SKKN Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học

Công nghệ tin học là một lĩnh vực đột phá có vai trò lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, phương thức dạy - học nhất là khi nền giáo dục của nước ta bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của công nghệ thông tin. Để đạt được mục tiêu đó, trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT vào dạy - học đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các trường học, cấp học.

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã xuất hiện nhiều phương tiện dạy học trực quan trong đó phương tiện nghe - nhìn chiếm một vị trí rất quan trọng. Vì vậy chúng ta cần phải thấy được những ưu điểm của việc ứng dụng CNTT vào dạy - học để phát huy được những điểm mạnh của nó Đây cũng chính là nền tảng để kích thích sự hứng thú học tập của các em, từ đó các em sẽ chủ động và sáng tạo hơn trong học tập. Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao.

Nếu trước kia trong hệ thống giáo dục truyền thống người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, giáo viên thường là nguồn tài liệu duy nhất cho học sinh học tập, “thầy đọc, trò chép”, thầy là người cung cấp thông tin và trò là người tiếp nhận và học sinh phải đến trường để học.Thì ngày nay trong hệ thống giáo dục hiện đại, giáo viên đã phải dần dần trở thành người hướng dẫn học sinh biết dùng máy tính và Internet để tự tìm nội dung, hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động, giáo viên đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi và tháo gỡ khó khăn cho học sinh, giúp học sinh xây dựng tư duy.

 

