SKKN Một số bài nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam khối 10 trường THPT Hà Văn Mao

SKKN Một số bài nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam khối 10 trường THPT Hà Văn Mao

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa với mục đích dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Thì nhân tố nhân lực đóng một vai trò hết sức quan trọng, mà TDTT là một phương tiện cơ bản nhất để đào tạo và bồi dưỡng nên nguồn nhân lực đó. Nó có liên quan đến sự nghiệp đào tạo cho đất nước những con người có đầy đủ những phẩm chất về đức, trí, thể, mĩ. Mác và Ăng- ghen từng nói: “Sự kết hợp giữa trí dục và thể dục với lao động sản xuất không chỉ là phương tiện để nâng cao năng suất mà còn là phương thức cơ bản nhất để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện”.

Điền kinh bao gồm nhiều môn thi đấu. Trong đó, chạy nói chung và chạy cự li 100m nói riêng, là môn học được tập luyện và thi đấu khá phổ biến và rộng rãi ở các trường phổ thông, các hội khoẻ Phù đổng từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên thành tích chạy 100m của học sinh Việt Nam so với khu vực và thế giới còn khá khiêm tốn. Bởi vậy mà việc giảng dạy môn chạy cự li ngắn cho học sinh trong nhiều năm qua đã được chú trọng song vẫn còn phải khắc phục khá nhiều khó khăn.

 Như chúng ta đã biết, trong học tập và thi đấu điền kinh nói chung và chạy cự li ngắn nói riêng đòi hỏi sự căng thẳng thần kinh và nỗ lực cơ bắp lớn.Thông qua đó mà tập luyện làm cho con người phát triển toàn diện hơn. Tập luyện chạy cự li ngắn (100m) có tác dụng rất lớn đến việc phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là sức mạnh, sức nhanh. Mà chạy 100m là một môn thi đấu, có đặc điểm kỹ thuật trên từng cự li được chia thành 4 giai đoạn. Đó là: Giai đoạn xuất phát, Chạy lao sau xuất phát, Chạy giữa quãng, Chạy về đích. Trong đó giai đoạn chạy giữa quãng là giai đoạn có kỹ thuật hoàn chỉnh nhất, chiếm quãng đường và thời gian dài nhất. Cho nên nó là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến thành tích. Do đó trong giảng dạy áp dụng những bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật chạy giữa quãng và cho học sinh tập luyện là cần thiết để nâng cao thành tích và làm phong phú thêm phương tiện giáo dục thể chất trong trường phổ thông.

 Tuy nhiên ở nước ta, việc áp dụng các phương tiện, phương pháp tập luyện tiên tiến trong giảng dạy và huấn luyện còn hạn chế. Bởi nhiều nguyên nhân: cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn và khả năng sáng tạo của giáo viên. cho nên hình thức, phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như cách lĩnh hội của học sinh chưa đa dạng và phong phú, dẫn đến tinh thần học tập của học sinh chưa tự giác tích cực làm chất lượng giáo dục thể chất ở trường phổ thông kém.

 Để góp phần vào việc giải quyết các tồn tại trên vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu đưa ra một số bài tập bổ trợ sao cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao thành tích chạy 100m trong chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông.Xuất phát từ mục đích trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài " Một số bài nâng cao thành tíchchạy 100m cho học sinh nam khối 10 trường THPT Hà Văn Mao .

 

doc 18 trang thuychi01 21084
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số bài nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam khối 10 trường THPT Hà Văn Mao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài Trang 2
2. Mục đích nghiên cứu Trang 3
3. Đối tượng nghiên cứu Trang 3
4. Phương pháp nghiên cứu Trang3
5. Những điểm mới Trang 3
6. Cơ sở lý luận Trang 3
7. Nhiệm vụ nghiên cứu Trang 6
8. Kết luận và kiến nghị Trang 17
1.MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa với mục đích dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Thì nhân tố nhân lực đóng một vai trò hết sức quan trọng, mà TDTT là một phương tiện cơ bản nhất để đào tạo và bồi dưỡng nên nguồn nhân lực đó. Nó có liên quan đến sự nghiệp đào tạo cho đất nước những con người có đầy đủ những phẩm chất về đức, trí, thể, mĩ... Mác và Ăng- ghen từng nói: “Sự kết hợp giữa trí dục và thể dục với lao động sản xuất không chỉ là phương tiện để nâng cao năng suất mà còn là phương thức cơ bản nhất để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện”.
