SKKN Một số biện pháp chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ khối theo mô hình trường học mới

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ khối theo mô hình trường học mới

Đối với một trường Tiểu học, có hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học hay không phần lớn do quyết tâm của Ban giám hiệu và tập thể sư phạm nhà trường. Với phong trào thi đua “dạy tốt , học tốt” và phương châm “tất cả tập trung cho chất lượng dạy và học” thì hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học nói chung chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó phản ánh được thực chất của việc “trồng người ” và hiệu quả đào tạo của nhà trường .

 Trong hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học, tổ khối chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Tổ khối chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy và học tập, về phương pháp đã được dạy học, về đổi mới nội dung chương trình . một cách sát thực nhất. Tổ khối chuyên môn còn là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh. Tổ khối chuyên môn phải theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc phục những yếu kém về phương pháp giảng dạy, học tập. Vì vậy tổ khối chuyên môn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Thực tế cho thấy những trường có phong trào chuyên môn mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn đều rất chú trọng đến sinh họat chuyên môn tổ khối. Bên cạnh đó vẫn còn một số tổ khối chuyên môn còn tồn tại như: tổ khối có họp nhưng không bàn về chuyên môn, biện pháp giảng dạy, sử dụng phương pháp nào phù hợp với bài của phân môn sắp dạy . mà chỉ tập trung giáo viên trong khối lại họp “đối phó ” hoặc bàn về các sự việc khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng quan trọng nhất là nhận thức của các tổ khối trưởng. Các buổi họp khối để sinh hoạt chuyên môn sẽ không có hiệu quả nếu phó hiệu trưởng không theo sát và khối trưởng không say mê chuyên môn, chỉ sử dụng phương pháp quản lý chung chung, không có kiểm tra đánh giá thì khối chỉ hoạt động hình thức. Một nguyên nhân khác là do năng lực quản lý của đội ngũ tổ khối còn hạn chế. Nhiều khối trưởng cũng nhận thức được mối liên quan chặt chẽ của hoạt động tổ khối chuyên môn và việc nâng cao tay nghề của giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy nhưng không biết bắt đầu từ đâu để xây dựng buổi sinh hoạt tổ khối có hiệu quả và duy trì thành nề nếp.

 

doc 20 trang thuychi01 6550
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ khối theo mô hình trường học mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Tên nội dung
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 1.3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 1.5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 II. PHẦN NỘI DUNG
 2.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
 2. 2.1.Thực trạng về việc sinh hoạt chuyên môn hiện nay ở các trường tiểu học
 2.2.2.Thực trạng việc sinh hoạt chuyên môn ở trường TH Trung Thượng
 2.3. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
 2.3.1.Xây dựng kế hoạch chuyên môn
 2.3.2.Chỉ đạo tổ trưởng xây dựng quy chế hoạt động của tổ
 2.3.3.Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành cho tổ khối trưởng
 2.3.4.Chỉ đạo tư vấn cho tổ khối trưởng quy hoạch nội dung sinh hoạt chuyên môn tổ khối
 2.3.5.Ban giám hiệu tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng tổ khối
 2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.4.1.Hiệu quả
 2.4.2.Bài học kinh nghiệm
III. PHẦN KẾT LUẬN
 1.1.KẾT LUẬN
 1. 2.KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO SINH HOẠT CHUYÊN MÔN 
TỔ KHỐI THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đối với một trường Tiểu học, có hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học hay không phần lớn do quyết tâm của Ban giám hiệu và tập thể sư phạm nhà trường. Với phong trào thi đua “dạy tốt , học tốt” và phương châm “tất cả tập trung cho chất lượng dạy và học” thì hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học nói chung chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó phản ánh được thực chất của việc “trồng người ” và hiệu quả đào tạo của nhà trường . 
