Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội ở trường Tiểu học

Cở sở lý luận của vấn đề.

Giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là quốc sách hàng đầu trong công tác đào tạo thế hệ trẻ. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Trong giai đoạn hiện nay, đồng hành với việc phát triển giáo dục thì việc nâng cao hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì mỗi trẻ em trong quá trình giáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con đường khác nhau. Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh phương pháp giáo dục là thông qua hoạt động thực tiễn của Đội và tự rèn luyện Đội viên. Chính vì vậy công tác Đội được Đảng ta và Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho xã hội.

Người giáo viên làm Tổng phụ trách Đội cần biết vận động các nguồn lực và sự hỗ trợ ngay chính trong đơn vị, tổ chức xã hội nhằm thực hiện tốt các hoạt động của Đội.

Tuy nhiên để có được kết quả tốt nhất đòi hỏi rất nhiều yếu tố và sự nỗ lực trong hoạt động của người Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội và BCH Liên – Chi đội. Do đó để nâng cao kỹ năng công tác Đội cho BCH Liên – Chi đội tại trường, nhất là học sinh là các em nhỏ đang lứa tuổi vui chơi là rất cần thiết. Từ những thực tế đó và qua 8 năm đảm nhiệm vai trò Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội đã giúp bản thân hiểu hơn và đúc kết được một số biện pháp, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề này.

 

doc 29 trang hoathepmc36 28/02/2022 14177
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Mục lục
1
Phần thứ nhất: Mở đầu
2
I. Đặt vấn đề
2
II. Mục đích nghiên cứu
3
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề
3
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
3
II. Thực trạng vấn đề
4
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
6
IV. Tính mới của giải pháp.
21
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
22
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị
24
Tài liệu tham khảo
27
Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp trường – cấp huyện.
28
Phần thứ nhất : Mở đầu
I. Đặt vấn đề.
Ngày nay giáo dục và đào tạo đang được Đảng và Nhà nước quan tâm và xem đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt là lớp lớp thiếu nhi, nhi đồng là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người kế thừa sự nghiệp và phát huy truyền thống cha anh. Đáp ứng được những nhu cầu trên, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục học sinh Tiểu học nói riêng có nhiệm vụ đào tạo ra những con người có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hóa...Để làm tốt việc giáo dục học sinh thì tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh chiếm một vị trí quan trọng chính vì lẽ đó nên hoạt động Đội cần phải đảm bảo tính lành mạnh, thu hút, gây hứng thú và tính chất vui chơi giải trí.
 Đội Thiếu niên Tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh là tổ chức của Thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm mục tiêu phấn đấu phát triển mọi khả năng trong học tập và trong hoạt động Đội, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Mục đích của hoạt động Đội luôn bám sát mục tiêu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, con người phát triển toàn diện. Mục đích hoạt động của Đội cũng thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường tiểu học. Chính vì thế, tổ chức Đội phải cùng với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác kết hợp một cách chặt chẽ để giáo dục các em ở cả trường học, trên địa bàn dân cư, trong giờ học và ngoài giờ học. Vì vậy cần có một lực lượng có năng lực tổ chức, đó là Ban chỉ huy (BCH) Liên – Chi đội. BCH Liên – Chi đội đại diện cho số đông Đội viên, chỉ huy và trực tiếp điều hành các hoạt động của Đội, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội TNTP là tổ chức của các em, do các em điều hành. 
Muốn tổ chức các phong trào thi đua và các hoạt động thì phải có đội ngũ BCH Liên - Chi đội vững vàng, nhiệt tình, có nghiệp vụ. Bởi vậy giáo viên Tổng phụ trách Đội phải biết lựa chọn, bồi dưỡng các em để các em trở thành những chỉ huy Đội giỏi. Muốn làm được việc đó phải có phương pháp phù hợp, khoa học thì đội ngũ BCH Liên, Chi đội sẽ phát huy được trách nhiệm và hiệu quả công tác cao.
