SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Trường Tiểu học Quảng Tâm năm học 2015 – 2016

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Trường Tiểu học Quảng Tâm năm học 2015 – 2016

Tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật về an toàn giao thông là một vấn đề đang được xã hội quan tâm hiện nay. Trên thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất cứ lúc nào. Để lại những nỗi đau, tổn thất lớn cho gia đình và xã hội. Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong năm 2015 (tính từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2015) toàn quốc xảy ra 22.827 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 8.700 người, bị thương hơn 21.000 người. Trong các tai nạn trên thì tai nạn giao thông đường bộ đứng hàng đầu. Riêng quý I năm 2016 toàn quốc xảy ra 4.985 vụ, làm chết 2.193 người, làm bị thương 4.522 và cũng trong 3 tháng đầu năm này lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản 909.245 trường hợp vi phạm Trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ , phạt tiền 608,4 tỉ đồng , tạm giữ 6.625 xe ô tô và 129,429 mô tô , tước giấy phép lái xe 78.638 trường hợp. Riêng Thanh Hóa trong quý I năm 2016 đã xảy ra 42 vụ tai nạn giao thông làm chết 48 người, bị thương 22 người , các lực lượng chức năng xử lý 17.892 trương hợp vi phạm TTATGT ,phạt tiền nạp vào kho bạc nhà nước 17.583.576.000 đồng.Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do ý thức chấp hành của người tham gia giao thông chưa nghiêm. Thực trạng này đang là vấn đề nhức nhối đáng quan tâm của toàn xã hội.

Hiện nay, hiện tượng học sinh không chấp hành luật giao thông như chạy đùa giỡn trên đường, tập trung trước cổng trường, ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm, đi hàng 3, vòng phải, vòng trái tùy tiện, xảy ra rất phổ biến. Có rất nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc mà nạn nhân là các em học sinh hoặc do học sinh gây ra. Vì vậy, giáo dục ý thức và hiểu biết về an toàn giao thông là vấn đề rất cần thiết và cấp bách cho toàn xã hội nói chung, trong nhà trường Tiểu học nói riêng.

 

doc 20 trang thuychi01 7941
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Trường Tiểu học Quảng Tâm năm học 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu 
1.1. Lí do chọn đề tài 
1.2. Mục đích của đề tài 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
2.1. Cơ sở lí luận 
2.2. Thực trạng 
2.3. Những giải pháp 
2.3.1. Lập kế hoạch chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh toàn trường cụ thể theo tuần, tháng, học kỳ và cả năm học 
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên phân loại đối tượng học sinh theo để có kế hoạch biện pháp giáo dục an toàn giao thông hiệu quả 
2.3.3. Tổ chức cho Giáo viên và học sinh toàn trường viết Bản cam kết thực hiện tốt an toàn giao thông ngay từ đầu năm học: 
2.3.4.Chỉ đạo dạy tốt các giờ học chính khóa và ngoại khóa có nội dung về An toàn giao thông 
2.3.5. Phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục an toàn giao thông 
2.3.6. Chỉ đạo Đội cờ đỏ và giáo viên chủ nhiệm theo dõi, đánh giá HS thường xuyên về việc thực hiện đi đường an toàn 
2.3.7. Đầu tư kinh phí để mua bổ sung cơ sở vật phục vụ Giáo dục An toàn giao thông trong nhà trường 
2.4. Kết quả đạt được 
3. kết luận và đề xuất 
3.1.Kết luận 
3.2.Những đề xuất kiến nghị 
Phụ lục
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài : 
Tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật về an toàn giao thông là một vấn đề đang được xã hội quan tâm hiện nay. Trên thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất cứ lúc nào. Để lại những nỗi đau, tổn thất lớn cho gia đình và xã hội. Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong năm 2015 (tính từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2015) toàn quốc xảy ra 22.827 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 8.700 người, bị thương hơn 21.000 người. Trong các tai nạn trên thì tai nạn giao thông đường bộ đứng hàng đầu. Riêng quý I năm 2016 toàn quốc xảy ra 4.985 vụ, làm chết 2.193 người, làm bị thương 4.522 và cũng trong 3 tháng đầu năm này lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản 909.245 trường hợp vi phạm Trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ , phạt tiền 608,4 tỉ đồng , tạm giữ 6.625 xe ô tô và 129,429 mô tô , tước giấy phép lái xe 78.638 trường hợp. Riêng Thanh Hóa trong quý I năm 2016 đã xảy ra 42 vụ tai nạn giao thông làm chết 48 người, bị thương 22 người , các lực lượng chức năng xử lý 17.892 trương hợp vi phạm TTATGT ,phạt tiền nạp vào kho bạc nhà nước 17.583.576.000 đồng.Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do ý thức chấp hành của người tham gia giao thông chưa nghiêm. Thực trạng này đang là vấn đề nhức nhối đáng quan tâm của toàn xã hội. 
