SKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo Mô hình VNEN ở Trường Tiểu học Thành Tiến, năm học 2016 - 2017

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo Mô hình VNEN ở Trường Tiểu học Thành Tiến, năm học 2016 - 2017

Nghị quyết số 29/NQ- TW, Hội nghị Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI đã xác định nhiệm vụ cần “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Giáo dục tiểu học đã đưa ra nhiều giải pháp và Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (Dự án GPE- VNEN, Global Partnerarhip for Education- Viet Nam Escuela Nueva) là một trong những giải pháp nhằm thực hiện tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với quan điểm cơ bản là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.

Dự án GPE-VNEN là một dự án nhằm xây dựng và nhân rộng kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm giáo dục Việt Nam. Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới các hoạt động sư phạm, đổi mới hệ thống tài liệu dạy học, đổi mới phương pháp học, phương pháp giáo dục học sinh. Đây là mô hình được UNICEP, UNESCO,WB đánh giá cao, thực hiện thành công ở nhiều nước đang phát triển.

Trong dạy học ở tiểu học theo mô hình VNEN, môn học Tự nhiên và Xã hội là môn học giáo dục cho trẻ biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, giáo dục kĩ năng sống, giúp trẻ biết quan sát, nhận xét về các sự vật, hiện tượng xung quanh mình.

Ở lớp 2, môn học Tự nhiên và Xã hội giáo dục cho trẻ biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, ứng xử hợp lý trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật và tai nạn. Ngoài ra, còn phát triển cho trẻ các kỹ năng quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.

Qua quản lý, chỉ đạo chuyên môn nhiều năm, tôi thấy thực tế giảng dạy, chất lượng học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 chưa đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu đã đặt ra. Tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Do đó, tôi mạnh dạn chia sẻ “ Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo Mô hình VNEN ở Trường Tiểu học Thành Tiến, năm học 2016-2017 ”

 

doc 27 trang thuychi01 7140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo Mô hình VNEN ở Trường Tiểu học Thành Tiến, năm học 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, 
CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
 MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 THEO MÔ HÌNH VNEN
 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH TIẾN 
NĂM HỌC 2016-2017
Người thực hiện: Trần Thị Hòa
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Thành Tiến
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý (Mô hình VNEN)
THANH HOÁ, NĂM 2017
Mục lục
Mục lục
Mục
Số trang
Mục lục
1
1. Mở đầu
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
2.3.1. Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt hoạt động “Tạo hứng thú cho học sinh”.
7
2.3.2. Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên tổ chức cho học sinh phân tích, khám phá dựa trên những điều kiện sẵn có tại địa phương.
8
2.3.3. Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên điều chỉnh hướng dẫn học thích hợp giúp học sinh đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả.
13
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT
14
2.3.5. Hướng dẫn giáo viên tổ chức sử dụng đạt hiệu quả cao nhất góc học tập và góc thư viện.
15
2.3.6. Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ hội đồng tự quản, nhóm trưởng.
16
2.3.7. Chỉ đạo giáo viên nghiêm túc, linh hoạt tích hợp dạy học Tự nhiên và Xã hội qua các môn học khác.
17
 2.3.8. Tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức tốt chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục kiến thức tự nhiên và xã hội.
17
2.3.9. Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối hợp với cộng đồng, quan hệ tốt với gia đình học sinh.
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
19
3. Kết luận, kiến nghị
20
- Kết luận
20
- Kiến nghị
20
I. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Nghị quyết số 29/NQ- TW, Hội nghị Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI đã xác định nhiệm vụ cần “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Giáo dục tiểu học đã đưa ra nhiều giải pháp và Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (Dự án GPE- VNEN, Global Partnerarhip for Education- Viet Nam Escuela Nueva) là một trong những giải pháp nhằm thực hiện tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với quan điểm cơ bản là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. 
