SKKN Một số biện pháp chỉ đạo phát huy vai trò Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc tăng cường hứng thú của học sinh Trung học cơ sở đối với các trò chơi dân gian

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo phát huy vai trò Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc tăng cường hứng thú của học sinh Trung học cơ sở đối với các trò chơi dân gian

Trước thực trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng , đạo đức học sinh ngày càng xuống cấp, tệ nạn xã hội đang tấn công vào môi trường giáo dục ngày 22/8/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chỉ thị số 40/CT- BGDĐT về việc phát động đã phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông.

Mục tiêu của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Yêu cầu của việc xây dựng “ Trường học thân thiện học sinh tích cực là: Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ; tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo, huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh.[2]

Qua thời gian 8 năm phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, môi trường giáo dục trong các trường phổ thông đã được cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn. Song một hai năm trở lại đây phong trào này đang chững lại do chưa có những đổi mới trong chỉ đạo và những cách làm sáng tạo trong thực hiện. Nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào thi đua trở nên cũ mòn, thiếu sức hấp dẫn đối với học sinh.

Một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh như: tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh; tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.

Chương trình môn Ngữ văn lớp 6, phần Chương trình địa phương đã dành tiết 71 để giới thiệu đến học sinh “ Một số trò chơi dân gian Thanh Hóa”. Điều này cho thấy sự quan tâm của nghành giáo dục tỉnh nhà đối với việc phổ biến, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các trò chơi dân gian đối với học sinh Trung học cơ sở.

 

doc 23 trang thuychi01 7001
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo phát huy vai trò Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc tăng cường hứng thú của học sinh Trung học cơ sở đối với các trò chơi dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Mở đầu.
1.1.Lí do chọn đề tài.
Trước thực trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng , đạo đức học sinh ngày càng xuống cấp, tệ nạn xã hội đang tấn công vào môi trường giáo dục ngày 22/8/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chỉ thị số 40/CT- BGDĐT về việc phát động đã phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông.
Mục tiêu của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Yêu cầu của việc xây dựng “ Trường học thân thiện học sinh tích cực là: Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ; tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo, huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh.[2]
Qua thời gian 8 năm phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, môi trường giáo dục trong các trường phổ thông đã được cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn. Song một hai năm trở lại đây phong trào này đang chững lại do chưa có những đổi mới trong chỉ đạo và những cách làm sáng tạo trong thực hiện. Nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào thi đua trở nên cũ mòn, thiếu sức hấp dẫn đối với học sinh.
Một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh như: tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh; tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
Chương trình môn Ngữ văn lớp 6, phần Chương trình địa phương đã dành tiết 71 để giới thiệu đến học sinh “ Một số trò chơi dân gian Thanh Hóa”. Điều này cho thấy sự quan tâm của nghành giáo dục tỉnh nhà đối với việc phổ biến, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các trò chơi dân gian đối với học sinh Trung học cơ sở.
Nội dung hoạt động “Tổ chức các trò chơi dân gian” được nhà trường chúng tôi vận dụng thực hiện. Nhưng một hai năm đầu tổ chức các em hào hứng tham gia. Đến năm thứ ba tổ chức thì các em có vẻ thiếu nhiệt tình vì thấy không hấp dẫn. Mặt khác tâm lí tuổi mới lớn thích thể hiện, thích cái mới lạ nên dễ bị cuốn vào những trò chơi có tốc độ cao, có công nghệ hiện đại. Trò chơi dân gian trong trường học dần mai một trong tâm trí học sinh
Bám sát nội dung hoạt động trên, với cương vị là Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng nhà trường được phân công chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, bản thân tôi nhận thấy cần phải phát huy tốt vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc thúc đẩy các hoạt động tập thể trong nhà trường, đặc biệt là trong việc phổ biến, phát huy hiệu quả của các trò chơi dân gian trong nhà trường. Nếu Đội Thiếu niên phát huy tốt vai trò của mình thì sẽ tạo ra những sân chơi hữu ích đối với đội viên.
