SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Đông Lĩnh B

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Đông Lĩnh B

Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu lớn của hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng đã và đang được toàn xã hội quan tâm. Vậy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và hiện nay giáo dục kỹ năng sống đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ, chúng ta có thể khẳng định: kỹ năng sống là sản phẩm bắt buộc phải có của giáo dục nhà trường, nó không phải là môn học mới đưa vào nhà trường. Nó bao trùm toàn bộ các môn học và hoạt động giáo dục. Giáo dục kỹ năng sống bằng việc làm cụ thể, thông qua giải quyết những tình huống thực, chứ không được nhồi nhét, áp đặt, giáo điều mà cần dạy cho học sinh học cách sống thực và hành động ngay trong cuộc sống thực tại nhà trường để làm cho các em có đủ năng lực sống bình thường, biết làm chủ bản thân và sống tự tin, ổn định trong xã hội hiện đại.

Xuất phát từ nhu cầu rèn kĩ năng sống cho các em ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay, bản thân là một quản lý tôi đã rất trăn trở và đây cũng chính là lý do tôi đưa ra sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Đông Lĩnh B” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 

doc 17 trang thuychi01 6661
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Đông Lĩnh B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu lớn của hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng đã và đang được toàn xã hội quan tâm. Vậy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và hiện nay giáo dục kỹ năng sống đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ, chúng ta có thể khẳng định: kỹ năng sống là sản phẩm bắt buộc phải có của giáo dục nhà trường, nó không phải là môn học mới đưa vào nhà trường. Nó bao trùm toàn bộ các môn học và hoạt động giáo dục. Giáo dục kỹ năng sống bằng việc làm cụ thể, thông qua giải quyết những tình huống thực, chứ không được nhồi nhét, áp đặt, giáo điều mà cần dạy cho học sinh học cách sống thực và hành động ngay trong cuộc sống thực tại nhà trường để làm cho các em có đủ năng lực sống bình thường, biết làm chủ bản thân và sống tự tin, ổn định trong xã hội hiện đại. 
Xuất phát từ nhu cầu rèn kĩ năng sống cho các em ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay, bản thân là một quản lý tôi đã rất trăn trở và đây cũng chính là lý do tôi đưa ra sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Đông Lĩnh B” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	- Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống thông qua công tác chỉ đạo giáo viên nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
	- Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	- Biểu hiện kĩ năng sống của học sinh Tiểu học.
	- Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu Chiến lược phát triển giáo dục; Nghị quyết; Thông tư,Dựa vào các tài liệu giáo dục kĩ năng sống; Hướng dẫn hoạt động GDNGLL; Sách giáo khoa, sách giáo viên cấp Tiểu học của Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành.
	- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp dùng lời; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp thống kê
II. NỘI DUNG
	1. Cơ sở lí luận
	Kĩ năng sống là gì? 
Kĩ năng sống là năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả những nhu cầu và thách thức của cuộc sống. Như vậy, giáo dục kĩ năng sống là làm sao trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng về cuộc sống để các em có thể thích ứng với cuộc sống, để có thể tự mình xử lý mọi tình huống trong thực tế một cách tốt nhất. Đối với học sinh bậc Tiểu học là lúc trẻ bắt đầu phải sống và học tập theo phương thức mới, cho nên trẻ 6 tuổi đến trường từ chỗ học bắt chước các thao tác tay chân sang chỗ học cách tư duy. Hay nói cách khác "Học sinh tiểu học lần đầu tiên học cách học và hình thức kỹ năng làm việc trí óc". Vì vậy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các môn học chính khóa và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa rất quan trọng.
	Vậy yếu tố cấu thành nội dung và phương pháp nào để chuyển tải nó ra sản phẩm tương ứng ở trẻ em? Nhiều nhà giáo hiện nay còn đang băn khoăn, tranh luận: Muốn xây dựng chương trình nhằm hình thành năng lực của học sinh thì phải làm thế nào? Làm thế nào để có một chương trình giáo dục vừa học được các năng lực cơ bản như tư duy, phân tích, tổng hợp, ra quyết định và hành động vừa có các kỹ năng cụ thể như nghe, nói, đọc, viết, múa hát, giao tiếp, ứng xử... tức là các kỹ năng sống. Chúng ta cần phải quan tâm tới cả nội dung học và phương pháp học. Nội dung phải có hệ thống và hiện đại thì mới tạo ra được tư duy logic hiện đại. Phải cho người học nắm được bản chất của vấn đề thông qua các thao tác trí óc như so sánh, phân tích, tổng hợp, mô hình hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa bằng việc làm của người học thì mới có kỹ năng chắc chắn.
