SKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy - Học môn Toán khối 4 trong nhà trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy - Học môn Toán khối 4 trong nhà trường Tiểu học

 Như chúng ta đã biết, mục đích của quá trình dạy học ở bậc Tiểu học là nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội. Nhằm giúp học sinh từng bước hình thành nhân cách, từ đó trang bị cho học sinh các phương pháp ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Mục tiêu đó được thực hiện thông qua việc dạy học các môn và thực hiện theo định hướng yêu cầu giáo dục, nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trẻ tiếp tục học ở bậc Trung học hay cho công việc lao động của trẻ sau này.

 Trong các môn học, môn Toán là một môn học độc lập có vị trí hết sức quan trọng bởi vì :

 - Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực.

 - Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh. Những thao tác tư duy có thể rèn luyện cho học sinh qua môn Toán bao gồm phân tích tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hóa, trìu tượng hóa, cụ thể hoá, đặc biệt hóa. Các phẩm chất trí tuệ có thể rèn luyện cho học sinh bao gồm: tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn, tính sáng tạo.

 - Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc trung học

 Xuất phát từ vị trí quan trọng của môn Toán, qua thực tế giảng dạy, chỉ đạo chuyên môn trong nhiều năm, tôi thấy mặc dù chất lượng dạy học của nhà trường nói chung và môn toán nói riêng trong những năm gần đây đã được nâng lên đáng kể và luôn được đứng vào trong tốp đầu của huyện nhà. Song thực tế cho thấy chất lượng môn Toán hàng năm của khối 4 vẫn chưa đạt như mong muốn, qua các bài kiểm tra định kì, tỷ lệ học sinh trung bình còn cao, đặc biệt tỷ lệ học sinh điểm dưới 5 cao hơn so với các khối khác trong trường. Đó là điều tôi thường băn khoăn, trăn trở, làm thế nào để các em nâng được chất lượng học tập môn toán lớp 4?

 Là người quản lý phụ trách chuyên môn trong nhà trường, nhiều năm qua, tôi luôn suy nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp chỉ đạo công tác dạy – học trong nhà trường nói chung và đặc biệt là môn toán lớp 4 nói riêng góp phần nâng cao chất lượng dạy - học chung của nhà trường. Vì vậy năm học này, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn Toán khối 4 trong nhà trường Tiểu học” nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển giáo dục của đơn vị trong những năm tới.

 