Điền kinh bao gồm nhiều môn thi đấu. Trong đó, chạy nói chung và chạy cự li 100m nói riêng, là môn học được tập luyện và thi đấu khá phổ biến và rộng rãi ở các trường phổ thông, các hội khoẻ Phù đổng từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên thành tích chạy 100m của học sinh Việt Nam so với khu vực và thế giới còn khá khiêm tốn. Bởi vậy mà việc giảng dạy môn chạy cự li ngắn cho học sinh trong nhiều năm qua đã được chú trọng song vẫn còn phải khắc phục khá nhiều khó khăn.
	Như chúng ta đã biết, trong học tập và thi đấu điền kinh nói chung và chạy cự li ngắn nói riêng đòi hỏi sự căng thẳng thần kinh và nỗ lực cơ bắp lớn.Thông qua đó mà tập luyện làm cho con người phát triển toàn diện hơn. Tập luyện chạy cự li ngắn (100m) có tác dụng rất lớn đến việc phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là sức mạnh, sức nhanh. Mà chạy 100m là một môn thi đấu, có đặc điểm kỹ thuật trên từng cự li được chia thành 4 giai đoạn. Đó là: Giai đoạn xuất phát, Chạy lao sau xuất phát, Chạy giữa quãng, Chạy về đích. Trong đó giai đoạn chạy giữa quãng là giai đoạn có kỹ thuật hoàn chỉnh nhất, chiếm quãng đường và thời gian dài nhất. Cho nên nó là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến thành tích. Do đó trong giảng dạy áp dụng những bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật chạy giữa quãng và cho học sinh tập luyện là cần thiết để nâng cao thành tích và làm phong phú thêm phương tiện giáo dục thể chất trong trường phổ thông.
	Tuy nhiên ở nước ta, việc áp dụng các phương tiện, phương pháp tập luyện tiên tiến trong giảng dạy và huấn luyện còn hạn chế. Bởi nhiều nguyên nhân: cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn và khả năng sáng tạo của giáo viên... cho nên hình thức, phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như cách lĩnh hội của học sinh chưa đa dạng và phong phú, dẫn đến tinh thần học tập của học sinh chưa tự giác tích cực làm chất lượng giáo dục thể chất ở trường phổ thông kém.
	Để góp phần vào việc giải quyết các tồn tại trên vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu đưa ra một số bài tập bổ trợ sao cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao thành tích chạy 100m trong chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông.Xuất phát từ mục đích trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài " Một số bài nâng cao thành tíchchạy 100m cho học sinh nam khối 10 trường THPT Hà Văn Mao .
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
	 Đề tài nghiên cứu với mục đích: lựa chọn, sắp xếp các bài tập bổ trợ cùng phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tốt năng lực thể chất cho học sinh, nâng cao hiệu quả môn học chạy cự li 100m ở trưởng THPT.
	- Thông qua quá trình điều tra sư phạm, áp dụng các bài tập bổ trợ vào đối tượng nghiên cứu và với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong được đóng góp vào sự nghiệp khoa học, làm phong phú thêm phương tiện giáo dục thể chất giúp cho quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh đạt kết quả cao hơn.
1.3. ĐỐI ƯỢNG NGHIÊN CỨU:
	* Nam học sinh khối 10 trường THPT Hà Văn Mao.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
	* Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
	* Phương pháp toán thống kê.
	* Phương pháp so sánh đói chứng.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN.
Đề tài lựa chọn, sắp xếp hệ thống các bài tập bổ trợ mới cùng phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tốt năng lực vận động thể chất cho học sinh, nâng cao hiệu quả môn học chạy cự li 100m ở trưởng THPT.
	Sắp xếp hệ thống các bài tập xen kẽ linh hoạt, tránh sự nhàm chán, căng thẳng trong tập luyện cho học sinh.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
	* Sức mạnh tốc độ: Được thực hiện ở những hoạt động nhanh và khắc phục trọng tải. Trong đó lực và tốc độ có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau.
