SKKN Một số biện pháp, cách thức để tổ chức tốt quá trình dạy học văn bản thơ Đường luật
Thơ Đường là một thành tựu nổi bật của thơ ca Trung Quốc và nhân loại. Điều kiện xã hội đời Đường (618 - 707), truyền thống thi ca lâu đời, chế độ thi cử coi trọng thơ . là những nhân tố làm nên sự phát triển thơ Đường. Trong vòng 300 năm, Thơ Đường đã để lại gần năm vạn bài thơ với trên 23000 tác giả. Đỉnh cao là những nhà thơ: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy, Thôi Hiệu.
Thơ Đường có sự ảnh hưởng sâu rộng đối với các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Nó đã cung cấp cho các nhà thơ nước ta những chất liệu sinh động, những gợi ý quý báu về nhiều phương diện: lựa chọn đề tài, xây dựng hình ảnh, cấu tứ, sử dụng ngôn ngữ .Văn học Việt Nam chịu sự tác động tích cực của những giá trị hiện thực và nhân đạo truyền thống trong thơ Đường. Chẳng hạn ta có thể tìm thấy tinh thần phản đối chiến tranh của Vương Xương Linh, Lí Bạch in dấu trong "Chinh phụ ngâm " của Đặng Trần Côn. Âm hưởng "Tì bà hành" vang vọng trong thơ Trung đại, Thơ mới. Đỗ Phủ trở thành "bậc thầy thiên cổ" đối với rất nhiều nhà thơ đất Việt.
Thơ đời Đường phát triển ở cả ba thể loại: thơ cổ phong, từ khúc và thơ luật Đường, trong đó thơ luật Đường có thành tựu đặc sắc hơn cả. Nó là sản phẩm của đời Đường (trước đó chưa có). Nó có âm vang sâu rộng nhất, lâu dài nhất đối với thơ Việt Nam, và từ đó ở nước ta có thể thơ Đường luật. Và như vậy, thơ Đường luật (gồm thơ Đường – Trung Quốc và thơ cách luật - Việt Nam) được đưa vào rất nhiều trong chương trình phổ thông hiện hành (lớp 10 và 11). Dạy học văn bản thơ Đường luật có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện cho học sinh tư duy và khả năng tưởng tượng phong phú; bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách; tạo môi trường giao tiếp đặc biệt (thông qua nghệ thuật) của các em với tiền nhân và lịch sử; trau dồi khả năng ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ cổ
Thế nhưng thơ Đường luật lại có nhiều rắc rối, phức tạp, rất khó cảm thụ và giảng dạy. Nên dù ra đời cách đây ngàn năm, trăm năm và biết bao thế hệ bình phẩm nhưng một số không ít những bài thơ Đường luật vẫn là thế giới kì bí đầy hấp dẫn. Việc dạy và học thơ Đường luật trong trường phổ thông nói chung và trung tâm GDNN-GDTX hiện gặp rất nhiều khó khăn.
Đề tài Một số biện pháp, cách thức để tổ chức tốt quá trình dạy học văn bản thơ Đường luật là cố gắng của bản thân góp phần khắc phục những khó khăn, thách thức mà giáo viên và học sinh đang gặp phải trong quá trình dạy học thể loại văn bản này.