doc 25 trang thuychi01 8485
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy - Học môn Toán khối 4 trong nhà trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN
 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC
 MÔN TOÁN LỚP 4
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hường
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Bái
 SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Toán 
 THANH HÓA NĂM 2016
A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	 Như chúng ta đã biết, mục đích của quá trình dạy học ở bậc Tiểu học là nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội. Nhằm giúp học sinh từng bước hình thành nhân cách, từ đó trang bị cho học sinh các phương pháp ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Mục tiêu đó được thực hiện thông qua việc dạy học các môn và thực hiện theo định hướng yêu cầu giáo dục, nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trẻ tiếp tục học ở bậc Trung học hay cho công việc lao động của trẻ sau này. 
	Trong các môn học, môn Toán là một môn học độc lập có vị trí hết sức quan trọng bởi vì : 
 - Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. 
 - Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh. Những thao tác tư duy có thể rèn luyện cho học sinh qua môn Toán bao gồm phân tích tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hóa, trìu tượng hóa, cụ thể hoá, đặc biệt hóa. Các phẩm chất trí tuệ có thể rèn luyện cho học sinh bao gồm: tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn, tính sáng tạo. 
 - Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc trung học 
	Xuất phát từ vị trí quan trọng của môn Toán, qua thực tế giảng dạy, chỉ đạo chuyên môn trong nhiều năm, tôi thấy mặc dù chất lượng dạy học của nhà trường nói chung và môn toán nói riêng trong những năm gần đây đã được nâng lên đáng kể và luôn được đứng vào trong tốp đầu của huyện nhà. Song thực tế cho thấy chất lượng môn Toán hàng năm của khối 4 vẫn chưa đạt như mong muốn, qua các bài kiểm tra định kì, tỷ lệ học sinh trung bình còn cao, đặc biệt tỷ lệ học sinh điểm dưới 5 cao hơn so với các khối khác trong trường. Đó là điều tôi thường băn khoăn, trăn trở, làm thế nào để các em nâng được chất lượng học tập môn toán lớp 4?
 Là người quản lý phụ trách chuyên môn trong nhà trường, nhiều năm qua, tôi luôn suy nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp chỉ đạo công tác dạy – học trong nhà trường nói chung và đặc biệt là môn toán lớp 4 nói riêng góp phần nâng cao chất lượng dạy - học chung của nhà trường. Vì vậy năm học này, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn Toán khối 4 trong nhà trường Tiểu học” nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển giáo dục của đơn vị trong những năm tới.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
Tìm ra biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng môn Toán khối 4 trong nhà trường Tiểu học tôi đang công tác.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 - Chất lượng giảng dạy và học tập của đội ngũ giáo viên, học sinh khối lớp 4 trường Tiểu học Xuân Bái.
 - Các tài liệu liên quan nhằm tìm ra các biện pháp chỉ đạo chuyên môn và thực hiện với giáo viên giảng dạy khối 4 và học sinh lớp 4 trong trường.
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp điều tra, khảo sat; tổng hợp thống kê, so sánh số liệu
B. PHẦN NỘI DUNG
 I.SỞ LÍ LUẬN
 	 -Trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học ( Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Môn Toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh: Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống. Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng( nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; chăm học và hứng thú học tập toán; hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.”
 	 - Môn Toán ở Tiểu học được soạn theo kế hoạch dạy học quy định ( tuần - bài) và dựa theo các bài học trong sách giáo khoa môn Toán đã và đang được sử dụng trong các trường Tiểu học toàn quốc. Đối với từng tiết dạy trong sách giáo khoa đã có hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng đề cập tới nội dung yêu cầu cần đạt. Đây là yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt được sau tiết học. Như vậy giúp giáo viên có cơ sở xác định yêu cầu cần đạt và bài tập cần làm trong sách giáo khoa để đảm bảo mọi đối tượng học sinh đều đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Toán trong chương trình. Đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi lớp học, giáo viên khuyến khích, tạo điều kiện cho những học sinh có khả năng, có điều kiện giải quyết tất cả các bài tập trong sách giáo khoa; chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng sách giáo khoa khi dạy học nhằm phát triển năng lực của mỗi học sinh góp phần thực hiện dạy đúng đối tượng học sinh ở Tiểu học. 
 	 - Từ mục tiêu, yêu cầu của môn Toán lớp 4 giúp học sinh có một số hiểu biết ban đầu về số tự nhiên, phân số ( tử số và mẫu số không quá hai chữ số) và về cộng, trừ, nhân, chia với các số đó. Biết đọc, viết, so sánh, thực hành tính cộng, trừ, 