Dự án GPE-VNEN là một dự án nhằm xây dựng và nhân rộng kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm giáo dục Việt Nam. Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới các hoạt động sư phạm, đổi mới hệ thống tài liệu dạy học, đổi mới phương pháp học, phương pháp giáo dục học sinh. Đây là mô hình được UNICEP, UNESCO,WB đánh giá cao, thực hiện thành công ở nhiều nước đang phát triển. 
Trong dạy học ở tiểu học theo mô hình VNEN, môn học Tự nhiên và Xã hội là môn học giáo dục cho trẻ biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, giáo dục kĩ năng sống, giúp trẻ biết quan sát, nhận xét về các sự vật, hiện tượng xung quanh mình. 
Ở lớp 2, môn học Tự nhiên và Xã hội giáo dục cho trẻ biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, ứng xử hợp lý trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật và tai nạn. Ngoài ra, còn phát triển cho trẻ các kỹ năng quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
Qua quản lý, chỉ đạo chuyên môn nhiều năm, tôi thấy thực tế giảng dạy, chất lượng học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 chưa đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu đã đặt ra. Tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Do đó, tôi mạnh dạn chia sẻ “ Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo Mô hình VNEN ở Trường Tiểu học Thành Tiến, năm học 2016-2017 ”
Mục đích nghiên cứu.
- Đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 tại Trường Tiểu học Thành Tiến.
- Góp phần cùng với đồng nghiệp tìm ra phương pháp giảng dạy mới, sáng tạo, phù hợp với địa phương xã Thành Tiến.
- Nhằm trau dồi và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội khối lớp 2. Nghiên cứu, tổng kết các biện pháp, giải pháp để dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 phù hợp với học sinh địa phương nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Trường Tiểu học Thành Tiến năm học 2016-2017.
Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thuyết trình, tranh luận.
-Phương pháp điều tra khảo sát điều tra thực tế, thu thập thông tin.
-Phương pháp phân tích.
-Phương pháp so sánh, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục tiêu môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3 là:
* Có một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
- Con người và sức khỏe (Cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn)
- Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
* Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng:
- Tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, ứng xử hợp lí trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật và tai nạn;
- Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự niên và xã hội.
* Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi:
- Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.[1]
 Mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 nhằm giúp học sinh: 
- Nắm được kiến thức về con người và sức khỏe bao gồm: Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ, sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể; nêu được tên các vùng xương chính của bộ xương, tên các vùng cơ chính; nêu được tên và chức năng chính của từng bộ phận thuộc cơ quan tiêu hóa; Nói được sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày và ruột non, ruột già; biết được tập thể dục hằng ngày, lao động và ăn uống đầy đủ sẽ giúp hệ cơ và xương phát triển tốt; nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hóa, giữ vệ sinh ăn uống
- Nắm được kiến thức về xã hội bao gồm: Kể được một số công việc nhà của các thành viên trong gia đình; biết được các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẻ công việc nhà; Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà; nói được tên, địa chỉ và kể được một số cơ sở vật chất của nhà trường; nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường, một số nét về cảnh quan thiên nhiên và nghề nghiệp chính của người dân nơi học sinh ở; kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông; nhận biết được một số biển báo giao thông.
- Nắm được kiến thức về tự nhiên bao gồm: Nêu được tên và ích lợi của một số thực vật sống trên cạn dưới nước; nêu được tên, ích lợi hoặc tác hại của một số động vật trên cạn, dưới nước đối với con người; nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm; nói được 4 phương chính và kể được phương mặt trời mọc và lặn.
- Rèn được một số kĩ năng bao gồm: quan sát và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động, tiêu hóa trên tranh vẽ hoặc mô hình; biết đi đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác hợp lí để phòng tránh cong vẹo cột sống; biết cách phòng tránh bệnh giun; biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp; thực hiện một số hoạt động giữ trường lớp sạch đẹp; biết cách phòng tránh ngã khi ở trường; thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông; quan sát và nêu nhận xét bầu trời ban ngày và ban đêm; biết tìm phương hướng bằng mặt trời.