 Trong hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học, tổ khối chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Tổ khối chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy và học tập, về phương pháp đã được dạy học, về đổi mới nội dung chương trình ..... một cách sát thực nhất. Tổ khối chuyên môn còn là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh. Tổ khối chuyên môn phải theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc phục những yếu kém về phương pháp giảng dạy, học tập. Vì vậy tổ khối chuyên môn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Thực tế cho thấy những trường có phong trào chuyên môn mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn đều rất chú trọng đến sinh họat chuyên môn tổ khối. Bên cạnh đó vẫn còn một số tổ khối chuyên môn còn tồn tại như: tổ khối có họp nhưng không bàn về chuyên môn, biện pháp giảng dạy, sử dụng phương pháp nào phù hợp với bài của phân môn sắp dạy .... mà chỉ tập trung giáo viên trong khối lại họp “đối phó ” hoặc bàn về các sự việc khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng quan trọng nhất là nhận thức của các tổ khối trưởng. Các buổi họp khối để sinh hoạt chuyên môn sẽ không có hiệu quả nếu phó hiệu trưởng không theo sát và khối trưởng không say mê chuyên môn, chỉ sử dụng phương pháp quản lý chung chung, không có kiểm tra đánh giá thì khối chỉ hoạt động hình thức. Một nguyên nhân khác là do năng lực quản lý của đội ngũ tổ khối còn hạn chế. Nhiều khối trưởng cũng nhận thức được mối liên quan chặt chẽ của hoạt động tổ khối chuyên môn và việc nâng cao tay nghề của giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy nhưng không biết bắt đầu từ đâu để xây dựng buổi sinh hoạt tổ khối có hiệu quả và duy trì thành nề nếp.
 Hiện nay, nhiều trường học đang thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới, học sinh không còn là nhân vật thụ động lắng nghe, ghi nhớ, học thuộc những điều thầy cô truyền thụ; học sinh thực sự là chủ thể của quá trình học tập, tự học theo sách, chia sẻ hợp tác với bạn, trao đổi trong nhóm và báo cáo với giáo viên. Quá trình học tập trong mô hình trường học mới hình thành cho học sinh thói quen tự giác, tự quản, khả năng tự học, tự đánh giá và đánh giá bạn bè, lắng nghe chia sẻ và hợp tác. Đòi hỏi giáo viên phải có năng lực chuyên môn thật sự vững vàng, có khả năng bao quát tốt để điều hành giúp học sinh giải quyết những vấn đề cần thiết. Từ những đòi hỏi trên chúng ta cần phải đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường sao cho thật hiệu quả. Đây chính là cơ sở, là cốt lõi của mô hình trường học mới. Vì vậy khi mới chuyển về trường công tác tôi đã tập trung nghiên cứu triển khai thực hiện và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn; hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường Tiểu học Trung Thượng nói riêng và chất lượng giáo dục của Huyện nhà nói chung. Đó cũng chính là lí do để tôi chọn đề tài SKKN: “Một số biện pháp chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ khối theo mô hình trường học mới”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Mục đích nghiên cứu là tìm ra một số biện pháp chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ khối, nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp quản lý giáo dục theo mô hình trường học mới.
- Tạo hứng thú, lòng say mê, sự tự tin rèn luyện, nâng cao kỹ năng cho giáo viên và học sinh trong nhà trường.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Tổ khối chuyên môn trường Tiểu học Trung Thượng – Quan Sơn – Thanh Hoá
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường tiểu học.
- Các biện pháp nâng cao trình độ, năng lực giáo viên trong tổ chuyên môn.
1.5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc chỉ đạo xây dựng tổ chuyên môn ở trường Tiểu học. Dựa trên cơ sở khoa học đã được khẳng định của các nhà nghiên cứu để tìm ra giải pháp tối ưu cho công tác chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. 
- Phân tích thực trạng chỉ đạo xây dựng tổ chuyên môn của trường Tiểu học Trung Thượng. Tìm ra những thành công cần phát huy và tồn tại hạn chế cần khắc phục.
- Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sinh hoạt tổ khối chuyên môn.
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn kiện, các công văn, tài liệu hướng dẫn về mô hình trường học mới;
- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập các dữ liệu thực tiễn có liên quan;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
2.1.1. Vai trò của công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn.
 Quản lý dạy học ở trường Tiểu học cũng chính là quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường. Quản lý chuyên môn là quá trình giáo dục đặt ra cho trường Tiểu học sao cho 4 nhân tố then chốt: Mục tiêu giáo dục; nội dung giáo dục; Phương pháp giáo dục và kết quả giáo dục được tương tác thống nhất với nhau.
 Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển lâu dài và đúng đắn về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên các bậc học trên. Vì kết thúc bậc Tiểu học, học sinh phải đạt được những chuẩn kiến thức kỹ năng cơ bản. Vì vậy quản lý mục tiêu giáo dục là sự phối hợp điều khiển các tác động có chủ định vào đối tượng giáo dục để các khía cạnh của mục tiêu giáo dục được thực hiện một cách đồng bộ.
 Quản lý nội dung giáo dục là lập kế hoạch và tổ chức điều phối sao cho các môn học, các hoạt động theo kế hoạch đào tạo được thực hiện một cách đầy đủ và đúng với mục tiêu giáo dục.
 Quản lý phương pháp giáo dục là sự tổ chức điều phối sao cho phương pháp hỗ trợ chặt chẽ nội dung cũng hướng tới việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
 Do đó, quản lý quá trình giáo dục chính là quản lý quá trình hoạt động của thầy và trò vì thế không chỉ người Hiệu trưởng thực hiện tốt mà phó hiệu trưởng cũng cần quan tâm và thực hiện thật tốt công tác quản lý dạy học trong nhà trường. Trong quá trình dạy học hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là hai hoạt động luôn diễn ra song song và hỗ trợ nhau. Trong đó, hoạt động dạy của thầy giữ vai trò chủ đạo, trò là người chủ động tham gia hoạt động học một cách tích cực. Muốn có người thầy giỏi thì người làm công tác quản lý chuyên môn cần quan tâm đến việc đổi mới nề nếp sinh hoạt chuyên môn, vì tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng trong nhà trường, là cầu nối tổ chức, thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả về đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình ở cấp học một cách sát thực. Vì vậy tổ chuyên môn là tổ chức có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định kết quả hoàn thành nhiệm vụ năm học của nhà trường.
2.1.2. Điểm mới của sinh hoạt chuyên môn theo mô hình trường học mới.
- Chương trình dạy học theo mô hình trường học mới tập trung vào đổi mới nội dung dạy học.
- Đổi mới phương pháp dạy học;
- Đổi mới phương pháp đánh giá học sinh;
- Đổi mới tổ chức lớp học;
- Đổi mới về sinh hoạt chuyên môn.
 Theo công văn số 86/GPF- VNEN ngày 18/03/2014 của Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam, việc sinh hoạt chuyên môn ở các trường triển khai mô hình Vnen cần: 
+ Đưa sinh hoạt chuyên môn trở thành hoạt động thường xuyên có chất lượng, tránh tổ chức một cách hình thức tại các tổ chuyên môn, trường và cụm;
+ Kịp thời tháo gỡ những khó khăn về chuyên môn và có giải pháp phù hợp đối với học sinh, điều kiện của nhà trường, địa phương;
+ Nâng cao năng lực cho CBQL trong chỉ đạo chuyên môn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho GV trong hoạt động dạy học;
+ Tạo mối quan hệ chia sẻ, học tập, giúp đỡ nhau giữa CBQL và GV, giữa GV và GV, giữa các tổ khối chuyên môn trong trường và các trường Tiểu học;
+ Nội dung sinh hoạt phải phù hợp với nội dung chương trình trường học mới do chính CBQL và GV đề xuất, thống nhất thực hiện.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.2.1. Thực trạng việc sinh hoạt chuyên môn ở các trường Tiểu học hiện nay
Thực tiễn cho thấy, trường nào mà công tác quản lý, chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn khoa học thì việc sinh hoạt tổ chuyên môn có nề nếp, nội dung sinh hoạt bám sát yêu cầu, mục tiêu, nội dung dạy học; tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên; phong trào thi đua dạy tốt - học tốt; chất lượng học tập của học sinh của trường đó từng bước được nâng lên. Ngược lại, trường nào mà công tác quản lý thiếu khoa học, buông lỏng quản lý chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn không đảm bảo thời gian, thời lượng, nội dung sơ sài thì chắc chắn nề nếp và chất lượng giáo dục của trường đó sẽ không cao.
Thực tế hiện nay, việc sinh hoạt chuyên môn ở các trường Tiểu học được tổ chức theo một quy trình tương đối thống nhất. Trước tiên nhà trường phân công cho GV chuẩn bị bài, sau đó lên lớp dạy minh họa, rồi tổ chức rút kinh nghiệm, tìm ra những ưu điểm hạn chế và sau cùng là xếp loại giờ dạy. Với cách tổ chức như vậy chưa thu hút được sự tham gia tích cực của GV. Chính vì vậy năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của GV rất hạn chế. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là CBQL, GV chưa xác định đúng mục đích ý nghĩa của việc sinh hoạt chuyên môn. 