Hiện nay, hiện tượng học sinh không chấp hành luật giao thông như chạy đùa giỡn trên đường, tập trung trước cổng trường, ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm, đi hàng 3, vòng phải, vòng trái tùy tiện, xảy ra rất phổ biến. Có rất nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc mà nạn nhân là các em học sinh hoặc do học sinh gây ra. Vì vậy, giáo dục ý thức và hiểu biết về an toàn giao thông là vấn đề rất cần thiết và cấp bách cho toàn xã hội nói chung, trong nhà trường Tiểu học nói riêng. 
Từ thực trạng trên, ngành Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều Chỉ thị, Công văn, chỉ đạo việc giáo dục, tuyên truyền thực hiện an toàn giao thông (Chỉ thị Số 108/KH-BGDĐT ngày 04/03/2015 về Kế hoạch thực hiện công tác giáo dục An toàn giao thông trong trường học năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Số 345/KH-SGDĐT ngày 06/03/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học năm 2015, Kế hoạch số 124/KH-PGDĐT ngày 11/03/2015 về Kế hoạch thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học năm 2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa và thực hiện Công văn số 2343 /SGDĐT-PC& CTHSSV ngày 30/11/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa và công văn số 821 /CV- PGD&ĐT TP Thanh Hóa về việc báo cáo tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2015nhà trường đã tổ chức thực hiện nghiêm túc các công văn , kế hoạch chỉ đạo của ngành đồng thời cung cấp tài liệu, trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông, trang bị kiến thức, hiểu biết cần thiết về an toàn giao thông cho các em học sinh, giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những người có ý thức chấp hành nghiêm túc Luật giao thông, có kỹ năng đi đường an toàn bảo vệ tính mạng và tài sản của mình và mọi người nhưng một số trường vẫn còn thờ ơ với công tác này, xem đó là việc của cảnh sát giao thông, của xã hội  nên hiện tượng vi phạm TTATGT chưa giảm. 
Làm thế nào để giáo dục an toàn giao thông cho học sinh có hiệu quả ? Đây là trách nhiệm vô cùng quan trọng của người Hiệu trưởng trong một nhà trường. Từ những boăn khoăn trăn trở này nên tôi đã quyết định chọn đề tài : “Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Trường Tiểu học Quảng Tâm năm học 2015 – 2016 ”. Giúp CBGV và học sinh trường mình có thêm kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình chỉ đạo giáo viên giáo dục học sinh khi tham gia giao thông. 
1.2. Mục đích của đề tài : 
- Tìm hiểu thực trạng về hiểu biết luật, ý thức thực hiện an toàn giao thông, kỹ năng đi đường an toàn của học sinh trường Tiểu học Quảng Tâm.
- Đề ra một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức đảm bảo an toàn giao thông, có kỹ năng đi đường an toàn để bảo vệ mình và mọi người trong hiện tại và tương lai. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh toàn trường. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
- Các biện pháp chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường tiểu học Quảng Tâm- Thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
 - Phương pháp điều tra , thu thập thông tin và xử lý số liệu.
 - Phương pháp thống kê.
 - Phương pháp thuyết trình.