Trong trường học sau những giờ học căng thẳng, các em được chơi các trò chơi dân gian bổ ích sẽ tạo nên hứng thú cho những giờ học tiếp theo. Thông qua hoạt động tiếp cận của học sinh khi chơi trò chơi dân gian thì chính các em là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hoá dân tộc ngay từ lứa tuổi Thiếu niên. Vì vậy đưa trò chơi dân gian vào trường học là phù hợp và cần thiết vì nó không chỉ là giải trí đơn thuần mà thông qua việc chơi cũng đã góp phần vào việc giáo dục có hiệu quả, giúp học sinh tăng cường sức khoẻ, phát triển giao tiếp, bình đẳng giới, hình thành nhân cách con người Việt thời kì hội nhập và phát triển.
Qua thực tế công tác chỉ đạo và thực hiện đổi mới các hình thức tổ chức, phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc phổ biến và tăng cường hứng thú của các trò chơi dân gian đối với học sinh Trung học cơ sở, bản thân tôi xin mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp chỉ đạo phát huy vai trò Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc tăng cường hứng thú của học sinh Trung học cơ sở đối với các trò chơi dân gian”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Đề tài nghiên cứu ra đời với mong muốn là: Phát huy hiệu quả vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc tăng cường hứng thú của học sinh Trung học cơ sở đối với các trò chơi dân gian; nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả của công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Đội Thiếu niên), góp phần xây dựng môi thường giáo dục trong nhà trường thân thiện và tích cực hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm này cũng hướng tới Tổng phụ trách Đội, các anh (chị) phụ trách các Chi đội, các Chi đội trưởng để giúp họ nắm chắc hơn về sự chuẩn bị lập kế hoạch, phương pháp, cách thức tổ chức cho các hội thi, trò chơi dân gian cũng như các hoạt động tập thể khác do Đội Thiếu niên và nhà trường tổ chức.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
	 Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là một số biện pháp chỉ đạo, quản lí để “Phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc tăng cường hứng thú của học sinh Trung học cơ sở đối với các trò chơi dân gian “
Với khuôn khổ của đề tài này bản thân tôi muốn hướng tới đối tượng cụ thể là hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và học sinh trong trường THCS Tây Hồ huyện Thọ Xuân nơi tôi đang công tác hiện nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Để thực hiện thành công đề tài này, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu như:
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
	+ Quan sát.
	+ Đàm thoại.
	+ Phỏng vấn (hay trò chuyện).
	+ Điều tra.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu:
+ Thống kê.
	+ So sánh, đối chiếu
 - Phương pháp phân tích, đánh giá sản phẩm hoạt động.
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nghị quyết số 29 NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo” đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời... [4]
Thực hiện tinh thần Nghị quyết của Đảng, trong quá trình chỉ đạo hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh nhằm tăng cường hứng thú của học sinh trường THCS Tây Hồ đối với các trò chơi dân gian, bản thân tôi đã tìm hiểu sâu hơn về trò chơi dân gian và vai trò của Đội Thiếu niên trong việc tổ chức các hoạt động, trò chơi trong nhà trường để từ đó có định hướng tốt hơn cho sự chỉ đạo từ Chi bộ, lãnh đạo nhà trường. Cụ thể như sau:
2.1.1.Trò chơi dân gian là gì ?
Trong Từ điển tiếng Việt mới nhất, xuất bản năm 2015, chữ “trò” được hiểu là một hình thức mua vui bày ra trước mặt mọi người, chữ “chơi” là một từ chung để chỉ các hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc nhằm mục đích giải trí là chính. Từ đó, trò chơi được hiểu là những hoạt động làm thỏa mãn những nhu cầu của con người, trước hết là vui chơi, giải trí.[7]
            Theo những quan điểm giáo dục hiện đại, trò chơi vừa là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống. Đối với trẻ em, trò chơi là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hành động của người lớn và các quan hệ giữa họ, định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò chơi, nhu cầu và các phẩm chất của trẻ em về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí được hình thành, thỏa mãn, thể hiện và phát triển. Trẻ em do được chơi nên phát triển. Do vậy, chơi là một trong những hoạt động chủ đạo trong giáo dục trẻ em.
