SKKN Một cách dạy các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10 THPT
M.Gooc Ki đã từng nói:“Văn học - là nhân học” là tấm gương phản chiếu cuộc sống xã hội con người, đồng thời có sự tác động tới cuộc sống xã hội hướng con người đến Chân - Thiện -Mĩ.Thông qua các hình tượng nghệ thuật, văn học giúp người đọc nhìn thấy những sự thật của nhân sinh, nhận biết được cái đẹp, cái xấu, cái thật, cái giả, cái cao cả và cái thấp hèn.(Phương Lựu. - Lý luận văn học) Văn học giáo dục tư tưởng nhân đạo, lòng vị tha, tinh thần yêu công lý, chuộng lẽ phải, yêu quê hương đất nước giáo dục kĩ năng sống – cách ứng xử của con người theo đạo lý truyền thống dân tộc trước những vạn biến của cuộc đời bể dâu .
Truyện Kiều là một kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, là di sản văn hóa nhân loại có sức sống sâu rộng trong lòng người Việt và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Re ne Creysac người Pháp trong bài tựa mở đầu quyển Truyện Kiều dịch sang tiếng Pháp đã có nhận định. “Tác phẩm của Nguyễn Du có thể đem so sánh mà không sợ thua kém các tác phẩm của bất cứ thời đại nào, của bất cứ quốc gia nào ”Một thời Truyện Kiều đã trở thành một sinh hoạt văn hóa của người Việt: đọc Kiều, bình Kiều, ngâm Kiều, vịnh Kiều, lẩy Kiểu , bói Kiều Từ khi ra đời đến nay Truyện Kiều thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước say mê tìm hiểu khám phá. Thế kỷ 20 khi văn học hiện đại phát triển mạnh mẽ thì Truyện Kiều chưa bao giờ ngủ yên trong thư viện, nó luôn bị đánh thức, tra vấn, để tham gia vào dòng chảy của cuộc sống hiện đại. Truyện Kiều nói mãi không cùng, nó ngày càng mở ra những chiều sâu mới đến vô cùng. “Tháng 11/2000 khi Tổng thống Mỹ, ông Bill Clinton tới Việt Nam đã để lại ấn tượng tốt đẹp, gần gũi khi đọc hai câu thơ Kiều đề cập chiều hướng phát triển của quan hệ hai nước : “ Sen tàn cúc lại nở hoa / Sầu dài ngày ngắn đông đã sang xuân ”. Gần đây trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại buổi chiêu đãi trọng thể ở Nhà Trắng, phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã đọc hai câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du để mô tả quan hệ Việt Mỹ: “ Trời còn để có hôm nay / Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời ” (TS Chu Văn Sơn – Văn học và tuổi trẻ ). Như vậy dạy học Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10 cần cho học sinh thấy được những giá trị của tác phẩm vẫn được tiếp tục phát huy trong cuộc sống hiện đại.
I. Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài. M.Gooc Ki đã từng nói:“Văn học - là nhân học” là tấm gương phản chiếu cuộc sống xã hội con người, đồng thời có sự tác động tới cuộc sống xã hội hướng con người đến Chân - Thiện -Mĩ.Thông qua các hình tượng nghệ thuật, văn học giúp người đọc nhìn thấy những sự thật của nhân sinh, nhận biết được cái đẹp, cái xấu, cái thật, cái giả, cái cao cả và cái thấp hèn...