 - Phương pháp biểu dương, khen thưởng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận :
Trong đời sống xã hội, pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, pháp luật là phương tiện không thể thiếu để bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của xã hội. Việc giáo dục ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, thế giới tự nhiên hay ý thức chấp hành pháp luật là điều vô cùng quan trọng, mang tính chất sống còn đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông chính là một phần của việc giáo dục ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội của mỗi người.
Việc hình thành ý thức chấp hành pháp luật nói chung và ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông nói riêng đối với mỗi người đều bắt đầu từ những nhận thức ban đầu do quan sát, tiếp xúc, cùng với sự giáo dục dần dần hình thành. Mục tiêu của giáo dục An toàn giao thông cho Học sinh Tiểu học nhằm đạt được 2 yêu cầu cơ bản là có được các hiểu biết cơ bản để phòng, tránh tai nạn và có ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em rất hiếu động, sự tập trung chú ý, quan sát còn hạn chế, tình cảm của các em không bền vững, các em dễ thay đổi, dễ bị kích động bởi những kích thích và tác động bên ngoài, khó kiềm chế. Hay bắt chước. Tư duy trực quan cụ thể. Ham thích tham gia các trò chơi, các hoạt động sôi nổi, hấp dẫn. Thích được khen và được nên gương trước mọi người. Các em bắt đầu bước vào giai đoạn đầu của lứa tuổi dậy thì nên rất muốn khẳng định mình, thích thể hiện bản thân, hồn nhiên, dễ tin, và có dễ có hành vi bột phát thiếu suy nghĩ. Nắm được đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có phương pháp giáo dục phù hợp và có hiệu quả.
Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Công an, Ủy Ban An toàn giao thông Quốc gia đã chỉ đạo việc giảng dạy Giáo dục An toàn giao thông lồng ghép trong các tiết học chính khóa và tổ chức các buổi ngoại khóa nhằm đưa nội dung chương trình giáo dục an toàn giao thông, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông học đường cho tất cả học sinh sinh viên các bậc học nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, nhằm cung cấp cho học sinh các kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông để biết cách ứng phó với các tình huống khi tham gia giao thông; hình thành thế hệ trẻ có “văn hóa” khi tham gia giao thông, xây dựng xã hội văn minh và bảo đảm thực hiện mục tiêu chung của Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ Quốc gia. Đối với học sinh Tiểu học, giáo dục để các em có những hiểu biết cần thiết nhất phù hợp với từng độ tuổi để có thể vận dụng trong đời sống để bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; định hình được kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn, có ý thức chấp hành quy định của Luật và có thái độ đúng đắn với những hành vi đúng và chưa đúng của bản thân và mọi người xung quanh, góp phần nâng cao ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm về luật giao thông, biết tự bảo vệ tính mạng, tài sản kinh tế cho mình và mọi người.
Theo Chỉ thị số 108/KH-BGDĐT ngày 04/03/2015 về Kế hoạch thực hiện công tác giáo dục An toàn giao thông trong trường học năm 2015 của Bộ Giáo dục và đào tạo, đối với giáo giục Tiểu học, nội dung phổ biến tuyên truyền giáo dục đảm bảo an toàn giao thông đường bộ là : 
- Đi bộ trên đường an toàn, đi bộ qua đường an toàn, đi xe đạp trên đường an toàn.
- Ngồi trên xe đạp, xe máy an toàn, chấp hành nghiêm việc đội mũ bảo hiểm, an toàn khi đi ô tô, xe buýt.
- Hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, văn hóa khi tham gia giao thông. 
- Những việc cần làm để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và đường thủy.
Chương trình, tài liệu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 5 :
+ Môn Khoa học : Chủ đề “Con người và sức khỏe” có bài :
 “Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ” – Tiết 19- Tuần 10 giúp HS biết được những việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. 
+ Học lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ và các buổi học ngoại khóa :
Tài liệu : Mo Đun 5 : Hệ thống báo hiệu đường bộ. (Được học và thường xuyên ôn tập củng cố từ lớp 1 đến lớp 5) giúp HS biết được hiệu lệnh của tín hiệu đèn, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Mô Đun 7 : Phòng tránh tai nạn giao thông. Giúp HS biết được những việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông.
