SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh viết câu văn sinh động lớp 5

SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh viết câu văn sinh động lớp 5

 Bậc Tiểu học được coi là nền tảng của hệ thống giáo dục phổ thông, chất lượng giáo dục phổ thông phụ thuộc nhiều vào kết quả đào tạo của bậc Tiểu học do đó yêu cầu giáo dục phải làm sao để có kết quả chất lượng tốt nhất. Để đạt được điều đó thì một trong những giải pháp của Đảng ta là: “ Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp Giáo dục - Đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học”. Đảng cũng chỉ ra: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quy trình dạy học ”.

 Chúng ta biết rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Vì vậy tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Do đó trẻ em phải được học tiếng mẹ đẻ một cách cẩn thận, đầy đủ và khoa học để có thể sử dụng công cụ này trong những năm tháng học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cuộc đời.

 Tiếng mẹ đẻ có tầm quan trọng rất to lớn do vậy không một quốc gia nào không quan tâm việc dạy học này trong nhà trường, nhất là ở bậc tiểu học. Nó là môn học bắt buộc suốt cấp tiểu học. Là một trong những môn bắt buộc trong những kì thi từ lớp 1 đến đại học. Ở Tiểu học môn này được chia ra nhiều phân môn, đó là: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn. Các phân môn này liên quan chặt chẽ với nhau luôn hỗ trợ cho nhau.

 Đối với học sinh tiểu học, phân môn Tập làm văn là phân môn hết sức quan trọng. Nó giúp các em cùng với các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lo-gic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Học các tiết Tập làm văn, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên qua các đoạn văn, bài văn điển hình. Khi phân tích đề tập làm văn, học sinh có dịp hướng tới cái chân, thiện, mĩ được định hướng trong đề bài. Bên cạnh đó còn tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng đồng. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với người và việc xung quanh các em nảy nở, tâm hồn, tình cảm của các em thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em.

 

doc 12 trang thuychi01 8936
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh viết câu văn sinh động lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Bậc Tiểu học được coi là nền tảng của hệ thống giáo dục phổ thông, chất lượng giáo dục phổ thông phụ thuộc nhiều vào kết quả đào tạo của bậc Tiểu học do đó yêu cầu giáo dục phải làm sao để có kết quả chất lượng tốt nhất. Để đạt được điều đó thì một trong những giải pháp của Đảng ta là: “ Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp Giáo dục - Đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học”. Đảng cũng chỉ ra: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quy trình dạy học”.
 Chúng ta biết rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Vì vậy tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Do đó trẻ em phải được học tiếng mẹ đẻ một cách cẩn thận, đầy đủ và khoa học để có thể sử dụng công cụ này trong những năm tháng học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cuộc đời.
 Tiếng mẹ đẻ có tầm quan trọng rất to lớn do vậy không một quốc gia nào không quan tâm việc dạy học này trong nhà trường, nhất là ở bậc tiểu học. Nó là môn học bắt buộc suốt cấp tiểu học. Là một trong những môn bắt buộc trong những kì thi từ lớp 1 đến đại học. Ở Tiểu học môn này được chia ra nhiều phân môn, đó là: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn. Các phân môn này liên quan chặt chẽ với nhau luôn hỗ trợ cho nhau.
 Đối với học sinh tiểu học, phân môn Tập làm văn là phân môn hết sức quan trọng. Nó giúp các em cùng với các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lo-gic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Học các tiết Tập làm văn, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên qua các đoạn văn, bài văn điển hình. Khi phân tích đề tập làm văn, học sinh có dịp hướng tới cái chân, thiện, mĩ được định hướng trong đề bài. Bên cạnh đó còn tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng đồng. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với người và việc xung quanh các em nảy nở, tâm hồn, tình cảm của các em thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em.