1. MỞ ĐẦU - Lý do chọn đề tài Thơ Đường là một thành tựu nổi bật của thơ ca Trung Quốc và nhân loại. Điều kiện xã hội đời Đường (618 - 707), truyền thống thi ca lâu đời, chế độ thi cử coi trọng thơ .. là những nhân tố làm nên sự phát triển thơ Đường. Trong vòng 300 năm, Thơ Đường đã để lại gần năm vạn bài thơ với trên 23000 tác giả. Đỉnh cao là những nhà thơ: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy, Thôi Hiệu... Thơ Đường có sự ảnh hưởng sâu rộng đối với các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Nó đã cung cấp cho các nhà thơ nước ta những chất liệu sinh động, những gợi ý quý báu về nhiều phương diện: lựa chọn đề tài, xây dựng hình ảnh, cấu tứ, sử dụng ngôn ngữ ...Văn học Việt Nam chịu sự tác động tích cực của những giá trị hiện thực và nhân đạo truyền thống trong thơ Đường. Chẳng hạn ta có thể tìm thấy tinh thần phản đối chiến tranh của Vương Xương Linh, Lí Bạch in dấu trong "Chinh phụ ngâm " của Đặng Trần Côn. Âm hưởng "Tì bà hành" vang vọng trong thơ Trung đại, Thơ mới. Đỗ Phủ trở thành "bậc thầy thiên cổ" đối với rất nhiều nhà thơ đất Việt. Thơ đời Đường phát triển ở cả ba thể loại: thơ cổ phong, từ khúc và thơ luật Đường, trong đó thơ luật Đường có thành tựu đặc sắc hơn cả. Nó là sản phẩm của đời Đường (trước đó chưa có). Nó có âm vang sâu rộng nhất, lâu dài nhất đối với thơ Việt Nam, và từ đó ở nước ta có thể thơ Đường luật. Và như vậy, thơ Đường luật (gồm thơ Đường – Trung Quốc và thơ cách luật - Việt Nam) được đưa vào rất nhiều trong chương trình phổ thông hiện hành (lớp 10 và 11). Dạy học văn bản thơ Đường luật có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện cho học sinh tư duy và khả năng tưởng tượng phong phú; bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách; tạo môi trường giao tiếp đặc biệt (thông qua nghệ thuật) của các em với tiền nhân và lịch sử; trau dồi khả năng ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ cổ Thế nhưng thơ Đường luật lại có nhiều rắc rối, phức tạp, rất khó cảm thụ và giảng dạy. Nên dù ra đời cách đây ngàn năm, trăm năm và biết bao thế hệ bình phẩm nhưng một số không ít những bài thơ Đường luật vẫn là thế giới kì bí đầy hấp dẫn. Việc dạy và học thơ Đường luật trong trường phổ thông nói chung và trung tâm GDNN-GDTX hiện gặp rất nhiều khó khăn. Đề tài Một số biện pháp, cách thức để tổ chức tốt quá trình dạy học văn bản thơ Đường luật là cố gắng của bản thân góp phần khắc phục những khó khăn, thách thức mà giáo viên và học sinh đang gặp phải trong quá trình dạy học thể loại văn bản này. - Mục đích nghiên cứu Thơ Đường luật có giá trị đặc sắc và phổ biến sâu rộng trong đời sống văn học từ bao đời nay, vì vậy không ít những công trình, bài viết đi sâu khảo sát, đánh giá từ đặc điểm chung đến giá trị cụ thể ở từng bài. Tuy nhiên giáo viên chúng tôi lại cần những thao tác chỉ dẫn cụ thế, thiết thực để có thể vận dụng dễ dàng trong quá trình tổ chức dạy học của mình. Vì vậy, với những kinh nghiệm giảng dạy của mình, tôi muốn góp thêm một hướng tiếp cận thơ Đường luật trong chương trình phổ thông. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này, tôi sẽ nhắc lại ngắn gọn các khái niệm, đặc trưng cơ bản về hình thức nghệ thuật của thơ Đường luật, đề xuất một số biện pháp trong quá trình dạy học loại văn bản này, và cuối cùng soạn thảo thiết kế hai Giáo án rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn để tham khảo. Tôi sẽ không đi sâu khảo sát toàn bộ những tác phẩm thơ Đường luật trong chương trình lớp 10, 11 hiện hành. Hi vọng đề tài sẽ được quý bạn đồng nghiệp đón nhận như những gợi ý định hướng để cùng nhau tham khảo, trao đổi và bàn bạc. - Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng các phương pháp: phương pháp thống kê, phân tích tác phẩm; phương pháp hệ thống, phân loại, so sánh; phương pháp thử nghiệm. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số đặc trưng cơ bản về hình thức nghệ thuật của thơ Đường luật Làm thơ, lúc đầu không ai nghĩ và theo luật lệ nào, mỗi người tự tìm lấy một kĩ xảo. Lâu dần người ta có ý thức đúc kết thành hệ thống, thành luật lệ. Cũng vậy, cuối thời Sơ Đường, người ta mới quy định luật thơ rõ ràng, gọi là luật thơ Đường. Theo luật này, nếu tính theo số chữ trong dòng thì có "ngũ ngôn" (mỗi dòng 5 chữ). Có thể là "thất ngôn" (mỗi dòng bảy chữ). Nếu tính theo dòng thì có thể là " tứ tuyệt" (toàn bài 4 dòng). Hoặc "bát cú" (toàn bài 8 dòng) hay "trường thiên" (số dòng nhiều hơn 8). Trong đó Đường luật thể thất ngôn bát cú được xem là thể cơ bản nhất. Thất ngôn tứ tuyệt có thể lấy 4 dòng đầu, 4 dòng cuối, 4 dòng giữa hoặc 2 dòng đầu kết hợp 2 dòng cuối của một bài thất ngôn bát cú. Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải theo đúng 5 điều: - Vần: thường vần bằng, gieo ở cuối dòng những vị trí 1, 2, 4, 6, 8. - Đối: hình thức cân xứng, nội dung có ý tương phản hoặc tương đồng để bổ sung. Những dòng 3-4, 5-6 buộc phải đối . - Luật: cách sắp xếp bằng, trắc trong các dòng thơ nhằm đảm bảo tính nhịp điệu của lời thơ. Có thể là luật bằng vần bằng, luật trắc vần bằng, luật bằng vần trắc, hoặc luật trắc vần trắc. (Hai loại sau ít gặp). Các chữ bằng, trắc luôn thay đổi, không có trường hợp nào quá 3 chữ bằng hoặc trắc. - Niêm (dính) là sự liên lạc về âm thanh giữa những dòng thơ trong một bài thơ. Hai dòng thơ niêm nhau khi chữ thứ nhì cùng bằng hoặc cùng trắc. Trong thơ Đường luật, các dòng 1-8, 2-3, 4-5, 6-7, 8-1 niêm nhau. Nếu như tác phẩm nào cố ý làm sai các qui định về luật thì gọi là "phá cách". Người đọc cần chú ý tác dụng nghệ thuật của những trường hợp đó. (Chẳng hạn bài "Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu) - Bố cục chia 4 phần ứng với 4 cặp dòng có nhiệm vụ được qui định rõ. Cặp đầu gọi là đề. Dòng một phá đề mở ra cái ý của đầu bài, dòng hai thừa đề tiếp ý để chuyển vào bài. Cặp thứ hai gọi là thực giải thích rõ ý của đầu bài, nói lên cảnh thực, tình trạng thực. Cặp thứ ba gọi là luận bàn rộng ý của đề bài. Cặp thứ tư gọi là kết kết thúc ý toàn bài. Nói chung, thơ Đường luật có cấu trúc rất chặt chẽ, cân đối, hài hoà. Tuy nhiên không phải bài nào cũng chia thành 4 phần (đề - thực - luận - kết ; hoặc khai - thừa - chuyển - hợp) và mỗi phần ứng với 2 câu . Có khi người ta chỉ chia làm 2 phần. Chẳng hạn Kim Thánh Thán, nhà phê bình văn học nổi tiếng Trung Quốc, khi phân tích thơ Đường luật đều chỉ chia làm 2 phần : "Thượng bán tuyệt" (nửa trên) và "Hạ bán tuyệt" (nửa dưới). Vì vậy phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để chọn phương án thích hợp. Thơ Đường còn có những biểu hiện rất đặc trưng về ngôn ngữ và tứ thơ. Nhìn chung đó là một thứ ngôn ngữ trong sáng, tinh luyện. Mỗi bài thơ Đường luật có khi chỉ có 20 chữ (ngũ ngôn tứ tuyệt), 28 chữ (thất ngôn tứ tuyệt), 56 chữ (thất ngôn bát cú). Đặc điểm cấu tứ cũng góp phần làm nên sự súc tích, cô đọng của thơ Đường