SKKN Một số biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên nâng cao chất lượng Dạy - Học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Tiến B, huyện Đông Sơn

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên nâng cao chất lượng Dạy - Học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Tiến B, huyện Đông Sơn

Lịch sử chính là “cái gốc”, là nền tảng phát triển của một quốc gia. Cũng

theo các nhà nghiên cứu, mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động giáo dục

lịch sử ở trường phổ thông chính là hình thành, bồi đắp tình cảm yêu mến lịch sử

dân tộc trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh (HS). Mở đầu bài diễn

ca năm 1942 Bác Hồ đã nhắc nhở: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích

nước nhà Việt Nam”.

Tuy nhiên hiện nay, vai trò của lịch sử đang ngày càng bị lu mờ, nhất là

đối với thế hệ trẻ, thế hệ mà đáng lẽ cần phải quan tâm nhiều nhất đến lịch sử dân

tộc. Bằng chứng rõ nét nhất của thực trạng này là việc HS phổ thông hiện nay

không tha thiết với môn Lịch sử. Qua theo dõi, tìm hiểu về HS, tôi nhận thấy hầu

hết các em không thích học lịch sử, nắm kiến thức lịch sử còn mơ hồ. Điều này

rất đáng lo ngại và là một câu hỏi lớn cho những người làm công tác giáo dục.

Đối với bậc học Tiểu học, bậc học nền móng của toàn cấp học, có thể nói

rằng các em “yêu” lịch sử cũng bắt nguồn từ bậc học này mà “ghét” lịch sử cũng

chính từ đây. Chúng ta có thể “thổi” tình yêu lịch sử cho các em một cách dễ

dàng ngay trong giai đoạn học tập này.

Mục tiêu của phần Lịch sử trong chương trình Tiểu học cung cấp cho học

sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch

sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt nam từ

buổi đầu dựng nước cho đến nay; mối quan hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử

trong quá khứ và hiện tại của xã hội loài người (thuộc phạm vi địa phương, đất

nước Việt Nam). Bên cạnh đó, bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh

các kĩ năng: Quan sát các sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ

các nguồn khác; nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông

tin để giải đáp; trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ;

vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Đồng thời góp phần bồi dưỡng và phát

triển ở học sinh những thái độ và thói quen: Ham học hỏi để có thêm biết; yêu

thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước; tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên

nhiên và văn hóa gần gũi với HS [3].