 Trong thực tế dạy và học Tập làm văn ở trường tiểu học nói chung, tập làm văn khối 5 nói riêng, đã mang lại nhiều điểm tốt, đạt được một số kết quả nhất định. Song nó cũng có khá nhiều điểm yếu và khuyết điểm lớn là bệnh công thức, khuôn mẫu, máy móc thiếu tính chân thực trong cả cách dạy và học tập làm văn.
 Người thầy thường dạy cho học sinh yêu cầu các em nhớ nhiều để bắt trước “làm văn”. Về phía học sinh, qua nhiều năm làm công chấm bài, khi chấm bài cho học sinh tôi nhận thấy học sinh thường làm 2 kiểu bài được giáo viên phê là:
 Ý bài văn phong phú, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc có cảm xúc. Thực chất vẫn là sao chép, thường là ý vay mượn của bài văn mẫu. Từ bài văn mẫu sao chép biến thành bài văn của mình, nên thường nhiều em giống nhau.
 Bài văn chưa đủ ý, sắp xếp lôn xộn, diễn đạt không trôi chảy, hời hợt, chung chung. Chưa bộc lộ rõ cảm xúc trước đối tượng miêu tả. Nhiều em thường cảm thấy làm bài văn khó khăn, do các em thiếu vốn sống, thiếu hiểu biết những gì liên quan đến bài làm, ít vốn từ. 
 Xuất phát từ tình hình thực tế đó, cùng với niềm mong mỏi muốn nâng cao chất lượng môn Tập làm văn. Trước hết phải rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh biết viết câu văn sinh động là một việc làm hết sức quan trọng. Với lí do đó nên tôi chọn làm sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh viết câu văn sinh động lớp 5.”
2 . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Để giúp cho chúng ta thấy rõ vị trí quan trọng của phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt.
 Để giúp học sinh tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến thức về phân môn Tập làm văn. Bồi dưỡng cho học sinh biết viết câu văn sinh động.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Giúp học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Trung Lý 1 rèn kỹ năng viết câu văn.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm đọc các tài liệu, tạp chí, giáo trình có nội dung giúp học sinh viết văn hay.
b) Phương pháp điều tra: Dự giờ,trao đổi với các bạn đồng nghiệp, học sinh về những khó khăn cũng như thuận lợi khi thực hiện dạy và hỏctong giờ tập làm văn.
c) Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức cho học sinh thực hiện các yêu cầu của giải pháp đề ra; kiểm tra kết quả và tác dụng của giải pháp khi tiến hành.
d) Phương pháp so sánh đối chiếu: Tập chung so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện gjải pháp để thấy được kết quả cũng như hạn chế để tìm ra hướng điều chỉnh, khắc phục hợp lý.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 Chương trình Tập làm văn lớp 5 gồm có những nội dung kiến sau:
 Số tiết
	Loại văn bản
Học kì I
Học kì II
Cả năm
Kể chuyện( ôn tập)
03
03
Miêu tả gồm:
- Miêu tả đồ vật( ôn tập)
04
04
- Miêu tả cây cối( ôn tập)
03
03
- Miêu tả con vật( ôn tập)
03
03
- Miêu tả cảnh
14
04
18
- Miêu tả người
08
07
15
Các văn bản khác:
- Báo cáo thống kê
02
02
- Đơn
03
03
- Thuyết trình, tranh luận
02
02
- Biên bản
03
03
- Chương trình hoạt động
03
03
- Chuyển đoạn văn thành kịch
03
03
Tổng cộng số tiết
32
30
62
 Chương trình Tiểu học không có môn văn với tư cách là môn học độc lập nhưng vẫn hướng đến hình thành “năng lực văn” cho học sinh. Mục đích này được tích hợp qua tiếng mẹ đẻ( Tiếng việt) để hình thành năng lực văn cho học sinh Tiểu học trước hết phải giúp cho học sinh viết câu văn sinh động.
 Viết câu đúng thuộc phạm trù ngữ pháp còn viết câu hay thuộc phạm trù tu từ. Viết có nghệ thuật mới thành văn.