luật. Các tác giả thường ít khi nói hết, nói trực tiếp ý mình mà chỉ dựng lên những mối quan hệ để độc giả tự luận ra dụng ý. Chẳng hạn, họ dựng lên các mối quan hệ: xưa và nay, mộng và thực, tiên và tục, sống và chết, vô cùng và hữu hạn, không gian và thời gian, tình và cảnh... để làm nổi bật các sự vật, trạng thái, tình cảm. Cái gọi là "ý tại ngôn ngoại" (ý ở ngoài lời), "ngôn tận nhi ý bất tận" (lời hết mà ý chưa hết), "ý đáo nhi bút bất đáo" (ý đến mà bút không đến), "hoạ vân hiển nguyệt" (vẽ mây nảy trăng) ... trong thơ Đường luật chủ yếu là xuất phát từ đó. Cảm nhận và phân tích thơ Đường luật cần chú ý những đặc trưng này. Thơ Đường luật không chỉ sử dụng nhiều các hình ảnh đối lập mà còn dùng phổ biến các hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Đó là những điển cố, điển tích, những từ ngữ quen thuộc mang tính truyền thống trong thi ca. Đọc thơ Đường luật không nắm được những công thức, kinh nghiệm đó không thể cảm nhận hết cái sâu sắc, thâm thuý của nó. 2.2.2. Những nguyên tắc cơ bản trong quá trình tổ chức dạy học văn bản thơ Đường luật Sau khi thực hiện đổi mới chương trình giáo dục ở bậc học phổ thông, chúng ta nghe nói nhiều đến đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh. Theo đó, đổi mới phương pháp dạy học phải bám sát mục tiêu giáo dục; phù hợp với nội dung dạy học cụ thể; phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh; phù hợp với đổi mới kiểm tra, đánh giá; kết hợp giữa tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống; tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin. (Theo Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, 2008). Tuy nhiên, ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm những nguyên tắc cơ bản trong quá trình tổ chức dạy học văn bản thơ Đường luật trong chương trình trung học phổ thông: - Nguyên tắc đảm bảo đặc trưng của môn học Ngữ văn và phân môn Văn trong quá trình dạy học văn bản thơ Đường luật Tuy được biên soạn theo quan điểm tích hợp và phải hướng tới thực hiện mục tiêu chung của chương trình giáo dục, song do đặc thù về kiến thức và kĩ năng, môn Ngữ văn, phân môn Văn (Đọc - hiểu văn bản) vẫn phải nhằm thực hiện những mục tiêu riêng. Vì vậy, người dạy phải luôn ý thức rõ ràng ranh giới mục tiêu; các phương pháp, biện pháp, cách thức tổ chức dạy học đặc thù, tránh chồng chéo, giẫm đạp lên nhau khiến giờ đọc - hiểu văn bản thơ Đường luật trở nên nặng nề, khô khan đối với học sinh. Dạy Ngữ văn khác với Lịch sử (khi tái hiện bối cảnh lịch sử của bài thơ), Giáo dục công dân (khi giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tình cảm), Địa lí (khi phân tích các hình ảnh không gian nghệ thuật)...; dạy đọc văn khác với Tiếng Việt (khi mổ xẻ ngôn từ) .... - Nguyên tắc đảm bảo đặc trưng thể loại thơ Đường luật trong quá trình dạy học Cấu tạo chương trình Ngữ văn, nhất là phần Văn học đã coi trọng sự phát triển của thể loại. Đó là một gợi ý mà cũng là nguyên tắc bắt buộc trong quá trình tổ chức dạy học của giáo viên. Mỗi thể loại văn học đều có những đặc trưng riêng về nội dung và hình thức nghệ thuật. Lý luận văn học đã chia các tác phẩm văn học thành thơ, truyện, kịch và nghị luận và nêu rõ những đặc trưng cơ bản cùng các yêu cầu khi đọc hiểu chúng (Sách giá khoa trung học phổ thông hiện hành - Lớp 11). Điều đó có tác dụng giúp học sinh có cái nhìn bao quát hơn diện mạo của một nền văn học, đồng thời có phương pháp chung