	Vấn đề lựa chọn Ban chỉ huy Đội là một việc làm cần thiết, quyết định chất lượng của hoạt động Đội trong trường học. Việc lựa chọn và bồi dưỡng cán bộ Đội xuất phát từ nhiệm vụ của Liên đội và phong trào thiếu nhi ngày càng phát triển cả bề rộng và chiều sâu. BCH Liên - Chi đội là những đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được đại hội Liên đội tín nhiệm bầu ra có nhiệm vụ điều hành các hoạt động Đội, thực hiện mục tiêu giáo dục đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt. 
BCH Liên – Chi đội là nơi biến nghị quyết của Liên đội thành chương trình kế hoạch cụ thể của từng tuần, tháng, học kỳ vì vậy một Liên đội được đánh giá xuất sắc hay yếu kém phụ thuộc nhiều vào việc chỉ huy điều hành của BCH Liên đội và đặc biệt là sự điều hành của BCH Chi đội. Chính vì lẽ đó công tác tập huấn Ban chỉ huy Liên - Chi đội là việc làm rất cần thiết vô cùng quan trọng và thường xuyên cho mỗi năm học, giáo viên Tổng phụ trách Đội phải biết lựa chọn, bồi dưỡng các em để giúp các em trở thành những chỉ huy giỏi. Muốn làm được việc đó phải biết cách tổ chức, động viên, tạo điều kiện cho các em tự giác tham gia một cách nhiệt tình. Nếu không có phương pháp lựa chọn bồi dưỡng phù hợp, khoa học thì đội ngũ BCH Liên - Chi đội sẽ không phát huy được trách nhiệm và hiệu quả công tác không cao. Với những lý do trên nên tôi đã quyết tâm chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên - Chi đội ở Trường Tiểu học” để nghiên cứu, thực hiện với Liên đội Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi năm học 2017 – 2018 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
II. Mục đích nghiên cứu
Cùng với những khó khăn của học sinh tiểu học, cũng như những khó khăn của bản thân là giáo viên Tổng phụ trách Đội còn bâng khâng trong việc nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên - Chi đội vừa giữ được sự linh hoạt, sáng tạo, tích cực của học sinh và tạo được cho các em sự hứng thú cũng như sự tự quản khi tham gia các hoạt động Đội. Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Đội tại đơn vị, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Giúp các em trong Ban chỉ huy Liên - Chi đội phát huy được hết khả năng, tính tự quản, sáng tạo trong mọi hoạt động.
Tìm ra nội dung, phương pháp bồi dưỡng BCH Liên – Chi đội đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương.
Xây dựng một đội ngũ BCH có đủ phẩm chất của người Đội viên, có hiểu biết về Đội, có khả năng điều hành hoạt động đội, nhanh nhẹn, chủ động, sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc được giao, giúp cho hoạt động của Đội ngày một phát triển cả về bề rộng và chiều sâu đồng thời khắc phục những hoạt động còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.
Phần thứ hai : Giải quyết vấn đề
I. Cở sở lý luận của vấn đề.
Giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là quốc sách hàng đầu trong công tác đào tạo thế hệ trẻ. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. 
Trong giai đoạn hiện nay, đồng hành với việc phát triển giáo dục thì việc nâng cao hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì mỗi trẻ em trong quá trình giáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con đường khác nhau. Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh phương pháp giáo dục là thông qua hoạt động thực tiễn của Đội và tự rèn luyện Đội viên. Chính vì vậy công tác Đội được Đảng ta và Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho xã hội.
Người giáo viên làm Tổng phụ trách Đội cần biết vận động các nguồn lực và sự hỗ trợ ngay chính trong đơn vị, tổ chức xã hội nhằm thực hiện tốt các hoạt động của Đội.
Tuy nhiên để có được kết quả tốt nhất đòi hỏi rất nhiều yếu tố và sự nỗ lực trong hoạt động của người Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội và BCH Liên – Chi đội. Do đó để nâng cao kỹ năng công tác Đội cho BCH Liên – Chi đội tại trường, nhất là học sinh là các em nhỏ đang lứa tuổi vui chơi là rất cần thiết. Từ những thực tế đó và qua 8 năm đảm nhiệm vai trò Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội đã giúp bản thân hiểu hơn và đúc kết được một số biện pháp, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề này.