             Trò chơi dân gian là một hoạt động đặc thù chỉ có trong xã hội loài người, được nhân dân sáng tạo ra từ thực tiễn cuộc sống của họ, được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ và luôn được cải biên, bổ sung cho phù hợp với từng nơi, từng lúc, nhằm thỏa mãn nhu cầu về vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa và phát triển các mặt thể chất, tinh thần của con người. [5]
Trò chơi vận động dân gian là những trò chơi dân gian có sự vận động, đua tranh về thể lực là chính, thực hiện theo điều lệ của cuộc chơi và có sự nhận định hơn/kém, thắng/thua, được/hỏng. Đó chính là tiền đề của các nội dung hoạt động thể thao dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Từ góc độ giáo dục thể chất, trò chơi vận động dân gian là một trong những biện pháp giáo dục thể chất có hiệu quả, nhằm góp phần xây dựng những con người mới phát triển toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới đất nước.
2.1.2.Tác dụng của trò chơi dân gian.
PGS, TS Nguyễn Văn Huy, nguyên là Giám đốc bảo tàng dân tộc học Việt Nam cho rằng: "Cuộc sống với trẻ nhỏ là không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ nhỏ mà nó còn chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc”.[6]
Các trò chơi dân gian vô cùng phong phú và đa dạng, có thể chơi nhóm ít người hay đông người đều được. Tổ chức một trò chơi lại không hề tốn kém, đôi khi chỉ cần một chỗ ngồi, cũng có khi một khoảng không rộng rãi ngoài trời cho các em chạy nhảy. Những viên sỏi đá, que gỗ, viên phấn, sợi dây cũng có thể khiến học sinh thích thú. Không chỉ có tác dụng giải trí, trò chơi dân gian còn thúc đẩy sự phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần và sức khỏe của các em.
Lợi ích lớn nhất của trò chơi dân gian là tạo sự gắn kết của trẻ với bạn bè. Đa phần các trò chơi đông người đều đòi hỏi sự ăn ý, hợp tác của từng thành viên. Học sinh sẽ học được tinh thần đoàn kết, hợp tác, chịu trách nhiệm, biết chia sẻ và yêu thương người khác.
Trong khi lo ngại những trò chơi điện tử có thể làm học sinh có xu hướng trở nên bạo lực, ích kỷ, dễ cáu gắt thì tại sao chúng ta  không hướng học sinh đến những trò chơi dân gian? Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra trò chơi dân gian hay hiện đại, cái nào sẽ tốt nhất với các em, nhưng trong điều kiện tràn ngập công nghệ trong cuộc sống, chắc chắn người lớn có thể nhìn thấy sự chênh lệch nghiêm trọng và sự cần thiết phải cân bằng để hướng các em đến những giá trị nhân văn bền vững.
2.1.3.Vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong trong việc tổ chức các hoạt động tập thể, trò chơi dân gian ở các nhà trường phổ thông.
Như chúng ta đã biết, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giao cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong phong trào thiếu nhi. Đội hoạt động trong nhà trường và cả trên địa bàn dân cư. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện.[3]
Hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong trong nhà trường khá phong phú và đa dạng, trong đó tập trung những nội dung cơ bản sau đây:
- Hoạt động giáo dục chính trị, phẩm chất đạo đức của người đội viên.
- Hoạt động giúp phục vụ học tập.
- Hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.
- Hoạt động lao động, sáng tạo.
- Hoạt đông vui chơi giải trí.
- Hoạt động giáo dục tính thẩm mỹ.
- Hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế...
Tổ chức tốt các hoạt động Đội là một phần, phần nữa nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động ấy là một nhiệm vụ không thể thiếu được. Các hoạt động Đội mà lơ là, sao nhãng hoặc làm không có trách nhiệm, đối phó thì không thu hút được thiếu nhi. Mà mục tiêu của hoạt động Đội là nhằm phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ, đồng hành với việc giáo dục trong gia đình để làm sao thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước có được những kiến thức, vốn hiểu biết về thế giới muôn màu xung quanh, tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế với bè bạn năm châu theo di chúc của Bác Hồ để lại. [1]
Qua các hoạt động tập thể Đội phải có trách nhiệm giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, giải trí.