Vậy làm thế nào để giáo viên hào hứng tham gia sinh hoạt chuyên môn, dành thời gian đầu tư cho việc sinh hoạt chuyên môn là cả một vấn đề các nhà quản lý phải quan tâm, đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ về thời gian, về nội dung. Nội dung sinh hoạt phải thiết thực, gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của giáo viên, làm cho giáo viên thấy cần phải tham gia sinh hoạt chuyên môn và có nhu cầu tham gia sinh hoạt chuyên môn.
2.2.2.Thực trạng về sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học Trung Thượng
 Trường Tiểu học Trung Thượng là đơn vị trường học đang thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới Vnen. Năm học 2017 – 2018 nhà trường có 2 tổ chuyên môn:
 Tổ 1, 2, 3 có 09 đ/c. Trong đó, Đại học là 06 đ/c; CĐ: 03đ/c; TC: 0 đ/c
 Tổ 4, 5 có 10 đ/c. Trong đó, Đại học là 5 đ/c; CĐ: 3 đ/c; TC: 2 đ/c
 Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nhà trường tương đối ổn định về số lượng, nhưng chất lượng đội ngũ không đồng đều. Trình độ đào tạo ban đầu thấp; năng lực sư phạm còn nhiều hạn chế; khả năng vận dụng phương pháp dạy học mới theo chương trình Vnen của một số giáo viên còn chưa linh hoạt. Bên cạnh đó công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn và hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường còn bộc lộ một số nhược điểm sau:
- Công tác chỉ đạo chuyên môn chưa thật sự sáng tạo; nhiều khi triển khai nhưng thiếu sự kiểm tra giám sát thường xuyên của nhà trường. 
- Tổ trưởng chuyên môn chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lý coi mình cũng như giáo viên bình thường khác; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên trong tổ theo đúng yêu cầu nhiệm vụ, chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
- Nội dung sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. 
- Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến, những vấn đề đổi mới ít được mang ra bàn bạc thảo luận. Chủ yếu là tổ khối trưởng triển khai sau đó cả tổ đồng ý tán thành.
- Một số giáo viên còn coi nhẹ công tác bồi dưỡng bồi dưỡng chuyên môn của tổ khối; chưa nắm được vị trí, chức trách nhiệm vụ của mình trong việc góp phần nâng cao chất lượng toàn diện.
- Một số giáo viên thiếu tự tin vào năng lực chuyên môn của mình nên không mạnh dạn trao đổi, không góp ý với đồng nghiệp khi tham gia sinh hoạt tổ.
- Các thành viên trong tổ thường không cố định mà thay đổi hàng năm nên giáo viên chưa có kinh nghiệm giảng dạy ở khối đó.
* Kết quả khảo sát:
Thống kê chất lượng giáo viên tháng 10 năm học: 2017 – 2018
TT
Tổ chuyên môn
TSGV
Xếp loại chuyên môn
Xếp loại phẩm chất đạo đức
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
1
Khối 1, 2, 3
9
2
4
3
0
4
5
0
0
2
Khối 4, 5
10
3
5
2
0
5
5
0
0
Cộng
19
5
9
5
0
9
10
0
0
Thống kê công tác bồi dưỡng chuyên môn của tổ khối tháng 10 năm học 2017 – 2018:
TT
Nội dung bồi dưỡng
Tổ khối 1, 2, 3
Tổ khối 4, 5
TS
Đạt
CĐ
TS
Đạt
CĐ
1
BDCM về PP dạy học
9
4
5
10
6
4
2
BDCM về đánh giá học sinh
9
3
6
10
5
5
3
BDCM về tổ chức lớp học
9
5
4
10
6
4
4
BDCM về ND phụ huynh và cộng đồng tham gia giáo dục
9
5
4
10
4
6
5.
