SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn Toán lớp 4 đạt hiệu quả

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn Toán lớp 4 đạt hiệu quả

Cũng như các môn học khác, môn Toán có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm dạy học sao cho học sinh của mình tiếp thu được những kiến thức và kĩ năng mà chương trình giáo dục tiểu học quy định. Tuy nhiên, không phải mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau, có thể có những học sinh nắm kiến thức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần có sự cố gắng đặc biệt, trong khi đó một số em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy mặc dù đã cố gắng rất nhiều, đó chính là các em học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn Toán.

 Qua theo dõi chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm qua, tôi thấy rằng chất lượng môn toán ở một số học sinh còn hạn chế. Một số học sinh vẫn còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng cơ bản nên thực chất vẫn còn tồn tại học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn toán có nguy cơ ngồi nhầm lớp. Số học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn Toán đó chủ yếu là ở khối 4,5. Bởi vì lên lớp 4,5 kiến thức môn toán có thêm nhiều phần mới và mức độ cao hơn. Học sinh cần phải có sự tư duy trừu tượng để học môn toán. Ở trường chúng tôi, khối lớp 4 là khối lớp có số học sinh học chưa đạt Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán là nhiều nhất.

Năm học 2017 – 2018 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Đảng bộ Huyện Thọ Xuân lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2015-2020; Tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.

 

doc 48 trang thuychi01 24471
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn Toán lớp 4 đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO 
GIÚP ĐỠ HỌC SINH CHƯA ĐẠT CHUẨN KIẾN THỨC 
KỸ NĂNG VỀ MÔN TOÁN LỚP 4 ĐẠT HIỆU QUẢ
Người thực hiện: Mai Thị Oanh
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Xuân Phú - Thọ Xuân 
SKKN thuộc môn: Toán
 THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
1.5
Những điểm mới của sáng kiến
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lí luận
2
2.2
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3
2.3
Các biện pháp thực hiện
6
Biện pháp 1: Chỉ đạo giáo viên khảo sát chất lượng, theo dõi thường xuyên, nắm bắt cụ thể tình hình học sinh yếu.
6
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch, nội dung, chương trình phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn toán phù hợp với đối tượng học sinh.
7
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên thực hiện kế hoạch và ôn tập các dạng toán.
9
Biện pháp 4: Tổ chức cho giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực.
13
Biện pháp 5: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh.
16
Biện pháp 6: Nâng cao chất lượng giảng dạy giáo viên khối 4 về môn Toán: thông qua sinh hoạt chuyên môn, dự giờ lên lớp, bồi dưỡng qua các chuyên đề.
16
Biện pháp 7: Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng
17
2.4
Hiệu quả sáng kiến
18
3
 Kết luận
18
3.1
 Kết luận
18
3.2.
 Kiến nghị
19
 1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Cũng như các môn học khác, môn Toán có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm dạy học sao cho học sinh của mình tiếp thu được những kiến thức và kĩ năng mà chương trình giáo dục tiểu học quy định. Tuy nhiên, không phải mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau, có thể có những học sinh nắm kiến thức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần có sự cố gắng đặc biệt, trong khi đó một số em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy mặc dù đã cố gắng rất nhiều, đó chính là các em học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn Toán.
	Qua theo dõi chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm qua, tôi thấy rằng chất lượng môn toán ở một số học sinh còn hạn chế. Một số học sinh vẫn còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng cơ bản nên thực chất vẫn còn tồn tại học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn toán có nguy cơ ngồi nhầm lớp. Số học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn Toán đó chủ yếu là ở khối 4,5. Bởi vì lên lớp 4,5 kiến thức môn toán có thêm nhiều phần mới và mức độ cao hơn. Học sinh cần phải có sự tư duy trừu tượng để học môn toán. Ở trường chúng tôi, khối lớp 4 là khối lớp có số học sinh học chưa đạt Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán là nhiều nhất.
Năm học 2017 – 2018 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Đảng bộ Huyện Thọ Xuân lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2015-2020; Tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.
Để đạt hiệu quả cao trong chất lượng dạy học như yêu cầu năm học không dễ chút nào, khi trong thực tế một số lớp học bao giờ cũng có sự chênh lệch trình độ tiếp thu của học sinh nhất là học sinh non yếu chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng thì kết quả là một gánh nặng. Là Hiệu trưởng ở trường Tiểu học bản thân tôi nhận thấy: Việc dạy học các em học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn toán đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng là một vấn đề không đơn giản, cần được sự quan tâm. Đó chính là vấn đề mà chúng ta đặt ra và cần có hướng giải quyết. 
