SKKN Một số biện pháp bổ sung vốn tài liệu cho thư viện góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Nga Thủy - Nga Sơn - Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp bổ sung vốn tài liệu cho thư viện góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Nga Thủy - Nga Sơn - Thanh Hóa

Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Thông tin và trí thức ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người. Sự nghiệp thông tin - thư viện trên thế giới và sự nghiệp thông tin - thư viện Việt Nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu trí thức và thông tin không ngừng tăng lên của xã hội.

 Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng - 2005) thì thư viện được định nghĩa là “Nơi tàng trữ, giữ gìn sách báo, tài liệu và tổ chức cho bạn đọc sử dụng”[1]. Trong thời đại mới, thư viện vẫn luôn được coi là toà lâu đài trí tuệ của nhân loại, nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của loài người, là một bộ phận của nền văn hoá mới. Trong các yếu tố cấu thành thư viện thì vốn tài liệu là yếu tố cực kỳ quan trọng, vốn tài liệu được thư viện coi là tài sản quí, là tiềm lực, là sức mạnh và niềm tự hào của thư viện. Nội dung vốn tài liệu càng phong phú, loại hình tài liệu càng đa dạng thì khả năng đáp ứng nhu cầu người đọc càng lớn và có sức thu hút ngày càng cao đối với người sử dụng.

Trong thư viện trường Tiểu học thì vốn tài liệu lại là một yếu tố quan trọng, nó quyết định góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh, để đáp ứng được nhu cầu đó thư viện phải luôn luôn bổ sung những tài liệu mới, hay và bổ ích, thiết thực phục vụ cho giáo viên giảng dạy, học sinh học tập.

Mặc dù công tác bổ sung vốn tài liệu cho thư viện đã được nhà trường thực hiện song đôi lúc người cán bộ thư viện vẫn chưa thực hiện rõ trách nhiệm của mình, còn xem nhẹ công tác bổ sung, hiệu quả thấp.

Làm tốt công tác bổ sung vốn tài liệu cho thư viện trường Tiểu học có ý nghĩa rất lớn giúp cho kho sách ngày càng phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Người cán bộ thư viện phải làm như thế nào để thực hiện công tác bổ sung tài liệu vừa đổi mới vừa linh hoạt trong khi tổ chức thực hiện.

Xuất phát từ lý do trên và qua thực tế làm cán bộ thư viện tôi mạnh dạn tìm hiểu và đưa ra “Một số biện pháp bổ sung vốn tài liệu cho thư viện góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Nga Thủy - Nga Sơn - Thanh Hóa”.

 

doc 24 trang thuychi01 29193
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp bổ sung vốn tài liệu cho thư viện góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Nga Thủy - Nga Sơn - Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Thông tin và trí thức ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người. Sự nghiệp thông tin - thư viện trên thế giới và sự nghiệp thông tin - thư viện Việt Nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu trí thức và thông tin không ngừng tăng lên của xã hội.
	Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng - 2005) thì thư viện được định nghĩa là “Nơi tàng trữ, giữ gìn sách báo, tài liệu và tổ chức cho bạn đọc sử dụng”[1]. Trong thời đại mới, thư viện vẫn luôn được coi là toà lâu đài trí tuệ của nhân loại, nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của loài người, là một bộ phận của nền văn hoá mới. Trong các yếu tố cấu thành thư viện thì vốn tài liệu là yếu tố cực kỳ quan trọng, vốn tài liệu được thư viện coi là tài sản quí, là tiềm lực, là sức mạnh và niềm tự hào của thư viện. Nội dung vốn tài liệu càng phong phú, loại hình tài liệu càng đa dạng thì khả năng đáp ứng nhu cầu người đọc càng lớn và có sức thu hút ngày càng cao đối với người sử dụng.
Trong thư viện trường Tiểu học thì vốn tài liệu lại là một yếu tố quan trọng, nó quyết định góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh, để đáp ứng được nhu cầu đó thư viện phải luôn luôn bổ sung những tài liệu mới, hay và bổ ích, thiết thực phục vụ cho giáo viên giảng dạy, học sinh học tập. 
Mặc dù công tác bổ sung vốn tài liệu cho thư viện đã được nhà trường thực hiện song đôi lúc người cán bộ thư viện vẫn chưa thực hiện rõ trách nhiệm của mình, còn xem nhẹ công tác bổ sung, hiệu quả thấp.