	Vậy, xây dựng kỹ năng sống sẽ giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết) và thái độ, giá trị (cái cần làm và cách cần làm nó) thành hành động thực tế theo xu hướng tích cực, tốt đẹp.
	Để đạt được mục tiêu đề ra, nền giáo dục phải chủ động tổ chức quá trình giáo dục, chọn nội dung giáo dục phù hợp thể hiện được những thành tựu vật chất hiện đại nhất của nhân loại, biết phân giải bản thân, quá trình đó bằng nghiệp vụ sư phạm chuyển vào trong người học, có tổ chức, có kế hoạch, từng bước thực hiện quá trình sao cho người học đạt được những sản phẩm chắc chắn. Có thể nói: Nhà trường là nơi trẻ em đang sống và phát triển. Ở trường, trẻ em trưởng thành về cơ thể và phát triển nhân cách. Là cuộc đời thật, trẻ phải được học sao cho có kỹ năng sống chứ không phải chỉ có lý thuyết suông.
	Vậy nội dung học tập của trẻ trong nhà trường chính là những nội dung trong đời sống hiện thực với những thành tựu vật chất và tinh thần, với những quan hệ kinh tế - xã hội của xã hội. Vậy là về bản chất nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ em và bằng cách tổ chức những hoạt động trên những nội dung thực ấy mà tổ chức quá trình phát triển tâm lý, trưởng thành về cơ thể của trẻ. Chất lượng giáo dục được quyết định bằng sức mạnh vật chất của việc học. Việc giáo dục kĩ năng sống có thực hiện được hay không một phần chính là do công tác chỉ đạo từ phía Ban giám hiệu nhà trường mà ở đó hiệu trưởng đóng vai trò nòng cốt. Nhằm thông qua đội ngũ giáo viên huấn luyện cho học sinh Tiểu học những kỹ năng làm việc trí óc trên cơ sở các thao tác tay chân đã có và lý thuyết của môn học. Để có kỹ năng sống, các em cần có kỹ năng tư duy tốt như phân tích, so sánh, tổng hợp, phán đoán, đưa ra những kết luận đúng đắn.
	2. Thực trạng về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học Đông Lĩnh B
* Thuận lợi: 
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương.
Nhân dân xã Đông Lĩnh có truyền thống hiếu học; nhiều học sinh nghèo nhưng đã khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập. 
Các tài liệu giáo dục kỹ năng sống đầy đủ kịp thời; truyền thông rửa tay bằng xà phòng; P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam được học sinh hưởng ứng cao.
* Khó khăn: 
- Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh trường Tiểu học Đông Lĩnh B nói riêng hiện nay kĩ năng sống còn rất nhiều hạn chế. Trong quá trình giáo dục chúng ta chỉ mới quan tâm đến việc dạy chữ mà chưa quan tâm nhiều đến việc dạy làm người cho học sinh. Vì vậy, thích ứng với xã hội với xung quanh là vấn đề khó với các em. Qua tìm hiểu điều tra cho thấy tình trạng học sinh nói tục, chửa bậy, đánh nhau,... vẫn xảy ra. Trong đó kĩ năng như chăm sóc sức khỏe ban đầu; tương trợ nhau, giao tiếp, diễn đạt trước đám đông được giáo viên tích cực hình thành nhưng chưa được thể hiện nhiều.
- Nhận thức về tầm quan trọng của giáo viên cũng như phương pháp dạy đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên mỗi người hiểu một cách khác nhau. Nhiều giáo viên coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp từ đó cũng coi nhẹ việc rèn kĩ năng sống cho học sinh.
