SKKN Một số bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực môn hóa học cho học sinh lớp 12 THPT

SKKN Một số bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực môn hóa học cho học sinh lớp 12 THPT

Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI theo đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục”: dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó GV tổ chức hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập thông qua đó hình thành những kiến thức mới, kĩ năng mới phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

 Trong số các môn học ở trường phổ thông, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí là những môn học có nhiều nội dung liên môn, xuyên môn. Việc tích hợp các môn khoa học tự nhiên nói trên thành các chủ đề dạy học tự chọn là dễ dàng thực hiện được, thành hệ thống câu hỏi tích hợp các bộ môn khoa học tự nhiên trong dạy học Hóa học. Những nội dung của môn học này đều có thể tích hợp được thành các chuyên đề tự chọn cho mỗi lĩnh vực trong dạy học.

 Đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông sau năm 2015 và thực trạng giáo dục phổ thông hiện nay, vấn đề đặt ra cho bản thân GV là làm thế nào để phát huy năng lực dạy học theo hướng tích hợp? Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực môn hóa học cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 

doc 31 trang thuychi01 12872
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực môn hóa học cho học sinh lớp 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN LINH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BÀI TẬP TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT.
 Người thực hiện: Hà Xuân Tuân
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: 
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC.
	1. Mở đầu............................................................................................ 1
 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................... 1 
 1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................ 1
 1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................... 1
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................... 1
 2. Nội dung......................................................................................... 2
 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN.......................................................... 2
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN........................... 4
 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.............................. 6
 2.4. Xây dựng hệ thống bài tập tích hợp......................................... 8
 3. Kết luận........................................................................................... 17
 3.1. Kết quả của SKKN đạt được.................................................... 17
 3.2. Khả năng phổ biến ứng dụng của SKKN................................. 19
 3.3. Các kết luận.............................................................................. 19
 3.4. Đề xuất..................................................................................... 20
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BT
Bài tập
BTHH
Bài tập hóa học
CT
Công thức
CTCT
Công thức cấu tạo
CTPT
Công thức phân tử
DHTH
Dạy học tích hợp
ĐC
Đối chứng
đktc
Điều kiện tiêu chuẩn
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
ND
Nội dung
PP
Phương pháp
PPDH
Phương pháp dạy học
PTHH
Phương trình hóa học
SGK
Sách giáo khoa
STK
Sách tham khảo	
THPT
Trung học phổ thông
THCS
Trung học cơ sở
TN
Thực nghiệm
TNKQ
Trắc nghiệm khách quan
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài. 
Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI theo đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục”: dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó GV tổ chức hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập thông qua đó hình thành những kiến thức mới, kĩ năng mới phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
 Trong số các môn học ở trường phổ thông, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí là những môn học có nhiều nội dung liên môn, xuyên môn. Việc tích hợp các môn khoa học tự nhiên nói trên thành các chủ đề dạy học tự chọn là dễ dàng thực hiện được, thành hệ thống câu hỏi tích hợp các bộ môn khoa học tự nhiên trong dạy học Hóa học. Những nội dung của môn học này đều có thể tích hợp được thành các chuyên đề tự chọn cho mỗi lĩnh vực trong dạy học.
 Đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông sau năm 2015 và thực trạng giáo dục phổ thông hiện nay, vấn đề đặt ra cho bản thân GV là làm thế nào để phát huy năng lực dạy học theo hướng tích hợp? Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực môn hóa học cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2.Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu và đề xuất hệ thống câu hỏi tích hợp các bộ môn khoa học tự nhiên trong dạy học hóa học lớp 12 THPT, góp phần đáp ứng nhu cầu giảng dạy của GV và nhu cầu học tập của HS.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
 Biên soạn và sử dụng hệ thống câu hỏi tích hợp các bộ môn khoa học tự nhiên trong dạy học hóa học lớp 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực HS. Đối với các lớp 12 ở trường phổ thông Lê Văn Linh. Huyện Thọ Xuân.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
 1.4.1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
	- Nghiên cứu các tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài.
 1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
	- Điều tra, phỏng vấn.