Làm tốt công tác bổ sung vốn tài liệu cho thư viện trường Tiểu học có ý nghĩa rất lớn giúp cho kho sách ngày càng phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Người cán bộ thư viện phải làm như thế nào để thực hiện công tác bổ sung tài liệu vừa đổi mới vừa linh hoạt trong khi tổ chức thực hiện.
Xuất phát từ lý do trên và qua thực tế làm cán bộ thư viện tôi mạnh dạn tìm hiểu và đưa ra “Một số biện pháp bổ sung vốn tài liệu cho thư viện góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Nga Thủy - Nga Sơn - Thanh Hóa”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vốn tài liệu trong thư viện, công tác bổ sung vốn tài liệu cho thư viện trường tiểu học nói chung và trường Tiểu học Nga Thủy nói riêng, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác bổ sung vốn tài liệu cho thư viện trường Tiểu học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, làm cho vốn tài liệu trong thư viện ngày càng phong phú, đa dạng.
1.3 Đối tượng nghiên cứu 
Tôi đi sâu tập trung nghiên cứu về vốn tài liệu tại thư viện trường Tiểu học nga Thủy và các vấn đề liên quan tới công tác bổ sung vốn tài liệu của thư viện như: Kinh phí cho hoạt động bổ sung, các nguồn bổ sung, nhân lực thực hiện công tác bổ sung, kế hoạch công tác bổ sung, diện bổ sungnhằm làm phong phú, phát triển hơn nữa kho tài liệu trong thư viện, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu công tác bổ sung vốn tài liệu tại thư viện trường Tiểu học Nga Thủy, tôi dự kiến sẽ sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
- Khảo sát thực tiễn 
- Thống kê 
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 
- Phương pháp phỏng vấn 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Thư viện là một thiết chế văn hóa xã hội có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân. Bổ sung vốn tài liệu là một khâu quan trọng trong quy trình xử lý nghiệp vụ của các cơ quan thông tin thư viện. Bổ sung tài liệu bao gồm những chính sách và hoạt động thực tiễn đặc thù nhằm bảo vệ những tài liệu thư viện. Bổ sung vốn tài liệu có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin, truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân. Do vậy công tác bổ sung vốn tài liệu cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín, chất lượng hoạt động thư viện, góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của thư viện. 
 Công tác bổ sung vốn tài liệu trong thư viện trường Tiểu học đóng một vai trò rất quan trọng, vốn tài liệu là cầu nối giữa bạn đọc và thư viện, giúp thư viện hoàn thành xuất sắc chức năng nhiệm vụ của mình, đồng thời thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc, gắn kết bạn đọc với thư viện để học tập nghiên cứu, giải trí, tăng cường kiến thức cho mình.[6]
Thư viện Trường Tiểu học Nga Thủy là một thư viện trường Tiểu học tiên tiến trong huyện, một trong những thư viện được đánh giá cao về sự phong phú, đa dạng của vốn tài liệu, thư viện đã và đang đáp ứng đủ nhu cầu cho mọi đối tượng bạn đọc trong trường, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc cả về nội dung và hình thức tài liệu, thư viện cần phải có kế hoạch bổ sung nhiều loại hình tài liệu thật đa dạng và phong phú để đáp ứng kịp thời nhu cầu đọc của bạn đọc. Nếu thư viện bổ sung những tài liệu tốt, phù hợp với yêu cầu bạn đọc thì thư viện sẽ thu hút được nhiều độc giả, tần số sách phục vụ bạn đọc sẽ cao, tiết kiệm nhiều kinh phí và đem lại nhiều hiệu quả kinh tế lẫn tinh thần.
 Bên cạnh nhu cầu sử dụng tài liệu đa dạng của bạn đọc là sự phát triển 
mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự bùng nổ thông tin của thế kỷ 21, kỷ 
nguyên của nền kinh tế tri thức, sự ham hiểu biết khám phá tri thức, chinh 
phục khó khăn của con người đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy thư 
viện phải luôn tăng cường bổ sung vốn tài liệu (nguồn lực thông tin) để thỏa mãn cao nhất nhu cầu đọc của bạn đọc. Tuy nhiên do nhu cầu ngày càng cao, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho thư  viện là phải có thêm nhiều tài liệu mới phong phú về nội dung và hình thức, bên cạnh những tài liệu truyền thống thư viện cần bố sung nhiều dạng tài liệu ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu đọc tại thư viện.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Khi nhắc tới thư viện, theo suy nghĩ truyền thống là kho chứa sách, nhưng trong xu thế hội nhập quốc tế lại là kho dữ liệu dưới dạng số hóa. Trên con đường thực hiện chức năng của mình, thư viện trường học đang đứng trước những thách thức về cơ sở vật chất, tài chính, công nghệ, nhân lực và cả những chính sách.