(Phương Lựu... - Lý luận văn học) Văn học giáo dục tư tưởng nhân đạo, lòng vị tha, tinh thần yêu công lý, chuộng lẽ phải, yêu quê hương đất nước giáo dục kĩ năng sống – cách ứng xử của con người theo đạo lý truyền thống dân tộc trước những vạn biến của cuộc đời bể dâu . Truyện Kiều là một kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, là di sản văn hóa nhân loại có sức sống sâu rộng trong lòng người Việt và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Re ne Creysac người Pháp trong bài tựa mở đầu quyển Truyện Kiều dịch sang tiếng Pháp đã có nhận định. “Tác phẩm của Nguyễn Du có thể đem so sánh mà không sợ thua kém các tác phẩm của bất cứ thời đại nào, của bất cứ quốc gia nào”Một thời Truyện Kiều đã trở thành một sinh hoạt văn hóa của người Việt: đọc Kiều, bình Kiều, ngâm Kiều, vịnh Kiều, lẩy Kiểu , bói KiềuTừ khi ra đời đến nay Truyện Kiều thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước say mê tìm hiểu khám phá. Thế kỷ 20 khi văn học hiện đại phát triển mạnh mẽ thì Truyện Kiều chưa bao giờ ngủ yên trong thư viện, nó luôn bị đánh thức, tra vấn, để tham gia vào dòng chảy của cuộc sống hiện đại. Truyện Kiều nói mãi không cùng, nó ngày càng mở ra những chiều sâu mới đến vô cùng. “Tháng 11/2000 khi Tổng thống Mỹ, ông Bill Clinton tới Việt Nam đã để lại ấn tượng tốt đẹp, gần gũi khi đọc hai câu thơ Kiều đề cập chiều hướng phát triển của quan hệ hai nước : “ Sen tàn cúc lại nở hoa / Sầu dài ngày ngắn đông đã sang xuân ”. Gần đây trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại buổi chiêu đãi trọng thể ở Nhà Trắng, phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã đọc hai câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du để mô tả quan hệ Việt Mỹ: “ Trời còn để có hôm nay / Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời ” (TS Chu Văn Sơn – Văn học và tuổi trẻ ). Như vậy dạy học Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10 cần cho học sinh thấy được những giá trị của tác phẩm vẫn được tiếp tục phát huy trong cuộc sống hiện đại. Các đoạn trích dạy Truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10 PTTH là những đoạn tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm không chỉ giúp người đọc hiểu:Tư tưởng nhân đạo mới mẻ so với tư tưởng phong kiến bảo thủ của thời trung đại; ngôn ngữ thơ sáng tạo; lòng nhân đạo cao cả đối với con ngườimà còn hàm chứa nét riêng trong bản sắc văn hoá, mang hồn cốt dân tộc, truyền thống đạo lý làm người của con người Việt Nam. Cách dạy học văn hiện nay đặc biệt là Truyện Kiều phần lớn là chú tâm khai thác các giá trị nội dung nghệ thuật qua các hình tượng, đoạn trích để thi cử. Ít chú ý đến khám phá những giá trị to lớn của nó với cuộc sống của VHTĐ là “văn dĩ tải đạo”, dạy đạo lý làm người nhân, nghĩa ,lễ ,trí, tín. Văn là cái đẹp bên trong được thể hiện ra bên ngoài thông qua hình ảnh ngôn từ và rồi từ cái đẹp ấy lại thấm đượm vào tâm hồn để góp phần hình thành nên những vẻ đẹp bên trong. Vì vậy dạy học văn phải làm cho học sinh thấy được cái đẹp sự tươi mới của tác phẩm và yêu thích môn văn, từ đó sẽ đam mê tìm hiểu khám phá những giá trị ngầm ẩn của nó đối với cuộc sống con người. Với khuôn khổ của đề tài người viết chỉ mạnh dạn trình bày một vài suy nghĩ về cách phối hợp trong dạy văn- dạy chữ - dạy người qua đề tài (Một cách dạy các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10 THPT ) nhằm trao đổi một cách dạy và học mới chú trọng việc giáo dục nhân cách, đạo đức, cách sống theo đạo lý truyền thống của người Việt Nam. Người thầy phải giúp các em thấy được một tác phẩm dù ra đời từ thời đại xa xưa nhưng không hề xa lạ với cuộc sống hôm nay. 1.2 Mục đích nghiên cứu. * Dạy đọc văn cần gắn kết với việc dạy người bồi