Tài liệu : Hướng dẫn tham gia giao thông cấp Tiểu học : ( Gồm 5 chủ đề hướng dẫn học sinh : Đi bộ an toàn. Điều khiển xe đạp an toàn. Ngồi trên xe đạp an toàn. Ngồi trên xe máy an toàn. An toàn khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt và an toàn khu vực có đường sắt chạy qua. Đi trên các phương tiện giao thông công cộng.)
Các tài liệu đều có hình ảnh mình họa hấp dẫn, kênh chữ to rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 5.
2.2. Thực trạng :
Xã Quảng Tâm là một xã thuộc vùng nông thôn gần Quốc lộ 47, có 3027 hộ với 9342 nhân khẩu, người dân sống bằng nghề làm ruộng và buôn bán là chủ yếu, trên địa bàn xã có chợ Môi, có bệnh viện 71 Trung ương, có trường dạy nghề Nội thương Tỉnh và trường đại học Công nghiệp Hồ Chí Minh cơ sở Thanh Hóa, rất nhiều khu nhà trọ cho sinh viên. Xã có hơn 1,5km đường Quốc lộ 47 là đường 1 chiều đi qua, hệ thống đường trong xã, thôn tương đối rộng rãi, phần lớn đã đổ bê tông. Đường quốc lộ nối liền thị xã Sầm Sơn với thành phố Thanh Hóa nên người tham gia giao thông đông, có nhiều xe ô tô đi qua. Đường trong xã, thôn thường xuyên có các loại xe máy, ô tô con, ô tô tải, xe công nông chở vật liệu xây dựng đi qua trẻ em không có nơi vui chơi, giải trí. Đời sống người dân những năm gần đây được nâng lên rõ rệt nhưng mức sống của người dân trong xã rất chênh lệch, nhiều gia đình có mức sống cao nhưng vẫn còn một số gia đình đời sống rất khó khăn do nhiều nguyên nhân, có nhiều học sinh được gia đình rất quan tâm chăm sóc giáo dục nhưng cũng vẫn còn một số gia đình bố mẹ đi làm xa chưa sát sao chăm sóc con em được chu đáo, còn phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường.
Trường Tiểu học Quảng Tâm năm học 2015-2016 có 20 lớp với tổng số có 638 em học sinh. Phần lớn bố mẹ các em làm nông nghiệp, công nhân, thợ xây, thợ mộc, ít có thời gian quan tâm sát sao đến con em. Gia đình các em ở rải rác khắp các thôn trong xã, phần lớn nhà các em cách trường từ 200m đến 1500m, có 35 HS khác xã nhà cách trường từ 1800m đến 2000m. Các em được học 2 buổi/ngày. 70% các em đã biết đi xe đạp nhưng chỉ có 114 em thường xuyên đi xe đạp tới trường hàng ngày do nhà ở xa trường. Có 186 em được gia đình đưa đón bằng xe máy đi học hàng ngày còn lại 338 em thường xuyên đi bộ đến trường. Trường nằm ngay trung tâm xã, cạnh trục đường chính của xã, gần Quốc lộ 47. Qua việc theo dõi, quan sát học sinh ở đầu năm học, kết hợp sự phản ánh của học sinh, phụ huynh, nhân dân cho thấy các em thường vi phạm một số lỗi an toàn giao thông trên đường đi học và ra về như : 
- Không thường xuyên đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
- Đi bộ dàn hàng ngang trên đường, vừa đi vừa nói chuyện, nô đùa, không chú ý quan sát.
- Ngồi trên xe máy một người lớn chở 3 học sinh.
- Chạy đuổi bắt trên đường, đứng tụ tập giữa lòng đường.
- Đi trái đường, rẽ tùy tiện, không quan sát.
- Có 9 em đi xe đạp người lớn.