Thực tiễn hoạt động thư viện của nhiều trường còn rất hạn chế: cơ sở vật chất thiếu thốn, phòng đọc sách không có hoặc diện tích quá ít, không có trang thiết bị tối thiểu, sách và báo chí còn hết sức nghèo nàn, cách thức tổ chức phục vụ bạn đọc còn sơ sài Và thư viện trường tiểu học Nga Thủy cũng không nằm ngoài thực trạng trên.
Trước khi áp dụng các biện pháp của đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng thư viện trường tôi và thấy được những thuận lợi, khó khăn như sau:
* Thuận lợi
- Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 do đó cơ sở vật chất tương đối đảm bảo phục vụ cho công tác dạy và học, là trường có bề dày thành tích trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác thư viện, nên kế hoạch thư viện cũng như kế hoạch bổ sung vốn tài liệu cho thư viện được coi trọng và thực hiện thường xuyên.
- Có hồ sơ, sổ sách ghi chép, đánh giá kết quả bổ sung, ghi chép cụ thể và chi tiết.
- Thư viện luôn nhận được sự quan tâm của hội cha mẹ học sinh về xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
- Chất lượng mọi hoạt động trong nhà trường được nâng lên.
- Học sinh có nề nếp học tập tốt, có ý thức chấp hành nội quy, quy định của nhà trường cũng như nội quy của thư viện, tích cực tham gia các buổi đọc sách, các hoạt động tập thể, nâng cao khả năng phát triển toàn diện.
Đặc biệt hơn nữa là đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên của trường ham mê đọc sách rất quan tâm đến hoạt động thư viện. Cán bộ Thư viện có trình độ chuyên môn đúng chuyên nghành, ham học hỏi, năng động và sáng tạo, luôn cầu tiến, biết tư vấn cho lãnh đạo về công tác chuyên môn Thư viện.
- Độc giả và công tác viên :
+ Cán bộ giáo viên : 26
+ Giáo viên chủ nhiệm : 14
+ Tổng phụ trách đội : 1
+ BCH Đoàn : 2
+ Học sinh : 380
* Khó khăn
 	Trong những năm qua trường học nơi tôi công tác, mặc dù công tác bổ sung vốn tài liệu đã được nhà trường quan tâm, thực hiện thường xuyên song thực tế khi thực hiện vẫn còn mặt hạn chế nhất định:
- Sách tham khảo và tài liệu thật sự chưa phong phú về chủng loại, nên việc phục vụ bạn đọc theo chủ đề còn hạn chế.
- Sách tham khảo trong quá trình sử dụng đã bị rách, hư hỏng nhà trường đã lập biên bản thanh lý nhưng chưa kịp thời bổ sung.
- Cộng tác viên của thư viện là cán bộ giáo viên, Ban chấp hành Đoàn - Đội và các chi đội vừa giảng dạy, vừa học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nên vốn thời gian còn eo hẹp do đó công tác phối hợp giữa cán bộ thư viện và cộng tác viên thư viện hoạt động chưa có chiều sâu.
- Nguồn ngân sách của địa phương, của nhà trường rất hạn hẹp, việc huy động các nguồn ngân sách ngoài để tăng cường nguồn tài liệu cho thư viện còn gặp nhiều khó khăn.
* Thống kê vốn tài liệu có trong thư viện
Năm học
Tài liệu năm học trước
Tài liệu mua bổ sung mới
Tổng số trong năm
Năm học 2014 - 2015
2759
50
2809
Năm học 2015 - 2016
2809
89
2898
Năm học 2016 - 2017
2898
110
3008
Năm học 2017 - 2018
3008
450
3458
* Bình quân số lượt bạn đọc đến thư viện/ tuần
Năm học
Đối tượng
2014-2015
2015-2016
2016-2017
2017 - 2018
Học sinh
256
278
352
460
Giáo viên
25
21
42
65
Tổng
281
299
394
525
Tóm lại: Số lượng sách chưa phong phú về chủng loại, không đủ để đáp ứng nhu cầu mượn của giáo viên và học sinh. Số lượng học sinh và giáo viên tham gia tìm đọc sách chưa nhiều. Giáo viên chỉ mượn sách giảng dạy đầu năm. Học sinh đến thư viện còn ít, rải rác ở các lớp do các em còn ngại, chưa biết cách tra cứu mục lục, tìm kiếm còn chậm. Số lượng bản sách của mỗi tên sách không nhiều (tối đa 2-4bản/ tên sách) nên không thể đáp ứng nhu cầu đọc tại chỗ và mượn về nhà cùng lúc cho nhiều bạn đọc. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong thư viện còn hạn chế, bạn đọc chưa biết sử dụng các công cụ tìm tin trên Internet, do đó chưa biết khai thác thông tin một cách hiệu quả.