 Viết câu sinh động tức là viết câu văn đạt tốt các yêu cầu: Đúng ngữ pháp, có hình ảnh và cảm xúc của người viết. Quá trình viết câu văn sinh động tức là viết câu văn gợi tả, gợi cảm, nó mang tính chủ quan phụ thuộc vào vốn từ và vốn sống, những kinh nghiệm sự hiểu biết riêng của người viết:
 Ví dụ:
 - Một học sinh chỉ viết: “Nước sông chảy vào cánh đồng.”
 - Còn một học sinh viết: “Dòng sông tuôn bọt trắng xóa, ào ào chảy vào cánh đồng.”
 Như vậy câu văn thứ hai đã có hình ảnh nên hấp dẫn người đọc và làm cho họ có thể hình dung một cách cụ thể về cảnh vật mình tả, công việc mình thuật hay kể lại...
 Viết câu văn sinh động phụ thuộc vào vốn từ, sự hiểu biết, cách sắp xếp từ của các em. Học sinh tiểu học vốn từ, vốn sống của các em còn nghèo nàn. Chính vì vậy, giáo viên cần phải có biện pháp cụ thể để dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng khơi dậy suy nghĩ trong các em.
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH VIẾT CÂU VĂN SINH ĐỘNG KHỐI LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG LÝ I - MƯỜNG LÁT.
 Để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay đòi hỏi nhà trường phải không ngừng cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Mỗi giáo viên Trường Tiểu học Trung Lý I đều đã nhận thức được vấn đề. Đó là phải nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn để khẳng định mình và tồn tại được trong quá trình phát triển đi lên của nền giáo dục hiện nay.
 Thực tế Trường Tiểu học Trung Lý I cho thấy giáo viên đã có cố gắng nhiều trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhưng đổi mới phương pháp như thế nào, các bước tiến hành ra sao thì mỗi tiết, mỗi bài trên lớp còn có một số ít giáo viên chưa thể hiện rõ. Trong quá trình dạy cho học sinh viết câu văn sinh động đa số giáo viên chưa thật sự quan tâm mới hướng cho học sinh viết câu văn đúng ngữ pháp.
 Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 5. 
 Tổng số 25 em trong đó: Nữ 13 em; Nam 12 em.
 Tất cả học sinh trong lớp đều là con gia đinh nông dân sinh ra ở xã Trung Lý, đây là một xã tỉ lệ hộ nghèo còn nhiều, nhiều gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình. Qua việc tìm hiểu các đối tượng học sinh, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi đa số học sinh đều viết đúng ngữ pháp có nghĩa là các em đã biết viết câu đầy đủ bộ phận chính và đúng ý nhưng chưa rung cảm người đọc. Rất ít học sinh viết được các câu văn sinh động. Học sinh viết được các câu văn sinh động tức là học sinh viết câu văn, bài văn có hình ảnh, có cảm xúc. Số học sinh viết câu sai: Chưa đúng ngữ pháp, câu lủng củng dài dòng, chưa trôi chảy cũng còn một số em. Tôi đã tiến hành ra đề khảo sát chất lượng trong vòng 20 phút với đề sau đây:
 Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu tả cánh đồng vào mùa lúa chín
Với đề khảo sát trên tôi đã thu được kết quả như sau:
Học sinh viết câu văn sinh động
Học sinh viết câu đúng ngữ pháp
Học sinh viết câu còn sai
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
2
8%
16
64%
7
28%
 Nguyên nhân: Như tôi đã nêu ở trên, lớp 5 tất cả gia đình các em đều làm nông nghiệp nên số gia đình có điều kiện để mua tài liệu tham khảo cho con em mình còn quá ít, hơn nữa bố mẹ đi làm cả ngày nên thời gian giành cho con cái còn ít. Nhiều phụ huynh trình độ học vấn không cao, nhiều phụ huynh chưa học hết tiểu học. Các em khu chính học hai buổi/ ngày nhưng buổi hai lại học sách của SEQAP, vở bài tập thực hành. Thời gian giành cho việc bồi dưỡng thêm quá ít, chỉ tranh thủ khi học sinh đã hoàn thành nhanh bài tập và thời gian tăng buổi các ngày nghỉ. Các em lớp 5 lại phải giúp bố mẹ chăn trâu, cắt cỏ, trông emnhững ngày nghỉ. Buổi tối các em mệt nên số em tự giác học ít, các em chỉ học qua loa. Nhiều gia đình lại không đôn đốc con học, chỉ phó mặc cho thầy, cô giáo. Đây là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc học nói chung và việc viết văn hay của học sinh nói riêng. Bên cạnh đó thời gian để cho giáo viên rèn cách viết câu văn sinh động cho học sinh còn ít. Phương pháp dạy kĩ năng viết văn của giáo viên còn hạn chế. Từ những nguyên nhân trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp thực hiện sau đây.