	- Tìm hiểu thực trạng dạy học hóa học ở trường THPT nhằm phát hiện ra những vấn đề cần nghiên cứu.
	- Thực nghiệm sư phạm.
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1.1. Quan điểm về tích hợp
 a) Khái niệm tích hợp
 + Thế nào là tích hợp?
	Trong những năm gần đây xuất hiện thuật ngữ “tích hợp” “tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này”.
 + Tầm quan trọng của tích hợp trong dạy học
	Từ những năm 60 của thế kỉ XX và ngày càng được áp dụng rộng rãi. Ở mức độ cao có thể tích hợp các môn vật lí, hóa học, sinh học thành một môn chung – môn khoa học tự nhiên, hoặc tích hợp các môn lịch sử, ngữ văn, địa lí, thành môn khoa học xã hội. Những môn tích hợp này là môn mới chứ không phải là ghép các môn riêng rẽ với nhau, nhưng vẫn giữ vị trí độc lập trong một môn chung.
	Ở mức độ vừa, các môn gần nhau, được ghép trong một môn chung nhưng vẫn giữ vị trí độc lập và chỉ tích hợp ở các phần trùng nhau. Khi dạy kiến thức hóa học bất kể từ lĩnh vực nào: cấu tạo nguyên tử, phản ứng hóa học, dung dịch đều liên quan đến kiến thức vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên hoặc kiến thức hóa học hữu cơ (cacbohiđrat, lipit, protein,) đều liên quan đến kiến thức sinh học. 
 Việc giảng dạy hóa học theo chương trình tích hợp còn giúp chúng ta lồng ghép các nội dung khác như bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức về đất, nước, lửa (nhiên liệu và nguyên liệu),
2.1.2. Các hoạt động tích hợp cơ bản trong dạy học
2.1.2.1 Tích hợp đa môn
Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các “chuẩn” từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp kiến thức của các môn học có liên quan.
 2.1.2.2. Tích hợp liên môn
Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án, trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp. Ví dụ: Địa lí, Lịch sử, Sinh học, Xã hội, Giáo dục công dân, Hoá học, Vật lí được tích hợp thành môn.
 2.1.2.3. Tích hợp xuyên môn
Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, GV tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. HS phát triển kĩ năng sống khi áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế. Hai con đường dẫn đến tích hợp xuyên môn là học tập theo dự án và thương lượng chương trình học.
2.1.2.4. Tích hợp nội môn
Khi tiếp cận tích hợp nội môn, GV cố gắng gắn kết, đảm bảo tính đồng bộ giữa các nội dung có liên quan của các phân môn trong một môn học, ví dụ: tích hợp phân môn hóa hữu cơ và hóa vô cơ; hóa vô cơ, hóa hữu cơ với hóa phân tích hay hóa lí... hoặc lồng ghép các vấn đề cần thiết nhưng không thành môn học như các nội dung giữa lý thuyết với thực hành, giữa lý thuyết với thực tiễn, như vấn đề về môi trường, năng lượng, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,vào nội dung của mỗi bài dạy.
2.1.3. Mối quan hệ giữa các bộ môn khoa học tự nhiên.
	Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với nhau như: Lí - Hóa - Sinh, Văn - Sử - Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tự nhiên với các môn xã hội như: Văn, toán, hóa, sinh, giáo dục công dân,Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau.
Hoá học không phải chỉ có mối liên hệ qua lại với vật lí mà còn có liên hệ liên môn với sinh học, toán học và địa lí nữa. Dự thảo chương trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông trong đó có kế hoạch tổng thể đến định hướng xây dựng chương trình các môn học. Trong đó đã xây dựng kế hoạch khung cho hai môn học tích hợp liên môn đó là môn Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học) và môn Khoa học xã hội (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí). 
2.1.4. Năng lực nhận thức và biểu hiện của nó.
 Năng lực nhận thức được biểu hiện ở nhiều mặt khác nhau nhưng năng lực trí tuệ của con người (quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, tu duy) mà đặc trưng nhất là tư duy độc lập và tư duy sáng tạo nhằm ứng phó với các tình huống mới
2.1.5. Sự phát triển năng lực nhận thức cho học sinh
Việc hình thành và phát triển năng lực nhận thức được biểu hiện một cách thường xuyên, liên tục, thống nhất và có hệ thống, điều này đặc biệt quan trọng với học sinh. Quá trình này được thực hiện thông qua việc rèn luyện năng lực quan sát, phát triển trí nhớ và tưởng tượng, trau dồi ngôn ngữ, nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, phương pháp nhận thức và phẩm chất nhân cách.