pdf 23 trang thuychi01 11383
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên nâng cao chất lượng Dạy - Học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Tiến B, huyện Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
I. më ®Çu 
1. Lý do chọn đề tài 
 Lịch sử chính là “cái gốc”, là nền tảng phát triển của một quốc gia. Cũng 
theo các nhà nghiên cứu, mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động giáo dục 
lịch sử ở trường phổ thông chính là hình thành, bồi đắp tình cảm yêu mến lịch sử 
dân tộc trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh (HS). Mở đầu bài diễn 
ca năm 1942 Bác Hồ đã nhắc nhở: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích 
nước nhà Việt Nam”. 
 Tuy nhiên hiện nay, vai trò của lịch sử đang ngày càng bị lu mờ, nhất là 
đối với thế hệ trẻ, thế hệ mà đáng lẽ cần phải quan tâm nhiều nhất đến lịch sử dân 
tộc. Bằng chứng rõ nét nhất của thực trạng này là việc HS phổ thông hiện nay 
không tha thiết với môn Lịch sử. Qua theo dõi, tìm hiểu về HS, tôi nhận thấy hầu 
hết các em không thích học lịch sử, nắm kiến thức lịch sử còn mơ hồ. Điều này 
rất đáng lo ngại và là một câu hỏi lớn cho những người làm công tác giáo dục. 
 Đối với bậc học Tiểu học, bậc học nền móng của toàn cấp học, có thể nói 
rằng các em “yêu” lịch sử cũng bắt nguồn từ bậc học này mà “ghét” lịch sử cũng 
chính từ đây. Chúng ta có thể “thổi” tình yêu lịch sử cho các em một cách dễ 
dàng ngay trong giai đoạn học tập này. 
 Mục tiêu của phần Lịch sử trong chương trình Tiểu học cung cấp cho học 
sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch 
sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt nam từ 
buổi đầu dựng nước cho đến nay; mối quan hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử 
trong quá khứ và hiện tại của xã hội loài người (thuộc phạm vi địa phương, đất 
nước Việt Nam). Bên cạnh đó, bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh 
các kĩ năng: Quan sát các sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ 
các nguồn khác; nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông 
tin để giải đáp; trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ; 
vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Đồng thời góp phần bồi dưỡng và phát 
triển ở học sinh những thái độ và thói quen: Ham học hỏi để có thêm biết; yêu 
thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước; tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên 
nhiên và văn hóa gần gũi với HS [3]. 
Có phải chăng hiện nay khi dạy và học môn lịch sử ở bậc tiểu học, giáo 
viên (GV) và HS đã xem nhẹ môn học này? Hay có học thì cũng học qua loa đại 
khái cho gọi là đã có học mà thôi? Hoặc kĩ năng dạy học môn lịch sử của GV 
chưa thu hút được sự học của HS, giờ học nhàm chán, không phát huy tính tích 
cực, chủ động, sáng tạo của HS để các em tiếp thu một cách bị động nên học 
xong bài sau đã quên mất bài học trước?... 
 Để dạy tốt môn lịch sử ở trường Tiểu học đạt hiệu quả cao người GV phải 
có kiến thức lịch sử, phải nắm chắc nội dung và phương pháp tổ chức quá trình 
dạy học. Đây là một hoạt động nhận thức khoa học, nếu giải quyết được vấn đề 
này sẽ có tác dụng không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học cho phân 
môn lịch sử nói chung và môn lịch sử lớp 5 nói riêng. 
2 
Chính vì lẽ đó, là người Hiệu trưởng trường Tiểu học, tôi đã cố gắng tìm 
tòi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo, 
hướng dẫn giáo viên nâng cao chất lượng Dạy- Học phân môn Lịch sử lớp 5 ở 
trường Tiểu học Đông Tiến B, huyện Đông Sơn” nhằm làm cho việc học tập của 
HS đối với phân môn Lịch sử trở nên lý thú, gắn bó với thực tiển. Để phát huy 
tính tích cực chủ động, sáng tạo, thay đổi thói quen học tập thụ động, ghi nhớ 
máy móc của HS. 
2. Mục đích nghiên cứu: 
 Đề tài nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực có thể áp dụng để 
tạo hứng thú học tập phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 5. 
3. Đối tượng nghiên cứu 
 - Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Tiến B 
- Thực trạng giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5. 