dưỡng tâm hồn nhân cách, giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua đọc hiểu giá trị nội dung nghệ thuật tác phẩm * Chọn đề tài này người viết muốn đề xuất một cách dạy các đoạn trích Truyện Kiều ở lớp Ngữ văn lớp 10 THPT bên cạnh việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu khám phá, giải mã giá trị nội dung tư tưởng hình tượng nghệ thuật của Nguyễn Du, phải coi trọng thiên chức văn dĩ tải đạo của văn học trung đại, bồi dưỡng cho người học về đạo lý làm người, tình yêu thương, đức hi sinh, lòng vị tha, lý tưởng sống quan niệm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cách ứng xử của con người trong thời đại nền văn hóa hòa nhập nhưng không được hòa tan của dân tộc ta hiện nay. - Thiết kế giáo án thể nghiệm, tiến hành dạy thể nghiệm và đánh giá kết quả thể nghiệm chọn cách dạy đổi mới, đạt hiệu quả cao nhất trong giờ học . 1.3. Đối tượng nghiên cứu : - Các phương pháp dạy học các đoạn trích truyện Kiều - Hoạt động dạy và học các đoạn trích truyện Kiều của giáo viên, học sinh lớp 10 trường THPT Đinh Chương Dương và các trường THPT Hậu Lộc - Các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10 THPT hiện nay: Thề nguyền, Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng, và các bài viết kiểm tra của học sinh qua học các đoạn trích Truyện Kiều . - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các cách dạy- học đọc hiểu các đoạn trích truyện Kiều để tìm ra những cách thức, biện pháp phù hợp phát huy tính chủ động sáng tạo trong dạy học văn và tác động của văn học đến phẩm chất nhân cách tâm hồn HS. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Xuất phát từ thực trạng của vấn đề nghiên cứu, để đạt kết quả, tôi đã vận dụng những phương pháp sau : PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; Khảo sát tài liệu, dự giờ đồng nghiệp, thể nghiệm, kiểm tra, chấm bài của học sinh sau khi học các đoạn trích Truyện Kiều, phân tích, thống kê, xử lý số liệu. tổng hợp, so sánh đối chiếu hiệu quả của các cách dạy.Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho cách dạy mình mới áp dụng . 1.5. Điểm mới của SKKN: Đổi mới cách dạy học văn tạo sự yêu thích học tập bộ môn qua việc hướng dẫn cách tiếp nhận sâu sắc giá trị nội dung văn bản nghệ thuật ngôn từ với chú trọng giáo dục nhân cách phẩm chất đạo đức bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn con người. Lý giải, đề nghị dạy đoạn trích Truyện Kiều phải đặt trong mạch lô gic kết cấu tác phẩm tức là dạy Thề nguyền trước Trao duyên .... Lựa chọn các chi tiết, hình ảnh nhãn tự ...vấn đề mang tính giáo dục ẩn trong tác phẩm để cảm nhận nó sâu sắc, giải mã chính xác, sát hợp thực tế và tâm lý đời sống và liên hệ để HS rút ra bài học quí về kỹ năng sống, đạo lý làm người... Sự cần thiết trong mục tiêu cần đạt của các bài học và trong kiểm tra đánh giá giá trị giáo dục của văn học ở người học. Học sinh hứng thú chủ động tiếp nhận giá trị nội dung nghệ thuật và giá trị giáo dục của tác phẩm. Kết quả khả quan của cách dạy thể nghiệm một số đoạn trích Truyện Kiều ở trường THPT Đinh Chương Dương: dạy văn là dạy chữ - dạy người . Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Ở mỗi tác phẩm tác giả văn học có cách thể hiện những vấn đề trăn trở của mình khác nhau trước vấn đề cuộc sống. Mỗi đoạn trích trong tác phẩm đều thể hiện một nội dung và cách giáo dục con người khác nhau nhưng cùng vươn tới Chân- Thiện- Mĩ, bồi đắp tri thức và tâm hồn con người, khẳng định giá trị cuộc sống qua hệ thống hình tượng, qua chủ đề tư tưởng, qua giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc “Sáng tác Truyệu Kiều tuy dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng nội dung nghệ thuật, không gian thời gian, diễn biến tâm lý nhân vật, cảnh sắc thiên nhiên, vừa đa dạng, rõ nét, vừa mới mẻ đến ngỡ ngàng, thế giới tâm hồn con người lại đậm chất văn hóa Việt, giàu chất triết lý Á Đông.”( Nguyễn thị Quế Anh – Nguyễn du và truyện Kiều - ĐHVH Hà Nội) Truyện Kiều viết về người hiếu nữ họ Vương vừa có tài, vừa có sắc nhưng phải chịu bao gian truân, tai hoạ bất hạnhNguyễn Du đã cắt nghĩa những bất hạnh của Thuý Kiều bằng thuyết tài mệnh tương đố của Nho học truyền thống ông muốn hoá giải mâu thuẫn ấy cho Kiều bằng chữ tâm. Nguyễn Du cho rằng con người phải thực hiện được chữ tâm, phải“tu tâm”. Mở đầu truyện Nguyễn Du đã khái quát số phận cuộc đời nhân vật Thúy Kiều : Người sao hiếu nghĩa đủ đường / Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi ! và khép lại trong phần kết tác phẩm với triết lý: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”Nguyễn Quang Tuấn – Tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều tr 171) Nguyễn Du gửi tới người đọc muôn đời thông điệp đầy ý nghĩa về cách làm người, mọi sự hành xử đều được chi phối từ cái tâm, cái tâm sẽ cho ta cái nhìn chân xác, mọi vấn đề cuộc sống. Cuộc đời Thúy Kiều trước những biến cố nàng luôn bình tĩnh và quyết đoán mọi việc hợp tình hợp lý cũng từ cái tâm hiếu nghĩa khiến người đọc nể trọng khâm phục và học tập. Hiện nay nhiều chân giá trị đạo đức, quan niệm sống bị pha trộn học sinh THPT lứa tuổi cần được bồi đắp nuôi dưỡng tâm hồn, đạo lý làm người đặc biệt là chữ hiếu chữ tình, lý tưởng sống. SGK ngữ văn 10 với những trích đoạn Truyện Kiều có đóng góp không nhỏ trong bài học làm người ở các em.“Làm con trước phải đền ơn sinh thành”hiếu nghĩa thủy chung, coi trọng tình nghĩa, giàu tình yêu thương sống có trách nhiệm, mạnh mẽ quyết đoán, yêu mãnh liệt hết mình nhưng trong sáng đoan trang, luôn giữ gìn phẩm chất nhân cách trong mọi trong mọi hoàn cảnh, phải có ý chí khát vọng sự nghiệp và lạc quan tin tưởng vào tương lai... 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. * Đối với giáo viên dạy môn ngữ văn Truyện Kiều là tác phẩm có nhiều giá trị to lớn được đưa vào học ở lớp 9, lớp 10 cũng chưa được chú trọng khai thác giá trị giáo dục sâu sắc trong đời sống con người Khảo sát phần mục tiêu cần đạt ở SGK và SGV và một số sách tham khảo ngữ văn 10, các trích đoạn Truyện Kiều đa số có mục tiêu yêu cầu cần đạt của các đoạn trích đều chú trọng khai thác nội dung tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du qua các chi tiết hình tượng nghệ thuật ngôn từ như: “ Diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc, bi kịch bất hạnh và phẩm chất tâm hồn cao đẹp hiếu nghĩa của Thuý Kiều. Hiểu được lý tưởng và chí khí anh hùng khát vọng tự do của nhân vật Từ Hải, khát vọng tình yêu tự do vượt lên sự ràng buộc của lễ giáo của Thúy Kiều. Qua đó, thấy được tư tưởng nhân đạo sâu sắc và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến”( SGK, SGV Ngữ văn 10 Tập 2). Mục