Như vậy, phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc tăng cường hứng thú của học sinh đối với các trò chơi dân gian trong nhà trường cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Đội, nâng cao vai trò, kĩ năng, phương pháp tổ chức hoạt động Đội cho Tổng phụ trách Đội, các anh, chị phụ trách Chi đội, Chi đội trưởng trong Liên đội.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
Trò chơi dân gian có nhiều tác dụng đối với học sinh nhưng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì những trò chơi dân gian hồn nhiên hấp dẫn đang bị mai một. Hiện nay trong nhà trường có dạy những trò chơi nhưng còn nặng về mục đích “học”, nhẹ về “chơi”, gia đình học sinh thì quá bận bịu với công việc khác nên thiếu quan tâm hướng dẫn các em chơi, còn học sinh thì lại bù đầu vào việc học nên ít có thời gian để chơi. Mặt khác, nền khoa học phát triển, trò chơi điện tử cuốn hút các em, các em mải chơi đã sao nhãng cả việc học.
 Chính vì vậy các trò chơi dân gian dường như đã bị lãng quên, có những em không biết gì về các trò chơi dân gian, các bài hát, bài đồng dao, các câu thành ngữ Các nhà giáo dục băn khoăn, loay hoay đi tìm một phương pháp giáo dục trẻ em thật sự có hiệu quả trong thời đại mà thông tin bùng nổ và kỹ thuật điện tử xâm nhập đến từng mái trường, từng gia đình, đến từng trẻ em. Làm sao phụ huynh có thể yên tâm với con em mình khi chúng hàng ngày vòi vĩnh tiền bạc của cha mẹ để xúm xít bên những trò chơi điện tử, những trang web không hợp với lứa tuổi ?
	Góp phần hưởng ứng phong trào thi đua “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong nhiều năm liền trường chúng tôi đã thực hiện đưa các trò chơi dân gian vào sau phần lễ khai giảng và tiếp đó là thực hiện trong các giờ ra chơi, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép trong các tiết họcLà người trực tiếp chỉ đạo hoạt động này từ khai giảng năm học mới cho đến khi kết thúc năm học, tôi nhận thấy có những thuận lợi và hạn chế khó khăn sau:
* Thuận lợi:
	- Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với sự nghiệp giáo dục.
	- Sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đồng bộ của Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường đối với các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
	- Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh nhà trường hoạt động có nề nếp, nhiều năm liền là Liên đội mạnh cấp huyện.
	- Học sinh trong nhà trường nhìn chung chăm ngoan, nghe lời thầy cô giáo, thích tham gia các hoạt động tập thể.
	- Việc tổ chức và duy trì, tổ chức các trò chơi dân gian trong trường học không cần nhiều kinh phí
	* Khó khăn:
- Nhìn chung vốn kiến thức về trò chơi dân gian của giáo viên và học sinh còn rất nghèo, nhiều giáo viên không nắm được cách chơi, luật chơi các trò chơi dân gian. 
- Một số trò chơi mai một không còn ai nhớ đến, cách chơi các trò chơi dân gian ít nhiều bị biến tấu.
- Thời gian đề tổ chức các trò chơi còn ít, thời gian phần lớn dành nhiều cho việc học, đa số chỉ tổ chức ở vài tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
- Học sinh còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với cách chơi một số trò chơi. Các trò chơi có mức độ khó dễ khác nhau. Có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi nên nhiều giáo viên ngại tìm hiểu, chưa nhiệt tình hướng dẫn các em.
- Phụ huynh học sinh còn nặng về việc học của con em, chưa thực sự thấy được ích lợi và tác dụng của trò chơi dân gian nên không quan tâm đến việc tổ chức và hướng dẫn các em chơi các trò chơi dân gian. Ngay tại nơi các em sống chưa có khu vui chơi giải trí giúp các em có điều kiện để tiếp cận và chơi các trò chơi dân gian này.
- Các hình thức tổ chức trò chơi dân gian chưa có những đổi mới và sáng tạo để thu hút học sinh tham gia.
- Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường vẫn chưa phát huy được vai trò thực sự của mình trong việc phổ biến, đưa các trò chơi dân gian vào hoạt động của đội viên.