- Các giải pháp tạo hứng thú cho HS lớp 5 khi học phân môn Lịch sử. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. 
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê thông qua các test nhỏ hoặc bài 
kiểm tra của học sinh. 
- Phương pháp thực nghiệm thông qua bài giảng Lịch sử trên lớp của giáo 
viên. 
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận: 
Môn lịch sử là một môn học khô khan, thuộc vào loại khó học, khó nhớ, 
nhất là các mốc lịch sử, các sự kiện lịch sử, thời gian xảy ra sự kiện đó, địa điểm 
có các mốc lịch sử, các sự kiện lịch sử. Bên cạnh đó còn có các nhân vật nổi tiếng 
nhất trong các thời kì đó. Các công lao của họ đã đóng góp như thế nào vào sự 
kiện đó? (Họ đã làm gì? Làm như thế nào?) 
Đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực 
tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác, lịch sử là những việc đã diễn ra, là 
hiện thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan không thể phán đoán, suy luận..... 
để biết lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của việc dạy lịch sử là tái tạo 
lịch sử, tức là cho học sinh tiếp nhận những thông tin từ sử liệu, tiếp xúc với 
những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở học sinh những 
hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Những 
biểu tượng về con người và hành động của họ trong bối cảnh thời gian, không 
gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Vậy tái tạo lịch sử bằng 
những phương thức nào? Trước hết phải kể đến lời nói sinh động, giàu hình ảnh 
của giáo viên. Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật 
lịch sử ... 
Giáo dục lịch sử thông qua các nhân vật lịch sử mang lại hiệu quả rất cao. 
Thiết nghĩ, một trong những cách tạo hứng thú nhất cho các em HS (nhất là các 
3 
em học sinh tiểu học) khi học lịch sử đó là việc gây ấn tượng về các nhân vật lịch 
sử, sự kiện lịch sử,  
Trong hoạt động học tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc HS nắm 
bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học một môn học 
nào đó, học sinh sẽ say mê trong nghiên cứu, học tập việc lĩnh hội tri thức trở nên 
dễ dàng hơn và ngược lại: khi nắm bắt được vấn đề, tức là hiểu được bài thì 
người học lại có thêm hứng thú học tập, nhờ đó kết quả học tập của HS ngày 
càng được nâng cao, phát triển một cách tích cực. 
Chính vì vậy, việc tạo hứng thú học tập cho người học là một trong những 
yêu cầu nhất thiết đối với việc dạy học. Mặt khác, việc tạo hứng thú đối với học 
sinh trong môn Lịch sử lại càng cần thiết hơn nữa, bởi học Lịch sử là học cái “đã 
xảy ra”, ta không thể vận dụng tư duy liên tưởng, suy luận,  để lĩnh hội chúng. 
Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 5 là lứa tuổi cuối tuổi tiểu học, 
tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ, HS tái tạo ra 
những hình ảnh mới. Bên cạnh đó, tưởng tượng sáng tạo đã tương đối phát triển ở 
giai đoạn cuối tuổi tiểu học. Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn 
này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, 
hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em. Ở giai đoạn 
này, HS dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Trong sự chú 
ý của HS đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, HS đã định lượng 
được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành 
công việc trong khoảng thời gian quy định. Việc ghi nhớ có chủ định ở lứa tuổi 
này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các 
em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của 
các em... Nắm được những đặc điểm này sẽ giúp GV thiết kế bài giảng Lịch sử 
một cách phù hợp và hiệu quả 
2. Thực trạng vấn đề 
2.1. Thực trạng việc dạy Lịch sử của giáo viên 
Thực tế cho thấy, đa số GV chỉ chủ yếu dùng phương pháp thuyết trình cốt 
sao cho HS chỉ cần nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử là đủ. Khi được hỏi về 
phương pháp dạy học môn lịch sử, đa số GV chỉ trả lời là chủ yếu nêu câu hỏi 
vấn đáp để HS tìm hiểu và rút ra được nội dung bài học. Còn về kiến thức lịch sử 