tiêu bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất đạo đức, cách ứng xử văn hóa ... hay chính là cách làm người chưa được đặt ra cụ thể. Việc kiểm tra đánh giá chưa có yêu cầu cụ thể rút ra bài học kỹ năng sống sau bài học . - Các giáo viên chú trọng dạy tri thức, chưa chú tâm việc bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách phẩm chất lý tưởng sống cao đẹp hợp thời đại trong các giờ đọc văn ở các nhà trường nhất là những tác phẩm kinh điển như Truyện Kiều. Dạy văn thời nay không chỉ là cảm thụ mà cần thiết phải rèn luyện cho học sinh nhiều kỹ năng khác. * Đối với học sinh : “ Việc dạy - học văn trong nhà trường hiện nay có nhiều học sinh thấy chán môn văn vì các em thấy những tác phẩm văn học đề cập tới những vấn đề xa lạ với cuộc sống hiện tại của các em. Mà người dạy người học, dù ở thời nào, vẫn luôn thèm khát tri thức tươi mới” (Chu Văn Sơn – Dạy văn học văn tr 1.) - Hiện nay trong các nhà trường phổ thông thái độ đối với môn Ngữ văn của học sinh là không thích học văn, ngại học văn vì ít ngành nghề. Nhiều học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học, còn thờ ơ với tác phẩm văn chương, nhất là thơ, đặc biệt là các tác phẩm VHTĐ nhiều điển tích điển cố, nhiều từ Hán Việt khó hiểu mà cách giảng của giáo viên nhiều lúc cũng chưa làm cho các em hiểu rõ và thấy hay thấy được tính năng ứng dụng của môn văn. Từ đó học sinh mất hứng thú khi học văn các em chưa thấy hết sự cần thiết và quan trọng của bộ môn Văn với nhân cách tâm hồn, cách ứng xửtrong cuộc sống con người. Truyện Kiều cũng không ngoại lệ . Chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc dạy và học Truyện Kiều ở lớp 10 của giáo viên và học sinh ban cơ bản. Quá trình và kết quả khảo sát như sau. - Đối tượng khảo sát : Giáo viên, học sinh lớp 10 Trường THPT Đinh Chương Dương và các trường trong huyện ( THPT Hậu Lộc 1 nơi tôi đã dạy nhiều năm ) - Hình thức khảo sát: Dự giờ đối với giáo viên, kiểm tra vở soạn bài, ghi bài kết quả chất lượng sau giờ học của học sinh. - Kết quả khảo sát cho thấy về phía giáo viên và học sinh chỉ chú trọng vào nội dung nghệ thuật cơ bản của bài học. Học sinh tiếp thu một cách thụ động và ghi chép vào vở nhưng thực chất các em không nắm được cụ thể sâu sắc chi tiết giá trị của từng hình ảnh, biện pháp tu từ và chưa thật chú ý đến bài học to lớn của chức năng “ văn dĩ tải đạo”, cách dạy kỹ năng sống cho con người qua văn học Thực tế cho thấy cách dạy học văn đặt ra trong mục tiêu bài học cụ thể hay không đặt ra thì qua việc dạy học văn đòi hỏi sự sáng tạo từ cả hai phía (GV và HS) lấy giá trị của tác phẩm làm phương tiện để hướng tới mục đích giáo dục. Nghĩa là qua giờ dạy học văn cần chú ý vấn đề rút ra ý nghĩa giáo dục, thẩm mĩ qua nhận thức vấn đề nội dung nghệ thuật. Từ đó trang bị cho học sinh tri thức hiểu biết cuộc sống xã hội con người và bồi dưỡng nhân cách đạo đức, phẩm chất tốt đẹp, ứng xử văn hóa hướng tới chân thiện mĩ. Người viết mạnh dạn lấy dẫn chứng cụ thể về thực trạng của vấn đề ở từng bài dạy và cách giải quyết cụ thể vấn đề ấy trong từng giờ học đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. Góp thêm một hướng tiếp nhận mới dạy văn để người học có cái nhìn cụ thể và khái quát về ý nghĩa giáo dục đạo đức cách sống trong từng chi tiết, từ ngữ hình ảnh đoạn trích Truyện