BDCM về điều chỉnh Tài liệu 
Hướng dẫn học
9
4
5
10
5
5
Qua bảng thống kê trên ta thấy giáo viên trong đơn vị đều có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình trong công tác, có tinh thần trách nhiệm cao; Tuy nhiên kết quả xếp loại chuyên môn còn khiêm tốn; vẫn còn tỷ lệ giáo viên xếp loại Trung bình. Mặt khác tổ khối chuyên môn đã có nhiều nội dung bồi dưỡng cho giáo viên thông qua các hoạt động triển khai trong năm học; Tuy nhiên vẫn còn nhiều giáo viên chưa đạt theo yêu cầu đặt ra. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ. Vấn đề trên đặt ra cho người làm công tác quản lý tìm ra những biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động chuyên môn, đặc biệt là việc sinh hoạt chuyên môn tổ khối để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ.
2.3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn:
 Lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn trong hoạt động giáo dục có ba cấp độ là tổ chuyên môn, trường và cụm trường.
 Lập kế hoạch chỉ đạo chuyên môn tạo khả năng ứng phó với sự bất định và thay đổi trong hoạt động sinh hoạt chuyên môn nói chung và dạy học nói riêng. Lập kế hoạch chỉ đạo chuyên môn tạo điều kiện cho các cấp quản lý tập trung vào những mục tiêu nhất định. Qua kế hoạch các nhà quản lý có cách nhìn toàn diện, tổng thể về quá trình vận động, tiến lên của tổ chức. Qua đó thấy được sự ảnh hưởng, tương tác giữa các bộ phận, làm cho sinh hoạt chuyên môn trở thành nền nếp, tích cực hóa hoạt động của nhà trường theo mục đích đã đề ra. Lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cho phép lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả cho tổ chức giáo dục; đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiển tra, giám sát. 
 Chính vì những lý do trên nên kỹ năng lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn là kỹ năng quan trong nhất. Ngay từ đầu năm học chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể cho cả năm học và gửi xuống các tổ khối cùng thực hiện.
	Kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hoá kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Khi xây dựng cần căn cứ vào thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất và thực tiễn học sinh. Trong kế hoạch tổ chuyên môn thì nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một phần quan trọng. Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc nảy sinh như tăng cường biện pháp bồi dưỡng học sinh các Câu lạc bộ; phụ đạo học sinh chưa hoàn thành; học sinh còn hạn chế về Tiếng việt...; những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy, đặc biệt quan tâm đến giáo viên có năng lực chuyên môn hạn chế
2.3.2.Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng quy chế hoạt động của tổ khối.
 Trước khi xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chuyên môn cần thực hiện những quy chế sau:
- Đảm bảo thời gian sinh hoạt tổ khối 2 lần/1 tháng.
- Mạnh dạn phát biểu ý kiến, thống nhất kế hoạch trong tổ.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành sự phân công của tổ và của nhà trường.
- Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, ham học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ nghiệp vụ và rèn luyện đạo đức tác phong sư phạm.
 Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, của tổ, tất cả giáo viên trong tổ tự xây dựng kế hoạch cá nhân, tham gia xây dựng kế hoạch tổ và cam kết thực hiện một số kế hoạch sau:
+ Kế hoạch hoạt động năm học, tháng, tuần.
+ Kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh ở các môn học theo từng giai đoạn.
+ Kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành, bồi dưỡng học sinh các Câu lạc bộ (HSnăng khiếu).
+ Kế hoạch giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
+ Kế hoạch tham gia các phong trào thi đua: Dạy tốt- học tốt, phong trào giữ vở sạch – viết chữ đẹp
2.3.3.Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành cho tổ trưởng:
	Tổ trưởng chuyên môn thường là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, có sức khoẻ tốt được Ban giám hiệu tin tưởng, giáo viên tin cậy nhưng lại chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ như Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng. Vì vậy tôi quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn trong tổ. Đó là các kiến thức kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạc tổ theo năm học, tháng, tuần; Bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ, kiểm tra hồ sơ sổ sách, kiểm tra việc thực hiện chương trình, thời khoá biểu của các thành viên trong tổ; kiểm tra hiệu quả giáo dục của các thành viên trong tổ, tham gia kiểm tra toàn diện giáo viên theo sự điều động của Hiệu trưởng.
 Bồi dưỡng cho tổ trưởng kỹ năng đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.
	Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cho cả năm học, cho từng buổi cụ thể. 
 Bồi dưỡng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_sinh_hoat_chuyen_mon_to_khoi_t.doc