Theo tài liệu tập huấn dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam có nêu rõ:
- Giảng dạy theo mô hình VNEN cần thực hiện theo 5 bước giảng dạy, đó là:
+ Tạo hứng thú
+ Trải nghiệm
+ Phân tích- khám phá- rút ra bài học
+ Thực hành, củng cố
+ Ứng dụng
- Các phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội được sử dụng phổ biến như: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, đóng vai, thực hành,... Nhưng ở đây, giáo viên đóng vai trò “ ẩn” vì các hoạt động học tập chủ yếu diễn ra giữa học sinh với học sinh. Với các hoạt động hướng dẫn rất cụ thể trong Hướng dẫn học, từng học sinh đọc và có thể hiểu được mình cần phải làm gì, làm việc cá nhân, theo nhóm hay theo cặp. Công việc của giáo viên chủ yếu là theo dõi và trợ giúp khi các em học sinh có nhu cầu. 
- Điều quan trọng nhất là giáo viên cũng cần bao quát lớp để xem các em có hiểu được những chỉ dẫn trong tài liệu không, có thực hiện theo đúng những yêu cầu trong tài liệu hướng dẫn không, cần trợ giúp gì (Làm rõ chỉ dẫn, hướng dẫn cách làm, giải thích thông tin hay cung cấp phương tiện/ đồ dùng học tập,...). Nếu cần phương tiện/ đồ dùng gì thì giáo viên phải kiểm tra xem phương tiện/ đồ dùng đó có được trang bị trong góc học tập của lớp học không. Nếu thiếu, giáo viên cần chuẩn bị trước khi giờ học bắt đầu.
- Các hoạt động học tập trong hướng dẫn học được biên soạn trên quan điểm học tập tương tác. Đó là sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với gia đình, cộng đồng, giữa học sinh với các phương tiện dạy học trong góc học tập của lớp học, hay môi trường xung quanh và giữa học sinh với chính hướng dẫn học.... [2]
Các bài học trong tài liệu hướng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội( Sách thử nghiệm) theo Dự án mô hình trường học mới Việt Nam được trình bày theo cấu trúc chung như sau :
* Tên bài
* Mục tiêu
* A. Hoạt động cơ bản (Học sinh được trải nghiệm, tìm tòi, phân tích, khám phá phát hiện kiến thức mới)
* B. Hoạt động thực hành (Học sinh thực hành các bài tập, trò chơi..)
* C. Hoạt động ứng dụng (Học sinh được chia sẻ với gia đình, cộng đồng)
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Là xã miền núi nằm ở phía Đông Nam huyện Thạch Thành, Thành Tiến cách trung tâm huyện 3km, gồm 2 dân tộc Kinh và Mường sinh sống trên 7 thôn. Trong đó người dân tộc Mường chiếm hơn một nửa dân số. Kinh tế chủ yếu của người dân địa phương là sản xuất nông nghiệp nên phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Số hộ nghèo nhiều, trình độ dân trí thấp nên sự phát triển giáo dục còn chậm.
Trường Tiểu học Thành Tiến là trường nằm ở vùng ven của huyện Thạch Thành được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 lần đầu năm 2011 và công nhận lại năm 2016. Trường tham gia dự án VNEN từ năm học 2012-2013. Tới nay, toàn trường có 8 lớp đang thực hiện dạy học theo mô hình này.
Được sự quan tâm của nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và lãnh đạo phòng giáo dục nên nhà trường có cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo cho dạy học. Hiện nay, nhà trường có đủ các phòng học kiên cố, các phòng chức năng. Các phòng học có hệ thống cửa sổ, điện sáng đảm bảo cho việc học tập của học sinh; bàn ghế đủ chỗ ngồi và đúng quy cách, đạt chuẩn.