thì đa số GV chưa thực sự quan tâm, chưa đầu tư nghiên cứu tài liệu để hiểu một 
cách sâu sắc (việc nắm bắt chủ yếu chỉ là nội dung, thông tin trong SGK). 
Trong quá trình hơn 10 năm làm công tác quản lý trường học tôi thấy: Đối 
với bậc học Tiểu học thì một số GV còn xem nhẹ phân môn lịch sử hay có quan 
điểm gọi là môn “phụ”, còn có suy nghĩ: Học sinh Tiểu học chỉ cần học Toán 
giỏi, Tiếng việt giỏi là được. Các môn khác trong đó có phân môn Lịch sử lớn lên 
các lớp trên học cũng được chưa muộn (thực tế môn lịch sử khi lên các lớp THCS 
và THPT cũng có phần học lại các giai đoạn lịch sử tiểu học đã học, có điều học 
sâu hơn, kĩ hơn) và cho rằng nếu bây giờ có học kĩ thì các em cũng sẽ quên vì 
nhiều lí do khác nhau như: Trí nhớ của các em còn non, tư duy đang độ phát triển 
mạnh, nhận thức lí tính chưa nhiều, chủ yếu nhận thức thông qua sự vật hiện 
tượng, các em dễ quên vì học nhiều môn,. Lịch sử là môn học mang tính chất 
4 
xã hội nhưng trong đó cũng có phần khoa học, là môn ghi lại các sự kiện, nguyên 
nhân, nhân vật một cách đầy đủ chính xác. Chính xác đến giờ, phút, ngày, tháng, 
năm như: Sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954), Tiến vào Dinh Độc 
Lập (30/4/1975), Sấm sét đêm giao thừa (Đêm 30 Tết Mậu Thân- 1968),... 
Một vấn đề quan trọng trong việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học 
Lịch sử là khai thác kênh hình trong SGK nhưng hầu như GV chưa thực sự quan 
tâm, chỉ điểm qua trong tiết dạy. Nguyên nhân cơ bản của hạn chế này là GV 
chưa có đủ những thông tin cần thiết về kênh hình (nhất là tranh ảnh) để hiểu nội 
dung, ý nghĩa của nó. GV phải hiểu được nội dung kênh hình, đồng thời nắm 
chắc mục tiêu và nội dung bài học (điều này rất quan trọng vì có thể là một bức 
tranh, ảnh tư liệu, nhưng tùy nội dung cụ thể của mỗi bài học mà khai thác nội 
dung bức tranh, ảnh đó ở những khía cạnh khác nhau) thì mới có thể tổ chức cho 
HS khai thác tốt kênh hình. 
Việc nghiên cứu thêm tư liệu lịch sử để giảng dạy còn nhiều hạn chế, chỉ 
giới hạn kiến thức trong SGK, điều đó làm cho việc truyền thụ kiến thức không 
được sâu sắc. 
GV “ngại” vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học mới như: trò 
chơi lịch sử; sắm vai, nên tiết học khá tẻ nhạt, không hấp dẫn HS. 
Việc khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chưa thường 
xuyên và hiệu quả. 
2.2. Về phía phụ huynh 
Đa số phụ huynh ít quan tâm đến việc kèm con mình học lịch sử hay đầu 
tư các tài liệu liên quan đến môn này. Thậm chí có nhiều phụ huynh khi học sinh 
làm bài kiểm tra định kì chỉ hỏi con “Môn Toán, môn Tiếng Việt con được mấy 
điểm?”. Nếu con mà nói được điểm 10 Lịch sử hay môn khác thì coi như không 
quan tâm. Về nhà nhiều gia đình không cho con học các môn ít tiết trong đó có 
phân môn Lịch sử mà chỉ yêu cầu con học Toán và Tiếng Việt. 
2.3. Thực trạng của học sinh 
Học sinh học môn lịch sử thường tiếp thu một cách thụ động, chỉ đọc và 
nhớ một số thông tin trong SGK để đạt điểm khá giỏi trong các lần kiểm tra định 
kì. Có thể nói rằng, HS của chúng ta đang học lịch sử một cách “vô cảm”. Hầu 
hết các em khi được hỏi đều trả lời là không thích học lịch sử. Tôi hỏi vì sao? 
Các em đều trả lời không thể nhớ hết được các ngày diễn ra các sự kiện. Khi học, 
cô giáo đặt câu hỏi thì chỉ biết tìm và đọc ở trong SGK để trả lời, song về đến nhà 
là quên ngay, đến khi học tiết lịch sử tiếp theo thì hầu như quên những kiến thức 
đã học. 
Sau khi học xong một bài hay một giai đoạn lịch sử đa số các em không 
nắm được nội dung bài học, một số em chỉ thuộc phần ghi nhớ trong sách giáo 
khoa một cách máy móc. Chỉ được một số em nắm được bài, biết xâu chuỗi sự 
kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, nguyên nhân, diễn biến hay kết quả, biết liên kết 
kiến thức bài trước với bài sau ... của sự việc, cuộc kháng chiến, chiến dịch. 
Thông thường học sinh không nắm được: 
- Nhân vật lịch sử đó thuộc thời kì lịch sử nào? Giai đoạn nào? Có công lao 
gì to lớn đối với đất nước, với dân tộc? 
5 
 - Nguyên nhân vì sao có sự kiện, cuộc kháng chiến, cuộc khởi nghĩa đó? 
 - Diễn biến, kết quả của các cuộc kháng chiến, chiến dịch, khởi nghĩa  ra 