	Dựa vào cơ sở khoa học vừa nêu ra mà chúng ta định hướng cho việc hình thành nội dung các bài tập sức mạnh tốc độ như sau:
	Sử dụng các bài tập có trọng lượng nhỏ yêu cầu tốc độ nhanh liên tục. Đối với độ tuổi học sinh THPT đặc điểm giới tính càng rõ nét nên cường độ và khối lượng tập luyện phải được phân biệt rõ ràng giữa nam và nữ.
	 Nhìn chung năng lực tốc độ của con người mang tính chất chuyên biệt khá rõ rệt, việc chuyển hoá của sức nhanh chỉ diễn ra trong tác động tương tác tự vệ tính chất hoạt động, có thể chuyển hoá ở giai đoạn đầu của người mới tập, còn ở những nơi có trình độ tập luyện cao hầu như việc chuyển hoá sức nhanh không diễn ra. Để phát triển sức nhanh tốc độ (tần số động tác) người ta sử dụng các bài tập phát huy được tốc độ tối đa các bài tập có chu kỳ. Phương pháp sử dụng ngắn chủ yếu vẫn là phương pháp lặp lại, tăng và biến đổi cự li. Cần lựa chọn sao cho tốc độ không giảm đi vào giai đoạn cuối của bài tập.
	Ở lứa tuổi THPT việc phát triển tốc độ và sức mạnh tốc độ đã phổ biến, bên cạnh đó còn sử dụng đến sức bền, mềm dẻo và sự khéo léo, chúng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến môn chạy nói chung và chạy cự li ngắn nói riêng. Vì vậy sự kết hợp hài hoà giữa các tố chất kể trên với kỹ thuật tác động là một vấn đề cơ bản để nâng cao thành tích.
2.2.Thực trạng:
	Trong những năm gần đây với sự phát triển của kỹ thuật và khoa học, thì việc đi lại và lao động của con người có sự hỗ trợ của máy mocsraats nhiều, điều này làm cho con ngươi hạn chế vận động rất nhiều.
	Trò chơi điện tử lên ngôi cuốn hút giới trẻ trong đó có học sinh cũng làm ảnh hưởng đến thời gian tập luyện TDTT, cùng với đó là quy định mới về cách chấm điểm môn thể dục bằng đánh giá Đ(đạt); CĐ(chưa đạt) đã làm giảm sự cố gắng, tính cạnh tranh, thi đua điểm số dẫn đến tập luyện cầm chừng, giảm thành tích hoạt động TDTT, đặc biệt là môn Điền kinh.
	Ở trường THPT Hà Văn Mao trong các kỳ thi học sinh giỏi TDTT cấp tỉnh gần đây nhiều năm nội dung chạy 100m không đạt giải.
2.3. Cơ sở khoa học:
	* Sức nhanh: Là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất.	
	* Yếu tố quyết định tốc độ của dạng sức nhanh đó là:
	+ Độ linh hoạt của quá trình thần kinh.
	+ Tốc độ co cơ.
	* Cơ sở sinh lý để phát triển sức nhanh tốc độ:
	+ Tăng cường độ linh hoạt và tốc độ dẫn chuyền của hưng phấn ở trung ương thần kinh và bộ máy vận động.
	+Tăng cường phối hợp giữa các sợi cơ và các cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng.
	Bởi vậy để phát triển sức nhanh tốc độ cần phải áp dụng các bài tập có trong lượng nhỏ, tốc độ tần số cao thời gian ngắn. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp lặp lại và biến đổi thì sẽ cải thiện được tốc độ của người tập.