Về hoạt động công tác thư viện chỉ diễn ra một cách đơn thuần, hoạt động chưa phong phú, chỉ đơn giản là đầu năm cho giáo viên mượn sách giảng dạy, học sinh mượn sách giáo khoa, cuối năm thu về, vào sổ sách, làm báo cáo. 
* Nguyên nhân của thực trạng
Từ khảo sát thực tế tôi tìm thấy rất nhiều nguyên nhân tồn tại từ thực trạng trên. Nguyên nhân chủ yếu theo tôi là do:
Một là: Người cán bộ thư viện chưa thể hiện hết vai trò và trách nhiệm của mình. Chưa có thái độ nghiêm túc, đúng đắn và kịp thời với công tác thư viện trường học khiến cho “ Trái tim của nhà trường” dần dần mất đi sức sống và không nhận được sự quan tâm của các thành viên nhà trường. 
Hai là: Chưa tổ chức tốt kho sách, Sách báo còn nghèo nàn về số lượng, lạc hậu về nội dung, trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu bạn đọc. 
Ba là: Chưa tìm ra được các biện pháp để bổ sung vốn tài liệu hợp lý. Nhiều khi còn chưa chủ động, chưa sáng tạo, chưa biết định hướng nguồn bổ sung vốn tài liệu.
Bốn là: Công tác xây dựng kế hoạch và các quy định, lịch hoạt động của thư viện chưa khoa học.
Năm là: Chưa xây dựng được mạng lưới cộng tác viên thư viện là học sinh.
Sáu là: Chưa huy động được các nguồn lực trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể địa phương, chưa làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục trong đó có thư viện, để góp phần xây dựng thư viện vững mạnh và đầy đủ vốn tài liệu hơn. 
Để bổ sung vốn tài liệu cho thư viện thật sự mang lại hiệu quả, tổ chức các hoạt động của Thư viện trường học thực sự thân thiện tôi đã tiến hành thực hiện các giải pháp sau:
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Xây dựng kế hoạch bổ sung vốn tài liệu 
	- Dựa vào đặc điểm của nhà trường, thư viện, mục tiêu giáo dục, đối tượng bạn đọc và số tài liệu hiện có trong thư viên Tôi đã dự thảo kế hoạch bổ sung vốn tài liệu ngay từ đầu năm học, tổ chức cuộc họp tổ cộng tác viên đầu năm để thảo luận, thống nhất, lấy ý kiến của các tổ trưởng chuyên môn, tham mưu với ban giám hiệu để thực hiện kế hoạch.
- Kế hoạch bổ sung vốn tài liệu càng cụ thể càng chi tiết sẽ giúp người quản lý định hình nội dung và kiểm soát công việc dễ dàng. Kế hoạch gồm các bước sau:
Bước 1: Kế hoạch đề ra phải chặt chẽ, đầy đủ các nội dung, hình thức bổ sung và phương pháp bổ sung. Trong đó: Bổ sung vốn tài liệu, tiện ích cho việc dạy và học nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là quan trong hàng đầu.
Cụ thể : 
+ Ưu tiên bổ sung sách giáo khoa: Đảm bảo cho giáo viên và học sinh mỗi ngưòi có đủ 1 bộ sách để giảng dạy, học tập
+ Bổ sung sách nghiệp vụ, sách thiết kế bài giảng và các loại sách tham khảo khác.
+ Tạo nguồn kinh phí để bổ sung thêm các loại sách văn hoá của thiếu nhi : Như truyện cổ tích Việt Nam, cổ tích thế giới, truyện các danh nhân
Bước 2: Phát động các phong trào bổ sung vốn tài liệu và đánh giá kết quả đã đạt được sau các phong trào.
 	+ Phong trào bổ sung vốn tài liệu được phát động trong toàn trường để cán bộ giáo viên và học sinh cùng biết, cùng thực hiện .