sao? Vì sao thất bại? 
 - Tình hình đất nước, chính quyền, nhân dân ta trong thời kì đó ra sao? 
 - Ý nghĩa lịch sử của các cuộc trên? 
 - Lòng khâm phục, sự kính trọng, biết ơn,  đối với các nhân vật lịch sử. 
Tôi đã tiến hành khảo sát về mức độ hứng thú đối với một số môn học của 
46 học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Đông Tiến B và thu được kết quả như sau: 
 Đánh giá 
Môn học 
Thích 
Tỷ lệ 
Bình 
thường 
Tỷ lệ 
Không 
thích 
Tỷ lệ 
Môn Toán 30 65,2% 10 21,7% 6 13% 
Môn Tiếng Việt 25 54,3% 14 30,4% 7 15,2% 
Phân môn Lịch sử 12 26,1% 22 47,8% 12 26,1% 
Bảng số liệu đã giúp ta thấy được số học sinh yêu thích môn Lịch sử thấp 
hơn hẳn hai môn Toán và Tiếng Việt, điều đó phần nào phản ánh được thực trạng 
dạy và học tập môn Lịch sử ở khối lớp 5 Trường Tiểu học Đông Tiến B hiện nay. 
Tôi cũng đã cho giáo viên tiến hành cho học sinh làm bài khảo sát chất 
lượng đầu năm đối với phân môn Lịch sử tại hai lớp 5, kết quả như sau: 
Điểm 
9-10 
Tỉ lệ Điểm 
7-8 
Tỉ lệ Điểm 
5-6 
Tỉ lệ Điểm 
dưới 5 
Tỉ lệ 
5 10,9% 15 32,6 % 19 41,3% 7 15,2% 
Kết quả cho thấy số lượng HS điểm 7 trở lên thấp, vẫn còn HS điểm dưới 
5. Bên cạnh đó, qua theo dõi, quan sát trong giờ học, tinh thần học tập các em uể 
oải, nắm kiến thức còn chậm khiến giáo viên phải mất nhiều thời gian. Khi HS 
không thấy thích thú với môn học thì kết quả học tập thấp là điều dễ hiểu. Hơn 
thế nữa, việc HS không hứng thú trong các giờ lịch sử, không hình dung được các 
sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa, sẽ dễ tạo cho các em có thói quen ỷ 
lại, thụ động. Nếu cứ tiếp tục như vậy, các em sẽ trở thành những con người có 
tâm hồn “nghèo nàn”, thực dụng. 
Qua thực tế việc giảng dạy của giáo viên ở trường, tôi nhận thấy: Chất 
lượng giảng dạy môn lịch sử ở trường tiểu học nói chung, trường Tiểu học Đông 
Tiến B nói riêng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với đặc trưng của môn lịch sử. 
GV ít đầu tư cho môn học này, dạy học còn nặng về giảng giải lý thuyết, chủ yếu 
giáo viên nêu câu hỏi học sinh trả lời. Vì vậy, học sinh tiếp thu bài một cách thụ 
động, dẫn đến học sinh chán học, không nắm vững nội dung của bài, không nhớ 
đầy đủ các sự kiện lịch sử trong chương trình, không yêu thích môn học. Chính vì 
6 
thế mà vấn đề tôi đưa ra nghiên cứu ở đề tài này chỉ tập trung đưa ra một số biện 
theo hướng tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử lớp 5. 
3. Một số biện pháp thực hiện 
3.1. Giúp giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp, cách thức tổ chức dạy 
học phù hợp từng loại bài trong chương trình 
3.1.1. Bài học có nội dung về tình hình chính trị- kinh tế, văn hóa- xã hội 
 Dạng bài này có nhiều ở phần Lịch sử lớp 5, nhằm giúp HS có những hiểu 
biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ta sau mỗi thời kì (giai đoạn) nhất 
định. Để dạy tốt dạng bài này, GV cần thực hiện trình tự bài giảng theo các ý cơ 
bản sau: 
 - Phải mô tả được: Tình hình nước ta (cuối thời kì hay sau thời kì nào đó) 
như thế nào? (Tình cảnh đất nước; chính quyền; cuộc sống của nhân dân) 
 - Trong tình cảnh đó, chính quyền (hay nhân dân, nhân vật lịch sử) đã làm 
gì? Làm như thế nào? 
 - Kết quả của việc làm đó ra sao? [2] 
 Ví dụ: Khi dạy bài 12 “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”, GV phải giúp HS 
nắm được: 
 + Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám như thế nào? (Khó khăn 
chồng chất: đế quốc và các thế lực phản động bao vây; nạn đói; nạn dốt;) 
 + Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để giải quyết nạn đói, khó khăn về tài 
chính, nạn dốt và giặc ngoại xâm? (Lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng 
tâm”, kêu gọi tăng gia sản xuất; phát động “Tuần lễ vàng”; phát động phong trào 
xóa nạn mù chữ; ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo;) 
 + Kết quả của những biện pháp đó là gì? (Từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc 
dốt, giặc ngoại xâm.) 
 Khi dạy dạng bài này, GV kết hợp sử dụng phương pháp quan sát và 
phương pháp hỏi đáp nhằm kích thích tính tích cực, độc lập của HS trong việc 