2.3.1. Nguyên lý kỹ thuật các mô chạy:
	Theo cơ học một vật chuyển động tịnh tiến hợp với mặt phẳng nằm ngang thì quãng đường (S) được tính theo công thức:
	S = V.t 	(1)
	Trong đó	S: là quảng đường (cự li) đơn vị tính bằng (m)
	V: là vận tốc chuyển động đơn vị tính bằng (m/s)
	t: là thời gian chuyển động của vật tính bằng (s)
	Từ công thức này áp dụng vào thực tế có chu kỳ, trong đó thành tích của chạy được tính bằng thời gian (s) hoạt động trên một cự li nhất định, cho nên từ (1) ta có:
	t = (2)
	Từ (2) ta thấy (t) và (s) luôn có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau, còn (t) và (V) thì luôn có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau mà trong chay (t) càng nhỏ thì thành tích càng tốt, vì vậy để có thành tích tối ưu trong chạy thì tốc độ phải lớn (Vmâx)
	Theo cơ học áp dụng vào thực tế môn chạy thì vận tốc của chạy được tính theo công thức: V = T.L (3)
	Trong đó: V: là vận tốc chạy
	T: là tần số bước chạy
	L: Là độ dài bước chạy
	Từ (3) ta thấy, nếu vận tốc cùng với tần số và độ dài bước chạy có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau, tần số và độ dài bước chạy càng lớn thì tốc độ càng lớn từ đó sẽ rút ngắn được thời gian chạy làm cho thành tích được nâng cao. Cho nên trong huấn luyện và giảng dạy môn chạy cần phải lựa chọn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao phát triển tần số và độ dài bước chạy, có vậy mới đem lại thành tích tối ưu, cho nên sử dụng phương pháp tập luyện lập lại, các bài tập có chu kỳ tốc độ cao thời gian và cự li ngắn, chú ý thực hiện tăng lên về số lần và giảm thời gian.
2.3.2. Đặc điểm sinh lý của học sinh lứa tuổi THPT:
	Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đầu thanh niên là thời đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát trỉen cơ thể của người lớn, có nghĩa ở lứa tuổi này cơ thể các em đang phát triển mạnh, khả năng hoạt động của các cơ quan và các bộ phận cơ thể được nâng cao cụ thể là:
	* Hệ vận động:
	- Hệ xương: ở lứa tuổi này cơ thể các em phát triển một các đột ngột về chiều dài, chiều dày, hàm lượng các chất hữu cơ trong xương giảm do hàm lượng Magiê, Photpho, Canxi trong xương tăng. Quá trình cốt hoá xương ở các bộ phận chưa hoàn tất. Vì vậy mà trong quá trình giảng dạy cần tránh cho học sinh tập luyện với dụng cụ có trọng lượng quá nặng và các hoạt động gây chấn động quá mạnh.
	- Hệ cơ: Ở lứa tuổi này cơ của các em phát triển với tốc độ nhanh để đi đến hoàn thiện, nhưng phát triển không đều và chậm hơn so với hệ xương. Cơ to phát triển nhanh hơn cơ nhỏ, cơ chi phát triển nhanh hơn cơ dưới, khối lượng cơ tăng lên rất nhanh, đàn tích cơ tăng không đều, chủ yếu là nhỏ và dài. Do vậy khi cơ hoạt động chóng dẫn đến mệt mỏi. Vì vậy khi tập luyện giáo viên giảng dạy cần chú ý phát triển cơ bắp cho các em.
	* Hệ thần kinh:
	Ở lứa tuổi này hệ thống thần kinh trung ương đã khá hoàn thiện, hoạt động phân tích trên võ não về tri giác có định hướng sâu sắc hơn. Khả năng nhận hiểu cấu trúc động tác và tái hiện chính xác hoạt động vận động được nâng cao. 
	* Hệ hô hấp:
	Ở lứa tuổi này, phổi các em phát triển mạnh nhưng chưa đều, khung ngực còn nhỏ, hẹp nên các em thở nhanh và lâu không có sự ổn định của dung tích sống, không khí, đó chính là nguyên nhân làm cho tần số hô hấp của các em tăng cao khi hoạt động và gây nên hiện tượng thiếu ôxi, dẫn đến mệt mỏi.
	* Hệ tuần hoàn:
	Ở lứa tuổi này, hệ tuần hoàn đang trên đà phát triển để kịp thời phát triển toàn thân, tim lớn hơn, khả năng co bóp của cơ tim phát triển mạnh, do đó nâng cao khá rõ lưu lượng máu/phút. Mạch lúc bình thường chậm hơn (tiết kiệm hơn), nhưng khi vận động căng thì tần số nhanh hơn. Phản ứng của tim đối với các lượng vận động thể lực đã khá chính xác, tim trở nên hoạt động dẻo dai hơn.