2.1.6. Những nguyên tắc sư phạm cần đảm bảo để nâng cao tính tích cực nhận thức hình thành và giải quyết được các dạng bài tập thực nghiệm.
Nguyên tắc 1: Biết kế thừa, phát huy PPDH truyền thống, tiếp thu và vận dụng PPDH mới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng.
Nguyên tắc 2: Duy trì nhịp độ khẩn trương của việc nghiên cứu tài liệu, kiến thức đã lĩnh hội được củng cố khi nghiên cứu kiến thức mới.
Nguyên tắc 3: Dạy học cần hình thành năng lực hoạt động trí tuệ, hình thành các phẩm chất tư duy và hình thành phương pháp hoạt động.
Nguyên tắc 4: Trong dạy học phải tích cực quan tâm tới sự lĩnh hội kiến thức của tất cả các đối tượng học sinh (khá, giỏi, trung bình, yếu, kém)
2.1.7. Bài tập thực nghiệm.
 Là những bài tập mà khi giải HS phải làm thí nghiệm hoặc hình dung thí nghiệm.
+ Phân loại bài tập thực nghiệm
Loại 1: Bài tập hóa học thực nghiệm có tính chất trình bày (Giải bài tập thông qua trình bày cách thí nghiệm mà không phải làm thí nghiệm).
Loại 2: Bài tập hóa học thực nghiệm có tính chất minh họa và mô phỏng (giải bài tập bằng cách vẽ hình hoặc sử dụng hình vẽ, sơ đồ, đồ thị, băng hình, các phần mềm mô phỏng thí nghiệm)
Loại 3: Bài tập thực nghiệm có tính chất thực hành (giải bài tập bằng cách thực hành các thí nghiệm).
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường phổ thông Việt Nam.
Ở Việt Nam, từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn tự nhiên - xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. Chương trình ở cấp trung học chủ yếu thực hiện tích hợp ở mức thấp, chưa đặt nặng vấn đề DHTH ở trung học. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là việc DHTH liên quan đến nhiều yếu tố đòi hỏi phải có quá trình chuẩn bị như: chương trình, SGK, tổ chức dạy học, phương pháp dạy và học, đánh giá, kiểm tra, thi. Tuy vậy, ngày càng có nhiều nội dung giáo dục được tích hợp vào nội dung một số môn học ở trung học (dân số, môi trường, vệ sinh thực phẩm, phòng chống HIV/AIDS, chống các tệ nạn xã hội, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông...) bằng phương thức lồng ghép. Việc dạy học các nội dung này bước đầu đã làm cho GV có một số kinh nghiệm thực tiễn về tích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện DHTH trong chương trình và SGK mới sau 2015.
Với quan điểm như trên sẽ dần đến một hệ quả là tri thức của người học sẽ nhanh chóng bị lạc hậu vì nội dung dạy học được quy định một cách chi tiết và cứng nhắc trong chương trình. Đồng thời, do việc kiểm tra đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng vào khả năng vận dụng tri thức trong tình huống thực tiễn vì vậy sản phẩm đào tạo là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động, sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường  lao động.
2.2.2. Ở trung học phổ thông
2.2.2.1. Điều tra cơ bản đã tìm hiểu được.
	- Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học hóa học ở trường THPT.
	- Tìm hiểu sự hứng thú học tập của HS qua môn học hóa học.
	- Cách thức tiếp cận với hướng dạy học tích hợp như thế nào? Kết quả khảo sát sẽ góp phần cung cấp thông tin và làm nền tảng cho việc xây dựng chủ đề và đề xuất giải pháp thực thi việc thực hiện DHTH sau năm 2015.
	- Điều tra tính hứng thú học tập môn hóa học của HS THPT.
	- Điều tra chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT.