đọc thông tin SGK, phân tích tổng hợp, bồi dưỡng năng lực diễn đạt và làm 
không khí lớp học sôi nổi. 
Ví dụ: Bài 12: “Vượt qua tình thế hiểm nghèo” 
Ở hoạt động: Tìm hiểu hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám: GV 
yêu cầu HS đọc trong sách giáo đoạn “Từ cuối 1945 -> nghìn cân treo sợi tóc”, 
kết hợp với việc quan sát các Hình 12, Hình 13, Hình 14, Hình 15, Hình 16 trả lời 
câu hỏi: Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn, nguy hiểm gì? (Hình 12: 
Quân Pháp ở Sài Gòn 1945; Hình 13: Quân Anh đến Sài Gòn 9/1945; Hình 14: 
Quân Trung Quốc dân đảng; Hình 15: Xương của các nạn nhân trận đói 1945 
được cải táng (Hà Nội); Hình 16: Dân đói năm 1945). 
Mục đích GV đặt ra những câu hỏi là yêu cầu HS phải tìm tòi, phải có cảm 
nhận riêng của mình. Khi trả lời được HS sẽ cảm thấy phấn khởi vì trình độ, khả 
năng của mình so với những bạn khác, các em sẽ có hứng thú học tập tiếp tục chú 
ý nghe giảng, trả lời các câu hỏi. Những HS còn lại sẽ noi theo, muốn trả lời 
được như bạn để khẳng định mình. Từ đó sẽ tạo nên không khí học tập sôi nổi, 
vui tươi. 
7 
Tuy nhiên câu hỏi GV đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu xoáy vào trọng tâm để 
tất cả HS đều hiểu được yêu cầu của câu hỏi; Đặt câu hỏi cho mọi học sinh trong 
lớp đều được tham gia, tức là câu hỏi có nhiều mức độ, khó, dễ, trung bình; Cần 
chú ý lắng nghe câu trả lời của các em khi cần có thể nhận xét, bổ sung, sửa chữa 
để hoàn thiện nội dung câu trả lời cho các em. 
3.1.2. Dạy học các bài có nội dung về các nhân vật lịch sử 
Trong chương trình Lịch sử lớp 5 không giới thiệu tiểu sử của các nhân vật 
lịch sử, mà thông qua những sự kiện cơ bản trong sự nghiệp của các nhân vật để 
làm sáng tỏ lịch sử dân tộc. 
Ví dụ: Dạy bài “Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định” (Nội dung của 
bài: Trương Định bất chấp lệnh bãi binh của triều đình ở lại cùng nhân dân chống 
giặc năm 1862); hay “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” vào đầu thế kỉ XX 
(Nội dung của bài: Nguyễn Tất Thành tận mắt chứng kiến nỗi khổ của người dân 
bị thực dân Pháp đô hộ; ý chí quyết tâm tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất 
Thành). Như vậy, nhân vật lịch sử bao giờ cũng gắn liền với sự kiện lịch sử. GV 
cần khai thác các sự kiện để làm nổi bật những hoạt động và công lao to lớn của 
nhân vật [2]. 
Đối với dạng bài về các nhân vật lịch sử GV sử dụng các phương pháp kể 
chuyện, miêu tả, tường thuật kết hợp với đàm thoại để khắc sâu hình ảnh nhân 
vật trong tâm trí HS. Nhưng phương pháp thường được sử dụng là kể chuyện bởi 
HS Tiểu học rất thích nghe kể chuyện, vận dụng phương pháp kể chuyện vào dạy 
học sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, dễ nhớ, và thú vị. Với 
phương pháp này, nếu GV khéo léo sẽ tạo được hứng thú rất tốt cho học sinh. 
Giáo viên có thể vừa là người dẫn chuyện, trực tiếp kể chuyện có thể là người 
dẫn dắt, gợi ý giúp học sinh nắm vững cốt truyện. Ngoài ra có thể cho học sinh 
sắm vai để kể lại câu chuyện. 
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” giáo viên có 
thể dùng phương pháp kể chuyện để tìm hiểu về quê hương và thời niên thiếu của 
Bác. Thông qua câu chuyện “Nguyễn Tất Thành 5 tuổi đi theo cha mẹ vào Huế”. 
Nội dung câu chuyện là cuộc sống nghèo khó của tuổi thơ ở vùng quê nghèo và 
truyền thống hiếu học của gia đình Bác. 
Ví dụ 2: Bài 17 “Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ”, trong hoạt động 
“Kể về những tấm gương trong cuộc kháng chiến Điện Biên Phủ”, GV dùng 
phương pháp kể chuyện kể cho HS nghe câu chuyện anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy 
thân mình chèn pháo, Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân mình 
làm giá súng,.. 
Sau đó cho HS quan sát những bức hình: Hình 17- Bế Văn Đàn lấy thân 
mình làm giá súng Hình 18- Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo. 
 GV cần chú ý khi chọn phương pháp kể chuyện mà yêu cầu HS kể lại 
chuyện, cần chống lại cách học thuộc lòng, từng câu từng chữ tr

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_huong_dan_giao_vien_nang_cao_c.pdf