Xuất phát từ lý do trên tôi đã trăn trở, nghiên cứu vấn đề và bằng kinh nghiệm bản thân trong quá trình chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường đặc biệt là chỉ đạo về chuyên môn tôi xin trao đổi và chia sẻ cùng đồng nghiệp "Một số biện pháp chỉ đạo giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng về môn Toán lớp 4 đạt hiệu quả"nhằm góp phần giảm đến mức tối đa và khắc phục tình trạng học sinh lớp 4 không đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn Toán đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở Tiểu học nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu để rút ra các biện pháp chỉ đạo giáo viên giúp học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn toán nắm kiến thức ngày càng vững vàng hơn, hăng say trong giờ học toán nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường và làm nền tảng vững chắc cho các lớp trên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về nội dung và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn Toán lớp 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng đó là:Phương pháp khảo sát, phân loại đối tượng;Phương pháp đàm thoại, hỏi đáp;Phương pháp thi đua, nêu gương;Phương pháp thống kê, phân loại;Phương pháp luyện tập, thực hành; Phương pháp kiểm tra , đánh giá
1.5. Điểm mới của sáng kiến
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài này là sự lựa chọn phương pháp dạy học toán phù hợp với học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán qua từng dạng bài 
Có thể chẻ nhỏ bài tập hoặc cho thêm nhiều bài tập trắc nghiệm với mức độ yêu cầu vừa sức với các em, giúp các em khắc phục tính ngại khó, giúp các em hiểu cácthuật ngữ, cách suy luận, chỉ rõ những kiến thức quan trọng cần khắc sâu, cần nhớ kỹ. 
 Kích thích động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số kết quả. Đồng thời phân tích chỉ cho các em chỗ sai nếu có, phê phán đúng mức thái độ lơ là khi học, tránh nói chạm lòng tự ái học sinh.
Điều quan trọng cần nói đến nữa là giáo viên cần tạo không khí cởi mở, tạo tình cảm thân thiện, gần gũi, tránh sự nặng nề, tạo áp lực cho các em để các em cảm thấy thích học, để dần dần thay đổi về “chất”.
 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
 Cơ sở lí luận của sáng kiến.
Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
*Học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, học sinh khó khăn trong học tập
 Học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học, học sinh khó khăn trong học tập là những học sinh phát triển không bình thường về mặt năng lực nhận thức, tiếp thu chậm, không theo kịp chương trình và các bạn trong lớp biểu hiện ở các dấu hiệu cơ bản sau:
- Động cơ học tập lệch lạc, mờ nhạt.
- Tiếp thu tri thức các môn học phiến diện, hẫng hụt, tụt hậu so với bạn bè và so với yêu cầu, kĩ năng thực hành yếu hoặc di chuyển sang lĩnh vực hoạt động theo những mục đích, động cơ ngoài việc học tập. Kết quả học tập thất thường, chậm và không có độ tin cậy cao. 
- Thái độ tiêu cực trong học tập, chán ghét, không ham thích những hoạt động học tập. Từ đó dẫn đến những hành vi tiêu cực, gian dối, đối phó hoặc có khi có những biểu hiện ghen tức bạn bè học hơn mình, thù ghét những thầy cô giáo nghiêm khắc trong giáo dục. Trong học tập có khi hay bỏ học, trốn tiết...
 * Giáo dục học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học	
- Giáo dục học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học là quá trình tác động của những người làm công tác giáo dục tới đối tượng học sinh có trình độ chưa đạt tiêu chuẩn giáo dục. 
- Học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học là những em mà trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách đã có những biểu hiện không bình thường về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức cần được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường - gia đình - xã hội cũng như sự nỗ lực của chính các em. Vì vậy, giáo dục học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học trước hết là quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng nhân cách cho người học; hướng dẫn các em có phương pháp học tập đúng đắn; động viên, khuyến khích các em có hứng thú, niềm tin trong học tập.
2.2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy và học, nhà trườngđã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
*Thuận lợi
-Địa phương nơi tôi công tác là một trong những nơi quan tâm nhiều đến công tácgiáo dục. Trong những năm gần đây đời sống kinh tế văn hoá giáo dục của nhân dân được phát triển, nhận thức có nhiều chuyển biến tốt, con em đi học đã được phụ huynh quan tâm hơn. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến công tác giáo dục của nhà trường.