nhân, chia các số đã học. Biết sử dụng các đơn vị đã học và các đơn vị tấn, tạ, yến, giây, thế kỉ trong tính toán và đo lường. Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt, đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song, hình bình hành, hình thoi. Biết tính diện tích của hình bình hành, hình thoi. Biết giải bài toán có nội dung thực tế có đến ba bước tính. Nhận biết được một số thông tin trên bản đồ cột. Dựa vào cơ sở đó người giáo viên linh hoạt vận dụng các phương pháp, đổi mới các hình thức dạy học Toán nhằm nâng cao chất lượng môn Toán lớp 4 cho học sinh. Như vậy mới nâng cao được chất lượng môn toán cho học sinh Tiểu học.
 II. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN LỚP 4.
 1.Thuận lợi và khó khăn
*Thuận lợi:
 + Địa phương: 
 Trong những năm gần đây đời sống kinh tế văn hoá giáo dục của nhân dân được phát triển, nhận thức có nhiều chuyển biến tốt, con em đi học đã được phụ huynh quan tâm hơn. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến công tác giáo dục của nhà trường.
 + Nhà trường:
 - Đội ngũ giáo viên nói chung và của khối lớp 4 nói riêng đại đa số là trẻ khoẻ nhiệt tình, tâm huyết với nghề và có năng lực chuyên môn. Số giáo viên có trình độ trên chuẩn cao: 4/4 đạt trên chuẩn(100%).
 - Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục và đào tạo
 - Trường nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc.
 - Đa số học sinh ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập.
*Khó khăn:
 - Là một xã nắm phía tây huyện Thọ Xuân, địa bàn dân cư rộng, một bộ phận học sinh đi lại khó khăn( cách trường 4-5 km). .
 - Trình độ dân trí không đều, điều kiện kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn. Địa phương là một điểm nóng của tệ nạn ma tuý nên ảnh hưởng nhiều đến công tác giáo dục. 
 - Một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường.
 - Cơ sở vật chất của nhà trường tuy đã có sự đầu tư hàng năm, song vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu của việc dạy và học.
 2. Thực trạng chất lượng môn Toán lớp 4.
Qua theo dõi việc giảng dạy, kết quả kiểm tra định kì môn toán khối 4, kết hợp với nhận xét của từng giáo viên chủ nhiệm trong 2 năm gần đây, bản thân nhận thấy rằng: tỉ lệ học sinh hoàn thành mức độ thấp và chưa hoàn thành môn toán (HS điểm 5- 6 và dưới 5) của khối 4 còn khá cao, cụ thể như sau: 
 Kết quả kiểm tra định kì cuối năm của 2 năm học gần đây như sau: 
Năm hoc
SHS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 6-5
Điểm < 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2013-2014
98
29
29,5
27
27.5
37
37,9
5
5,1
2014-2015
90
23
25,5
35
38,9
28
31,2
4
4,4
 Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2015- 2016 như sau:
 SHS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 6-5
Điểm < 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
102
19
18,6
23
22,5
48 
47,2
12
11,7
 2.3 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng môn toán khối 4 chưa cao .
 * Về phía học sinh: 
	- Còn một bộ phận học sinh chưa có hứng thú học toán nên khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng không bền dẫn đến nắm bài chưa sâu, còn nhiều lỗ hổng về kiến thức, kĩ năng. Nhiều em còn lười học, chưa có ý thức trong giờ học toán. Coi toán là môn học khó nên thiếu tự tin, ngại cố gắng, có tâm lý sợ học Toán
 - Có những em do thiểu năng trí tuệ, khả năng ghi nhớ kém. Không biết làm tính, (cộng, trừ, nhân, chia).
 * Về phía giáo viên: Phần lớn đội ngũ giáo viên trong trường tâm huyết với nghề, tận tâm với học sinh.
 Tuy nhiên, các thành viên trong khối 4 thường không cố định mà thay đổi hàng năm nên về chuyên môn cũng có phần bị hạn chế do:
 + Bỡ ngỡ về chương trình, nội dung, phương pháp dạy học.
 + Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm dạy khối 4
 + Còn có giáo viên còn chạy theo thành tích chưa thật sự quan tâm đến đối tượng học sinh gặp khó khăn trong học tập(HS yếu, kém), chưa đi sâu tìm hiểu, theo dõi xem học sinh yếu ở điểm nào, hổng kiến thức chỗ nào...
 + Giáo viên chưa xác định và lựa chọn, sắp xếp kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình trong dạy buổi 2
 + Giáo viên chưa đầu tư nghiên cứu sâu cho tiết dạy có hiệu quả.
 + Việc quan tâm đến các đối tượng học sinh chưa thường xuyên, liên tục.
 + Một bộ phận giáo viên chưa biết vận dụng phương pháp mới vào dạy học theo hướng phát huy tính tích cực.
 Mặt khác, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh nên chưa có biện pháp phù hợp trong quá trình giúp đỡ học sinh học tập. Chính vì vậy vẫn tồn tại một số học sinh chưa hoàn thành(yếu, kém) về môn Toán.
 * Đối với phụ huynh: Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em, còn phó mặc cho nhà trường. Hay còn có nhiều phụ huynh trình độ hạn chế không có khả năng giúp con học tập. Mặt khác, một số phụ huynh điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn, đi làm ăn xa phải gửi con cho ông bà, cô bác trông hộ nên số em đó rất lười học.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC MÔN TOÁN LỚP4 