	Từ những đặc điểm tâm sinh lý mà ta lựa chọn một số các bài tập trên căn bản khối lượng cường độ, vận động sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, đặc biệt khi áp dụng các bài tập căn cứ vào tình hình tiếp thu kỹ thuật và đặc điểm thể lực phù hợp với tâm sinh lý học sinh để cho quá trình giảng đạy dạt kết quả cao, giúp cho các em học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời nâng cao kết quả học tập, lôi cuốn các em hăng say tập luyện và thi đấu ở trường phổ thông.	
2.3.3. Tiến trình thực nghiệm:
 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
	Để nghiên cứu đề tài này các nhiệm vụ sau được đặt ra:
	Nhiệm vụ 1:
	Xác định các chỉ số biểu thị ban đầu về các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức mạnh tốc độ) và thành tích chạy 100m của học nam sinh Trường THPT Hà Văn Mao.
	Nhiệm vụ 2:
	Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam khối 10 để rút ra kết luận.
	* Để xác định sự biểu hiện về các tổ chức sức nhanh, sức mạnh, sức mạnh tốc độ của nam học sinh trường THPT Hà Văn Mao. Chúng tôi dùng các bài thử sau:
1. Đo thành tích chạy tốc độ 30m trước và sau thực nghiệm (biểu hiện sức mạnh):
	· Tư thế chuẩn bị: Đối tượng ở tư thế xuất phát cao.
	· Cách thực hiện: Đối tượng chạy với tốc độ tối đa.
	· Cách đo: Tính thời gian từ lúc xuất phát đến thời điểm chạm đích (đơn vị thành tích tính bằng giây)
	2. Chạy nâng cao đùi tại chỗ (biểu hiện sức mạnh tốc độ của hai chân):
	· Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng nghiêm, hai tay thả lỏng tự nhiên, mắt nhìn thẳng.
	· Thực hiện: Chạy nâng đùi cao ngang hông song song với mặt đất giữa cảng chân với đùi tạo thành một góc 900, tiếp xúc đất bằng 1/2 bàn chân phía trước, đánh tay tự nhiên.
	· Cách đo: Tính số lần thực hiện động tác trong vòng 30 giây.
	3. Bật xa tại chỗ bằng hai chân (biểu hiện sức mạnh của hai chân):
	· Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng chụm vào nhau hoặc là hai chân đứng rộng bằng vai, tay để tự nhiên.
	· Thực hiện:
	- Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao áp sát mang tai, thân người vươn thẳng, ngực căng về phía trước.
	- Nhịp 2: Hai tay đánh mạnh từ trên xuống dưới, ra sau chùng gối, trọng tâm dồn vào 1/2 bàn chân phía trước.
	- Nhịp 3: Bật mạnh ra trước, hai tay đáng lăng ra trước, lên cao, tiếp cát bằng hai chân.
	· Cách đo: Thành tích đo từ điểm đặt chân dậm đến thời điểm rơi gần nhất trên cát (đơn vị tính bằng m)
	4. Đo thành tích chạy 100m của nam học sinh trường THPT Hà Văn Mao.
	· Tư thế chuẩn bị: Đối tượng chạy xuất phát thấp.
	· Thực hiện: Chạy với tốc độ tối đa.
	· Cách đo: Tính thời gian từ lúc xuất phát đến khi chạm đích (đơn vị tính bằng giây)
	 Xuất phát từ những cơ sở lý luận và cơ sở sinh lý của môn chạy 100m chúng tôi đã ứng dụng các bài tập bổ trợ sau đây vào tập luyện.
 3.2.Hệ thống các bài tập bổ trợ đã lựa chọn.
	1. Đi bước nhỏ tại chỗ:
	* Mục đích: Nâng cao khả năng thả lỏng của cổ chân, giảm lực trống trước khi chạy.
	* Biện pháp thực hiện:	
	+ Tư thế chuẩn bị: Lấy chân phải làm trụ, kiễng gót chân trái hai tay thả lỏng tự nhiên, mắt nhìn thẳng.
	+ Yêu cầu thực hiện: Cẳng chân thả lỏng, chống trước bằng 1/2 bàn chân phía trên gần với điểm dọi của trọng tâm cơ thể, chăng lăng sau biên độ hẹp không hất gót ra sau, nâng tổng trọng tâm cơ thể lên cao, chân thẳng gót không chạm đất, thân trên thả lỏng tự nhiên mắt nhìn thẳng về trước, luôn chuyển trọng tâm cơ thể sang hai chân liên tục, quá trình thực hiện trọng tâm ít dao động.