- Trường nằm xa huyện lị là địa bàn thuần nông gần chợ, có nhiều ao hồ rộng và kênh mương chảy qua. Rất nhiều bố mẹ học sinh đi làm ăn xa, học sinh phải ở với ông bà nên thiếu sự quan tâm dạy dỗ của bố mẹ. Đây chính là điều kiện khó khăn nếu không có sự phối hợp và quản lý tốt của nhà trường - gia đình - xã hội.
- Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh? Với vai trò là Hiệu trưởng , bản thân luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra các biện pháp đem lại hiệu quả thiết thực trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh ở đơn vị mình công tác.
	3. Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Đông Lĩnh B
	3.1. Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và phụ huynh tạo sự đồng thuận trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
	Công tác tuyên truyền tại cộng đồng và trong nhà trường là vô cùng quan trọng để nâng cao kiến thức và hỗ trợ người dân thay đổi thói quen tập quán không có lợi cho cuộc sống. Cung cấp tài liệu giảng dạy và tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên để làm tốt việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sing. Chẳng hạn như một số kỹ năng sống cần được vận dụng trong quá trình giảng dạy và đưa ra các tình huống cũng như khả năng cần có những hành vi thích nghi, tích cực cho phép chúng ta xử trí và ứng xử hiệu quả trước những đòi hỏi thách thức của cuộc sống hằng ngày. Đồng thời, phân tích để học sinh hiểu: Bản thân các kỹ năng sống là khả năng ứng xử theo những cách nhất định trong một môi trường cụ thể phù hợp.
Bên cạnh đó, việc ảnh hưởng từ nhân cách và công việc quản lý, giáo dục của thầy cô giáo tác động rất lớn đến các em học sinh tiểu học. Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống Tiểu học đòi hỏi người hướng dẫn phải có nhiều kiến thức về tâm lý phát triển của học sinh Tiểu học, phải có tâm huyết, tính kiên nhẫn, có sự lắng nghe tốt, có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác quản lý, giáo dục. Đồng thời phải có biện pháp, phương pháp quản lý, giáo dục và đặc biệt phải có được sự tin tưởng vào đồng nghiệp và yêu thương học sinh.
	Ví dụ: Để học sinh biết cách giữ gìn cho đôi bàn tay luôn sạch thông qua việc rửa tay bằng xà phòng cần phải tuyên truyền để học sinh biết rằng trên 1cm2 da của người bình thường chứa tới 40.000 vi khuẩn theo các nhà khoa học kết luận. Đặc biệt số lượng này còn nhiều hơn trên da bàn tay vốn là nơi thường xuyên tiếp xúc với đủ mọi vật trong cuộc sống hằng ngày. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ một động tác rửa tay sạch có thể giảm 47% nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, việc rửa tay với xà phòng đúng cách có thể làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp nguy hiểm như SARS, cúm A (H5N1) và bệnh tay chân miệng. Hiện nay, ở một số nơi trên đất nước ta cùng với tình trạng thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh yếu kém, việc không rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm quan trọng như trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh đã góp phần làm gia tăng các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, giun sán. Thông qua tuyên truyền giúp học sinh thấy được tác dụng của việc rửa tay sạch sẽ nâng cao sức khỏe cho mọi người. Đây chính là giáo dục kỹ năng sống cho các em để có cuộc sống tốt đẹp lên.
	3.2. Chỉ đạo việc giáo dục kỹ năng sống qua các môn học chính khóa trong nhà trường
	Để khắc phục tình trạng dạy học mang tính sách vở, học sinh chỉ biết học và làm bài trong sách giáo khoa mà không được vận dụng thực hành trải nghiệm trong cuộc sống chúng tôi đã thực hiện:
- Chuẩn bị tâm lý, phân công chuyên môn, sắp xếp chương trình, thời khóa biểu một cách hợp lý giữa các môn học ở các khối lớp, phân chia khối lớp, có kế hoạch dạy đảm bảo kiến thức, kỹ năng. Đồng thời phân công giáo viên hỗ trợ, cán bộ hướng dẫn nhân viên phục vụ sao cho khoa học, vừa đảm bảo thời gian học trên lớp, vừa đảm bảo nội dung giáo dục kỹ năng sống theo kế hoạch. Mở chuyên đề, hội thảo khoa học và tổ chức dạy thể nghiệm các bài dạy có nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống.