	- Khảo sát thực trạng hiểu biết và mức độ sẵn sàng DHTH, định hướng tích hợp các môn khoa học tự nhiên vào các tiết dạy hóa học.
	- Điều tra việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp như thế nào?
2.2.2.2. Nhận xét và kết luận
* Thuận lợi
	Do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một vấn đề là phải thay đổi quan điểm về giáo dục mà DHTH là một định hướng mang tính đột phá để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục.
* Khó khăn
	Quan điểm DHTH là một quan điểm còn mới đối với nhà trường, với GV, HS cũng như các nhà khoa học sư phạm.
* Giải pháp
	- GV phải biết nguyên tắc, quy trình các bước xây dựng các chủ đề tích hợp được thực hiện theo nguyên tắc hướng đến mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục môn học, đảm bảo tích hợp nội dung, PPDH.
	- GV cần nắm phương pháp học và dạy theo nhóm để truyền đạt kiến thức có hiệu quả.
	- GV cần xác định việc chuyển đổi chiến lược đánh giá HS từ dạy học truyền thống sang dạy học tích hợp như ra đề thi, chấm thi, đánh giá và kiểm tra sự tiến bộ của HS theo định hướng phát triển năng lực.
2.2.3. Cơ sở và nguyên tắc biên soạn hệ thống bài tập tích hợp 
2.2.3.1. Cơ sở
- Cơ sở lí thuyết: Dựa trên cơ sở các kiến thức hóa học trong chương trình hóa học phổ thông. Các kiến thức, kĩ năng về cơ sở hóa học chung như cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, bảng tuần hoàn, lý thuyết phản ứng hóa học, thuyết điện ly, phi kim, kim loại, các chất hữu cơ trong chương trình hóa học phổ thông hiện nay. Trên cơ sở các định luật, khái niệm, học thuyết, các nguyên lí, mệnh đề,... các kiến thức liên môn sinh học, vật lí, địa lí, giáo dục môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm cần truyền thụ, rèn luyện, kiểm tra đánh giá mà ta phải thiết kế các bài tập phù hợp theo định hướng phát triển năng lực của HS. Thiết kế những bài tập hoá học có nội dung liên quan đến các môn khoa học tự nhiên khác nhưng không quá xa rời nội dung chương trình hoá học. Bài tập hoá học có tính chất tổng hợp kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo gây hứng thú, tìm tòi sáng tạo của HS.
- Cơ sở thực tiễn: Dựa vào các ứng dụng, các quá trình sản xuất, đời sống lao động sản xuất, các hiện tượng về thiên nhiên,...có kiến thức liên quan đến nội dung các bài học trong chương trình hóa học lớp 12. Các vấn đề trong thực tiễn đời sống, trong thực nghiệm, thực hành của cá nhân HS, của cộng đồng, của xã hội... liên quan đến kiến thức hóa học THPT. Một số năng lực cơ bản, phổ thông (như: năng lực tư duy khoa học, năng lực toán học, đọc hiểu, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn... để phát hiện và giải quyết các vấn đề) cần thiết cho cuộc sống tương lai của HS cần được rèn luyện và phát huy. 
 2.2.3.2. Theo định hướng phát triển năng lực HS
 Những năng lực các bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực HS bao gồm các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của hóa học. Như trả lời các câu hỏi, giải thích hiện tượng một cách khoa học và đưa ra các kết luận dựa trên những căn cứ và lí lẽ mang tính thuyết phục. Có thái độ thích thú, ủng hộ nghiên cứu khoa học và động lực để hành động một cách có trách nhiệm đối với môi trường và các tài nguyên thiên nhiên.
Nguyên tắc trên giúp ta nắm được cơ chế biến hoá nội dung bài tập theo những hướng có mức độ phức tạp, khó khăn khác nhau phù hợp với từng mục đích dạy học.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 2.3.1. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực HS.