	* Định lượng: Thực hiện từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 15’’ đến 20’’, thời gian nghỉ giữa các lần là từ 1 – 1,5 phút.
	2. Chạy nâng cao đùi tại chỗ:
	* Mục đích:
	+ Bổ trợ cho động tác lăng trước khi chạy thực hiện chính xác phát triển sức mạnh của các cơ chân, cơ lưng, cơ đùi. Tăng cường độ dài và tần số bước chạy bổ trợ tích cực cho động tác đạp sau khi chạy.
	* Biện pháp thực hiện:
	+ Tư thế chuẩn bị:Đứng nghiêm nhìn thẳng, thân người thả lỏng tự nhiên.
	+ Yêu cầu thực hiện: (Các giai đoạn kỹ thuật)
	- Chống trước bằng 1/2 bàn chân phía trên gần với điểm dọi của trọng tâm cơ thể.
	- Đạp sau chân thẳng, nâng trọng tâm cơ thể lên cao góc độ đạp sau lớn.
	- Lăng sau không hất gót, chủ yếu nâng đùi lên cao ra trước thân trên thẳng tự nhiên, cẳng chân thả lỏng.
	Yêu cầu: Thực hiện với tần số nhanh tối đa.
	* Định lượng: Thực hiện từ 3 – 4 lần/buổi mỗi lần từ 15’’ đến 20’’ thời gian nghỉ giữa các lần tập là 1 – 1,5 phút.
	3. Chạy đạp sau di chuyển 20m:
	* Mục đích:
	+ Nâng cao năng lực vận động phối hợp giữa chân đạp và chân lăng, phát triển sức mạnh cơ đùi, cơ cẳng chân và cơ bàn chân.Tăng cường và phát huy lực đạp sau, tăng tốc độ khi chạy.
	* Biện pháp thực hiện:
	+ Tư thế chuẩn bị: Đứng ở tư thế xuất phát cao.
	+ Yêu cầu thực hiện: (các giai đoạn kỹ thuật)
	- Lăng trước: Đùi nâng cao gần như chạy, cổ chân thả lỏng góc độ giữa đùi và cẳng chân bằng 900
	- Chống trước: Tiếp xúc đất bằng 1/2 bàn chân phía trên, nhanh chóng miết về sau.
	- Đạp sau: Nhanh chóng duỗi hết các khớp từ hông đến cổ chân nhất trí với hướng chạy, góc độ đạp sau khoảng 450.
	- Lăng sau: Khi kết thúc động tác đạp sau chân đạp duỗi thẳng rồi nhanh chống gập khớp gối đưa ra trước không hất gối theo hướng ra trước, thân trên ngả về trước từ 750 – 800, mắt nhìn về trước.
	Yêu cầu khi thực hiện: Tay đánh tự nhiên chân nọ tay kia và tăng độ dài bước chạy.
	* Định lượng: Thực hiện bài tập từ 4 – 5 lần x 20m. Thời gian nghỉ giữa các lần thực hiện từ 1 – 2 phút.
	4. Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay:
	* Mục đích: Tăng cường phát triển tần số, bổ trợ cho kỹ thuật giảm lực cản của không khí.
	* Yêu cầu thực hiện: Tay đánh từ sau ra trước lên cao theo trục dọc của trọng tâm cơ thể, trọng tâm cơ thể nhập nhô theo nhịp đánh tay, tốc độ đánh tay nhanh dần đều và đạt tới tấn số tối đa. 
	* Định lượng: Thực hiện từ 4 – 5 lần/buổi, mỗi lần từ 10 – 15 giây. Thời gian nghỉ giữa các lần là 1 phút.
	5. Chạy nâng cao đùi di chuyển 20m:
	* Mục đích: Tăng cường và phát triển tần số.
	* Yêu cầu thực hiện: Thực hiện với tần số tối đa, bước chạy ngắn, đùi nâng cao, tay đánh tự nhiên.
	* Định lượng: Thực hiện từ 2 – 3 lần x 20m/buổi. Thời gian nghỉ giữa các lần từ 1 – 2 phút.