khi tiếp xúc với từng loại văn bản. Thơ Đường luật trước hết là thơ với những đặc trưng nổi bật của nó, đồng thời lại có những đặc thù nhất định cần phải chú ý. - Đảm bảo nguyên tắc tích hợp. Tích hợp là nguyên tắc quan trọng trong quá trình tiến hành biên soạn nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành cũng như trong tổ chức dạy học. Nghĩa là, trong dạy học, cần liên hệ, vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học và những kiến thức, kĩ năng liên ngành (các môn học, phân môn khác). Điều đó góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đồng thời giúp học sinh chủ động nắm bắt vấn đề trong quá trình học tập. Dạy học thơ Đường luật cần chú ý tích hợp các kiến thức kĩ năng của các môn học như Lịch sử, Địa lí..., các chuyên ngành như Ngôn ngữ, Lịch sử văn học, Lí luận văn học, Âm nhạc, Hội hoạ... 2.2. Thực trạng việc dạy và học thơ Đường luật ở trung tâm GDNN-GDTX Bá Thước *Về phía học sinh Qua điều tra, khảo sát ý kiến học sinh các lớp 10, 11 trong những năm học 2015-2016 trở lại đây về thái độ tiếp nhận thơ Đường luật, kết quả trả lời thu được: TS Thích Không thích Bình thường 60 SL % SL % SL % 9 15 43 71,7 8 13,3 Cũng đối tượng học sinh trên, khi khảo sát, thăm dò về mức độ cảm thụ thơ Đường luật, kết quả trả lời như sau: TS Khó Dễ Bình thường 60 SL % SL % SL % 47 78,3 3 5 10 16,7 Từ kết quả điều tra trên cho thấy học sinh ít thích học thơ Đường luật, cảm thụ thơ Đường luật rất khó và kết quả làm bài kiểm tra không cao. Nguyên nhân có nhiều nhưng có lẽ dễ thấy nhất là do sự xa cách về thời gian dẫn đến xa cách về tâm lí, tình cảm, tư tưởng, thẩm mĩ nên tầm đón đợi của các em chưa tới. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng những bài thơ Đường luật, trong đó có những tác phẩm được học ở chương trình trung học phổ thông, rất thâm thuý về nội dung, phức tạp trong hình thức biểu hiện. * Về phía giáo viên Qua khảo sát thực tế cho thấy giờ đọc - hiểu văn bản thơ Đường luật đôi khi được tiến hành một cách sơ sài, khô khan, nhiều nội dung bị diễn xuôi đơn giản. Giáo viên chưa có biện pháp thu hút sự hứng thú của học sinh; chưa biết cách đưa các em vượt qua ranh giới thời gian để đến với một bài thơ cổ, cảm nhận thấm thía tâm tư, tình cảm, cốt cách và sự tài hoa của người xưa; chưa giúp các em giải mã những tín hiệu nghệ thuật thâm thuý ngụ ở bên trong và đằng sau hình thức ngôn từ của bài thơ một cách hiệu quả... * Về phương tiện phục vụ dạy học Tài liệu tham khảo nói chung rất nhiều và đa dạng, góp phần không nhỏ cho việc tiếp nhận thơ Đường luật của học sinh, nhưng đưa ra một phương pháp chung, vừa thể hiện những nguyên tắc, vừa thể hiện những gợi ý, định hướng thì dường như vẫn còn thiếu. Các loại tranh, ảnh minh hoạ phục vụ cho việc tổ chức dạy học môn Ngữ văn nói chung và cho dạy học các văn bản thơ Đường luật nói riêng còn rất hạn chế, chủ yếu giáo viên tự làm hoặc tự sưu tầm. Các tư liệu lịch sử cần thiết phục vụ bài học cũng rất hiếm. Trên đây là thực tiễn đầy khó khăn, thử thách trong quá trình tổ chức dạy học văn bản thơ Đường luật. Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi không có tham vọng khắc phục toàn bộ những khó khăn đó, chỉ xin đề xuất một số biện pháp giúp giáo viên và học sinh phần nào cải thiện chất lượng giờ đọc - hiểu loại văn bản cổ này. Theo chúng tôi, để tổ chức tốt giờ đọc - hiểu văn bản thơ Đường luật cần dựa trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học với ba nguyên tắc quan trọng (đã nêu ở mục 2.2.2 - phần Nội dung), đặc biệt là đặc trưng thể loại của thơ Đường luật để cảm thụ và dạy - học trong nhà trường. 