- Đối với học sinh lớp 4 là lớp gần cuối cấp của bậc tiểu học nên ý thức động cơ của học sinh lớp 4 có thể tiếp nhận sự giúp đỡ trong học tập từ nhiều phía. Từ đó giúp các em học sinh có lực học non yếu giảm bớt phần nào khó khăn trong học tập.
- Đội ngũ giáo viên nói chung và của khối lớp 4 nói riêng đại đa số là trẻ khoẻ nhiệt tình, tâm huyết với nghề và có năng lực chuyên môn. Số giáo viên có trình độ trên chuẩn cao: 3/3đạt trên chuẩn(100%).
- Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục vàđào tạo Thọ Xuân.
* Khó khăn
- Xuân Phú là một xã miền núi nằm về phía Tây Nam của huyện Thọ Xuân, cách trung tâm huyện 20km. Địa bàn dân cư rộng, một bộ phận học sinh đi lại khó khăn(Làng Pheo giáp huyệnThường Xuân và huyện Triệu Sơn). Những hôm trời mưa đường lầy lội các em thường đi học chậm giờ thậm chí các
em phải nghỉ học.
- Trình độ dân trí không đều, điều kiện kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn.Dân số có 2 dân tộc đó là đân tộc Kinh và Mường, trong đó dân tộc 
Mường chiếm 70 %.Thu nhập chủ yếu của nhân dân từ sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhìn chung .là xã nghèo của huyện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, số hộ nghèo còn cao.Vì vậy, một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường.
- Cơ sở vật chất của nhà trường tuy đã có sự đầu tư hàng năm, song vẫn chưa đáp ứng đầy đủ được nhu cầu của việc dạy và học: Phòng học, ánh sáng chưa đủ, bàn ghế ... nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh.
Trong những năm gần đây chất lượng đại trà có phần được cải thiện song tỉ lệ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán của nhà trường nói chung của khối 4 nói riêng vẫn còn cao với yêu cầu chung. Để tìm hiểu thực trạng tôi đã đối chiếu kết quả dạy học môn Toán của mấy năm gần đây, dự giờ thăm lớp, trao đổi với giáo viên, khảo sát chất lượng học sinh, tìm hiểu học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán.
 * Thực trạng chất lượng môn toán lớp 4.
Qua thực tiễn chỉ đạo việc giảng dạy, kết quả khảo sát chất lượng đầu năm, kết hợp với nhận xét của từng giáo viên chủ nhiệm, bản thân nhận thấy rằng: tỉ lệ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năngmôn Toán của khối 4 còn khá cao, cụ thể như sau:
Kết quả khảo sát:
Năm học
Tổng Số HS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5- 6
Điểm dưới 5
SL
TL
%
SL
TL
%
SL
TL
%
SL
TL
%
2016-2017
110
17
15
30
27
58
53,5
5
4,5
2017-2018
103
15
14
28
27
56
55,2
4
3,8
	Qua kết quả làm bài của học sinh thì 4-5 em học sinh có điểm dưới 5 các em còn vướng phải các lỗi sau: Còn chậm trong thực hành tính toán, chưa thuộc bảng cửu chương; Cộng, trừ, nhân, chia có nhớ còn chậm, quên không nhớ; Còn lẫn lộn, quên cách tìm thành phần chưa biết của phép tính; Kỹ năng giải toán có lời văn còn yếu(Cụ thể là các em: Cao Văn Nam- Lớp 4C.Các em:Bùi Văn Nam,Lương Văn Nhàn, Lê Văn Viện, Bùi Thị Khánh Ly- Lớp 4B).
* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán .
Về phía học sinh: Như chúng ta đã biết, học sinh chưa đạt chuẩn kiến thứckỹ năng về môn Toán của học sinh có biểu hiện dưới nhiều hình thức, nhiều vẻ khác nhau nhưng nhìn chung thường có các đặc điểm sau đây: 
- Có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kĩ năng. Một số học sinh đã bị hổng kiến thức từ lớpdưới nên việc tiếp cận nắm tri thức mới thật sự là vất vảđối với các em.
- Phương pháp học tập chưa tốt; Năng lực tư duy yếu; Có thái độ thờ ơ với học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin.
-Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.
- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin.
- Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế.
- Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền.
- Mỗi em có một khả năng nổi trội riêng nhưng các em chưa biết phát huy khả năng của mình.
- Không biết làm tính, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ, nhân, chia).
- Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức.
Về phía nhà trường:
- Công tác quản lý: Ban giám hiệu nhà trường chưa sâu sát, thiếu sự kiểm tra trong việcđánh giá dẫnđến tình trạng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng mà không có biện pháp giúp đỡ.
-Về phía giáo viên: Một bộ phận giáo viên còn chưa chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh mà nhiều em đã kém lại càng kém thêm, lỗ hổng kiến thức ngày càng lớn hơn. Nhiều giáo viên chỉ chú ý đến học sinh hoàn thành tốt môn họcthích tổ chức các hoạt động học tập trên lớp với những học sinh này để tránh xử lí các tình huống phức tạp mất thời gian; Một số giáo viên tổ chức các hoạt động học tập chưa tốt còn để học sinh tiếp thu tốt nói leo, nói hộ học sinh tiếp thu chậm. Giáo viên chưa quan tâm đến tất cả HS trong lớp còn để học sinh tiếp thu chậm ngoài lề các tiết học. Giáo viên chỉ chú trọng vào các em HS tiếp thu tốt và coi đây là chất lượng chung của lớpnhư vậy các em học sinh tiếp thu chậm không có cơ hội bộc lộ khả năng của mình và đã ngại học lại thêm tính ì, ngại suy nghĩ, ngại vận động; Chưa chú trọng đến tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh học kém để phân loại đối tượng; giảng dạy mang tính dàn trải chưa có biện pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh,năng lực tổ chức giờ học theo nhóm đối tượng còn hạn chế, chưa động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù là rất nhỏ.
Mặt khác, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh nên chưa có biện pháp phù hợp trong quá trình phụ đạo, giúp đỡ học sinh học tập.Chính vì vậy vẫn tồn tại một số học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn Toán.
Đối với phụ huynh: Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em, còn phó mặc việc học tập của con em cho nhà trường.Bên cạnh đó phụ huynh chưa nắm được phương pháp sư phạm, nhiều phụ huynh không có khả năng nắm giải đượcToán ở Tiểu học khiến cho trẻ không hiểu và thiếu tin tưởng. Mặt khác, một số phụ huynh điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn không có điều kiện chăm lo cho con em học tập, ở nhà các em còn phải làm nhiều việc phụ giúp gia đình vì vậy các em đến trường thường trong trạng thái mệt mỏi, uể oải. Một số phụ huynh đi làm ăn xa phải gửi con cho ông bà, cô bác trông hộ. Các em trong đối tượng này thì bị thiếu thốn tình cảm của bố mẹ nên khi học thường không chú tâm vào việc học tập.
Từ những thực trạng nói trên, để tập trung nâng chất lượng học tập của học sinh,ngăn ngừa và khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém nói chung vàvề môn Toán nói riêng, hạnchế tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp tôi đã suy nghĩ và trao đổi cùng đồng nghiệp đưa ra “Một số biện pháp chỉ đạo giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn Toán lớp 4 đạt hiệu quả” như sau:
2.3. Một số biện pháp chỉ đạo giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn Toán lớp 4.
Biện pháp 1. Chỉ đạo giáo viên khảo sát chất lượng, theo dõi thường xuyên, nắm bắt cụ thể tình hình học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán.
- Ngay từ đầu năm học, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh về môn Toán. 
- Lập danh sách và phân loại học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn Toán, phân tích nguyên nhân. 
Tôi đã chỉ đạo giáo viên theo dõi kết quả làm bài tập trên lớp và làm bài tập ở buổi 1 và buổi 2 hàng ngày, theo dõi kết quả kiểm tra định kỳ, sớm phát hiện ra các trường hợp học sinh có khó khăn trong học tập và đi sâu tìm hiểu từng trường hợp cụ thể, phân tích đúng nguyên nhân dẫn đến tình hình đó đối với các em.
Tôi hướng dẫn giáo viên phân loại học sinh học chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toántheo những nguyên nhân chủ yếu như: Do hổng kiến thức, kỹ năng từ lớp dưới, do điều kiện hoàn cảnh gia đình, do trí tuệ chậm phát triển...