 	6 Hệ thống các bài tập phát triển tốc độ:
Bảng 1: Tiến trình thực hiệncác bài tập thực nghiệm
:
TT
Tên bài tập
Số
Buổi
Tuần
1
2
3
4
5
6
7
1
Đi bước nhỏ tại chỗ
4
x
x
x
x
2
Chạy nâng cao đùi tại chỗ
5
x
x
x
x
x
3
Chạy nâng cao đùi di chuyển 20m
6
x
x
x
x
x
x
4
Chạy đạp sau di chuyển 20m
5
x
x
x
x
x
5
Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay
6
x
x
x
x
x
6
Chạy tốc độ 30m, xuất phát cao
5
x
x
x
x
x
7
Chạy kéo dây cao su.
4
x
x
x
x
8
Nằm ngửa ke bụng. 
5
x
x
x
x
x
x
9
Chạy tốc độ 60m, xuất phát cao.
4
x
x
x
x
	Sau khi đã lựa chọn được một số bài tập, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 60 nam học sinh khối 10 và số học sinh đó được chia thành 2 nhóm như sau:
	+ Nhóm đối chứng (A) gồm 30 nam học sinh tiến hành giảng dạy và tập luyện theo phương pháp phổ thông.
	+ Nhóm thực nghiệm (B) gồm 30 nam học sinh tiến hành giảng dạy và tập luyện áp dụng các bài tập đã được lựa chọn.
	Quá trình thực nghiệm được chúng tôi tiến hành trên đối tượng học sinh có cùng độ tuổi, cùng giới tính, cùng địa dư và cùng thời gian tập luyện như nhau. Mỗi tuần hai buổi, mỗi buổi từ 12 phút đến 15 phút, đầu buổi hoặc cuối buổi tuỳ thuộc vào nội dung cơ bản của buổi học. Thời gian tập luyện tiến hành trong vòng 7 tuần, mỗi tuần 2 buổi tổng là 14 buổi.
	Khi xây dựng được tiến trình giảng dạy các bài tập bổ trợ chúng tôi đã biên soạn thang điểm kiểm tra thành tích và kỹ thuật chạy cự li 100m cho nam học sinh khối 10 trường THPT Hà Văn Mao.
Bảng2: Thang điểm kiểm tra thành tích chạy 100m trước thực nghiệm của nam học sinh khối 10 trường THPT Hà Văn Mao.
Điểm
thành tích
Thành tích chạy 100m
10.0
£12’’00
9.0
12’’01 – 12’’20
8.0
12’’21 – 12’’40
7.0
12’’41 – 12’’60
6.0
12’’61 – 12’’80
5.0
12’’81 – 13’’00
4.0
13’’01 – 13’’20
3.0
13’’21 – 13’’40
2.0
³ 13’’41
Phân tích nhiệm vụ 1.
	Để xác định các chỉ số ban đầu về các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức mạnh tốc độ, thành tích chạy 100m của nam học sinh Trường THPT Hà Văn Mao.Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra trên 60 học sinh và số học sinh này được chia thành 2 nhóm. Để xác định trình độ thể lực và thành tích của học sinh bằng các bài kiểm tra sau.
Bảng3: Kiểm tra thể lực trước thực nghiệm của học sinh nam trường THPT Hà Văn Mao.
Đối tượng
Tên bài tập
Chạy tốc độ 30m xuất phát cao(s)
Bật xa tại chỗ bằng 2 chân (m)
Chạy nâng cao đùi tại chỗ (lần/10s)
Chạy 100m xuất phát thấp (s)
Khối 10
4’’40
2.39
32.0
12’55
Phân tích nhiệm vụ 2.
	Với sự quan tâm của nhà trường về môn học Giáo dục thể chất, sân bãi, cở sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ, đội ngũ giáo viên đã có đủ bề dày kinh nghiệm, học sinh yêu thích môn học, nhà trường đã đạt nhiều thành tích trong lĩnh vực TDTT, nhưng đến nay việc đưa các phương pháp giảng dạy mới đa dạng phong phú về các hình thức tập luyện còn ít được sử dụng. Sự phát triển thể lực của các em hiện nay chủ yếu dựa vào các bài tập TDTT đơn điệu và điều kiện sống tự nhiên, và đôi khi áp dụng đó đến phần cuối của bài tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bai_nang_cao_thanh_tich_chay_100m_cho_hoc_sinh_n.doc