 Từ những thực trạng nói trên, để tập trung nâng chất lượng dạy học toán trong nhà trường nói chung và nâng chất lượng dạy học môn toán lớp 4 nói riêng tôi đã suy nghĩ và trao đổi cùng đồng nghiệp đưa ra một số biện pháp chỉ đạo như sau:
Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên .
 Để nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Tiểu học, ban giám hiệu nhà trường chúng tôi đặc đặc biệt quan tâm tới công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Vì vậy:
 	- Hằng năm, ngay từ đầu năm học, tôi cùng các dồng chí trong ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức cho giáo viên tham gia học tập nghị quyết của Đảng các cấp, các văn bản pháp quy, chỉ thị, công văn chỉ đạo chuyên môn,...của cấp trên tới tất cả giáo viên của trường. 
 	- Tuyên truyền để mỗi giáo viên thấy được trách nhiệm của người thầy " Tất cả vì học sinh thân yêu" 
 	- Phát động phong trào thực hiện cuộc vận động hai không với bốn nội dung 
 “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.” Và “ Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh ngồi nhầm lớp”.
 	- Chỉ đạo, động viên cán bộ giáo viên tự học tự bồi dưỡng :
 Tôi xác định đây là công việc cần phải thực hiện thường xuyên liên tục. Vì vậy, tôi đã cùng ban giám hiệu suy nghĩ, thảo luận tìm biện pháp để thổi lên ngọn lửa của phong trào tự học, tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức:
 + Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi về kinh nghiệm tự học, giúp giáo viên định hướng việc tự học, tự bồi dưỡng.
 + Xác định được những nội dung cần phải học, phải bồi dưỡng và cách tự học, tự bồi dưỡng như thế nào? Cung cấp cho giáo viên các thông tin, tài liệu, xây dựng thư viện, phòng đọc, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên thực hành việc tự học, tự bồi dưỡng. 
 + Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường gắn với tự học. Xây dựng một cơ chế, chính sách, đánh giá thi đua hoặc gắn lợi ích vật chất đối với việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên... Bản thân mỗi đồng chí trong ban giám hiệu phải gương mẫu học tập, không ngừng tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chịu đọc và chịu học hỏi anh chị em giáo viên .
 	- Tổ chức cho đội ngũ GV tham gia đầy đủ, chủ động và tích cực các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn như: Tập huấn về PPDH Toán theo hướng đổi mới; bồi dưỡng qua dự giờ, thăm lớp; bồi dưỡng qua các chuyên đề....Tổ chức sinh hoạt chuyên môn giữa các khối lớp. Chọn giáo viên có khả năng để bồi dưỡng chuyên sâu môn Toán cho từng khối.
Biện pháp2: Chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình dạy học
 2.1 Chỉ đạo tìm hiểu về đặc điểm nội dung, chương trình, mục tiêu, phương pháp dạy môn toán ở Tiểu học nói chung và môn toán lớp 4 nói riêng.
 Việc tìm hiểu nắm chắc đặc điểm nội dung, chương trình môn toán ở Tiểu học nói chung và môn toán lớp 4 nói riêng là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán. Để chỉ đạo tốt việc này, tôi đã thường xuyên nghiên cứu tài liệu, SGK để nắm vững đặc điểm nội dung chương trình môn toán từng khối lớp, triển khai, trao đổi với giáo viên trong buổi sinh hoạt chuyên môn nhất là vào dịp đầu năm học để giáo viên nắm vững. Đặc biệt tôi yêu cầu giáo viên phải nắm chắc cấu trúc, nội dung chương trình, mục tiêu nhiệm vụ của môn Toán khối lớp mình dạy đó là:
* §Æc ®iÓm - nội dung - phương pháp của môn Toán lớp 4 ë trưêng TiÓu häc
 Toán 4 mở đầu cho giai đoạn học tập sâu. Có thể coi Toán 4 là sự bổ sung hoàn thiện, tổng kết, hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức của giai đoạn trước về 5 mạch kiến thức sau: Số học; Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học; Yếu tố thống kê và Giải toán.
Phần số học ở Toán 4 được khái quát lên đi sâu vào bản chất. Chẳng hạn đọc - viết các số dựa trên hàng và lớp(không dựa vào cấu tạo thập phân); các phép tính được khái quát lên thành công thức,...và nội dung chương trình Toán 4 được cụ thể hóa thành 6 chương như sau:
 Chương I: Số tự nhiên - Bảng đơn vị đo khối lượng.
 Chương II: Bốn phép tính với các số tự nhiên.
 Chương III: Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9 - Giới thiệu hình bình hành.
 Chương IV: Phân số, các phép tính với phân số - Giới thiệu hình thoi.
 Chương V: Tỉ số, một số bài toán liên quan đến tỉ số. Tỉ lệ bản đồ.
 Chương VI: Ôn tập.
Học kì I tập chung vào bổ sung hoàn thiện hệ thống hóa khái quát hóá về số tự nhiên, dã số tự nhiên, các phép tính và một số tính chất. Học kì II tập trung phải tìm tòi và sáng tạo nội dung dạy học phù vào học phân số, dấu hiệu chia hết và một số dạng về hình học.
Nội dung Toán 4, mỗi chương là một mảng kến thức, trước tiên giáo viên phải nắm vững mục tiêu, nội dung, khả năng có thể khai thác trong từng bài. Điều quan trọng là giáo viên phải xây dựng những phương pháp huy động tính tích cực của học sinh trong hoạt động học để các em nắm chắc và vận dụng thành thạo các nội dung trong từng bài, góp phần phát triển năng lực tư duy và năng lực thực hành của học sinh.
