...). Họ là những con người bình thường mà vĩ đại. Nó đánh dấu những chặng đường mới của Nguyễn Tuân trên con đường nghệ thuật gắn bó với dân tộc, với nhân dân.
Nguvễn Tuân là nhà văn có một phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo. Ông tiếp cận với thiên nhiên và con người chủ yếu ở phương diện văn hóa nghệ thuật, phương diện tài hoa nghệ sĩ. Bởi thế, Nguyễn Tuân được mệnh danh là nhà văn “duy mĩ”,  người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông là người có cá tính mạnh mẽ, có lối sống tự do phóng túng và sự ý thức sâu sắc về “cái tôi” cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tùy bút như một điều tất yếu với một cá tính “Ngông” độc đáo. Văn nhân còn là một cây bút tài hoa và uyên bác trong việc dựng người, dựng cảnh, trong việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, trong những so sánh, liên tưởng táo bạo, bất ngờ với những hình ảnh đẹp đầy gợi cảm. Ông uyên bác trong việc vận dụng những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để làm phong phú thêm khả năng diễn tả của nghệ thuật văn chương.
Nguyễn Tuân là một trong những bậc thầy của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại, là “phù thủy ngôn từ”. Ông có một kho từ vựng phong phú, có khả năng tổ chức câu văn xuôi giàu giá trị tạo hình, có nhạc điệu và biết “co duỗi nhịp nhàng”. Nguyễn Tuân là nhà văn có giọng điệu riêng. Giọng văn của Nguyễn Tuân vừa trang nhã, cổ kính, vừa sắc sảo, hiện đại, đầy góc cạnh.
Với gần năm mươi năm hoạt động văn học liên tục, bằng ngòi bút đầy tài năng của mình, Nguyễn Tuân đã có những đóng góp to lớn, có một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam. Ông thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi văn Việt Nam hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo. "Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa" (Nguyễn Minh Châu). Toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một "huyền sử" - huyền sử của một người ưu lối chơi "độc tấu".
2.3.1.2. “Người lái đò sông Đà” – một đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945
Người lái đò sông Đà là tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân được in trong tập Tùy bút Sông Đà năm 1960. Đó là thành quả chuyến đi gian khổ và hào hứng của Nguyễn Tuân lên miền đất Tây Bắc xa xôi và rộng lớn những năm 1958 – 1960, chuyến đi không chỉ nhằm thỏa mãn niềm khát khao xê dịch mà chủ yếu để tìm kiếm “chất vàng mười” trong vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc, phát hiện thứ “vàng mười đã qua thử lửa” của tâm hồn con người Tây Bắc trong cuộc sống hằng ngày của họ. Tác phẩm đã thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Đó là một công trình khảo cứu công phu nhưng cũng là một áng văn giàu tính thẩm mĩ.
Viết Sông Đà nhà thơ muốn đề thơ, phổ nhạc vào sông nước quê hương. Cảm hứng sông Đà đã thành nghệ thuật, “thành một gợi cảm mênh mang” về sông quê, về con người Việt Nam. Và ông cũng là một “Đà giang độc bắc lưu” trên bình diện nghệ thuật. Ta thấy đây là sự đồng điệu trong tâm hồn những người nghệ sĩ lớn bởi Maxim Gorky nói "cái bình thường là cõi chết của nghệ thuật". Nam Cao trong "Đời thừa" cũng từng viết: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". Và Nguyễn Tuân chính là một cái Tôi riêng không thể lẫn lộn trong “Người lái đò sông Đà”.
2.3.2. Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - học tác phẩm “Người lái đò sông Đà”.
 2.3.2.1. Giải pháp 1: Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học. 
 Để có một bài giảng hoàn chỉnh và hấp dẫn lôi cuốn, học sinh tiếp nhận tác phẩm một cách chủ động sáng tạo thì khâu chuẩn bị được xem như một phần quan trọng không thể thiếu. Vì vậy, trước khi dạy văn bản “Người lái đò sông Đà” tôi đưa ra một số cách để học sinh chuẩn bị bài như sau:
2.3.2.1.1.Biện pháp thứ nhất: Giao cho học sinh trả lời một hệ thống câu hỏi bám sát sách giáo khoa đồng thời lồng vào các câu hỏi mở.
 Đi vào cụ thể, hệ thống câu hỏi mà tôi sử dụng để hướng dẫn học sinh khai thác đoạn trích theo nhóm như sau: 
Phần 1: Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm (Nhóm 1)
+Tại sao nói Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ vô cùng độc đáo với khát vọng suốt đời đi tìm cái đẹp?
+Tùy bút Người lái đò sông Đà được Nguyễn Tuân thai nghén và sáng tạo như thế nào?
+Anh/chị hiểu gì về thể tùy bút- một tiểu loại của thể kí?