2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP, CÁCH THỨC ĐỂ TỔ CHỨC TỐT QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VĂN BẢN THƠ ĐƯỜNG LUẬT 2.3.1. Tái hiện sinh động không khí lịch sử, thời đại mà tác phẩm ra đời Tác phẩm văn học nào (dù tự sự hay trữ tình, thơ hay truyện) cũng gắn với bối cảnh lịch sử, thời đại của nó. Nhờ những thông tin về xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác, người đọc có thể hiểu sâu sắc hơn giá trị của văn bản nghệ thuật. Mặt khác, những chi tiết xúc động về tác giả, những câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến tác phẩm và sự ra đời của tác phẩm thường rất dễ gây được sự tò mò, hứng thú của học sinh. Vì thế, để tạo tâm thế tiếp nhận chủ động của học sinh, giáo viên cần tái hiện sinh động, lôi cuốn về những thông tin đó. Những câu chuyện huyền thoại hấp dẫn về lầu Hoàng Hạc, giai thoại về tình bạn giữa nhà thơ với Mạnh Hạo Nhiên, bối cảnh tấp nập của sông Trường Giang và sự phồn hoa của Dương Châu trong xã hội thời Thịnh Đường sẽ giúp học sinh cuốn hút khi học bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lý Bạch. Những phác hoạ sinh động về xã hội Việt Nam dưới chế độ phong kiến suy tàn giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX cùng sự rẻ rúng của thân phận người phụ nữ; những giai thoại thể hiện cá tính và tài năng của Hồ Xuân Hương giúp ích cho giáo viên hướng dẫn học sinh đọc – hiểu bài thơ “Tự tình”. Những thông tin về bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, đường lối cứu nước của Phan Bội Châu cùng hi vọng của ông đối với vận hội cứu nước mới sau khi chứng kiến sự thất bại và bế tắc của các phong trào cứu nước “cần vương” giúp học sinh cảm nhận được cảm hứng lãng mạn tràn đầy nhiệt huyết của tác giả trong bài “Lưu biệt khi xuất dương”... Tổ chức tốt quá trình này còn có tác dụng xoá bớt khoảng cách quá xa về không gian, thời gian; tạo sự quan tâm, chia sẻ giữa học sinh với tác giả và những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm. Biện pháp này thực ra không có gì mới, nhưng trong thực tế, có lúc chúng ta chưa coi trọng đúng mức hoặc tổ chức chưa tốt. Khi học sinh chưa chủ động, sẵn sàng về tâm thế, hứng thú tiếp nhận thì mọi sự phân tích, giảng giải của giáo viên về sau sẽ rơi vào áp đặt. 2.3.2. Đọc, miêu tả mạch cảm xúc bài thơ dựa vào kết cấu Thơ Đường luật trước hết là một tác phẩm trữ tình. Yếu tố cơ bản cần tìm hiểu là cảm xúc của nhân vật trữ tình. Vì vậy miêu tả lô-gich sự phát triển cảm xúc trong bài thơ là điều quan trọng. Muốn vậy phải dựa vào kết cấu đặc trưng của thơ Đường luật. Bài thơ "Đọc Tiểu Thanh kí" của Nguyễn Du thể hiện rõ đặc trưng kết cấu thể loại. Hai câu đầu "Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư - Độc điếu song tiền nhất chỉ thư" đã giới thiệu rõ cảm xúc khơi nguồn của bài thơ. Người đọc có thể băn khoăn không biết tác giả viết tác phẩm lúc đi sứ sang Trung Quốc hay khi ở Việt Nam nhưng dễ dàng thống nhất rằng cảm xúc bài thơ bắt nguồn từ hiện thực của sự đổi thay dâu bể. Xưa là vườn hoa, cảnh đẹp, sự rực rỡ mà nay hoá thành gò hoang trơ trọi, điêu tàn. Đó cũng là sự biến thiên dâu bể của cuộc đời theo thời gian. Trên nền bức tranh đó nổi lên một cuộc đời, một số phận