 + Sau kết thúc các đợt phát động phong trào bổ sung bổ sung vốn tài liệu tôi ghi chép đầy đủ, chính xác, lưu trong hồ sơ, được công bố ngay sau khi kết thúc đợt bổ sung, tuyên dương tập thể, cá nhân tham gia bổ sung, giúp họ phát huy mạnh mẽ tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình hơn trong đợt bổ sung sau và được tính điểm trong phong trào thi đua của lớp.
Bước 3: Tổng kết rút kinh nghiệm.
+ Trong các cuộc họp tổ cộng tác viên hàng tháng, hàng kỳ hay sau mỗi đợt bổ sung, tổ cộng tác viên đã tổng kết các nội dung bổ sung và kết quả bổ sung, cố gắng nêu gương những tập thể, cá nhân tham gia tích cực và đạt kết quả tốt, động viên kịp thời những gì mà họ đã ủng hộ cho thư viện. Cũng từ đó tạo cho tập thể và cá nhân chưa thực hiện tốt cần cố gắng, ngoài ra cần phải có biện pháp động viên khuyến khích họ tham gia tích cực, thực hiện nghiêm túc.
 + Tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra phương hướng tiếp tục triển khai đợt sau.
Bước 4: Xây dựng một tập thể cộng tác viên đoàn kết, nhất trí cao để thực hiện tốt kế hoạch.
( Kèm theo phụ lục 1 : Kế hoạch bổ sung vốn tài liệu cho thư viện )
2.3.2 Xây dựng mạng lưới cộng tác viên cho thư viện
Đội ngũ cộng tác viên bao gồm nhiều thành phần tham gia, không phân biệt tuổi tác nghề nghiệp. Nếu thư viện biết xây dựng, tạo lập một đội ngũ cộng tác viên thì sẽ hỗ trợ đắc lực cho thư viện trong nhiều khâu công tác như: Đóng dấu, dán nhãn, di chuyển sách báo trên giá,...Thư viện Trường Tiểu học Nga Thủy thu hút đông đảo bạn đọc ở nhiều lứa tuổi, riêng bạn đọc là học sinh chiếm số lượng đông nhất. Thư viện có thể tổ chức một buổi nói chuyện với bạn đọc, mời họ tham gia vào đội ngũ cộng tác viên, nói rõ những công việc và quyền lợi của họ khi họ tham gia. Bên cạnh đó, thư viện có thể thông qua các bài giới thiệu trong buổi chào cờ của trường giới thiệu và mời bạn đọc tham gia đội ngũ cộng tác viên thư viện. Có như vậy thư viện sẽ giảm bớt nhiều khâu công tác đơn giản, tập trung thời gian, sức lực vào các khâu như: Phân loại, biên mục,...
Những thành viên trong tổ mạng lưới là những người tích cực, nhiệt tình, bởi các thành viên này thành phần là những học sinh giỏi, rất uy tín với các bạn mà lại siêng đọc sách, dạn dĩ khi xuất hiện trước đám đông và các em có năng khiếu như: biết kể chuyện, có giọng đọc hay, có năng khiếu ca hát, múa, viết chữ đẹp, khéo tay..., có điều kiện thời gian tiếp cận với bạn nhiều nên những nội dung hay, nội dung cần của sách sẽ đến với bạn đọc một cách nhanh nhất và rộng khắp nhất.
Khi đã có tổ cộng tác viên là các em học sinh thì cần nhờ đến giáo viên chủ nhiệm để hiểu rõ khả năng của từng em để phân công công việc cho các em đúng và phù hợp, phải hướng dẫn thật cụ thể từng phần việc được giao cho các em, để các em hiểu và thực hiện tốt phần việc của mình phát huy tối đa vai trò của mạng lưới cộng tác viên
Số lượng học sinh trong mạng lưới này tôi đã tùy theo điều kiện cụ thể của hoạt động để chọn. 
- Tôi phân công học sinh theo khả năng của từng em, hướng dẫn từng phần việc được giao cho các em để các em hiểu và thực hiện tốt công việc của mình. Có thể chia học sinh thành các mạng lưới thư viện theo từng nhóm dựa vào từng loại tài liệu được bổ sung, nhóm được phân công sẽ phụ trách tất cả các tài liệu trước và sau bổ sung, từ khâu tuyên truyền, tiếp nhận tài liệu, đến các bước xử lý kỹ thuật để đưa tài liệu vào sử dụng. 