 2.3. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 Muốn cho học sinh viết câu văn có hình ảnh, có cảm xúc giáo viên phải dày công luyện tập cho các em và luyện tập phải tiến hành từ dễ đến khó để giúp các em được làm quen và nâng dần kĩ năng viết. Tôi đã nghiên cứu sắp xếp và luyện tập cho học sinh theo các phần sau: 
 Phần 1: LUYỆN TẬP VIẾT CÂU VĂN GỢI TẢ:
 Để tập cho học sinh viết câu văn gợi tả tôi tiến hành xây dựng hệ thống các dạng bài tập sau đây:
 Dạng 1: Cho học sinh so sánh những cặp câu nhận xét câu nào hay hơn? Vì sao?
Ở dạng bài này tôi muốn cho học sinh nhận biết thế nào là câu văn hay.
 Ví dụ: So sánh 2 câu dưới đây và nhận xét câu nào hay hơn? Vì sao?
 a1: Cỏ mọc rất nhiều, màu xanh trải ra rất rộng trên khắp các sườn đồi.
 a2: Cỏ mọc tua tủa, màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
 Khi đưa ra cặp câu trên học sinh đã thấy rõ câu a2 hay hơn câu a1, vì câu a2 sự vật được diễn tả cụ thể, rõ nét khiến người đọc có thể hình dung được sự vật, hiện tượng như hiện ra trước mắt. 
 Dạng 2: Học sinh tập tìm từ thay thế cho từ khác.
 Qua luyện tập học sinh có thể tìm được nhiều từ thay thế cho một từ mới làm cho câu văn gợi tả có hình ảnh. 
 Ví dụ: Tìm những từ thay thế cho những từ ngữ gạch chân ở nhưng câu văn sau làm cho câu văn thêm gợi tả.
 a. Cây chanh trong vườn nở hoa rất trắng
 b. Mùi hoa chanh lẫn mùi hoa cam, hoa bưởi thơm lắm.
 Học sinh có thể thay: “rất trắng” bằng “trắng xóa” hay “ Trắng muốt”
Từ “thơm lắm” thay bằng “ thơm nức”, “ thơm ngát”, “ thơm lừng”,
 Như vậy học sinh có thể mở rộng vốn từ làm cho vốn từ của các em ngày càng phong phú.
Dạng 3: Cho học sinh tập điền từ vào chỗ trống.
Ở dạng này cho học sinh thi nhau điền từ, em nào điền được nhiều từ
 đúng và chính xác em đó thắng. Biện pháp này ngoài làm cho các em mở rộng vốn
từ còn giúp các em dùng từ chính xác hơn.
 Ví dụ: Tìm những từ ngữ gợi tả điền vào chỗ trống trong những câu văn sau làm cho câu văn thêm gợi tả.
Dưới chân đồi có một dòng suối chảy
Khi chiều tà, tiếng mõ. Báo hiệu đàn trâu . Đã trở về.