đơn côi, cô lẻ ("nhất chỉ thư" - một tập sách, một cuộc đời đơn độc). Tự phương trời xa, dẫu không cùng thế hệ, một tâm hồn cô đơn đang tỏ bày niềm thương cảm. "Độc" là một mà "nhất" cũng là một, hai tâm hồn cô đơn gặp nhau giữa tang thương dâu bể, qua mảnh giấy tàn, chứng tích và cũng là linh hồn một con người tài hoa bạc mệnh. Nối tiếp cảm xúc, hai câu thực nhà thơ bộc lộ cảm nghĩ trước cuộc đời Tiểu Thanh. Đó là một phụ nữ tài sắc vẹn toàn (son phấn, văn chương hoán dụ cho vẻ đẹp hình thức và tài năng) nhưng bị đoạ đày, vùi dập ("chôn", "đốt"). Hai câu thơ vừa diễn tả nỗi lòng nhân vật (chết rồi vẫn còn xót xa, uất hận), vừa tái hiện sự vùi dập dã man của vợ cả (những cái còn lại sau khi chết vẫn bị liên luỵ, dập vùi). Qua đó thể hiện thái độ xót xa, trách móc của nhà thơ đối với vợ cả và các thế lực xã hội không biết trân trọng người tài sắc. Bởi vậy, hai câu luận, cảm nghĩ nhà thơ hướng tới cái qui luật xưa nay của cuộc đời. Đó là một qui luật khắt khe và đầy nghịch lí: những người tài hoa thường bạc mệnh ("phong lưu" - "án"). Vậy nên mới gọi là " Cổ kim hận sự". Nhà thơ oán trách nhưng bất lực bởi nỗi hờn ấy nào có hỏi được trời. Có điều Nguyễn Du sẵn sàng tự nguyện dấn thân vào vòng quay nghiệt ngã đó của cuộc đời ("khách tự mang"). Tự xem mình là người cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, khách phong lưu, Nguyễn Du vừa thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, vừa thể hiện thái độ dũng cảm trước thời cuộc. Tuy nhiên, lời thơ dường chất chứa một âm hưởng ngậm ngùi, cay đắng. Nhà thơ an ủi Tiểu Thanh hay tự an ủi chính mình ?. Bài thơ là một tiếng khóc dài, khóc cho người, cho đời mà cũng là khóc cho chính mình. Hai câu kết, lời thơ như hướng vọng tới tương lai (ba trăm năm lẻ nữa). Lo lắng không ai tri âm sau này thực ra là bộc lộ nỗi lòng cô đơn trong thực tại. Câu hỏi tu từ như tiếng nấc nghẹn ngào làm xót lòng người đọc. Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến cũng là những bài thơ Đường luật đặc sắc, tiêu biểu cho đặc trưng thể loại. Cảm xúc các bài thơ gợi lên từ "cảnh mùa thu". Nói cách khác, mùa thu trở thành cớ để nhà thơ giãi bày tâm sự. Cho nên kết cấu chung có thể là phần trên "cảnh", phần dưới "tình". Nhưng trong cảnh ta lại thấy mạch cảm xúc cũng phát triển theo một trật tự nhất định. "Thu điếu", xét một phương diện nào đó, kết cấu có phần giống "Thu vịnh". Không gian thu hội tụ trong "ao thu" nhỏ bé cho tương xứng với nỗi cô đơn tột cùng của con người. Cho nên, 2 câu mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu hình ảnh một ao thu vừa nhỏ vừa lạnh. Cái trong veo của nước làm lạnh thêm mấy phần; cái "bé tẻo teo " của chiếc thuyền câu như cố tình thu hẹp giới hạn "ao thu". Cảnh vật trong ao, xung quanh thuyền câu, cái gì cũng khẽ khàng, yên ắng (câu 3, 4). Không gian ngưng đọng nên một chiếc lá rụng cũng như cố tình chậm lại, thiếu vẻ dứt khoát. Cả "tầng mây" cũng như "lơ lửng", chơi vơi giữa khoảng không xanh ngắt của bầu trời. Theo đó là cảm xúc, tâm trạng nhân vật trữ tình: lạnh lẽo, cô đơn, chơi vơi, man mác. Hai câu kết để lộ "động cơ", mục đích người đi câu để người đọc khám phá chút lòng u uẩn một nhà thơ ẩn mình nơi thôn dã, lánh xa những ồn ĩ của thế tục đời thường. Tâm hồn các thi nhân bao giờ cũng phong phú, phức tạp. Luật Đường dẫu đặt ra những
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_cach_thuc_de_to_chuc_tot_qua_trinh_day.doc