- Một số em ngồi trên xe đạp vừa đi vừa túm tay nhau trò chuyện, đùa giỡn. Một số em nam phóng nhanh, lạng lách, trêu đùa chèn xe các bạn nữ ...
- Đứng thành đám đông tụ tập trên đường trước cổng trường.
- Vừa đi xe đạp vừa cầm ô to cồng kềnh.
- Đi ngược chiều ở đường Quốc lộ một chiều.
Những biểu hiện trên cho thấy các em chưa có kỹ năng đi đường an toàn. Các em gây khó khăn cho những người đi đường và rất nguy hiểm, dễ gây tai nạn.
Thống kê qua việc kiểm tra, hỏi đáp, làm bài trắc nghiệm về những điều cần biết, kiến thức về an toàn giao thông ở tất cả học sinh trong lớp cho thấy :
- 100% học sinh biết phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy nhưng khi được hỏi vì sao em không đội mũ bảo hiểm thường xuyên khi ngồi trên xe máy, một số em trả lời do quên, do ngại đội mũ,
- 80% học sinh biết cách ngồi trên xe máy an toàn.
- 100% học sinh biết đi bộ phải đi về phía bên phải, sát lề đường, nếu đường phố có vỉa hè thì đi trên vỉa hè. 
- 100% học sinh biết không nô đùa, chơi dưới lòng đường, không đi hàng ba, đi dàn hàng ngang trên đường, không vừa đi xe đạp vừa túm tay nhau, không cầm đồ vật cồng kềnh trên đường vì rất nguy hiểm, dễ gây tai nạn..
- 100% học sinh biết cách ngồi trên xe đạp sao cho an toàn.
- 60% học sinh biết phải đi xe đạp dành cho lứa tuổi thiếu nhi. 
- 100% học sinh biết tín hiệu đèn giao thông.
- 50% học sinh biết phân biệt các biển báo chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm đường bộ.
- 80% học sinh biết cần phải đi đúng luật và cẩn thận để phòng tránh tai nạn.
 - 80% học sinh đã từng chứng kiến tai nạn hoặc hiện trường, hoặc hậu quả của tai nạn giao thông. 
- 100% học sinh biết được những tác hại của tai nạn giao thông.
- 100% học sinh biết được sự nguy hiểm khi không thực hiện đúng các kỹ năng đi đường an toàn.
- 80% các em biết được những việc nên làm để đảm bảo an toàn đường sắt như quan sát cẩn thận khi đi qua đường sắt, mặc áo phao khi đi đường thủy,...
- 90% học sinh biết cách đi an toàn trên các phương tiện công cộng ( xe buýt, trên ô tô, ...)
Như vậy, phần lớn các em đã có những hiểu biết cơ bản về đi bộ, đi xe đạp, ngồi sau xe đạp xe máy,sao cho an toàn nhưng lại không thực hiện được thường xuyên, thờ ơ, xem nhẹ và thực hiện đối phó khi được nhắc nhở, chưa có ý thức tự giác thực hiện nghiêm túc để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Mặt khác nhiều em quên kiến thức về an toàn giao thông đã học theo yêu cầu của bài học an toàn giao thông cấp Tiểu học do các em chưa được tham gia giao thông ở nhiều tuyến đường, chưa ôn tập thường xuyên. Vậy làm thế nào để các em có ý thức tự giác thường xuyên học tập, tìm hiểu Luật giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông, có kỹ năng đi đường an toàn ?
2.3. Những giải pháp :
2.3.1. Lập kế hoạch chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh toàn trường cụ thể theo tuần, tháng, học kỳ và cả năm học:
- Thành lập Ban chỉ đạo TTATGT nhà trường do đồng chí Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng làm trưởng ban , đồng chí Phó hiệu trưởng – CTCĐ và đồng chí Tổng phụ trách Đội làm đồng phó ban, Đồng chí Bí thư Đoàn thanh niên , bảo vệ nhà trường và 20 giáo viên chủ nhiệm là thành viên.Sau khi thành lập ban chỉ đạo đã phân công nhiệm vụ cho các thành viên đặc biệt là phân công cho đồng chí tổng phụ trách Đội tập huấn cho Giáo viên chủ nhiệm và đội cờ đỏ, các phụ trách Sao về các quy định ,nội quy của trường về công tác đảm bảo ATGT và kĩ năng cần thiết khi tham gia giao thông để từ đó tuyên truyền ,vận động ,nhắc nhở học sinh toàn trường chấp hành tốt mọi nội quy nhà trường đề ra. 