doc 24 trang thuychi01 6774
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC 
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
 Người thực hiện: Mai Thị Oanh
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Phú - Thọ Xuân
 SKKN thuộc lĩnh vực: Tin
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LUC
Trang
1 . MỞ ĐẦU
2
1.1 Lý do chọn đề tài
2
1.2 Mục đích nghiên cứu
3
1.3 Đối tượng nghiên cứu
3
1. 4 nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
3
2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4
2.2.1 Thực trạng 
4
2.2.2 Kết quả khảo sát 
6
2.3 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
6
Biện pháp 1: Thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện; giao chỉ tiêu cụ thể đến từng giáo viên nhằm đáp ứng tốt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.
6
Biện pháp 2:Nâng cao nhận thức về tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường: 
7
Biện pháp 3: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn; Tập huấn công nghệ thông tin; Tổ chức dạy mẫu một số tiết cho giáo viên với chủ đề: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy”. 
8
Biện pháp 4: Trang bị cho giáo viên về chức năng, vai trò của giáo án điện tử: 
9
Biện pháp 5: Giúp giáo viên nắm vững vai trò và cách khai thác tư liệu qua Intenet:
13
Biện pháp 6: Đổi mới cách đánh giá giờ dạy của giáo viên;Tổng kết đánh giá, xếp loại thi đua đối với giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.
16
2.4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Đề xuất , kiến nghị
18
1. MỞ ĐẦU:
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 	Công nghệ tin học là một lĩnh vực đột phá có vai trò lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, phương thức dạy - học nhất là khi nền giáo dục của nước ta bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của công nghệ thông tin. Để đạt được mục tiêu đó, trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT vào dạy - học đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các trường học, cấp học.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã xuất hiện nhiều phương tiện dạy học trực quan trong đó phương tiện nghe - nhìn chiếm một vị trí rất quan trọng. Vì vậy chúng ta cần phải thấy được những ưu điểm của việc ứng dụng CNTT vào dạy - học  để phát huy được những điểm mạnh của nó Đây cũng chính là nền tảng để kích thích sự hứng thú học tập của các em, từ đó các em sẽ chủ động và sáng tạo hơn trong học tập. Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao.
Nếu trước kia trong hệ thống giáo dục truyền thống người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, giáo viên thường là nguồn tài liệu duy nhất cho học sinh học tập, “thầy đọc, trò chép”, thầy là người cung cấp thông tin và trò là người tiếp nhận và học sinh phải đến trường để học.Thì ngày nay trong hệ thống giáo dục hiện đại, giáo viên đã phải dần dần trở thành người hướng dẫn học sinh biết dùng máy tính và Internet để tự tìm nội dung, hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động, giáo viên đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi và tháo gỡ khó khăn cho học sinh, giúp học sinh xây dựng tư duy. 
 	Thực hiện yêu cầu của Bộ giáo dục, toàn bộ hệ thống giáo dục nói chung, các nhà trường tiểu học nói riêng đều tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí và dạy học. 
 	Tuy nhiên trong những năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy của giáo viên cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, một bộ phận giáo viên khả năng, kiến thức tin học hạn chế, một bộ phận chưa hiểu hết ý nghĩa, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp day học. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà quản lí là làm thế nào để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong quá trình giảng dạy? 
Bản thân tôi thấy rằng đây là một vấn đề cấp thiết. Vì vậy tôi dã đã tìm tòi, nghiên cứu mạnh dạn đề xuất "Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học". 
Với đề tài này, tôi trải nghiệm trong 3 năm học: 2014-2015; 2015- 2016;
2016 - 2017 và chỉ đi sâu nghiên cứu một góc nhỏ trong công tác chỉ đạo nhằm
nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công tin trong dạy học ở trường Tiểu học Xuân Phú, huyện Thọ Xuân. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài hoàn chỉnh và áp dụng hiệu trong các nhà trường.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua việc nghiên cứu để rút ra các biện pháp chỉ đạo giúp giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy, để đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu, tổng kết một số vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Tiểu học.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Khi thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp dạy học sau:  
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
 - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
 - Phương pháp phỏng vấn.
 - Phương pháp thống kê.
       - Phương pháp phân tích tổng hợp.
 - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm 
 2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Ứng dụng công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước, tạo khả năng thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, đã và đang tạo đà cho những thay đổi cơ bản trong công tác quản lý và giảng dạy ở tất cả các cấp học.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý giáo dục Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và giảng dạy theo hướng người học có thể học qua nhiều nguồn học liệu; hướng dẫn cho người học biết tự khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong tiết giảng.
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Các hình thức dạy học như dạy học tập thể lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. 
Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Công nghệ thông tin phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục mầm non cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh hứng thú tham gia bài học hơn trong môi trường học tập. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú của học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, khuyến khích học sinh tự rèn luyện bản thân mình. Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là: Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh vedeo, camera với âm thanh, văn bản,  được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan. Học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu. Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới. 
Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. 
2.2 THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY.
2.2.1 Thực trạng: 
 Trường tiểu học Xuân Phú đã được trang bị phòng máy tính, tuy nhiên chỉ nhằm mục đích cho học sinh thực hành giải toán trên mạng hoặc ứng dụng trong công tác lưu trữ, quản lí hồ sơ nhân sự hay trợ giúp việc thi. Như vậy, có thể thấy chúng ta đã bỏ phí rất nhiều tiềm năng của máy tính, chưa khai thác hết những ứng dụng to lớn mà CNTT mà một trong những ứng dụng đó là sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy cho các phân môn như Toán, Tiếng Việt mà đặc biệt là Tự
Nhiên Xã Hội lớp 1,2,3; Khoa – Sử -Địa lớp 4,5. Thực tế đối với giáo viên:
* Kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh, ngại khó. Phần  lớn các giáo viên ngại sử dụng bài giảng có ứng dụng CNTT vì nghĩ rằng sẽ tốn thời gian chuẩn bị. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động bằng các slide trong các giờ học là một điều mà các giáo vên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị, đó là điều mà các giáo viên thường hay tránh.