	Ví dụ: Như môn Đạo đức, là một môn học được dạy từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường tiểu học nhằm giáo dục học sinh bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Dạy học môn Đạo đức kết hợp hài hòa giữa việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm, niềm tin và hình thành kỹ năng hành vi cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội để các em được thực hành, trải nghiệm nhiều kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Sau đây là một thiết kế bài dạy Đạo đức lớp 5: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mà đơn vị chúng tôi đã dạy thể nghiệm trong chuyên đề hội thảo về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
* Mục tiêu bài học: 
	Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
	* Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài đó là:
	- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta.
	- Kỹ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên).
	- Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
	* Sử dụng các phương pháp dạy học.
	- Phương pháp thảo luận nhóm, xử lý tình huống.
	- Phương pháp tư duy động não.
	* Đồ dùng và phương tiện dạy học.
	Vật thật, các tranh, ảnh, băng hình, bài báo, bản tin về tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, về các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và trên thế giới.
	Tiết 1: Vào bài: Khám phá,
	- Giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh có liên quan đến đất đai, sông suối, kênh đào, biển, than đá, thác nước, đập chắn nước, nhà máy công trình kiến trúc...
	- Hỏi học sinh: Trong các tranh, ảnh vừa được quan sát, theo các em những gì là tài nguyên thiên nhiên? những gì không phải là tài nguyên thiên nhiên? (học sinh trả lời, mỗi em nêu một ý kiến ngắn gọn). Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng (các ý kiến trùng lặp chỉ ghi một lần).
Hỏi: Theo các em thế nào là tài nguyên thiên nhiên? (học sinh trả lời, nhận xét, trao đổi chung cả lớp).
	Giáo viên kết luận và giới thiệu bài tài nguyên thiên nhiên là tất cả những gì có trong tự nhiên và có ích cho cuộc sống của con người như: Nước ngầm, đất trồng, thác nước, gió, biển, than đá, quặng a pa tít, dầu khí, rừng núi. Vậy chúng ta cần phải đối xử như thế nào đối với tài nguyên thiên nhiên? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
	Giáo viên ghi mục bài: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
	Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
	Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh động não: Theo các em, vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ? Học sinh nêu các ý kiến, lý do ngắn gọn, giáo viên ghi nhanh lên bảng: Cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vì tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là vô hạn, nếu không biết bảo vệ sẽ bị cạn kiệt.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu về những việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
	* Tổ chức hoạt động nhóm, chia học sinh ra thành các nhóm thảo luận và yêu cầu mỗi nhóm tìm ra 3 việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ghi mỗi việc cần làm vào bảng nhóm.
	- Gắn các bảng nhóm lên bảng, hướng dẫn cả lớp loại bỏ các ý kiến trùng lặp, phân loại và cùng nhau thảo luận sâu về từng biện pháp.
	* Kết luận: Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như:
	- Tuyên truyền, vận động mọi người trong cầu cộng đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
	- Khai thác tài nguyên một cách hợp lý có kế hoạch.
	- Sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
	- Tái chế, tái sử dụng các phế thải, phế liệu.
	- Không làm ô nhiễm nguồn nước, sông, suối, biển, không chặt phá đốt rừng bừa bãi.
	- Ban hành luật pháp về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
	* Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận chung cả lớp.
	- Ai là người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên này?
	- Các con có thể làm những việc làm cụ thể nào để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? (học sinh có thể nêu những việc làm cụ thể khác nhau về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên).
	Giáo viên kết luận: Mọi người đều có trách nhiệm tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với khả năng như: Sử dụng tiết kiệm điện, nước, sách vở, đồ dùng, không vứt rác, đổ nước thải xuống các nguồn nước sinh hoạt, sông, suối, biển, không chặt phá, đốt rừng bừa bãi, tuyên truyền vận động gia đình, bạn bè, làng xóm thực hiện bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên do nhà trường địa phương tổ chức, báo cho nhà chức trách khi phát hiện những hành vi khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên. Tích cực phòng chống cháy rừng, nghiêm cấm việc đưa lửa vào rừng.