Thực hiện theo kế hoạch, tôi chỉ đạo giáo viên dạy khối 4 đã khảo sát và phân loại học sinh còn non yếu môn toán theo các nhóm nguyên nhân chủ yếu như sau: 
+ Nhóm khả năng tiếp thu bài chậm, chưa chăm học, hổng kiến thức lớp
dưới như chưa thuộc bảng nhân, bảng chia, chưa biết tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán có lời văn còn yếu: Nhóm này có 7 em.
+ Nhóm do hoàn cảnh gia đình và các nguyên nhân khác: Nhóm này có 7 em. Trong nhóm này các em có khả năng tiếp thu bài . Nhưng vì điều kiện gia đình khó khăn không có người chăm lo, đôn đốc học tập nên các em chưa tích cực học tập, không hoàn thành nhiệm vụ học tập, dẫn đến kết quả học tập sa sút và liên tục bị điểm yếu.
Biện pháp 2.Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch, nội dung, chương trình giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn toán phù hợp với đối tượng học sinh.
Khi nắm được nguyên nhân dẫn đến học sinh học mà chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về môn Toán của từng em, tôi đã hướng dẫn giáo viên lập kế
hoạch, nội dung, chương trình phụ đạo học sinh yếu, kém với yêu cầu:
+ Lập kế hoạch bài học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh kể cả tiếtchính khóa cũng như tiết phụ đạo. Nội dung kế hoạch phải xuyên suốt cả năm học và cụ thể cho từng tuần, từng tháng. 
+ Nội dung các tiết phụ đạo tập trung rèn luyện kĩ năng và ôn tập các kiến thức đã học cho học sinh.
+ Đặc biệt giúp các em củng cố những kiến thức cơ bản theo yêu cầu chuẩn kĩ năng kiến thức của lớp dưới mà các em còn bị hổng. Như nhớ được bảng nhân, bảng chia, giải được một số dạng toán cơ bản đã học ở lớp dưới... Mục đích là lấp lỗ hổng về kiến thức cho học sinh.
* Ví dụ nội dung phụ đạo học sinh học chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn toán lớp 4:
Thời gian
Nội dung phụ đạo
Ghi chú
( Điều chỉnh bổ sung ND)
Tháng 9
Ôn tập các bảng nhân chia
Luyện tập thực hành 4 phép tính với 4- 5 chữ số
Đọc viết, so sánh số tự nhiên
Rèn kĩ năng phân tích cấu tạo số, hàng, lớp.
Ôn tập cách đọc viết, so sánh số tự nhiên
Tháng 10
Thực hành 4 phép tính cộng, trừ, nhân,
chia với các số có 6 chữ số.
Luyện tập cách đổi đơn vị đo thời gian,
khối lượng.
Giải toán trung bình cộng, Tổng –Hiệu
Tính giá trị của biểu thức chứa chữ.
Luyện giải toán Tổng - Hiệu
Tháng 11
Thực hành 4 phép tính cộng, trừ, nhân,
chia, tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Đổi đơn vị đo diệntích.
Luyện về cách đổi đơn vị đo diện tích, dấu hiệu chia hết
Tháng 12
Luyện tập về nhận biết dấu hiệu chia hết
cho 2,3,5,9
Thực hành 4 phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên.
Ôn tập các dạng toán đã học.
Luyện kĩ năng thực hiệnphép chia với số có 2 - 3 chữ số
Tháng 1
Luyện cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành
Luyện tập nắm các kiến thức cơ bản về phân số (Quy đồng, rút gọn)
So sánh phânsố.
Luyện kỹ năng tính diện tích các hình đã học
Tháng 2,3
Ôn tập cộng, trừ, nhân ,chia số tự nhiên.
Luyện tập cộng trừ, nhân, chia phân số, tìm thành phần chưa biết trong phép tính với các phân số.
Giải toán Tìm phân số của một số.
Luyện kĩ năng thực hiện cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, phân số
Tháng 4
Giải toán Tổng – tỉ, Hiệu –tỉ
Giải các bài toán về ứng dụng tỉ lệ bản đồ
Ôn tập chuyển đổi, thực hiện phéptính
với số đo khối lượng, thời gian, diện tích
Luyện kỹ năng giải các dạng toán điển hình
Tháng 5
- Ôn tập, luyện các kĩ năng quy đồng, rút 
gọn, các phép tính về phân số.
Luyện kĩ năng thực hiện cộng, trừ, nhân, chia phân số
Nộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giup_do_hoc_sinh_chua_dat_chua.doc