Năm học 2016-2017, trường có 10 lớp với tổng 268 học sinh (6 học sinh khuyết tật) chia thành 10 lớp. Trong đó, có tới 93,2% học sinh là con nhà nông nghiệp và có 55,9% là dân tộc thiểu số. Có khoảng 46% học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà hoặc anh em. 
Khối lớp 2 có 2 lớp, gồm 49 học sinh, tham gia học 2 buổi/ngày đạt tỉ lệ 100%. Học sinh khối 2 đều là con các gia đình nông nghiệp. Các em đa phần ngoan, chăm học. 
Về phía đội ngũ, nhà trường có tổng số cán bộ, giáo viên là 20 đồng chí, trong đó có 16 đồng chí có trình độ từ cao đẳng trở lên luôn năng động, nhiệt tình, chuyên môn vững vàng. Nhiều đồng chí đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp. Đây là một yếu tố quan trọng giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục. Giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội khối 2 gồm có 2 đồng chí là đồng chí Lưu Thị Hạnh và đồng chí Bùi Thị Huyên.
Trong năm học 2015- 2016, qua dự giờ, kiểm tra kế hoạch dạy học, đăng ký giảng dạy, nhật ký bài dạy của giáo viên, tôi thấy giáo viên chủ yếu chỉ dùng kênh hình trong sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học. Trong khi đó, không phải kênh hình nào cũng chính xác và phù hợp với địa phương. Một phần lớn số bài học trong môn Tự nhiên và Xã hội giáo viên chưa có sự đầu tư cho phù hợp với địa phương dẫn đến giờ học còn nặng nề, học sinh khó áp dụng vào thực tế cuộc sống.
Tuy nhiên, khi tổ chức dạy học trên lớp nhiều giáo viên còn phụ thuộc hoàn toàn vào kênh hình trong sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học, chưa có sự sáng tạo, đổi mới trong việc khai thác kênh hình để phù hợp với học sinh ở địa phương. Tôi nhận thấy, lí do dẫn đến hiệu quả của công tác này chưa được như mong muốn là do:
+ Giáo viên chưa hiểu hết về tác dụng của vật thật khi tổ chức quan sát.
+ Giáo viên còn lúng túng khi tổ chức cho học sinh làm việc trên đồ dùng nên dẫn đến tâm lý tránh né, ngại sử dụng.
+ Giáo viên chưa có sự đầu tư cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học trong các tiết dạy Tự nhiên và Xã hội. Vì để chuẩn bị đồ dùng cho học sinh quan sát cho phù hợp thực tế thì phải chuẩn bị rất công phu nhưng thời gian của giáo viên hạn hẹp do phải tham gia dạy 2 buổi/ngày.
+ Một số ít giáo viên có thay đổi kênh hình cho phù hợp với địa phương song chỉ sử dụng ở một số bài, chưa áp dụng thường xuyên.
Kết quả thống kê sau khi dự giờ, kiểm tra kế hoạch dạy học, đăng ký giảng dạy, nhật ký bài dạy của giáo viên như sau (Với những bài có thể thay đổi hình ảnh để cho sát thực với địa phương):
Môn
Số
giáo viên được kiểm tra
GV dùng toàn bộ kênh hình trong SGK, không có sự thay đổi cho phù hợp địa phương.
GV khi sử dụng kênh hình trong SGK, có sự thay đổi cho phù hợp địa phương.
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
Toán
6
1
16,7%
5
83,3%
Tiếng Việt
6
2
33,4%
4
66,6%
Tự nhiên và Xã hội
6
6
100%
0
0
Kết quả thống kê về chất lượng học tập môn Tự nhiên và Xã hội khối lớp 1năm học 2015-2016 ( Hiện nay là khối lớp 2 của năm học 2016-2017) như sau:
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1A
26
4
15,4%
21
80,8%
1
3,8%
1B
26
5
19,2%
20
77%
1
3,8%
Nhận thức được thực trạng nhà trường như vậy, tôi đã tiến hành các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trên cả hai phương diện: tổ chức bồi dưỡng giáo viên về phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo mô hình VNEN và tăng cường kiểm tra, hỗ trợ giáo viên trong các tiết dạy học Tự nhiên và Xã hội.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt hoạt động “Tạo hứng thú cho học sinh”.