2.2 Chỉ đạo vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh vào dạy- học Toán.
Trước tiên, tôi giúp giáo viên nhận thức và hiểu đúng về đổi mới phương pháp dạy học toán trong không có nghĩ là thay đổi hoàn toàn các phương pháp truyền thống mà phải biết lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.Vì vậy tôi yêu cầu giáo viên nắm vững các phương pháp dạy học Toán đó là: Phương pháp trực quan; Phương pháp quan sát; Phương pháp quy nạp; Phương pháp trò chơi; phương pháp diễn giải; Phương pháp thuyết trình; Phương pháp trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích và tổng hợp, phương pháp thảo luận nhóm, thực hành luyện tập... 
Hiểu được định hướng chung của phương pháp dạy học toán là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẩn các hoạt động học tập tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời phải biết không có biện pháp nào là vạn năng mà phải biết dựa vào nội dung từng bài cụ thể để lựa chọn các biệt pháp phối hợp vận dụng vào dạy học sao cho giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Giây, thế kỷ” Toán 4. Giáo viên nên sử dụng phương pháp luyện tập, thực hành là chủ yếu, kết hợp với các phương pháp khác (đàm thoại, quan sát, hướng dẫn, giảng giải) để hiểu được mối quan hệ giữa giờ và phút, phút và giây, giữa thế kỷ và năm. Từ đó rút ra kết luận: Dựa vào các đơn vị đo thời gian con người tính được khoảng thời gian từ trước cho đến nay. 
 Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp cần phải căn cứ vào lứa tuổi của học sinh, đặc thù của môn học, tính chất của từng bài và điều kiện về cơ sở vật chất và khả năng hướng dẫn của giáo viên.
Hay: Trong quá trình dạy học giáo viên cần phát huy tính tích cực trong phương pháp dạy học vấn đáp kết hợp với một số phương pháp khác trong dạy hình thành kiến thức mới: cho bài “Phép nhân phân số” 
 Hoạt động 1: Hình thành phép tính nhân 2 phân số và 
 Đây là vấn đề mới, nếu giáo viên chỉ giới thiệu qui tắc tính sau đó vận dụng tính thì chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Do dó giáo viên cần phải suy nghĩ và chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp để hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách sáng tạo, tích cực. Chẳng hạn: Hãy tính của ?. Đây là tình huống mà học sinh chưa thể thực hiện ngay được nhưng nếu học sinh chịu khó suy nghĩ vận dụng kiến thức đã học ( cách cấu tạo phân số), hoặc giáo viên hướng dẫn thì học sinh có thể thực hiện được câu hỏi trên. Ở đây giáo viên muốn thực hiện câu hỏi trên để giúp học sinh tìm được cách tính( khi chưa có qui tắc)
Vì vậy giáo viên hướng dẫn gợi ý tiếp: Hãy phân tích thành tổng của 4 phân số bằng nhau? Học sinh sẽ phân tích được( với HS yếu GV gợi ý hướng dẫn cụ thể hơn)
Ta có = = = +++. 
Từ kết quả trên, hãy cho biết của là bao nhiêu? (HS dễ dàng tìm được)
Ta có của là : ++= . Từ đây rút ra kết luận: Ta nói Tích của 
với = . Viết = = . Từ đó giáo viên gợi ý để học sinh nêu công thức khái quát: = rồi yêu cầu học sinh nêu thành qui tắc, sau đó tổ chức luyện tập thực hành.
 2.3 Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy(soạn giáo án), chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên và việc lựa chọn đồ dùng dạy học của giáo viên: 
 Thiết kế bài dạy và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên là việc làm quan trọng, trong việc thực hiện quy chế chuyên môn ở trường Tiểu học. Là khâu mà bất kì giáo viên trực tiếp giảng dạy nào cũng phải có, vì trong quá trình thiết kế bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp giúp giáo viên có sự chuẩn bị, sự nghiên cứu về nội dung, tuy nó chưa phải là dự kiến được hết những tình huống có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy để có biện pháp xử lí kịp thời đúng đắn. Và thiết kế bài dạy được xem là công cụ để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, thể hiện sự sáng tạo của giáo viên và cũng là một trong những việc làm góp phần quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Do đó tôi đã tập trung chỉ đạo việc thiết kế bài dạy và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên cụ thể như sau:
 - Triển khai các văn bản, các yêu cầu cơ bản của chuyên môn về việc thiết kế bài dạy, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng đến tổ khối, giáo viên.
 Tôi yêu cầu giáo viên trước khi xây dựng kế hoạch dạy học phải nghiên cứu nắm chắc được mục tiêu, yêu cầu của một bài, sau đó phân tích lựa chọn nội dung bài học cụ thể trong chương trình môn Toán như: Nắm được vị trí của mảng kến thức đó trong toàn bộ chương trình môn học và phải biết huy động những kiến thức mà học sinh đã được học trước đó để bổ trợ cho việc nắm kiến thức mới. Đông thời phải lựa chọn phương pháp và sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung của bài, phù hợp với trình độ và điều kiện học tập của học

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_chuyen_mon_nham_nang_cao_chat.doc