 Ở câu a có thể điền các từ: róc rách, rì rầm, ào ào,.. Câu b điền các từ: cốc, cốc, cốc 
Dạng 4: Sửa lại câu văn, đoạn văn cho gợi tả hơn.
 Học sinh có thêm hoặc bớt hay thay thế từ ngữ gợi tả có tính so sánh, nhân hóa. Học sinh có thể sử dụng biện pháp tu từ.
 Ví dụ: Sửa lại những câu văn, đoạn văn sau đây cho gợi tả hơn
 “ Sương sớm giăng trên mái nhà. Tiếng chim cu gáy trên khóm tre đầu làng. Nắng trải vàng đồng quê.”
 Học sinh đã thay: “ Sương sớm phủ khắp làng quê. Tiếng chim cu gáy văng vẳng từ khóm tre đầu làng. Cô nắng rải một màu vàng óng trên khắp cánh đồng lúa chín.” 
Dạng 5: Cao hơn bốn biện pháp trên cho học sinh dựa vào ý cần diễn đạt trong những câu văn cho sẵn viết lại để có đoạn văn gợi tả hơn.
 Ví dụ: Cho đoạn văn: “ Trước sân trường có một cây bàng to lắm, người lớn dang tay ôm không xuể. Cách mặt đất chừng một mét, thân cây bàng nổi lên những cái u sần sùi. Cành lá bàng xòa ra rất rộng.”
 Học sinh viết lại: “ Trước sân trường có một cây bàng gốc rất to, ba đứa học trò chúng em cùng dang tay mà ôm không xuể. Cách mặt đất chừng một mét, thân cây bàng nổi lên những cái u sần sùi to bằng cái mũ. Tán bàng xoè ra như một cái ô khổng lồ che nắng cho một góc sân trường.”
 Như vậy từ năm biện pháp trên dần dần học sinh lớp tôi đã biết viết những câu văn gợi tả có hình ảnh sinh động.
Phần 2: LUYỆN TẬP VIẾT CÂU VĂN GỢI CẢM
 Các dạng bài tập được xây dựng từ dễ đến khó :
Dạng 1: Cho học sinh tập xác định câu văn diễn tả được cảm xúc, tình cảm gì ? 
 Ví dụ: Hãy cho biết câu văn sau đã diễn tả được tình cảm và cảm xúc gì trước sự vật được nêu?
 “ Bàn tay của mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy xương xương mà em yêu biết bao nhiêu.”
 Tình cảm ở đây thể hiện sự yêu thương quý trọng của người con đối với người mẹ. 
 Ở dạng này học sinh được làm quen nhiều câu văn, đoạn văn gợi lên tình cảm của con người đối với sự vật, của con người đối với con người vừa giáo dục về
 đạo đức, vừa giúp các em biết viết các câu văn gợi cảm.
Dạng 2: Tập viết các câu văn thể hiện thái độ tình cảm khác nhau.
 Ví dụ: Viết 4 câu văn thể hiên thái độ tình cảm khác nhau như: Vui – buồn – thương – giận.
 Học sinh viết:
 - “ Vui biết bao nhiêu khi em được gặp thầy, gặp bạn trong ngày khai trường nhộn nhịp.”
 - “ Hôm qua, em vô cùng sung sướng khi được cô giáo tuyên dương trước cả lớp.”
 - “ Hôm nay làm bài kiểm tra chi được điểm 6, em buồn lắm.”
 - “ Em bị bạn hiểu nhầm, em đã cố gắng giải thích nhưng bạn vẫn không thông cảm, em rất giận.”
 Cùng viết về niềm vui nhưng mỗi học sinh viết một cách khác nhau. Các câu văn đã thể hiện rõ những tình cảm khác nhau.
Dạng 3: Tập viết câu văn, đoạn văn theo một chủ điểm cho trước.