 Tôi phân nhóm như sau:
- Nhóm phụ trách Tài liệu giáo khoa: 
	- Nhóm phụ trách tài nghiệp vụ
	- Nhóm phụ trách tài liệu tham khảo mở rộng
	- Nhóm phụ trách tài liệu báo, tạp chí
	- Nhóm phụ trách tài liệu thiếu nhi
Để mạng lưới cộng tác viên thư viện thể hiện hết khả năng của mình, hỗ trợ tốt trong các hoạt động của thư viện thì người cán bộ thư viện cần hướng dẫn, rèn luyện và giúp đỡ các em trong từng nhóm nắm được một số vấn đề về nghiệp vụ thư viện, nắm được phương pháp và kỹ năng, cũng như những phương pháp tuyên truyền sách báo. Cộng tác viên thư viện phải là những người đi đầu, nhiệt tình trong công tác bổ sung vốn tài liệu, sau đó tuyên truyền cho các bạn đọc khác. Hơn nữa tổ công tác thư viện còn là nơi tư vấn tin cậy cho bạn đọc mỗi khi bổ sung sách mới. Đây là công việc không đơn giản chút nào vì nó luôn đòi hỏi ở người cán bộ thư viện không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình, cũng như cập nhật những tin tức hàng ngày
( Kèm theo phụ lục 2 : Danh sách mạng lưới cộng tác viên )
2.3.3. Tăng cường kinh phí cho thư viện
Đây là một trong những yếu tố tác động lớn đến số lượng cũng như chất lượng vốn tài liệu. Ngân sách bổ sung không chỉ là yếu tố ảnh hưởng mà là yếu tố quyết định đến việc phát triển vốn tài liệu. Để có vốn tài liệu đa dạng, phong phú và thỏa mãn nhu cầu bạn đọc, thư viện nên có sự đầu tư thích đáng cho việc phát triển vốn tài liệu.
Trong giai đoạn hiện nay đang có sự bùng nổ thông tin mạnh mẽ, đòi hỏi thư viện phải luôn có sự đầu tư thích hợp để có những thông tin tốt nhất, hay những tài liệu giá trị nhất. Vì thế thư viện Trường Tiểu học Nga Thủy cần tăng cường kinh phí cho việc bổ sung tài liệu. Nhưng khi đầu tư cần xác định rõ số lượng bổ sung cho từng môn loại, từng loại hình tài liệu để có sự đầu tư hợp lý. Ngoài ra thư viện cần đưa ra các giải pháp nhằm tăng kinh phí bổ sung như: Kêu gọi sự ủng hộ từ các doanh nghiệp trên địa bàn xã, hội cha mẹ học sinh, quỹ khuyến học địa phương, xin thêm ngân sách của nhà trường, địa phương.
Cụ thể: + Doanh nghiệp Chiến Nga ủng hộ: 10.000.000đ
	 + Doanh nghiệp Hoàng Long ủng hộ + 10.000.000đ
	 + Hội cha mẹ học sinh ủng hộ: 15.000.000đ
	 + Quỹ khuyến học Trịnh Mai Diêm ủng hộ: 20.000.000đ
	 + Quỹ nhà trường: 10.000.000đ
 2.3.4. Phối hợp với các đoàn thể để thực hiện bổ sung vốn tài liệu.
- Tham mưu với Ban giám hiệu tạo điều kiện về thời gian để tổ cộng tác viên làm việc một cách nhịp nhàng, khoa học.
- Phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường như : Công đoàn - Đoàn thanh niên - Đội - Hội chữ thập đỏ để thực hiện công tác bổ sung vốn tài liệu có hiệu quả.
- Huy động các đoàn thể tham gia ủng hộ sách cho thư viện cụ thể là:
	+ Hội cựu giáo chức ủng hộ thư viện mỗi thành viên từ 2 cuốn sách trở lên.
	+ Tập thể cán bộ giáo viên nhà trường là: Mỗi người ủng hộ thư viện từ 3 cuốn sách trở lên.
	+ Phối hợp trao đổi giữa thư viện xã, thư viện trường bạn cùng hợp tác để bổ sung vốn tài liệu phong phú hơn, khắc phục được một phần khó khăn về kinh tế, tạo điều kiện cho bạn đọc được sử dụng nhiều tài liệu có tác dụng bổ ích.
2.3.5. Phát động các phong trào ủng hộ tài liệu cho thư viện.
Trong năm học thư viện chia làm 3 đợt bổ sung lớn và phát động phong trào đến từng cán bộ giáo viên và học sinh cùng biết cùng thực hiện.
* Đợt 1 : Từ 05/09/2018 đến 20/11/2018 Tập t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_bo_sung_von_tai_lieu_cho_thu_vien_gop.doc