2.3.1.1. Lựa chọn đơn vị kiến thức
	Với những định hướng đổi mới trong kiểm tra đánh giá môn hóa học ở trường THPT, khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học THPT hướng gắn với các môn khoa học tự nhiên khác, cần lựa chọn những đơn vị kiến thức không chỉ có ý nghĩa về đơn thuần về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn, với đời sống của cá nhân và cộng đồng (như: mưa axit, ăn mòn kim loại, ô nhiễm môi trường không khí...), phát huy được năng lực khoa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,... của HS nhưng không quá khó, quá trừu tượng, làm mất đi bản chất hóa học,...
2.3.1.2. Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức để đánh giá năng lực học tập của HS qua bài tập tích hợp
	Đơn vị kiến thức lựa chọn khi thiết kế bài tập theo hướng gắn với các môn khoa học tự nhiên khác cần thực hiện được mục tiêu giáo dục là định hướng phát triển năng lực bao gồm (kiến thức, kĩ năng, thái độ - tình cảm) của môn hóa học nói riêng và mục tiêu giáo dục ở trường THPT nói chung.
- Hệ thống các kiến thức khoa học gồm cả phương pháp nhận thức.
- Hệ thống kĩ năng, kĩ xảo. Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Thái độ, tình cảm đối với nghề nghiệp, đối với xã hội.
2.3.1.3. Thiết kế hệ thống bài tập theo mục tiêu 
Xây dựng các bài tập tương tự các bài tập đã có 
Khi một bài tập có nhiều tác dụng đối với HS, ta có thể dựa vào bài tập đó để tạo ra những bài tập khác tương tự theo các cách như: 
- Giữ nguyên hiện tượng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay đổi lượng chất
- Giữ nguyên hiện tượng và thay đổi chất tham gia phản ứng. 
- Thay đổi các hiện tượng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ lại những dạng PTHH cơ bản. 
- Từ một bài toán ban đầu, ta có thể đảo cách hỏi giá trị của các đại lượng đã cho như: khối lượng, số mol, thể tích, nồng độ,... 
- Chọn những chi tiết hay ở các bài tập để phối hợp lại thành bài mới.
Xây dựng bài tập hoàn toàn mới
2.3.1.4. Kiểm tra thử
	Thử nghiệm áp dụng bài tập hóa học đã thiết kế trên đối tượng HS thực nghiệm để kiểm tra hệ thống bài tập đã thiết kế về tính chính xác, khoa học, thực tế của kiến thức hóa học, toán học cũng như độ khó, độ phân biệt,...cũng như tính khả thi, khả năng áp dụng của bài tập. 
2.3.1.5. Chỉnh sửa
	Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống ... trong bài tập sau khi đã cho kiểm tra thử sao cho hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tế, và phù hợp với đối tượng HS, với mục tiêu kiểm tra - đánh giá, mục tiêu giáo dục của môn hóa học ở trường THPT. 
2.3.1.6. Hoàn thiện hệ thống bài tập
 Sắp xếp, hoàn thiện hệ thống bài tập một cách khoa học. 
2.4. Xây dựng hệ thống bài tập tích hợp
 2.4.1. Xây dựng bài tập có nội dung tích hợp các môn khoa học tự nhiên trong dạy học hóa học lớp 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực HS
Bài 1. Ứng dụng của este
 Ứng dụng của este Thủy tinh hữu cơ
Các este thường là những chất lỏng có mùi thơm dễ chịu, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước, có khả năng hòa tan được nhiều chất hữu cơ khác nhau, kể cả các hợp chất cao phân tử, nên được dùng làm dung môi (thí dụ để pha sơn tổng hợp). Một số este dùng để sản xuất tơ, sợi, thủy tinh hữu cơ. Một số este có mùi thơm hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm (kẹo, bánh, nước giải khát) và mỹ phẩm (xà phòng, nước hoa,)
Câu hỏi 1. Vì sao khi đi qua các nơi phun sơn thường ngửi thấy mùi gần với mùi dầu chuối.
Câu hỏi 2. Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn cùng với nhau.
Câu hỏi 3. Một số este có mùi thơm hoa quả được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm như:
Etyl fomat có mùi đào chín. Isoamyl axetat có mùi chuối chín. Benzyl propionat có mùi hoa nhài.
Dùng công thức cấu tạo hãy viết

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bai_tap_tich_hop_cac_mon_khoa_hoc_tu_nhien_theo.doc