 Học sinh bắt đầu tập viết những câu văn gợi cảm, có thể ban đầu là một hai câu đó tăng lên ba, bốn câu và dần dần số lượng câu cao hơn cho học sinh viết câu gợi cảm một cách thành thạo hơn.
 Ví dụ: Viết hai đến ba câu nói về niềm vui trước cơn mưa mùa xuân đầy sức sống hoặc là viết một đoạn văn gợi cảm nói về lòng yêu trăng.
 Từ ba biện pháp nêu trên học sinh đã biết viết những câu văn gợi cảm. Từ đây tôi cho học sinh bắt đầu làm dạng tổng hợp hơn qua phần 3.
 Phần 3: TẬP VIẾT CÂU VĂN VỪA GỢI TẢ VỪA GỢI CẢM
 Khi học sinh đã làm quen với từng phần( phần 1 và phần 2) tôi bắt đầu yêu cầu học sinh viết câu văn vừa gợi tả vừa gợi cảm nhưng ở phần này tôi cũng cho học sinh làm quen dần. 
Dạng 1: Tập nhận xét về ý diễn tả cảm giác được biểu hiện trong từng câu, từng đoạn văn. 
 Ví dụ: Nhận xét về ý diễn tả và cảm giác được biểu hiện trong từng câu văn
dưới đây, từ đó cho biết câu nào hay hơn ?
Từ một tháng nay, trời nắng gắt.
Từ một tháng nay, cái nắng gay gắt từ trên trời cao dội xuống.
Từ một tháng nay, cái nắng gay gắt cứ như từ trên trời cao dội xuống.
Đã hơn một tháng nay, cái nắng gay gắt cứ như từ trên trời cao dội xuống từ dưới lòng đất bốc lên.
 e. Đã hơn một tháng nay, cái nắng gay gắt cứ như từ trên trời cao dội xuống từ dưới lòng đất bốc lên, làm cho con chó mực nhà em cứ thè lưỡi đỏ và thở hồng hộc.
 Học sinh nhận xét:
 - Câu a: Nói đến cái năng gay gắt tạo cảm giác khó chịu.
 - Câu b: Ý cụ thể hơn câu a, nói được cái nắng nóng từ đâu xuông. Từ “ dội” hay vì diễn tả rõ được cái nóng như trút xuống, đổ xuống tăng thêm cảm giác khó chịu.
 - Câu c: Hay hơn hai câu trước vì có thêm từ “cứ như” có ý so sánh và tưởng tượng.
 - Câu d: Ý sâu hơn ba câu trước, tô đậm thêm cảm giác bức bối vì nóng.
 - Câu e: Hay hơn cả vì ngoài cái ưu điểm ở các câu trên nó còn có thêm hình ảnh sinh động “con chó mực nhà em cứ thè lưỡi đỏ và thở hồng hộc.” Câu này vừa 
có giá trị gợi tả, vừa có giá trị gợi cảm. 
Dạng 2: Học sinh xác định từ loại, những biện pháp tu từ, kiểu câu trong một đoạn văn.
 Bài tập này giúp các em củng cố lại kiến thức về từ loại, cách sử dụng các biện pháp tu từ, kểu câu sao cho phù hợp và hiểu tác dụng của chúng trong đoạn văn.
Dạng 3: Tập viết câu văn gợi tả, gợi cảm dựa vào những câu văn cho trước.
 Ví dụ: Dựa vào ý của từng câu văn hãy viết thành những câu văn vừa gợi tả vừa gợi cảm.
 a. Cây cối toàn một màu xanh.
 b. Trời xanh lắm.
 Học sinh viết:
 a. Cây cối xanh một màu xanh bao la vô tận.
 b. Trời xanh mênh mông sâu thẳm tuyệt vời.
Dạng 4: Tập viết lại đoạn văn cho gợi tả, gợi cảm.