Bước tạo hứng thú diễn ra đầu tiết học, nếu giáo viên tổ chức tốt sẽ kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về bài học. Học sinh sẽ hứng khởi và cảm thấy vấn đề nêu lên gần gũi với chính các em.
Giáo viên có thể đưa ra hệ thống câu hỏi, câu đố vui, kể lại một mẩu chuyện, đặt một tình huống, tổ chức trò chơi, hát, xem đoạn phim ngắn..... để tạo cho lớp học không khí vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.
Khi tổ chức trò chơi tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên cần lưu ý trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, có thời gian tổ chức hợp lý, phù hợp với đặc điểm học sinh. Tất cả học sinh tham gia chơi phải nắm được cách chơi, luật chơi. Giáo viên cũng không nên tổ chức mãi một trò chơi, cần thay đổi sao cho linh hoạt, hấp dẫn đối với các em. Cần tránh phạt học sinh chơi thua bằng những hình phạt nặng nề, nên phạt bằng những hình thức nhẹ nhàng như hát, đọc thơ, ...
Ví dụ khởi động cho bài 4 (tiết 2): Ăn uống thế nào để cơ thể khỏe mạnh? tổ chức “trò chơi đi chợ” như sau: 
+ Học sinh các nhóm quan sát tranh các món ăn bày bán ở “cửa hàng”
+ Lựa chọn, viết vào bảng nhóm tên các loại thức ăn, đồ uống cho 3 bữa ăn trong ngày.
Đối với bài 9( tiết 2) tổ chức trò chơi “ Thi làm hoa đẹp” như sau: 
+ Các nhóm lấy từ giá đựng đồ dùng của nhóm 2 bông hoa 5 cánh có ghi rõ chữ “ Nên làm” và “ Không nên làm” và các cánh hoa có gắn thẻ chữ như sau: “ đi lại nhẹ nhàng”; “ trèo cây”, “ ngắt hoa”, “ bảo vệ cây”, “chạy ở cầu thang”, “không viết lên bàn”, “ không dẫm vào gốc cây”, “ đuổi bạn”, “ vứt rác ra sân trường”, “tập thể dục ở sân trường”
+ Ghép cánh hoa có thẻ chữ vào bông hoa cho phù hợp.
+ Trưng bày sản phẩm vào góc học tập để thầy, cô đánh giá (nhóm nào làm hoa đúng và đẹp nhất sẽ thắng cuộc). 
Đối với bài 2 (tiết 2) Làm gì để xương và cơ phát triển? Giáo viên tổ chức trò chơi “ Ai khéo hơn?” như sau: Học sinh xếp hàng thành vòng tròn quanh nhóm. Mỗi em đội trên đầu một quyển Tài liệu Hướng dẫn học Tự nhiên và Xã hội. Các hàng cùng đi quanh nhóm rồi về chỗ nhưng phải đi thật thẳng người, giữ đầu và cổ thẳng sao cho quyển sách trên đầu không bị rơi xuống. Sau khi chơi, giáo viên cho học sinh nhận xét khi nào thì sách trên đầu bị rơi xuống (khi tư thế đầu, cổ hoặc mình không thẳng) và khen ngợi những em giữ được sách không rơi xuống. 