+Tìm và chỉ ra những nét chính trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
 Phần 2: Vẻ đẹp hình tượng con sông Đà (nhóm 2)
+ Cảm nhận ý nghĩa câu đề từ để thấy được nét độc đáo của con sông Đà so với các dòng sông khác trên đất nước ta và mối duyên văn chương giữa sông Đà và Nguyễn Tuân?
+ Diện mạo của sông Đà có gì đặc biệt? 
+Tính cách hung bạo của sông Đà được bộc lộ qua những hành động nào? Hãy làm sảng tỏ qua các đoạn văn cụ thể.
+Tại sao nói con sông Đà tuy có hung bạo nhưng đôi khi lại rất thơ mộng, trữ tình, dịu dàng? Hình ảnh ấy được tác giả so sánh với vẻ đẹp của ai?
Phần 3: Vẻ đẹp hình tượng ông lái đò (nhóm 3)
+Tại sao nói ông lái đò là một “nghệ sĩ” trong nghệ thuật chèo đò vượt thác?
+Vẻ đẹp tâm hồn của ông lái đò sau cuộc chiến sinh tử với thác đá sau Đà được Nguyễn Tuân khắc họa như thế nào?
+ Hãy chỉ ra điểm mới mẻ trong quan niệm về cái Đẹp của Nguyễn Tuân sau 1945 qua hình tượng ông lái đò trong sự đối sánh với hình tượng Huấn Cao trong Chữ người tử tù (trích Vang bóng một thời)
Phần 4: Nét đặc sắc trong tùy bút Nguyễn Tuân (nhóm 4)
+ Một tùy bút đặc sắc như vậy chỉ có thể là kết quả, là tổng hoà của những tình cảm và phẩm chất nào ở Nguyễn Tuân?
+ Hãy chỉ ra những nét độc đáo trong cách viết kí của Nguyễn Tuân so với Hoàng Phủ Ngọc Tường?
2.3.2.1.2. Biện pháp thứ hai: Tích hợp với công nghệ thông tin hướng dẫn các em tìm tài liệu tham khảo trên mạng internet để bổ trợ kiến thức.
Thời đại công nghệ thông tin là thời đại cho phép học sinh không chỉ chuẩn bị bài bằng sách vở mà còn có thể mở rộng vốn hiểu biết của mình bằng cách tìm hiểu thông tin trên mạng. Tuy nhiên, nhiều thầy cô ít chú trọng đến vấn đề này. Riêng với tôi, khi tiến hành hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài học tôi thường hướng dẫn học sinh tham khảo trước các cuốn sách, các bài viết về tác giả, tác phẩm trên mạng internet. Học sinh chỉ cần gõ Google rồi gõ Nguyễn Tuân hoặc Người lái đò sông Đà hoặc tùy bút, kí.và tìm đọc các bài viết về tác phẩm.
2.3.2.2. Giải pháp 2: Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản tác phẩm.
Để giúp học sinh có một hành trình khám phá văn bản đầy thú vị, tôi đã ứng dụng một số biện pháp cụ thể như sau:
2.3.2.2.1. Biện pháp thứ nhất: Tích hợp với kiến thức phân môn.
*Tích hợp với Lý luận văn học để cung cấp cho học sinh những kiến thức lý luận cơ bản về thể loại kí.
Hành trình tiếp nhận “đứa con tinh thần” của mỗi nhà văn là một hành trình khám phá thú vị nhưng cũng đòi hỏi người đọc có những định hướng tiếp nhận phù hợp dựa vào đặc trưng thể loại của tác phẩm. Để giúp học sinh dễ hiểu hơn và hứng thú hơn trong quá trình khám phá tác phẩm Người lái đò sông Đà, tôi sẽ vận dụng các kiến thức từ phân môn lý luận văn học để cung cấp cho các em những kiến thức lý luận chung nhất nhằm tạo “bước đệm” trước khi tìm hiểu tác phẩm. 
	- Khái niệm: Kí là tên gọi cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và cận văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại), chủ yếu là văn xuôi tự sự. Do nội dung và cách ghi chép mà các nhà lý luận chia ra ba loại kí: Kí tự sự, kí trữ tình, kí chính luận. Các yếu tố của các thể loại khác nhau luôn đan xen trong một tác phẩm.
- Phân loại: Trong thể kí lại bao gồm nhiều tiểu loại:
Tiêu chí
Ký tự sự
Ký trữ tình
Ký chính luận
Tiểu loại
- Kí sự, phóng sự, truyện kí, hồi kí, du kí, tản văn: 
- Nhật kí, bút kí, tùy bút.
- Tiểu phẩm văn học, tạp văn, tạp kỹ
Đặc điểm
Kí tự sự chủ yếu ghi lại những diễn biến khách quan của cuộc sống và con người thông qua những sự kiện. Người viết kí có quyền bình luận, phân tích nhưng chủ yếu vẫn là tiếng nói của s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_tich_hop_nham_nang_cao_hieu_qu.doc