II. Thực trạng vấn đề.
1. Thuận lợi
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực trong các hoạt động phong trào mà cụ thể là hoạt động phong trào của Liên đội. Có được kết quả này chính là được sự quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo, chuyên môn nhà trường, sự ủng hộ các tổ chức trong và ngoài nhà trường, các Anh chị phụ trách, Đội viên, Nhi đồng. Nhiều nội dung được đưa vào trong các hoạt động Đội phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, đối tượng học sinh nên phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tạo hứng thú cho các em khi tham gia.
- Học sinh ngoan, nhiều em chăm chỉ, có ý thức học tập cao. Đa số các em là người địa phương nên thuận lợi trong việc nắm bắt nội dung cần thực hiện.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, tạo điều kiện tốt nhất khi các em đến trường tham gia hoạt động ngoại khóa.
- Trong những năm qua, Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo, cán bộ ngành tạo điều kiện để trường có đầy đủ các thiết bị Đội, phòng học khang trang, rộng rãi.
- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động và phong trào đội nên thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động của Liên đội.
2. Khó khăn
Qua nhiều năm làm Tổng phụ trách Đội tại trường Tiểu học, tôi nhận thấy hoạt động Công tác Đội chưa được quan tâm sâu sát, đặc biệt là chưa phát huy được tính tự quản, tự giác của Ban chỉ huy Liên đội. Tổng phụ trách Đội vẫn còn làm thay cho các em một số công việc. Dẫn đến kết quả hoạt động Công tác Đội tại liên đội chưa cao.
Để có cơ sở thực tiễn và khách quan hơn khi đưa ra các phương pháp thực hiện phù hợp, thông qua việc quan sát, giao tiếp với phụ trách Chi đội, các em đội viên, quá trình tham gia hoạt động và kiểm tra năng lực của các em đội viên. Tôi đã rút ra một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Trường có 2 điểm trường cách nhau 1km nên việc tổ chức, triển khai sinh hoạt Đội - Sao nhi đồng chưa được đồng loạt và còn gặp rất nhiều bất cập.
- Tổng phụ trách đội còn lúng túng trong công tác tổ chức, chỉ đạo, việc phối hợp với anh chị phụ trách chưa nhịp nhàng.
- Một số Anh (chị) phụ trách đứng lớp chưa thấy được tầm quan trọng trong việc lựa chọn và bồi dưỡng BCH là nhiệm vụ hết sức cần thiết, là điểmc hốt để phát huy vai trò tự quản trong công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Công tác tập huấn BCH Liên – Chi đội chưa được tổ chức thường xuyên còn mang tính đại khái, có lệ, tập huấn cho có.
- Các em chưa nhận thức được vai trò quản lý, chỉ huy của mình rất quan trọng, là trụ cột của đơn vị, quyết định chất lượng hoạt động của Liên đội mình.
3. Thực trạng vấn đề Liên đội Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
Bước vào đầu năm học 2017 - 2018, Liên đội triển khai kế hoạch Đại hội Chi đội tiến tới Đại hội Liên đội và đã bầu ra Ban chỉ huy Liên - Chi đội. Song, các hoạt động còn mang tính chất chung chung, Ban chỉ huy Liên - Chi đội chưa phát huy hết năng lực, chưa sáng tạo trong công việc nên chất lượng hoạt động chưa cao.
Để khảo sát thực trạng hoạt động của BCH Liên - Chi đội học kỳ I năm học 2016 - 2017 tôi đã tiến hành khảo sát và kết quả thu được như sau:
- Số lượng khảo sát:
+ Ban chỉ huy Liên đội : 09 em
+ Ban chỉ huy Chi đội : 25 em
- Nội dung khảo sát:
+ Phương pháp tổ chức hội họp;
+Tổ chức điều khiển sinh hoạt Đội;
+ Tác phong chỉ huy, kỹ năng nghi thức Đội.
+ Công tác ghi chép hồ sơ, sổ sách, thông tin báo cáo, kỹ năng xử lý các tình huống về công tác Đội.
Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 1 : Bảng khảo sát các phương pháp kỹ năng của BCH Liên – Chi đội trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
TT
Ban chỉ huy
Số lượng
Phương pháp tổ chức hội họp
Đạt
Tổ chức điều khiển sinh hoạt Đội
Đạt
Tác phong chỉ huy, kỹ năng nghi thức Đội
Đạt
Công tác ghi chép hồ sơ, sổ sách, kỹ năng xử lý tình huống công tác Đội
Đạt
1
Liên đội
09
3
33%
5
55%
4
44%
2
22%
2
Chi đội
25
5
20%
9
36%
6
24%
4
16%
Qua bảng thống kê cho thấy, ở giai đoạn đầu, BCH Liên – Chi đội gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các kỹ năng, điều đó xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Tổng phụ trách Đội lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ Ban chỉ huy liên - chi Đội chưa thích hợp.
- Ban chỉ huy Liên - Chi đội chưa hứng thú, mạnh dạn trong việc tham gia các hoạt động các kỹ năng của Liên đội. 
- Số lượng Đội viên nắm vững kỹ năng chỉ đạt khoảng 50%, Ban chỉ huy chưa nắm được nội dung hoạt động, chưa hiểu sâu.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Bồi dưỡng BCH Liên – Chi đội là việc làm thường xuyên và quan trọng không thể thiếu được của phụ trách. Bồi dưỡng BCH Liên – Chi đội là yếu tố quyết định sự thành công của phong trào Đội.
            Bồi dưỡng BCH Liên – Chi đội là nâng cao và phát huy những mặt mạnh sẵn có của các em, đồng thời khơi dậy niềm tiềm năng còn tiềm ẩn trong các em, giúp các em vươn tới những phẩm chất năng lực cần có của người chỉ huy.
Với nhiều năm kinh nghiệm làm Tổng phụ trách Đội, cùng với việc tìm hiểu nghiên cứu về kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội tôi đưa ra một số biện pháp để giải quyết những hạn chế khó khăn, hạn chế kỹ năng công tác Đội không đạt hiệu quả như sau :
- Giải pháp 1: Phối hợp và tổ chức thành lập Ban chỉ huy Chi – Liên đội.
- Giải pháp 2: Thành lập Câu lạc bộ Chỉ huy Đội giỏi.
- Giải pháp 3: Tổ chức đa dạng các hình thức bồi dưỡng kỹ năng cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội.
- Giải pháp 4: Giao nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát các hoạt động.
- Giải pháp 5: Tích cực công tác neo gương, khen thưởng.
1. Phối hợp và tổ chức thành lập Ban chỉ huy Chi – Liên đội.
Việc lựa chọn Ban chỉ huy Liên đội là một việc làm hết sức quan trọng và có sự lựa chọn sáng suốt đúng đối tượng thì mới có được một đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội  tốt, đáp ứng nhu cầu của Liên đội.
Những tiêu chí lựa chọn Ban chỉ huy Chi – Liên đội.
Căn cứ theo điều lệ Đội về công tác Đội.
Căn cứ vào đặc điểm, tình hình của từng trường để lựa chọn BCH cho phù hợp với tình hình.
Để lựa chọn được một Ban chỉ huy liên đội có đầy đủ phẩm chất và năng lực, hoàn thành nhiệm vụ được phân công cần có một số tiêu chuẩn chủ yếu sau:
- Thứ nhất, nắm vững điều lệ đội, gương mẫu về các mặt học tập, hoạt động tập thể, đạo đức, tác phong, đoàn kết với bạn bè
- Thứ hai, căn cứ vào hướng dẫn của điều lệ đội: Việc chọn cử phải đảm bảo các quy định học lực khá hoặc giỏi, đạo đức tốt, có hiểu biết về Đội, có khả năng tổ chức chỉ huy, nhanh nhẹn, hoạt bát.
- Thứ ba, tham mưu ý kiến của phụ trách Chi: Phụ trách Chi là những người sâu sát và nắm rõ nhất về đặc điểm cá tính cũng như năng lực của các em.
- Thứ tư, thăm dò ý kiến của đội viên: Đây là công việc không kém phần quan trọng, mục đích là để các em giới thiệu những đội viên gương mẫu, được các em tín nhiệm chọn làm “Thủ lĩnh nhỏ tuổi của mình”.