- Ban chỉ đạo ATGT nhà trường căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của ngành và tình hình thực tế , điều kiện cụ thể của đơn vị để xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng tuần , tháng và cả năm học, phân công chỉ đạo và trách nhiệm cho từng thành viên, yêu cầu CBGV và học sinh viết cam kết thực hiện. 
- Sau khi nắm được đặc điểm tình hình thực hiện an toàn giao thông của học sinh trong lớp, dựa trên sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và Nhà trường, GV nghiên cứu mục tiêu, chương trình, tài liệu, lên kế hoạch nội dung giáo dục cụ thể từng tuần phù hợp với đối tượng học sinh lồng ghép vào các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ học của buổi học đầu tuần, giờ học ngoại khóa theo kế hoạch của Nhà trường, của Liên đội. Kế hoạch tuần cần rõ ràng từng nội dung, thời gian thực hiện, và có phần điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế
2.3.2.Chỉ đạo giáo viên phân loại học sinh theo đối tượng để có kế hoạch biện pháp giáo dục an toàn giao thông hiệu quả :
- Dựa trên những biểu hiện về vi phạm an toàn giao thông ở HS. GV phân nhóm đối tượng HS, ghi danh sách tên HS, nơi ở, tên bố mẹ, địa chỉ, số điện thoại của người thân : (VD : Nhóm những HS hay đi xe đạp lạng lách, đùa giỡn trêu chọc bạn trên đường, nhóm HS hay đứng tụ tập trước cổng trường, nhóm HS hay quên đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy, nhóm HS đi xe đạp không phù hợp) Từ đó có kế hoạch theo dõi, giáo dục nhắc nhở các em khắc phục những nhược điểm, nâng cao hiểu biết và ý thức thực hiện tốt an toàn giao thông.
2.3.3. Tổ chức cho Giáo viên và học sinh toàn trường viết Bản cam kết thực hiện tốt an toàn giao thông ngay từ đầu năm học:
- Ngay từ đầu năm học, GV yêu cầu và hướng dẫn HS viết Bản cam kết thực hiện tốt an toàn khi tham gia giao thông, yêu cầu các em cam kết từng việc làm cụ thể đặc biệt là những lỗi HS trong lớp hay vi phạmmục đích ( như : Không chạy đùa giỡn trên đường, Đội mũ bảo hiểm thường xuyên và đúng cách khi ngồi trên xe máy, Học tập để hiểu biết các hiệu lệnh giao thông.Mục đích để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người, ) Bản cam kết phải có ý kiến và chữ ký của phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm lớp và được các em trình bày một lần trước lớp (Bản cam kết như phần phụ lục).
2.3.4. Chỉ đạo dạy tốt các giờ học chính khóa và ngoại khóa có nội dung về An toàn giao thông :
- Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên phải xây dựng các giờ học sinh động, hấp dẫn bằng cách :
+ Sử dụng triệt để phương pháp trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục an toàn giao thông : Ngoài các hình ảnh trong tài liệu, giáo viên sưu tầm thêm nhiều hình ảnh từ thực tế cuộc sống phóng to qua đèn chiếu nhắm gây hứng thú chú ý học tập, giúp HS phát hiện được những lỗi vi phạm, những hình ảnh về một số vụ tai nạn giao thông, hậu quả, nhận xét một số tình huống đi đường đúng hay sai, có an toàn không, giải thích vì sao
VD : Bài “Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ” – Tiết 19- Tuần 10 - Môn Khoa học :
GV dùng phương tiện đèn chiếu phóng to các hình ảnh trong đó có người thực hiện đúng luật, có các lỗi 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_duc_an_toan_giao_thong_ch.doc