Kiều nhằm nâng cao hiệu quả của việc đổi mới dạy học môn ngữ văn trong nhà trường THPT 2.3 CÁC GIẢI PHÁP Đà SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 2.3.1. Đọc hiểu văn bản văn học phải thấy được sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa dân tộc đến nội dung tư tưởng và nghệ thuật tác phẩm. Văn hóa dân tộc mang tính thời đại, nếu HS ngày nay không hiểu rõ văn hóa trung đại sẽ khó hiểu điều Nguyễn Du gửi gắm trong tác phẩm Truyện Kiều. - Nhìn từ góc độ văn hoá, Truyện Kiều có nội dung sâu sắc, nhiều tầng ý nghĩa phong phú, đa dạng, dào dạt như dòng chảy văn hoá suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Tất cả từ Hán Việt và điển cố lấy trong sách vở với lối diễn đạt đài các, quý phái đều được sử dụng phù hợp, đúng người, đúng cảnh với liều lượng đủ để làm rõ những sắc thái tinh tế của cảnh, của tình, của nhân vật và làm rõ những nét tinh vi, tế nhị trong ma trận tình cảm của con người. Dạy- học truyện Kiều cần chú ý những tri thức văn hóa trung đại để HS hiểu, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông. - “Về lời thề đối với người xưa lời thề hết sức thiêng liêng. Người xưa giữ niềm tin, giữ chữ tín qua lời thề nguyền. Có thể nói, thề trong xã hội xưa có vai trò như một bản giao kèo, hợp đồng của xã hội hiện đại bằng mọi giá phải thực hiện.”( Nguyễn Kim Phong - Kỹ năng đọc hiểu ngữ văn 10).Từ đó sẽ hiểu sâu sắc lời thề thủy chung tình yêu Kim Kiều trong đêm thề nguyền sâu nặng, là hạnh phúc, là nỗi đau nhức nhối suốt đời của nàng . - “Về chữ hiếu, nghĩa, tình thời phong kiến là chuẩn mực đạo đức con người Việt nam. Con người sống phải có nhân nghĩa, tức là sẵn sàng hi sinh bản thân, vì người khác, sống có đạo đức, có trước có sau, chữ hiếu được đặt trên tất cả”. Kỹ năng đọc hiểu ngữ văn 10 – Nguyễn Kim Phong). Chính vì vậy Kiều đã bán mình cứu cha và em. Trong cuộc đời Kiều suốt 15 năm lưu lạc lúc nào chữ hiếu cũng được đặt lên trên, khi ở lầu Ngưng Bích lòng nàng không nguôi nhớ thương cha mẹ, và hai em. Khi Hồ Tôn Hiến lập mưu nàng cũng vì nhớ cha mẹ mà xiêu lòng, cho đến khi trẫm mình xuống sông Tiền Đường Kiều cũng đã nói: Tấm thân đã thấu đến trời /Bán mình là hiếu, cứu người là nhân. Sau chữ hiếu chữ nghĩa được coi trọng, Kiều vì chữ hiếu phải trao duyên nhưng muốn Kim trọng được hạnh phúc đã trao duyên cho em gái và luôn đau khổ day dứt vì nghĩ mình phụ bạc người yêu. Chữ tình chưa được chú trọng vì hôn nhân do cha mẹ định đoạt. Từ đó người đọc sẽ hiểu được khát vọng tình yêu tự do mãnh liệt và sự hi sinh cao cả của nàng Kiều. 2.3.2 Đọc hiểu đoạn trích phải đặt trong mạch lô gic kết cấu tác phẩm. Mỗi chi tiết, sự việc, mỗi đoạn trích đều tập trung làm nổi bật tư tưởng chủ đề tài năng nghệ thuật tác giả. Mỗi vị trí đoạn trích đều thể hiện một ý đồ nội dung của tác giả trong mạch cảm xúc phản ánh cuộc sống. - Dạy xong đoạn "Thề nguyền" trích " Truyện Kiều" của Nguyễn Du lòng bao trăn trở: Trăn trở về logic cốt truyện khi SGK đưa đoạn này vào sau khi học xong đoạn Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng, trăn trở về cách ứng xử của Thuý Kiều trong tình yêu, trăn trở về những lí thuyết tình yêu và thực tế tình yêu trong giới trẻ hiện nay. SGK từ trước tới nay đều in các đoạn đọc thêm sau đoạn đọc chính nên in đoạn "Thề nguyền" sau các đọan trên có cái lí riêng. Song đứng về phía người tiếp nhận ai cũng thấy nó không đảm bảo sự tự nhiên và lôgic về tư duy. Chúng ta không thể có kết quả khi chưa có khởi đầu, chúng ta chưa biết gì về tình yêu Kim - Kiều mà đọc "Trao duyên" thì làm sao thấu được nỗi đau của Thuý Kiều khi phải trao duyên cho Thuý Vân. Đọc, phân tích, cảm nhận...