Tổ chức cho học sinh hát đầu tiết để khởi động cũng là cách để giúp các em vui vẻ, hứng khởi tiếp cận chủ đề bài học một cách tự nhiên và thích thú. Lưu ý khi chọn các bài hát khởi động phải là các bài hát mà các em đã biết. Giáo viên nên trao đổi trước với hội đồng tự quản về việc tập lại bài hát trong lớp, nhóm để giúp học sinh nhớ lại bài hát. Bài hát phải có nội dung liên quan đến chủ đề bài học. 
Ví dụ khởi động cho bài 5: Vì sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ ? tổ chức cho học sinh hát bài “Thật đáng chê!” 
Tạo hứng thú cho học sinh đầu tiết học có thể còn bằng tình huống nhỏ. Việc giáo viên đưa ra tình huống nhỏ sẽ giúp cho học sinh được suy nghĩ, trải nghiệm, đặt bản thân vào tình huống để tìm cách giải quyết. Lưu ý khi đưa tình huống cần không quá dài, có nội dung thực tế với học sinh, không nên đưa tình huống quá khó sẽ làm học sinh chán nản ngay từ đầu tiết. 
Ví dụ, đối với phần khởi động cho bài 3: Thức ăn được tiêu hóa như thế nào? Giáo viên phát cho học sinh mỗi em một mẩu bánh nhỏ, cho học sinh ăn. Sau khi ăn xong, giáo viên hỏi: khi các em ăn, thức ăn đi đâu?[3]
Hay ví dụ đối với bài 8: Trường học của chúng em, giáo viên tổ chức cho học sinh trải nghiệm qua tình huống nhỏ: Bây giờ có một khách đến tham quan trường ta, bác muốn em dẫn đi giới thiệu trường, em sẽ dẫn bác đến những đâu, giới thiệu với bác những gì? 
Ngoài ra, hệ thống câu hỏi giáo viên sử dụng đầu tiết học cũng giúp học sinh nhớ lại các kiến thức cũ, các kiến thức thực tế, .... Hệ thống câu hỏi đầu tiết học cần được biên soạn có nội dung ngắn gọn, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu, bám vào kiến thức của học sinh. Khi đưa câu hỏi, giọng nói của giáo viên phải đủ to để cả lớp nghe thấy. Tuy nhiên, cần tránh đưa ra hệ thống câu hỏi vụn vặt, không có chất lượng. 
Ví dụ khởi động cho bài 4 (tiết 1): Ăn uống thế nào để cơ thể khỏe mạnh? Giáo viên tổ chức hỏi hệ thống câu hỏi sau:
- Buổi sáng hôm nay, em ăn gì?
- Em ăn sáng ở đâu?
- Em ăn sáng cùng với ai?
- Theo em, những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bày bán ở các quán trước cổng trường chúng ta có nên ăn không?
Câu đố vui cũng có tác dụng rất lớn trong việc tạo hứng thú cho học sinh đầu tiết học. Việt Nam có kho tàng câu đố dân gian vô cùng to lớn, sinh động, diễn tả các sự vật, hiện tượng với hình thức phong phú và hấp dẫn. Bằng việc chỉ ra những đặc điểm nổi bật của một sự vật hiện tượng, các em có thể phân tích, phán đoán, liên tưởng về nó. Vì thế, khi dạy các bài về sự vật, hiện tượng, giáo viên có thể sử dụng các câu đố vui để tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu về sự vật, hiện tượng đó. 
Ví dụ khởi động bài 14 (tiết 2): Bầu trời ban ngày và ban đêm, giáo viên tổ chức đố vui về mặt trời như sau:
“Sáng , chiều gương mặt hiền hòa
Giữa trưa thì thật chói lòa gắt gay
Dậy đằng Đông, ngủ đằng Tây
Hôm nào đi vắng trời mây tối mù.
 Là gì?” [4]. 
Đối với những bài theo chủ đề động vật, phần khởi động nên sử dụng trình chiếu các đoạn video về các con vật sẽ đem lại hiệu quả cao. Với điều kiện thực tế tại trườn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_chuyen_mon_nham_nang_cao_chat.doc