 Ở dạng này học sinh có thể dùng cách chuyển câu kể thành câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến,dùng cách so sánh, nhân hóa và từ ngữ gợi tả, gợi cảm để viết đoạn văn gợi tả, gợi cảm hơn.
 Ví dụ: Viết đoạn văn dưới đây cho gợi tả, gợi cảm hơn.
 “ Mùa đông đã đến. Những cơn gió lạnh đã tràn về. Nhìn lên trời, em không thấy chim én nữa. Mẹ em giục lấy áo ấm ra mặc. Em rất phấn khởi và xúc động khi mặc cái áo len mà me đã may cho em.”
 Học sinh viết: 
 “ Có phải mùa đông lạnh lẽo đã đến rồi không? Đúng rồi, những cơn gió lạnh như cắt da, cắt thịt đã vội vã tràn về! Nhìn lên bầu trời xanh xám như màu chì, em không thấy những cánh én chao liệng nữa. Mẹ em giục: “Con hãy lấy chiếc áo len mà mẹ vừa đan xong ra mặc cho ấm đi”! Xỏ tay vào cái áo len mới, em thấy mình như được lớn thêm một tuổi và thấy ấm áp hẳn lên vì được sống trong tình yêu của mẹ.”
 Như vậy ở đoạn văn trên học sinh đã biết viết câu văn sinh động hấp dẫn người đọc.
Dạng 5: Qua cách nêu trên đến đây tôi bắt đầu cho học sinh tự mình có thể cho học sinh viết một đoạn văn sinh động từ những chủ đề mà giáo viên cho trước và các em vận dụng để viết những bài văn theo đề bài của môn Tập làm văn( SGK môn Tiếng việt).
 * Bên cạnh những biện pháp tôi đã trình bày trên để học sinh viết câu văn, đoạn văn, bài văn có hình ảnh gợi tả, gợi cảm tôi còn cung cấp các từ ngữ hay cho học sinh, hướng dẫn học sinh đặt thành các câu văn hay giàu cảm xúc để viết thành đoạn văn, bài văn hay. ( Vì để tự các em làm thì đoạn văn, bài văn sẽ không hay, không lôi cuốn người đọc. Vì vốn từ của các em còn hạn chế, nghèo nàn). Để làm tốt được phần này đòi hỏi giáo viên phải chịu khó giành thời gian soạn ra hệ thống các từ ngữ cho học sinh dựa vào đó để đặt câu, viết thành đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu của đề bài. 
2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI DẠY THỰC NGHIỆM:
 Qua thời gian dạy học có sử dụng các biện pháp trên trong các đợt kiểm tra chất lượng ngày càng tăng lên:
 - Số học sinh viết câu văn gợi tả, gợi cảm nhiều hơn, một số em đã bộc lộ rõ ràng năng khiếu viết văn của mình.
 - Số học sinh viết câu văn đúng ngữ pháp nhưng câu văn con khô khan đã giảm.
 - Số học sinh viết câu lủng củng, dài dòng, không đúng ngữ pháp còn rất ít.
 Tôi đã tiến hành ra đề khảo sát chất lượng học sinh lớp 5 như sau:
Bài kiểm tra (Thời gian: 40 phút)
 Đề bài: Em hãy tả một người thân mà em yêu quý nhất. (Phương án 1) 
 Đề bài: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp mà em yêu thích( dòng sông, cánh đồng, con đường, đầm sen,).Em hãy tả một trong những cảnh đẹp đó. (Phương án 2) 
 Biểu điểm nhận xét: 
 * Đạt bài văn xuất sắc: 
 - Viết được hoàn chỉnh bài văn đầy đủ ba phần theo đúng yêu cầu của đề bài
 - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 - Lời văn sinh động, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. 
 - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
 * Đạt bài văn hoàn thành tốt: 
 - Viết được hoàn chỉnh bài văn đầy đủ ba phần theo đúng yêu cầ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_boi_duong_hoc_sinh_viet_cau_van_sinh_d.doc