Ngoài ra còn có thể kiểm tra cụ thể năng lực và uy tín của các em: Trao đổi trực tiếp, trắc nghiệm khách quan, thử thách một số nhiệm vụ với vai trò tự quản.
Bầu chọn Ban chỉ huy thông qua các kỳ Đại hội.
Tổ chức họp BCH Liên – Chi đội lâm thời để định hướng cho các em biết được vai trò của từng đội viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình với hoạt động Đội.
Do các bạn tín nhiệm bầu BCH Chi – Liên đội hoặc do các bạn Đội viên ứng cử.
Khác với mọi năm là chỉ giới thiệu nhân sự trong giờ Đại hội nhưng với năm học này Liên đội tổ chức giới thiệu dự kiến nhân sự bằng mở rộng để toàn bộ Liên đội được biết đến thông qua các hình thức sau:
Giới thiệu nhân sự bằng cách chạy slide ở các trang mạng của nhà trường qua đầu giờ các tiết Tin học, phát thanh măng non.
In hình ảnh, thông tin cá nhân, sở trường và điểm mạnh của các nhân sự dán ở bảng thông báo đầy đủ các thông tin cần thiết để các em hiểu rõ hơn trong việc bầu cử.
Hình : Bảng thông tin nhân sự và phiếu bầu nhân sự BCH Liên đội nhiệm lỳ mới.
Khi lựa chọn Ban chỉ huy, việc kế thừa những ưu điểm đã có ở các em là rất cần thiết, nhưng không phải vì thế mà chỉ tiếp nhận những cái đã có mà người phụ trách cần phải nhìn nhận được những em có tiềm năng nhưng chưa bộc lộ để đào tạo bồi dưỡng cho Ban chỉ huy.
- Khi hướng dẫn cho các em lựa chọn Ban chỉ huy, giáo viên phụ trách Đội cần phân tích, giúp các em hiểu và biết cách đánh giá con người một cách khách quan, toàn diện. Từ đó hướng dẫn để các em lựa chọn cho mình một Ban chỉ huy có phẩm chất và năng lực. Cần phải tôn trọng quyền lựa chọn Ban chỉ huy của các em.
- Khi lựa chọn ban chỉ huy qua các kỳ Đại hội Đội thì trong đại hội, giáo viên phụ trách phải để các em tự điều hành đại hội, tôn trọng quyền đề cử, ứng cử và bầu cử của đội viên. Không được áp đặt, tạo không khí vui tươi thoải mái phát huy cao nhất nguyên tắc dân chủ tự quản của đội viên.
Một Ban chỉ huy do các em bầu chọn và tín nhiệm thì các em mới ủng hộ và như thế ban chỉ huy ấy mới quản lý, chỉ huy được đơn vị mình hoạt động đạt hiệu quả.
Hình 2,3 : Đại hội các Chi đội và Liên đội nhiệm kỳ 2017 – 2018.
2. Thành lập Câu lạc bộ chỉ huy Đội giỏi.
Sau quá trình bầu chọn ra Ban chỉ huy Liên – Chi đội thì Liên đội tổ chức thành lập Câu lạc bộ chỉ huy Đội giỏi nhằm theo dõi, bồi dưỡng kỹ năng - nghiệp vụ công tác Đội, kỹ năng thực hành xã hội cho các em Ban Chỉ huy Liên - Chi đội mà còn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động Đội, tính tự quản trong lực lượng Đội viên ở trường học. 
Tham mưu Ban giám hiệu nhà trường ra quyết định thành lập Câu lạc bộ chỉ huy Đội giỏi với đầy đủ các thành phần trong Câu lạc bộ như Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và các thành viên.
Đặc điểm của trường là 2 phân hiệu cách nhau 1km nên việc bầu chọn và thành lập sẽ được định hướng 1 chủ nhiệm và 2 phó chủ nhiệm nhằm chia đều ở hai phân hiệu thuận tiện cho việc giúp đỡ Tổng phụ trách điều khiển và quản lý mọi hoạt động. 