- Năm học 2014-2015 nhà trường có 26 giáo viên trong đó có: Đa số giáo viên soạn bài bằng máy tính nhưng số biết căn chỉnh trình bày đẹp: 8 đồng chí, số giáo viên dạy được giáo án điện tử là 8 đồng chí, số giáo viên sử dụng intenet là: 4 đồng chí. 
- Năm học 205-2016 nhà trường có 27 giáo viên trong đó có: 100% giáo viên soạn bài bằng máy tính nhưng số biết căn chỉnh trình bày đẹp: 13 đồng chí, số giáo viên dạy được giáo án điện tử là 10 đồng chí, số giáo viên sử dụng intenet là: 7 đồng chí.
Mặt khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uỷ quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá trong suy nghĩ của một bộ phận giáo viên.Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
* Một bộ phận giáo viên quan niệm sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy chỉ là trình chiếu những hình ảnh, video, bảng biểu, kí tự người học “thưởng thức” những thông tin đó một cách thụ động mà không có sự gợi ý hướng khai thác các kiến thức, hình thành các kĩ năng khai thác kênh hình, tạo tình huống có vấn đề cho người học. Giáo viên chưa hiểu hết, chưa nghiên cứu kĩ mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ thông tin là nhằm đổi mới phương pháp dạy học.
* Nhiều tiết dạy sử dụng công nghệ lại quá lạm dụng: Trong thực tế soạn một giáo án điện tử theo đúng nghĩa cực kì gian nan và không phải bài nào cũng có thể sử dụng giáo án điện tử, chúng ta cần phải biết chọn lọc các bài có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả, nó chỉ phù hợp với một số bài. Việc lạm dụng nó đã dẫn đến hậu quả làm giảm chất lượng giảng dạy, không đạt được mục tiêu bài học còn làm lãng phí thời gian, tiền của, công sức. Một số tiết dạy, dùng công nghệ thông tin để trình chiếu quá nhiều hình ảnh, cung cấp nhiều thông tin không cần thiết, học sinh không thể tiếp nhận hết. 
* Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin đôi khi
còn lúng túng,chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector,  còn thiếu và chưa đồng bộ và nhiều giáo viên chưa được hướng dẫn sử dụng nên chưa thể chủ động trong giảng dạy. 
* Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền.Công tác đào tạo, Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả . Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi thực sự cần thiết như: dạy dự giờ thao giảng, chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏiTình trạng này cũng phổ biến trong các trường tiểu học hiện nay.
2.2.2 Kết quả khảo sát giờ dạy của giáo viên trong hai năm như sau: 
Năm học
Số tiết TGiảng
ơ
Giỏi
Khá
Số tiết ƯDCNTT
Giỏi
Khá
2014-2015
60
36(60,0%)
14
20
18(90%)
2
2015-2016
81
52(64,1%)
23
32
30(93,8%)
2
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số tiết ứng dụng công nghệ thông tin tỷ lệ giờ giỏi cao hơn. 
2.3. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như
dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong
môi trường công nghệ thông tin và truyền thông.
Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. Vậy làm thế nào để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong công tác giảng dạy? Biện pháp cần thực hiện là gì?
 Biện pháp 1: Thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện; giao chỉ tiêu cụ thể đến từng giáo viên nhằm đáp ứng tốt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.
- Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban chỉ đạo. Trong đó đồng chí Phó HT phụ trách chuyên môn làm Trưởng ban.
- Ban chỉ đạo rà soát, đánh giá tình hình sử dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp. Tổ chức từng bước
thực hiện có hiệu quả kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường: 
+ Động viên khích lệ, tạo điều kiện hỗ trợ nhau để mỗi cán bộ giáo có máy tính tại nhà. 
+ Khuyến khích tất cả giáo viên soạn bài, làm hồ sơ, báo cáo trên máy tính. 
+ Nhà trường kết nối mạng ở tất cả các phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi giáo viên học tập, khai thác tư liệu qua mạng. 
+ Động viên mọi giáo viên kết nối mạng tại nhà. 
+ Khuyến khích giáo viên thao giảng bằng giáo án điện tử. Cộng điểm thi đua cho những giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin. 
 - Tổ chức cho giáo viên đăng kí thực hiện kế hoạch, giao chỉ tiêu cụ thể đến từng giáo viên. 
+ Năm học 2014-2015 , 2015-2016 trường có một số giáo viên dạy được
giáo án điện tử và biết truy cấp intenet, nhà trường cộng điểm thi đua cho những giáo viên ứng dụng được công nghệ. 
+ Năm học 2016- 2017, trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm, nhà trường giao chỉ tiêu cho tất cả giáo viên trong trường phải biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Trong đợt thao giảng giáo viên giỏi trường (mỗi Giáo viên 2 tiết, có ít nhất 1 tiết dạy bằng giáo án điện tử), 100% giáo viên phải dạy bằng giáo án điện tử, (nếu bài dạy đó phù hợp). Nếu giáo viên nào gặp khó khăn, đề xuất nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ, người biết dạy cho người chưa biết. Chỉ tiêu này được toàn thể cán bộ giáo viên đồng thuận và mỗi giáo viên tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập.
 Biện pháp 2:Nâng cao nhận thức về tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường: 
- Thực tế những năm trước đây, đại bộ phận giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiểu học nhận thức về tin học rất hạn chế, họ cho rằng máy tính chỉ như là một cái máy đánh chữ, giúp giáo viên soạn bài, có cũng được, không có thì viết bằng tay, họ chưa thể hình dung được máy vi tính có vai trò và tác dụng như thế nào, đặc biệt là đối với quá trình dạy và học. 
- Intenet là một cái gì đó rất xa lạ... đại bộ phận giáo viên của nhà trường không biết sử dụng và khai thác intenet.Vì vậy họ cũng chẳng biết Intenet có vai trò quan trọng như thế nào. Năm học 2010-2011, trường có 3 giáo viên tham gia giáo viên giỏi huyện, dạy bằng giáo án điện tử, nhưng bài giảng đều do giám hiệu sưu tầm, soạn, chỉnh sửa, giáo viên chỉ là người trình chiếu, sử dụng. 
- Trong những năm học gần đây, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục, của Sở Giáo dục và Đào tạoThanh Hóa về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp Tiểu học trong đó có yêu cầu: "Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí". Thông qua các văn bản, nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện, triển khai đầy đủ kế hoạch đến cán bộ giáo viên để mọi cán bộ giáo viên thấy được, ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi cán bộ giáo viên chứ không phải ai biết, ai thích thì làm. Vì vậy trong năm học 2016-2017, nhận thức của cán bộ giáo viên đã thay đổi rõ rệt, mỗi cá nhân đều có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ tin học và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy, cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì vậy trong năm học này nhà trường đã có 100% cán bộ giáo viên biết sử dụng intenet và dạy bằng giáo án điện tử. 
 Biện pháp 3: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn; Tập huấn công nghệ thông tin; Tổ chức dạy mẫu một số tiết cho giáo viên với chủ đề: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy”.
* Sau khi cho giáo viên đăng kí, nhất trí với chỉ tiêu giao, nhà trường tổ chức cho toàn thể giáo viên hội thảo chuyên đề: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy”. Mỗi giáo viên chuẩn bị ý kiến của cá nhân về: 
- Xác định vai trò, tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học.
- Những thuận lợi của cá nhân trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.
- Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, tồn tại trong qu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_d.doc