	Hướng dẫn gợi ý học sinh nêu nội dung bài học: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người hôm nay và mai sau.
- Gọi 2 đến 3 học sinh đọc lại bài học.
	* Phần Thực hành: 
	Hoạt động 3: Xử lý tình huống.
	* Tổ chức thảo luận nhóm đôi, mỗi cặp xử lý một trong các tình huống sau.
	- Tình huống 1: Em thấy bạn của mình thường có thói quen thay vở mới trong khi vở cũ còn rất nhiều giấy trắng.
	Em sẽ: Khuyên bạn không nên thay vở mới khi vở cũ còn nhiều giấy trắng vì như vậy sẽ gây lãng phí giấy, tồn tiền của cha mẹ.
	- Tình huống 2: Em thấy có người vứt xác súc vật chết xuống sông.
	Em sẽ: Ngăn lại và nói với người đó rằng: không được vứt xác súc vật chết xuống sông vì nếu làm thế sẽ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và ô nhiễm môi trường.
	- Tình huống 3: Em thấy người trong gia đình thường xuyên không tắt đèn, không tắt ti vi khi ra khỏi nhà.
	Em sẽ: Nhắc nhở người đó nhớ tắt đèn, ti vi khi ra khỏi phòng để tiết kiệm điện.
	- Tình huống 4: Em thấy bạn mình rửa tay xong quên không khóa vòi nước.
	Em sẽ: Nhắc bạn nhớ khóa vòi nước sau khi rửa tay để tiết kiệm nước.
	Học sinh nêu, trả lời, cả lớp cùng thảo luận chung về các ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
	Giáo viên kết luận: Cần phải nhắc nhở mọi người sử dụng tiết kiệm điện nước, đồ dùng và không làm ô nhiễm nguồn nước để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
	Dặn dò: Trong học tập và sinh hoạt các em phải biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như tuyên truyền thực hiện sử dụng tiết kiệm năng lượng trong cộng đồng, phòng chống cháy rừng, biết gom và xử lý rác đúng quy định, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở địa phương, thân thiện với môi trường. Dọn sạch rác ở các tuyến đường nơi em ở.
	(Hoạt động này giúp học sinh được rèn luyện kỹ năng hợp tác, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm).
	Tóm lại: Nội dung giáo dục kỹ năng sống của bài dạy thể hiện giáo dục bảo vệ môi trường sinh thái và giáo dục vì phát triển bền vững đang là vấn đề không chỉ của nước ta và cả nhân loại trên toàn thế giới. Hướng vào các nội dung này trong từng bài học cũng chính là mở ra cơ hội cho học sinh được tiếp thu những tri thức và các giá trị, cách ứng xử, lối sống phù hợp nhằm đảm bảo tương lai bền vững, giáo dục con người có khả năng làm chủ, có ý thức coi mình là một công dân sinh thái một cấu thành của tự nhiên, hiểu được vai trò của mình với môi trường tự nhiên và xã hội, hình thành cho mình khả năng quyết định và hành động liên quan đến chất lượng cuộc sống, hình thành một lối sống hài hòa, thân thiện với thiên nhiên và con người, vì một xã hội bền vững về kinh tế, môi trường, xã hội.
	Mặt khác, hiệu trưởng trường cần nắm bắt, cập nhật các nội dung mới của cuộc sống hiện đại để bổ sung kịp thời cho giáo viên trong quá trình giảng dạy nhằm góp phần tích cực trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong quá trình chỉ đạo bản thân trực tiếp trao đổi với giáo viên chủ nhiệm các lớp về kế hoạch tổ chức học tập, thực hiện nhiệm vụ cụ thể, phương pháp dạy thực tế bằng các hoạt động thiết thực như "Rửa tay bằng xà phòng" với thông điệp: "Hãy trao yêu thương đừng trao vi khuẩn". Sau đây là một tiết dạy thể hiện giáo dục kỹ năng sống tốt qua việc giữ gìn đôi bàn tay luôn sạch sẽ qua việc rửa tay sạch bằng xà phòng góp phần thực hiện tích cực trong việc phòng chống lây nhiễm bệnh tật và nâng cao sức khỏe cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng.
	* 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_k.doc