Có kế hoạch tổ chức sinh hoạt theo thời gian quy định 1 tháng/ lần với các nội dung đa dạng hình thức. Ví dụ tháng 9 sinh hoạt theo chủ đề “Truyền thống nhà trường”. Liên đội triển khai tập huấn các hoạt động về tìm hiểu và ôn lại lịch sử Anh hùng Nguyễn văn Trỗi, ngày thành lập và lịch sử của trường bằng cách tổ chức thi trên giấy để các em tự tìm hiểu và nhớ lâu hơn. Cứ như vậy theo từng tháng sẽ họp Câu lạc bộ và triển khai các hoạt động khác nhau. 
Liên đội còn tổ chức thành lập các Câu lạc bộ học tập, Thể dục thể thao, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tuyên truyền măng non....Thông qua, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các kĩ năng như: phát biểu trước tập thể, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức trò chơi; kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, kỹ năng thực hành sơ cấp cứu, phương pháp phát thanh măng non trong trường học, tìm hiểu về vai trò Ban chỉ huy Đội trong trường học  đều được Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ tổ chức và được sự hưởng ứng nhiệt tình của các thành viên. Ngoài ra, các bạn trong Câu lạc bộ còn được hướng dẫn thực hiện Chương trình Rèn luyện đội viên. Hướng dẫn thực hành Nghi thức, Nghi lễ Đội, kỹ năng đội viên và thực hành các bài hát thiếu nhi, múa hát tập thể, múa dân vũ, tạo sân chơi sáng tạo khoa học trong Chi đội, Liên đội. 
Hình 4 :Ban chỉ huy Liên đội nhiệm kỳ 2017 – 2018
3. Bồi dưỡng kỹ năng cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội.
Muốn cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội hoạt động thực sự có hiệu quả ngay sau khi lựa chọn, hình thành được đội ngũ Ban chỉ huy Liên - Chi đội, thì Tổng phụ trách phải tiến hành tập huấn bồi dưỡng cho các em có được những kiến thức:
- Hiểu biết và nắm vững kiến thức kỹ năng Đội thành thạo.
- Biết xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân và của Liên đội.
- Dám đấu tranh để bảo vệ và phát huy những mặt tích cực của Đội viên, ngăn chặn những mặt chưa tốt.
- Chủ động và có trách nhiệm trong công tác Đội.
- Luôn có ý thức học hỏi để không ngừng nâng cao tri thức, trình độ cho bản thân, tương ái giúp đỡ nhau trong học tập, công tác.
- Làm gương tốt cho nhi đồng noi theo, tích cực tham gia công tác Nhi đồng.
Để có được những điều đó cần phải có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cụ thể cho các em như: 
3.1. Triển khai kế hoạch, chương trình bồi dưỡng theo định kỳ.
3.1.1. Xây dựng kế hoạch công tác của Liên đội
 Kế hoạch đầu năm học: Đó chính là bản phương hướng đã được xây dựng và thông qua đại hội Liên đội khi xây dựng phương hướng năm học cần lưu ý những nội dung:
- Đặc điểm chung của Liên đội (thuận lợi, khó khăn).
- Các chỉ tiêu phấn đấu của Liên đội, Chi đội.
- Chủ đề năm học và các chương trình hành động.
- Thời gian và tiến độ thực hiện.
 Xây dựng kế hoạch hoạt động Đội cho từng đợt thi đua:
- Căn cứ vào chủ đề của từng đợt thi đua mà lên kế hoạch sao cho phù hợp, ví dụ như: Với chủ đề của tháng 3 là “Uống nước nhớ nguồn”, có thể thay đổi mỗi một hoạt động tốt sẽ tương ứng với một bông hoa điểm tốt, cuối đợt thi đua sẽ tổng kết khen thưởng. 
- Tương tự như vậy, với các hoạt động khác, tuỳ theo chủ điểm, tuỳ theo các hoạt động mà lên kế hoạch sao cho hợp lý và phải mang tính vừa sức.
 Triển khai các kế hoạch hoạt động đến toàn Liên đội:
- Thông qua các buổi sơ kết, phát động thi đua mà triển khai các kế hoạch hoạt động tới Liên đội. Tuy nhiên vào những buổi sinh hoạt định kì của Ban chỉ huy Liên đội lại phải triển khai các kế hoạch này một các

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_cong.doc