Đầu năm học 2016-2017 tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú của các em học sinh trường THCS Tây Hồ khi tham gia các trò chơi dân gian thông qua các phiếu điều tra và thu được kết quả như sau:
Khối
Số HS
 Mức độ hứng thú tham gia các trò chơi dân gian
Cao
Bình thường
Thấp
SL
%
SL
%
SL
%
6
52
15
28.8
17
32.7
20
38.5
7
57
16
28.0
18
31.6
23
40.4
8
75
20
26.7
22
29.3
33
44.0
9
49
11
22.4
15
30.6
23
46.9
Tổng
233
62
26.6
72
30.9
99
42.5
Qua bảng thống kê tôi nhận thấy mức độ hứng thú của các học sinh khi tham gia các trò chơi dân gian chưa cao. Số học sinh tỏ ra thờ ơ với các trò chơi dân gian chiếm trên 40%. Mức độ hứng thú này lại giảm dần khi các em lớn lên. Đây cũng là thực trạng chung về mức độ hứng thú tham gia trò chơi dân gian ở các trường Trung học cơ sở hiện nay.
2.3.Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
Trước thực trạng đó, với vai trò là Phó bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo Đội Thiếu niên trong nhà trường, bản thân tôi đã chỉ đạo giáo viên Tổng phụ trách Đội, các giáo viên chủ nhiệm, Đội thiếu niên trong nhà trường tiến hành một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của Đội Thiếu niên trong việc tăng cường hứng thú của học sinh trường THCS Tây Hồ đối với các trò chơi dân gian. Cụ thể như sau: 
2.3.1.Đội Thiếu niên lập kế hoạch phổ biến trò chơi dân gian trong nhà trường.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã chỉ đạo giáo viên Tổng phụ trách Đội của nhà trường lập kế hoạch phổ biến các trò chơi dân gian trong nhà trường. Mục tiêu của kế hoạch là phát động, khuyến khích học sinh tham gia chơi các trò chơi dân gian, hạn chế chơi các trò nghịch ngợm, thiếu văn minh. Bản kế hoạch yêu cầu tất cả các Chi đội đăng kí tham gia một số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi, sở thích, năng lựccủa các em. Việc thực hiện các trò chơi của các em cũng được đưa ra rất linh hoạt: Các em có thể chơi trong thời gian trước khi vào các tiết học, thời gian ra chơi giữa các tiết, thời gian chơi vận động trong các tiết học thể dụcKế hoạch được thực hiện thường xuyên trong suốt năm học để đảm bảo tính liên tục và bền vững, để các trò chơi dân gian được đi vào hoạt động của học sinh một cách tự nhiên, không hề gượng ép
Để kế hoạch phổ biến các trò chơi dân gian được thực hiện có hiệu quả tôi chỉ đạo Tổng phụ trách Đội giao thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Lập kế hoạch phổ biến trò chơi dân gian trong nhà trường.
Bước 2: Triển khai kế hoạch, các lớp đăng kí tham gia các trò chơi dân gian trong nhà trường.
Bước 3: Tổng phụ trách Đội, các anh(chị) phụ trách các Chi đội là những giáo viên chủ nhiệm các lớp và Ban chỉ huy Liên đội theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở và đôn đốc đội viên các lớp trong việc tham gia chơi các trò chơi dân gian phù hợp, bổ ích.
Bước 4: Cuối mỗi tháng, Chi đội trưởng các lớp báo cáo tình hình hoạt động chung của Chi đội cho Tổng phụ trách Đội tổng hợp và có biện pháp giải quyết kịp thời đối với những vấn đề phát sinh.
Bước 5: Tổng phụ trách Đội báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo định kì.
Sau hai tháng Đội Thiếu niên phát động phổ biến các trò chơi dân gian trong nhà trường, tôi quan sát thấy trong các giờ chơi học sinh các khối lớp đã tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian một cách rất tự nhiên và hào hứng. Các em khối 6,7 còn nhỏ nên thích các trò chơi như Ô ăn quan, Đánh chắt, Đánh chuyền, Chơi keo, Chơi bi, Nhảy dây, Bịt mắt, bắt dê, Mèo đuổi chuộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_phat_huy_vai_tro_doi_thieu_nie.doc