đoạn trích bao giờ cũng đặt nó trong tổng thể tác phẩm thì mới thấy hết cái hay, cái đẹp cũng như vai trò, vị trí của nó trong việc dạy người. Và được đọc tác phẩm theo mạch cảm xúc, theo trình tự sắp xếp của tác giả có lẽ kết quả tiếp nhận sẽ tốt hơn. Chính vì vậy tôi đã đề xuất với tổ Văn dạy đoạn này trước và kết quả khá tốt. - Dạy mỗi đoạn trích Truyện Kiều phải luôn đặt nó trong lô gic cốt truyện để người tiếp nhận hiểu được mạch truyện, những biến cố trong cuộc đời nhân vật. Đoạn trích: Thề nguyền: Từ câu 431 đến câu 452 thuéc phÇn gÆp gì vµ ®Ýnh ưíc. Sau buổi du xuân (Kiều và Kim Trọng gặp nhau)“Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Thúy Kiều chủ động sang nhà Kim Trọng, hai người thề nguyền, chung thủy suốt đời và tình tự đến tối mới chia tay. Kể về hành động Kiều đã táo bạo, chủ động đến với người yêu, cùng nhau làm lễ thề nguyền bộc lộ khát vọng tình yêu tự do của Thúy Kiều, của Nguyễn Du của muôn đời người. Khi học đoạn trích Trao duyên HS đã hiểu khát vọng tình yêu mạnh mẽ trong bước chân nàng Kiều, mới thấu nỗi đau khổ của nàng khi tình yêu tan vỡ, hiểu cảm đựơc bi kịch đau đớn sót xa day dứt khi nàng phải trao duyên. Gia đình gặp nạn, Kiều hi sinh tình yêu để hoàn thành chữ hiếu nàng thức trắng đêm day dứt vì tình yêu của mình, Kiều nhờ Thúy Vân là em gái thay mình kết duyên với Kim Trọng để chàng được hạnh phúc. Đoạn trích từ câu 723 – 756 thuộc phần 2 gia biến và lưu lạc. Sau đoạn trích là 15 năm lưu lạc khổ đau của nàng Kiều. Người đọc sẽ thấy rõ vẻ đẹp đức hy sinh của con người hiếu nghĩa và có tình yêu sâu sắc mãnh liệt của Kiều. Đoạn trích thể hiện sâu sắc tài sáng tạo của Nguyễn Du so với Kim Vân Kiều truyện, bởi ông đã xây dựng nhân vật trên nền văn hóa đạo lý dân tộc mình và gửi đến hậu thế một tấm gương hiếu nghĩa. - Đoạn trích “Nỗi thương mình ” từ câu 1229-1248 của truyện Kiều thuộc phần“ Gia biến và lưu lạc”.Mã Giám Sinh đưa Kiều vào lầu xanh của Tú Bà, Kiều mắc bẫy bị ép ra tiếp khách làng chơi nàng đau đớn thốt lên: Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa. Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng bi kịch của Kiều trong cảnh sống ô nhục ở lầu xanh, là minh chứng cho nỗi khổ nhục đắng cay sau khi trao duyên toát lên vẻ đẹp đáng trân trọng, ý thức giữ gìn nhân phẩm của Kiều. Thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du. - Đoạn trích“Chí khí anh hùng” từ câu 2213- 2230 trong Truyện Kiều thuộc phần gia biến và lưu lạc. Rơi vào lầu xanh ở Châu Thai, Kiều tình cờ gặp Từ Hải và được cứu ra khỏi lầu xanh, thực hiện mơ ước công lí “báo oán trả ân” phân minh. Sau nửa năm chung sống hạnh phúc,Từ Hải chia tay Kiều ra đi thực hiện chí lớn... Đây là cảnh sáng tạo của Nguyễn Du so với Thanh Tâm Tài Nhân. Diễn tả sinh động cuộc chia tay khi hương lửa đương nồng của Kim- Kiều thể hiện giấc mơ tự do vẫy vùng, chống lại bất công, áp bức thực hi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_cach_day_cac_doan_trich_truyen_kieu_trong_chuong_tr.doc